Trọng Thành – RFI
Đăng ngày 30-06-2019
Cuộc
hội kiến lịch sử giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên
trên lãnh thổ Bắc Hàn diễn ra bất ngờ. Donald Trump tung ra lời mời chỉ ngay
trước khi từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, còn Kim Jong Un thông báo nhận lời ít giờ
trước thời điểm dự kiến ngày 30/06/2019. Vì sao lại có cuộc hội kiến có vẻ như
đầy ngẫu hứng này ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều
Tiên Kim Jong Un tại Bàn Môn Điếm ngày 30/06/2019.U.S. Network Pool/via REUTERS
TV
Trả lời RFI, nhà chính trị học Pascal Dayez-Burgeon,
từng là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến việc Washington không muốn
để Trung Quốc thao túng hồ sơ Bắc Triều Tiên, đặc biệt với việc bất ngờ tổ chức
thượng đỉnh Tập - Kim, chỉ ít ngày trước cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình tại
Nhật Bản :
« Có thể là do ông Trump khá lo ngại về cuộc thượng
đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên với chủ tịch Trung Quốc tại Bình Nhưỡng (ngày
20/06/2019). Ông Trump không muốn hồ sơ Bắc Triều Tiên thoát khỏi tay ông ta để
rơi trở lại vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã quyết định phải phản
ứng một cách nhanh chóng, với những gì có trong tầm tay.
Đối với Trung Quốc, điều thực sự quan trọng là các
đàm phán với Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc để ngỏ cho
Hoa Kỳ một vùng tự do hành động trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh hy vọng
Washington sẽ bớt cứng rắn hơn trong các thương lượng về thương mại. Đây là một
khía cạnh của vấn đề.
Nhưng cũng không nên quên rằng, đối với Bắc Kinh, Bắc
Triều Tiên trong một chừng mực nào đó là một quốc gia mang tính chiến lược, giống
như Cuba. Nếu như Hoa Kỳ đặt chân được vào Bắc Triều Tiên, như vậy họ chỉ còn
cách Trung Quốc chừng 200 km. Điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh là phải tiếp
tục ở trong cuộc chơi, do sự gần gũi với Bắc Triều Tiên về mặt lãnh thổ, miền bắc
Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.
Như vậy, Trung Quốc cũng không thể để phó mặc hoàn
toàn Bắc Triều Tiên cho nước Mỹ... Vấn đề ở đây như vậy là rộng lớn hơn nhiều
chủ đề cụ thể (phi hạt nhân hóa) Bắc Triều Tiên. Theo góc nhìn này, hồ sơ Bắc
Triều Tiên chỉ là khía cạnh mang tính chiến thuật trong các thương lượng mang
tính toàn cầu ».
-----------------------------------
Trọng Thành – RFI
Đăng ngày 30-06-2019
Ngoài
hành động mang tính biểu tượng bước qua lằn ranh giới tuyến Nam Bắc Triều Tiên,
dấu ấn chia cắt sâu đậm nhất còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc gặp bất
ngờ giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn để lại những kết quả cụ
thể gì ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (G), lãnh đạo BTT Kim Jong
Un (T) và nguyên thủ Hàn Quốc Moon Jae In (P) tại Bàn Môn Điếm,
30/06/2019.REUTERS/Kevin Lamarque
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, sau cuộc họp
kín kéo dài 53 phút, với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tại ngôi nhà mang tên Tự Do,
trên đường giới tuyến Liên triều, bên phía lãnh thổ Hàn Quốc, trong cuộc họp
báo chung với tổng thống Hàn Quốc, nguyên thủ Mỹ tuyên bố: « Chúng tôi đã đạt
thỏa thuận về việc thành lập các ê kíp », để chuẩn bị trong hai ba tuần lễ tới
sẽ mở lại các đàm phán nhằm tìm phương hướng vượt qua các bất đồng.
Cũng như những lần hội kiến trước, tổng thống Mỹ tỏ
ra tin tưởng, cũng như không vội vã. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tham gia
vào cuộc gặp mặt tay ba lịch sử này, và cũng là người tham gia kiến thiết cuộc
hội kiến bất ngờ, ghi nhận : với cuộc gặp mặt trực tiếp Trump – Kim lần thứ ba,
tại Bàn Môn Điếm, « tiến trình hòa bình nhằm hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn
toàn, và thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, đã vượt
qua được một trở lực lớn ».
Vẫn theo Yonhap, sau khi thông báo về nhân sự đứng đầu
đoàn đàm phán mỗi bên, Donald Trump và Kim Jong Un đã quyết định sẽ nhanh chóng
tái khởi động tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Tổng thống Mỹ cho biết đặc sứ về Bắc Triều Tiên
Stephen Biegun sẽ tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ hy vọng
Bình Nhưỡng thay đổi một số thành phần trong đoàn.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên không đưa ra tuyên bố nào
sau cuộc họp kín.
Ngờ vực
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia chính trị
quốc tế và chính trị gia tỏ ra ngờ vực về cuộc hội kiến bất ngờ Trump – Kim lần
thứ ba, mà tổng thống Mỹ thoạt tiên nhấn mạnh chỉ là một cuộc gặp thân mật nhằm
duy trì quan hệ song phương, chứ hoàn toàn không phải là một cuộc thượng đỉnh lần
thứ ba.
Mintaro Oba, một cựu quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ,
chuyên gia về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phê phán lối ngoại giao của tổng
thống Mỹ, mang tính quảng cáo, không nhằm giải quyết các vấn đề thực chất. Trả
lời ABC, ứng cử viên sơ bộ tranh cử tổng thống Mỹ, đảng Dân Chủ, thượng nghị sĩ
Bernie Sanders khẳng định bản thân ông không hề thấy có vấn đề gì khi gặp gỡ
lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un tại Bắc Triều Tiên hay nơi khác, đồng thời lên
án phong cách ngoại giao « trưng ảnh » của tổng thống Mỹ, và « chính sách trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược không thể tin nổi » của tổng thống Trump đã làm suy yếu
nền ngoại giao Hoa Kỳ.
Món quà tráo đổi
Theo nhà phân tích Go Myong Hyun, Viện nghiên cứu
chính trị Asan, Seoul, cuộc gặp nói trên là « một món quà rất lớn của Kim dành
cho Trump », trong bối cảnh đàm phán bế tắc sau thượng đỉnh Hà Nội, bởi cho đến
nay Washington không hề đáp ứng đòi hỏi của Bình Nhưỡng, là cần dỡ bỏ một số trừng
phạt quốc tế để nối lại các đàm phán. Chế độ Bình Nhưỡng đã « mang lại một cơ hội
mới » cho tổng thống Mỹ, muốn khẳng định là quan hệ ngoại giao có thể duy trì,
chủ yếu nhờ mối quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo.
Ngược lại, vẫn theo vị chuyên gia này, cuộc gặp này
cũng là món quà của tổng thống Mỹ tặng lãnh đạo họ Kim, từ lâu vẫn trông đợi một
tổng thống Mỹ đặt chân lên đất Bắc Triều Tiên, và được Hoa Kỳ đối xử bình đẳng.
Trước cuộc họp kín, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỏ ý tin tưởng là mối quan hệ mật
thiết của mình với tổng thống Mỹ « sẽ cho phép vượt qua nhiều trở ngại », và chỉ
có một mối quan hệ như vậy mới cho phép hai bên tổ chức trong chớp nhoáng một
cuộc hội kiến được đánh giá là lịch sử này.
-------------------------------------
Ngày 30/06/2019 có thể được ghi vào lịch sử như là
ngày mà một tổng thống Hoa Kỳ đang tại chức đặt chân trên lãnh thổ Cộng Hòa
Nhân Dân Triều Tiên. Đáp ứng lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump
đưa ra trước đó một hôm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Bàn Môn Điếm
để tiếp xúc với đồng nhiệm Hoa Kỳ. Nhân dịp này tổng thống Mỹ đã có một cử chỉ
đầy biểu tượng : Bước qua lằn ranh biên giới, đặt chân lên phần đất của Bắc Triều
Tiên.
Cuộc gặp lịch sử giữa một tổng thống Hoa Kỳ và lãnh
đạo Bắc Triều Tiên tại đường giới tuyến Liên Triều hôm nay, 30/06/2019, chỉ được
quyết định vào giờ chót. Đầu giờ sáng hôm nay, giờ địa phương, vẫn chưa có
thông tin gì về quyết định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có tới Bàn
Môn Điếm hay không.
Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một con đường
dài trước khi có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại, với khả
năng sẽ có nhiều trận chiến phía trước. Hôm nay 30/06/2019, truyền thông nhà nước
Trung Quốc cho biết như trên sau cuộc họp của nguyên thủ Mỹ - Trung bên lề thượng
đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản.
No comments:
Post a Comment