Sau khi ông Trump hàn gắn
quan hệ, kẻ thù công khai số một của Nga là Anh
15/03/2025
https://www.voatiengviet.com/a/8011502.html
Hai
nhà ngoại giao Anh bị trục xuất trong một vụ bê bối gián điệp. Một tuyên bố gay
gắt từ cơ quan tình báo nước ngoài của Nga gọi Anh là ‘kẻ hiếu chiến’. Và một đồng
minh hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin đe dọa tịch thu tài sản của Anh tại
Nga.
https://gdb.voanews.com/ce21b090-8ac5-4429-ad9a-7b17bfa62366_w1023_r1_s.jpg
Hội
nghị thượng đỉnh các lãnh đạo châu Âu tại London
Trong
khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump tìm cách thiết lập lại quan hệ với
Moscow và làm trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, thì Anh lãnh danh hiệu
‘kẻ thù công khai số một’ của Nga. Đây là vị trí mà nước này đã nắm giữ nhiều lần
trong hai thế kỷ qua.
“Hôm
nay, giống như trước thềm cả hai cuộc Thế chiến trong thế kỷ trước, London đang
hành động như kẻ hiếu chiến hàng đầu thế giới”, cơ quan tình báo nước ngoài Nga
tuyên bố trong một thông báo công khai đầy căng thẳng đầu tuần này và cáo buộc
London đang cố gắng phá hoại nỗ lực của ông Trump trong việc làm trung gian hòa
bình ở Ukraine.
Mặc
dù Moscow đặc biệt nhắm vào Anh với những lời chỉ trích nặng nề, nhưng nước này
cũng leo thang luận điệu chống Liên hiệp châu Âu và đặc biệt là Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, người đã khiến Điện Kremlin phẫn nộ với các tuyên bố về việc sử
dụng kho vũ khí hạt nhân của Pháp như một đối trọng trước mối đe dọa từ Nga.
Cuộc
xâm lược của Nga vào Ukraine năm 2022 đã trở thành cuộc xung đột lớn nhất và đẫm
máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng và bị
thương, hàng triệu người khác phải di dời, và cuộc chiến đã gây ra sự đối đầu
gay gắt nhất giữa Moscow và phương Tây trong nhiều thập niên.
Trong
phần lớn thời gian của cuộc chiến, Nga chỉ trích Washington vì vai trò của Mỹ
trong việc cung cấp viện trợ cho Kyiv. Nhưng với ông Trump nắm quyền, điều đó
đã thay đổi.
Ba
quan chức Nga, đề nghị giấu tên vì không được phép phát ngôn trước truyền
thông, nói rằng hiện tại Anh được coi là kẻ thù chính của Moscow. Một người bày
tỏ phẫn nộ rằng London đang ‘kích động hỗn loạn và chiến tranh’ ở Ukraine.
Một
người khác mô tả Anh là lực lượng thúc đẩy hàng đầu của phương Tây trong việc tập
hợp sự phản đối đối với Nga.
Thủ
tướng Anh Keir Starmer đã làm dấy lên sự tức giận từ các chính trị gia cấp cao
của Nga với tuyên bố vào đầu tháng này về việc có thể triển khai binh sĩ và máy
bay Anh đến Ukraine như một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình.
Ông
Starmer cũng khiến Nga nổi giận khi tổ chức một cuộc họp của ‘liên minh những
nước sẵn sàng hành động’ và trực tiếp vận động ông Trump, cả qua điện đàm và gặp
mặt, để duy trì sự hỗ trợ đối với Ukraine.
Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc ông Starmer làm gia tăng căng thẳng đúng vào
thời điểm ông Trump đang cố gắng hạ nhiệt xung đột.
Cuộc
chiến ngoại giao
Các
nhà ngoại giao Anh tại Nga cho biết họ hiểu rõ tình thế của mình. Những vụ trục
xuất trả đũa đã làm giảm ít nhất 10 nhân viên trong đại sứ quán Anh kể từ khi
chiến tranh bắt đầu. Cả Nga và Anh đều không có tùy viên quốc phòng tại các đại
sứ quán của họ.
Cơ
quan an ninh FSB của Nga đầu tuần này cáo buộc một nhà ngoại giao Anh và vợ của
một nhà ngoại giao khác làm gián điệp và trục xuất họ. London gọi các cáo buộc
này là ‘vô căn cứ’.
Anh
đã triệu tập đại sứ Nga tại London hôm 12/3, và đáp trả bằng cách trục xuất một
nhà ngoại giao Nga cùng vợ của ông ta.
“Bằng
chứng cho thấy Nga đang cố gắng buộc Đại sứ quán Anh tại Moscow phải đóng cửa”,
Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố hôm 12/3.
Bộ
Ngoại giao Nga chưa hồi đáp yêu cầu bình luận.
Hành
động thù địch
Theo
Giám đốc MI6 của Anh, Nga đã thực hiện các hành động phá hoại ‘vô cùng liều
lĩnh’ trên lãnh thổ Anh và châu Âu.
Một
tòa án ở London tháng này đã kết án ba người Bulgaria vì có liên quan đến một mạng
lưới gián điệp của Nga. Tháng 10 năm ngoái, một người đàn ông Anh đã thừa nhận
trước tòa rằng đã thực hiện một vụ phóng hỏa nhắm vào một nhà kho do người
Ukraine sở hữu tại đông London theo lệnh của Nga.
Anh
đã từng cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Alexander Litvinenko bằng
chất phóng xạ ở London năm 2006 và vụ đầu độc ông Novichok ở Salisbury năm
2018. Moscow bác bỏ các cáo buộc này.
Một
số chính trị gia Nga đã ám chỉ, dù không có bằng chứng, rằng Anh đã giúp
Ukraine tiến hành các cuộc tấn công phá hoại vào các mục tiêu của Nga, chẳng hạn
như vụ đánh bom cầu Crimea năm 2023 khiến hai người thiệt mạng.
Đầu
tàu
Trên
các chương trình truyền hình nhà nước Nga, các bình luận viên dân tộc chủ nghĩa
bắt đầu tuyên truyền rằng London đã tìm cách làm suy yếu Moscow trong nhiều thế
kỷ.
Một
quan chức Nga nói rằng London đã chứng minh được khả năng lãnh đạo phương Tây
trong vấn đề Ukraine.
“Họ
là đầu tàu và kéo theo các nước khác cùng hành động”, quan chức này nhận định.
Nga
đặc biệt phẫn nộ khi Anh là nước đầu tiên cam kết gửi xe tăng chiến đấu của
phương Tây tới Ukraine và cung cấp phi đạn hành trình tầm xa khi các nước khác
còn do dự.
Dù luận điệu
chống Anh đang gia tăng, các chính trị gia Nga cũng không bỏ qua thực tế rằng
quân đội Anh hiện chỉ có dưới 75.000 binh sĩ thường trực, so với 1,1 triệu quân
nhân Nga.
No comments:
Post a Comment