Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*],
tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn
các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế
bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự
án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám
sát việc thực thi các cam kết).
Từ đó đến nay, chính quyền đã có một số cải thiện.
Tháng 4/2019, trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, 'công đoàn độc lập' được
đưa vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự kiến thông qua vào cuối năm nay
hoặc đầu năm sau [1].
Một tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 40 thi hành Luật Bảo vệ Môi trường,
lần đầu tiên đặt ra yêu cầu phải công khai mọi bản ĐTM trên trang thông tin điện
tử của cơ quan thẩm định [2].
Cách đây vài tuần thì đến lượt Quốc Hội chính thức phê chuẩn Công ước ILO 98 về
Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể của người lao động [3].
Trước những động thái đó, EU đã có phản hồi tích cực
khi Hội đồng EU bật đèn xanh cho Ủy ban EU ký EVFTA với Việt Nam vào ngày 30/6
tới đây ở Hà Nội.
Tuy nhiên phải chăng mọi việc như thế coi như là
xong và chỉ là vấn đề thời gian trước khi EVFTA có hiệu lực?
Hoàn toàn không phải vậy.
Lập pháp của EU theo cơ chế cùng ra quyết định
(co-decision procedure) giữa Hội đồng EU và Quốc Hội EU, chịu ảnh hưởng từ mô
hình Quốc Hội hai viện của nhiều nước. EVFTA hiện mới qua được một cửa - Hội đồng
EU, đại diện cho 28 chính phủ thành viên. Cửa còn lại là Quốc Hội EU, cơ quan
dân cử gồm 751 thành viên đại diện cho cử tri toàn Châu Âu.
Mà Quốc Hội EU thì chỉ vừa mới được bầu hồi tháng 5
vừa rồi, hiện vẫn trong giai đoạn định hình khối chính trị và thảo luận nghị
trình. Vì lẽ các Dân biểu EU thường bỏ phiếu theo khối chính trị của mình nên để
được thông qua, EVFTA cần được sự ủng hộ của các khối chính trị lớn bao gồm
EPP, S&D, Renew Europe và Greens. [4]
Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ EU Bruno Angelet,
trong bài trả lời phỏng vấn gần đây [5], đã cảnh báo sẽ có thêm yêu cầu, đòi hỏi và ‘những câu chuyện
được coi là nhạy cảm’ từ phía Quốc Hội EU khi thảo luận, xem xét thông qua
EVFTA bởi lẽ kỳ bầu cử vừa rồi chứng kiến sự lên ngôi của khối xanh, khối tự
do, khối xã hội vốn không tha thiết mấy với tự do thương mại.
Bởi vậy câu hỏi khi nào EVFTA hoàn tất để có hiệu lực
vẫn còn để ngỏ ở đó và chính quyền còn phải nỗ lực thêm nữa để hoàn tất nửa chặng
đường còn lại.
PS: Nói chuyện EVFTA, nghĩ cũng cần liên hệ đôi chút
đến EUSFTA - FTA giữa EU và Singapore. Cũng bị trì hoãn vì những trục trặc pháp
lý từ phía EU trong năm 2017 (dẫn đến việc tách Hiệp định Bảo hộ Đầu tư IPA ra
khỏi FTA) song EUSFTA lại được thông qua nhanh hơn EVFTA, khi mà tháng 10/2018
đã được Hội đồng EU bật đèn xanh và 5 tháng sau đó có được cái gật đầu của Quốc
Hội EU, giúp Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên có FTA với EU [6].
Có lẽ chính vì lo ngại những biến động nghị trường của
EU sau mùa bầu cử tháng 5/2019 nên Chính phủ Lý Hiển Long đã nỗ lực hoàn tất
EUSFTA ngay trong nhiệm kỳ Quốc Hội EU khóa trước và giờ thì chỉ cần đợi một số
thủ tục mang tính hình thức để hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Trong khi đó, Việt Nam thì vẫn phải chờ.
---
Vui lòng xem chú thích trong comments bên dưới :
—
[2] Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (TVPL)
[3] Việt Nam phê chuẩn công ước của ILO về thương lượng tập thể (VnEconomy).
----------------------------------
XEM THÊM
Hiệp
định Thương mại Tự do EU và Việt Nam vẫn chưa có giá trị vì còn phải chờ Nghị
viện EU phê chuẩn
Mặc dù Hiệp định Thương mại Tự do EU và Việt Nam
(EVFTA) sẽ được ký kết ngày 30/6/2019 sắp tới, nhưng sau khi ký kết nó vẫn chưa
thể có giá trị vì còn cần phải được Nghị viện EU phê chuẩn (bỏ phiếu thông
qua).
Thông
cáo báo chí phát chiều 25-6, Liên minh châu Âu (EU) cho biết Hội đồng
bộ trưởng EU ngày 25-6 đã phê chuẩn hiệp định EVFTA và Cao ủy thương mại
Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh
nghiệp Stefan-Radu Oprea sẽ đại diện cho EU ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội
vào ngày 30-6 tới.
Bà Cecilia
Malmstrom, Cao ủy thương mại EU, sẽ đến Hà Nội ký hiệp định EVFTA ngày
30/6/2019.
Thông cáo này cũng nêu rõ các bước kế tiếp phải thực
hiện sau khi hiệp định EVFTA được ký kết, trích dịch nguyên văn:
“Sau khi được sự phê chuẩn của Hội đồng bộ trưởng
EU, các thỏa thuận sẽ được EU và Việt Nam ký kết và sau đó sẽ trình lên
Nghị viện châu Âu để được thông qua. Một khi Nghị viện châu Âu đã đồng
ý, Hiệp định Thương mại này sẽ được Hội đồng bộ trưởng EU chính thức ký kết và
có hiệu lực, trong khi hiệp định bảo vệ đầu tư trước tiên sẽ cần được các quốc
gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục tương ứng của mỗi nước”.
Trích Thông cáo báo
chí của Ủy ban châu Âu ngày 25/6/2019 về các bước kế tiếp sau khi hiệp định
EVFTA được ký kết
Nghị viện châu Âu vừa mới được bầu xong vào cuối
tháng 5, chưa sắp xếp xong việc tổ chức và nhiều việc ưu tiên khác
cần làm hơn là thông qua hiệp định này. Sớm nhất là cuối năm nay hoặc đầu
năm tới Nghị viện EU mới có thể phê chuẩn hiệp định EVFTA.
Ngoài ra, để thông qua Hiệp định này thì có hội
đủ đa số phiếu tán thành của các dân biểu trong Nghị viện EU hay không? Đó
cũng còn là 1 câu hỏi.
Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã
bị trì hoãn từ năm 2015 cho đến nay. Một trong những lý do làm cản trở việc
hoàn tất Hiệp định EVFTA là vấn đề tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại
Việt Nam. Hồi tháng 9 năm ngoái 32
Dân biểu Quốc hội châu Âu đã ký tên một bức thư chung, cảnh báo Hiệp định
Thương mại EU - Việt Nam sẽ không được thông qua nếu tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam không được cải thiện.
Thông cáo báo chí nêu trên cũng nhấn mạnh, hiệp định
EVFTA có những điều khoản bảo vệ môi trường, người lao động và nhân quyền,
trích dịch nguyên văn:
“Bên cạnh việc cung cấp các cơ hội kinh tế quan trọng,
EU và Việt Nam đã đồng ý các biện pháp phát triển bền vững mạnh mẽ. Điều này
bao gồm một cam kết thực hiện thỏa thuận khí hậu Paris một cách hiệu quả. Trong
hiệp định này cả hai bên cũng cam kết tôn trọng và thực hiện hiệu quả các nguyên
tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến các quyền của người lao động
cơ bản. Gần đây, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ILO về thương lượng tập thể và
đã thông báo cho EU về ý định phê chuẩn hai công ước ILO cơ bản còn lại vào năm
2023. Việt Nam cũng đang trong quá trình sửa đổi luật lao động của mình cho phù
hợp. Hiệp định cũng thiết lập các nền tảng riêng biệt cho EU và Việt
Nam để đưa xã hội dân sự tham gia vào việc thực hiện các cam kết trên.
Ngoài ra, hiệp định thương mại này bao gồm một sự
ràng buộc pháp lý và mang tính thể chế với
Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt
Nam - EU, cho phép có những biện pháp thích ứng trong trường hợp vi phạm
nhân quyền”.
Nói tóm lại, Hiệp định EVFTA ký xong để đó,
chờ Nghị viện EU quyết định có thông qua hay không.
No comments:
Post a Comment