Bùi Bích Hà
June 26, 2019
Con đường thơ của bạn tôi trải mình trong nắng,
trong mưa, qua bao biển hồ sông suối, qua bao tang thương khóc cười, qua bao cảnh
đời ấm lạnh, qua hết, qua hết, những sân bay, những bến tàu, những gặp gỡ, những
chia ly, những cánh đồng, những nghĩa trang.
Thơ của bạn tôi hơn 60 tuổi mà chưa già, ngày càng
chắt chiu dù hai bàn tay đã mỏi; ngày càng đến gần, ôm ấp, soi rọi bất cứ cái
gì trong tầm mắt giờ đây sương khói hấp hiu. Dường như có con bướm nhỏ tái
sinh, sống đời, mãi rung đôi cánh mỏng qua cuộc thiên di không bao giờ chấm dứt
như một nghiệp dĩ, đã tình cờ đậu xuống tâm hồn bạn tôi, vẽ những đường bay kỳ ảo.
Năm nay, Tháng Tư qua đã lâu rồi cùng với đại lễ tưởng
niệm ngày Sài Gòn thất thủ. Trống chiêng đã im hơi. Biểu ngữ, cờ xí đã xếp lại.
Diễn văn đã cất vào hồ sơ cho năm sau. “Những con đường thèm đôi chân vui” đã lại
rộn ràng nô nức “ngựa xe như nước, áo quần như nen.” Chẳng biết bạn tôi thấy
gì, nghe gì, đọc gì mà bạn tôi bỗng nhiên nổi giận, mà bạn tôi buồn phiền viết
“Bài Thơ Sau Tháng Tư,” gửi ra cho bạn bè:
“Hôm nay đã sắp sang Tháng Bảy
người ta đang nói về mùa Hè
trẻ con sẽ được cất hết sách vở
vào rừng cắm trại
cha mẹ sẽ được mang con đi chơi thật xa
người ta đã không còn nói về Tháng Tư nữa”
người ta đang nói về mùa Hè
trẻ con sẽ được cất hết sách vở
vào rừng cắm trại
cha mẹ sẽ được mang con đi chơi thật xa
người ta đã không còn nói về Tháng Tư nữa”
Đời sống hôm nay thanh bình như chưa bao giờ có chiến
tranh. Trẻ con lớn lên thời hậu chiến chỉ nghe nói về chiến tranh trong những
giờ học môn lịch sử, thầy cô giáo nhắc lại một quá khứ xa xôi như khi kể những
câu chuyện cổ tích nhạt nhẽo, thực sự không khơi gợi cho các em một cảm xúc nào
về những tình huống các em không thấy mình ở trong.
Lớp học hết giờ, sách vở gấp lại, chẳng khác gì ngày
hết nắng, tờ lịch cũng gấp lại. Kinh kệ cúng giỗ đọc xong rồi, đèn nhang tắt ngấm,
gia phả xếp lên án thư, ngày tháng này năm sau lại hẹn nhau mở ra. Cuộc sống
bây giờ bon chen, vội vã, không quên bổn phận đã là đáng khen, làm gì còn ai “đốt
lò hương ấy, so tơ phím này” để sống lại cảnh cũ, thở lại mùi hương xưa?
Thi sĩ thấy lòng quặn thắt cùng với cả một Tháng Tư
ngùn ngụt thương đau, nặng trĩu biết bao oan hồn uổng tử, biết bao tan tác,
chia lìa, biết bao uất ức, oan khiên, biết bao nhọc nhằn, khốn khó, giờ đây chỉ
còn tờ lịch mỏng mặc cho thời gian làm phai úa, mặc cho người bên này bên kia một
đại dương oan cừu gấp lại, mở ra trong một trò chơi lâu ngày mà vẫn chưa biết
chán, cứ ngồi trên bờ đếm mãi những con sóng nhỏ làm bay lên những hạt bụi nước
như nước mắt quê hương mất tăm vào hư vô.
“gấp Tháng Tư lại
như gấp một trang giấy
dù trang giấy đó gọi là trang sử
Sang năm sẽ mở ra
và rồi sẽ gấp lại
cứ như thế người dân Việt
bên này
bên kia
thi nhau
mỗi năm
mở ra và gấp lại”
như gấp một trang giấy
dù trang giấy đó gọi là trang sử
Sang năm sẽ mở ra
và rồi sẽ gấp lại
cứ như thế người dân Việt
bên này
bên kia
thi nhau
mỗi năm
mở ra và gấp lại”
Chao ôi, biết đâu rằng:
“Tháng Tư sẽ ngày một già thêm
giống như mỗi chúng ta
ngày một già đi trên thân thể Tháng Tư rơi từng mảnh
Giống như mỗi con người Việt Nam
được sinh ra để nhận một Tháng Tư của riêng mình
Tháng Tư hân hoan hay Tháng Tư tủi nhục”
giống như mỗi chúng ta
ngày một già đi trên thân thể Tháng Tư rơi từng mảnh
Giống như mỗi con người Việt Nam
được sinh ra để nhận một Tháng Tư của riêng mình
Tháng Tư hân hoan hay Tháng Tư tủi nhục”
Biết đâu rằng có Tháng Tư nào riêng cho ai khi tất cả
chúng ta bên này và bên kia Thái Bình Dương cùng tắm nước Thái Bình Dương, cùng
chung một cội nguồn, chia nhau vinh quang hay tủi nhục, có khác chăng là những
ai tưởng có thể từ bỏ bỏ cội nguồn mình và trở thành kẻ lạ.
“Tháng Tư rồi sẽ thành cổ tích
và mỗi khi mở ra
đọc lại
có người cắt đi một chút
có người nối vào một mảnh
Tháng Tư bây giờ
giống như một cái áo vá
tay ngắn
tay dài
miếng vải bố
miếng gấm hoa”
và mỗi khi mở ra
đọc lại
có người cắt đi một chút
có người nối vào một mảnh
Tháng Tư bây giờ
giống như một cái áo vá
tay ngắn
tay dài
miếng vải bố
miếng gấm hoa”
Thi sĩ phản kháng sự dối trá làm thay hình đổi dạng
lịch sử. Của một đất nước, của một dân tộc từng trải qua những thời kỳ bĩ vận,
từng đắm đuối những ngày giông bão tơi bời nhưng đã vươn lên quét sạch bóng tối
với không một chút hổ thẹn. Đó là di sản tiền nhân hãnh diện để lại cho hậu thế:
“nên sau khi chúng ta
những con người cũ kỹ của Tháng Tư
chết hết cả rồi
con cháu chúng ta
có muốn thử mặc vào
sẽ vô cùng lúng túng
chúng sẽ thành những tên hề tàn tật đáng thương
Thôi, hãy quên đi,
quên hẳn Tháng Tư đi
tất cả hãy quên đi
Nếu thật tình muốn nhớ
muốn ghi lại
Đừng thêm
Đừng cắt
Đừng vá những mảnh vải rách hay miếng gấm hoa
hãy cố giữ cái tâm của một người ghi sử
Để mai sau
tất cả chúng ta
bên này bên kia của Tháng Tư
chết hết cả
chết hết cả rồi
con cháu của chúng ta
không phải bối rối
về một Tháng Tư tàn tật
Có thể chúng sẽ làm riêng một cuốn lịch mới
cho người Việt Nam
Một cuốn lịch không có Tháng Tư.” (tmt)
những con người cũ kỹ của Tháng Tư
chết hết cả rồi
con cháu chúng ta
có muốn thử mặc vào
sẽ vô cùng lúng túng
chúng sẽ thành những tên hề tàn tật đáng thương
Thôi, hãy quên đi,
quên hẳn Tháng Tư đi
tất cả hãy quên đi
Nếu thật tình muốn nhớ
muốn ghi lại
Đừng thêm
Đừng cắt
Đừng vá những mảnh vải rách hay miếng gấm hoa
hãy cố giữ cái tâm của một người ghi sử
Để mai sau
tất cả chúng ta
bên này bên kia của Tháng Tư
chết hết cả
chết hết cả rồi
con cháu của chúng ta
không phải bối rối
về một Tháng Tư tàn tật
Có thể chúng sẽ làm riêng một cuốn lịch mới
cho người Việt Nam
Một cuốn lịch không có Tháng Tư.” (tmt)
“Hãy cố giữ cái tâm của một người ghi sử.” Phải.
Nước Việt, người Việt nửa cuối thế kỷ 20 chỉ theo đuổi
một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ phương Bắc. Một cuộc chiến tranh khốc
liệt không riêng vì hòa bình và phẩm giá của Việt Nam mà của toàn thế giới. Thắp
lửa phần thư giải phóng toàn bộ Đông Âu mùa Thu 1989, sau Ba Lan, cùng với
Thiên An Môn, bức tường Bá Linh, những cuộc cách mạng dân tộc lần lượt mở đường
đưa chủ nghĩa xã hội hùng cứ 70 năm ở Liên Bang Xô Viết đến chỗ cáo chung năm
1991, chấm dứt cuộc chiến tranh phân cực đã xé địa cầu thành hai mảnh trong nhiều
thập kỷ.
Xa hơn nữa và liệu có ngoa ngôn không khi nói rằng
chính thảm kịch 30 Tháng Tư, 1975, của Việt Nam đã hồi sinh tâm thức “Tồ quốc
trên hết,” mở mắt nhân loại, thức tỉnh tinh thần quốc gia tự lực, tự cường ở
nhiều tiểu quốc bị cầm tù trong móng vuốt xã hội chủ nghĩa.” Ai dám bảo có, ai
dám bảo không thảm kịch Việt Nam đã không đánh động, không ám ảnh người thanh
niên Hoa Kỳ khi đó 30 tuổi, có tâm hồn thiện hảo, tên là Donald J.Trump để bây
giờ ông đơn thương độc mã quyết xả thân ngăn giữ cho đất nước và dân tộc ông
tránh được tai họa Cộng Sản?
Có lẽ bạn tôi sẽ được an ủi rất nhiều khi nghĩ rằng
dù vì bất cứ lý do nào, dù cả tin vào lòng người mà bị phản bội, máu xương và
sinh mạng của nhiều thế hệ anh hùng tử sĩ Việt Nam ngã xuống khắp nơi đã không
phí uổng. Bầu trời mênh mông một màu xám nhạt trên cao những vùng chiến địa
linh thiêng mang tên Đồng Xoài, Bình Giả, An Lộc, Khe Sanh, Cổ Thành Quảng Trị
hay đồi Charlie. Giờ đây vẫn không có nổi một bông hoa dại, không cả tiếng gió
thì thầm, cỏ cây thinh lặng như cả vũ trụ đã thiên thu chìm vào nỗi chết khiến
bước chân ai tìm về cảnh cũ cũng vô cùng rón rén, biết rằng mỗi hòn đất nhỏ, mỗi
hạt mưa rơi, mỗi giọt nắng ngời cũng hòa cùng linh hồn, mồ hôi, nước mắt và máu
thịt của người đã nằm xuống, mãi mãi ở lại những nơi này để canh giữ quê hương.
Tháng Tư, 1975, trong tâm khảm người dân Việt Nam từ
thời điểm này về sau sẽ không cần một tờ lịch để nhắc nhở, sẽ không một ai có
thể thêm bớt điều gì làm thay đổi dung mạo nó và lịch sử sẽ không thiếu những
nhà ghi sử trung thực, lương thiện, tự hào với sứ mệnh và nghề nghiệp của mình,
viết xuống một sự thật mà hồi quang chói lòa của nó mở đường cho giấc mơ hòa
bình công chính của nhân loại bước vào kỷ nguyên mới. (Bùi Bích Hà)
No comments:
Post a Comment