Nguyễn Đình Cống
28/06/2019
Ngày 28/6/2019, báo Tiếng Dân đăng bài của Phạm
Thanh Giao: “Môi trường xã hội tạo ra cách hành xử của con người”.
Bài viết nêu ra câu tục ngữ châu Phi: “Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa
trẻ” và than thở rằng, người Việt hiện nay có nhiều cách hành xử thô bạo và bẩn
thỉu đến mức không chấp nhận được (nói tục, chen lấn, xả rác, đái bậy, tranh
giành v.v…).
Thế rồi Thanh Giao cho rằng để tạo được một xã hội
văn minh của dân tộc, cần phải giáo dục và viết: “Trước tiên hết, ông
bà cha mẹ và bà con lối xóm chính là CÁI GƯƠNG lớn nhất, ảnh
hưởng nhiều nhất trên các thế hệ trẻ. Nếu không bắt đầu từ đó
thì từ đâu?”
Tôi hoan nghênh và tán đồng quan điểm của Thanh
Giao, nhưng xin hỏi: Môi trường XH tạo ra hành xử của con người, vậy ai, cái gì
tạo ra môi trường đó. Ông bà cha mẹ là cái gương của con cháu, hỏi ai làm gương
cho họ.
Hình như Thanh Giao có cảm nhận được gì đó nên viết:
“Sự biến đổi (xấu xa) này nó không thể có trong ngày một ngày hai,
nhưng nó đã ăn mòn trong suốt 44 năm trời dài đằng đẵng, chậm chạp nhưng chắc
chắn”.
Thanh Giao chắc có biết nhưng không dám viết ra, rằng
người ta vẫn ra nhiều nghị quyết về nêu gương và học tập đạo đức của Hồ Chí
Minh đấy chứ. Nhưng rồi dù ra sức học, dù có nhiều nghị quyết nêu gương mà tình
trạng vẫn ngày càng xấu đi. Vì sao vậy? Vì nguyên nhân cơ bản gây ra nó không
những vẫn còn nguyên mà càng tăng thêm.
Hành xử của con người trong xã hội được hình thành,
phát triển (hoặc bị hạn chế) do từ hai phía: Phía người dân và phía lãnh đạo,
quản lý xã hội. Một hành xử xấu do một vài người nào đó, vì ích kỷ, vì coi thường
trật tự công bằng mà gây ra. Nếu quản lý, lãnh đạo nghiêm túc, sáng suốt phát
hiện, ngăn chặn, trừng phạt ngay thì sẽ nhanh chóng dẹp được. Còn nếu quản lý,
lãnh đạo là độc quyền, ngu và tham, lại có những chủ trương sai lầm thì càng
giúp cho thói xấu phát triển.
Qua nhiều nghiên cứu tôi rút ra kết luận: “Những tai
họa, thói hư tật xấu của xã hội VN hiện nay là do sự kết hợp, sự cộng hưởng của
một bên là các yếu kém trong truyền thống dân tộc và một bên là những độc hại
trong Chủ nghĩa Mác Lê.
Yếu kém trong truyền thống như là thói ích kỷ, bừa
bãi, không biết tôn trọng v.v… Độc hại của Chủ nghĩa Mác Lê như vô sản chuyên
chính, đấu tranh cách mạng, lập trường giai cấp v.v…
Sự kết hợp giữa hai thứ này không phải do tự giác của
lãnh đạo và quản lý mà đó là sự tự phát không ngăn cản được.
Ông bà cha mẹ có thể làm gương cho con cháu, thầy cô
có thể làm gương cho học trò trong phạm vi hẹp, còn trong toàn xã hội cần có sự
làm gương, sự công minh, liêm chính, năng lực của chính quyền, của lãnh đạo.
Môi trường xã hội do sự kết hợp giữa thói xấu của con người và độc hại của chủ
thuyết sẽ làm mờ, làm hỏng những tấm gương do PhạmThanh Giao đề xuất.
-------------------------
27/06/2019
Con người ta khi lớn lên, bắt đầu bước những bước chập
chững “vào đời” là đã bị cái môi trường đó ảnh hưởng vô cùng to lớn trên cách
hành xử của họ. Người ta thường bào chữa bằng câu “Ai sống làm sao, mình sống
làm vậy”, thật không sai chút nào. Bởi cái việc “mình sống làm vậy” đó nó thủng
thẳng, chậm chạp nhưng chắc chắn, đã bào mòn đi những cái hay, những cái tốt đẹp,
mà họ được gia đình luyện tập cho ngay từ thuở mới chập chững biết đi.
Nó cứ từ từ ăn mòn cái suy nghĩ, cái tư duy, cái
cung cách sống tử tế mà họ đã từng được đào luyện, như những con sóng đánh vào
ghềnh đá liên tục không ngừng nghỉ, cho đến một ngày nó chiếm đoạt hoàn toàn,
nó thay đổi hết tất cả những nhận thức của con người trong xã hội đó, mà họ
không hề nhận thức ra và họ sẽ xử sự như những con robots không cần suy nghĩ.
Xã hội tốt hay xấu lệ thuộc hoàn toàn vào cái cách sống,
vào cái lối sinh hoạt, vào sự suy nghĩ của con người sống trong cái xã hội đó.
Ở các nước Tây Phương, ở Singapore, hoặc ở Nhật, việc
ném xuống đường một mẩu rác, là chuyện không thể có, không thể tưởng tượng được,
không thể chấp nhận được, vì tất cả mọi người sống trong cái môi trường đó
không làm như vậy bao giờ. Việc đứng đái ngoài đường là chuyện ngoài sức tưởng
tượng của những con người đang sống và sinh hoạt trong cái môi trường văn minh
đó là vậy.
Nhưng ngược lại, những điều kể trên, lại được thấy
thật bình thường ở xã hội Việt Nam. Nó bình thường đến độ như mặt trời phải mọc
ở hướng Đông hoặc ở Việt Nam thì phải có … Cấm Xả Rác và Cấm Đái Bậy vậy. Sự biến
đổi này nó không thể có trong ngày một ngày hai, nhưng nó đã ăn mòn trong suốt
44 năm trời dài đằng đẵng, chậm chạp nhưng chắc chắn, cũng như nó đã phải mất
hơn 20 năm trời để người dân miền Nam Việt Nam có được cái cách hành xử văn
minh như trước thời 1975 vậy.
Một đứa trẻ ở Mỹ, nếu nó mắc đái đến độ không chịu
được và nếu phải chọn, nó thà đái ra quần chứ không bao giờ chịu vạch cu ra đái
ở góc đường. Bởi từ nhỏ tới lớn, nó chưa từng thấy ai làm chuyện đó và nó cũng
chưa từng làm chuyện đó bao giờ.
Cũng thế, người ở những “xã hội văn minh” họ cùng
nhau chung vai sát cánh để tạo ra cái sự trong sáng, cái nét tốt đẹp về cái xã
hội mà họ đang sống. Họ không khạc nhổ vì chung quanh không ai khạc nhổ bao giờ.
Họ không vất ra đường cho dù một cái tăm nhỏ xíu, vì chung quanh không ai làm
thế bao giờ. Họ không chửi thề dù cho chỉ một câu chửi thề nhẹ nhàng nhất vì
quanh họ, chẳng ai chửi thề. Họ không “ăn to, nói lớn”, không la hét, không kêu
réo, không cãi cọ ồn ào nơi công cộng, vì tất cả mọi người trong cái xã hội đó
không làm như vậy bao giờ.
Tất cả những sự kiện, những “thay đổi” đó, nó bắt đầu
ở sự giáo dục ngay từ trong gia đình nhưng quan trọng hơn nữa là nó được chuyển
tiếp qua sự giáo dục ở học đường và ở ngoài xã hội nơi chúng lớn lên. Tuy nhiên
điều quan trọng nhất vẫn là do sự “giáo dục trong việc tôn trọng quyền lợi của
người khác”. Nó không đi quá xa với cái câu mà chúng ta đã từng được dậy “Muốn
người khác làm cho mình điều gì, thì mình phải làm việc đó cho họ trước đã”.
Khi con người sống ở trong một xã hội, một môi trường
mà người này luôn tìm mọi cách để “ăn gian” người khác, để “khôn lanh” hơn người
khác, để “tài giỏi” hơn người khác thì chắc chắn sẽ chỉ dẫn đến cái kết quả như
cái môi trường sống ở Việt Nam hiện nay. Người ở các xứ sở văn minh họ không
hơn dân mình ở điều gì, ngoài cái cách sống và xử sự Công Bằng với nhau. Muốn
công bằng đến với mình thì phải công bằng khi đối xử với những người chung
quanh trước đã.
Họ không chen lấn, không xô đẩy, không cắt ngang cái
hàng mà những người đến trước họ đã phải khổ công đứng chờ trước đó. Đó là nhờ
cuộc sống tôn trọng sự Công Bằng. Họ không đứng đái, không xả rác, không khạc
nhổ, không ồn ào ở những nơi công cộng, vì họ tôn trọng sự sạch sẽ, tánh lịch sự
của cá nhân từng con người đang sống và sinh hoạt ở chung quanh họ. Đó cũng là
nhờ cái tinh thần tôn trọng sự Công Bằng, không hơn, không kém.
Nó cũng nằm ở lòng Tự Trọng của từng người trong xã
hội mà họ đang sống. Cứ từng người, từng phần tử trong cái xã hội đó, làm hạ
lòng Tự Trọng của mình đi và khi mà số đông những người khác ở chung quanh chấp
nhận nó, thì lẽ đương nhiên ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, tất cả
những con người sống trong cái xã hội đó sẽ dần dà đánh mất đi và không còn biết
Ý Nghĩa của lòng Tự Trọng là gì nữa cả.
Họ không thể nhìn ra được điều này, cho đến một
ngày, họ bước vào trong một cái xã hội vô cùng xa lạ khác, dẫn đến những cái
nhìn, những ánh mắt khinh bỉ từ những người khác, từ những con người đặt lòng Tự
Trọng cao hơn họ, như một chú cá đang sống ở một cuộc sống ao tù vẩn đục, được
thả vào một giòng sông nước chảy sạch sẽ mênh mông. Có khi chính chú cá ấy cũng
phải bị sốc một thời gian dài trước khi hội nhập được vào cái không khí trong
lành ở nơi mới đến này.
NỀN GIÁO DỤC, LÒNG TỰ TRỌNG và LỐI SỐNG CÔNG BẰNG là
những điều đóng góp quan trọng để tạo ra cái xã hội văn minh của một dân tộc là
vậy.
Trước tiên hết, ÔNG BÀ, CHA MẸ và BÀ CON LỐI XÓM
chính là CÁI GƯƠNG LỚN NHẤT, ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT trên các thế hệ trẻ.
NẾU KHÔNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÓ, THÌ TỪ ĐÂU?
Cổ Ngữ của Phi Châu có câu rất hay “It takes a
village to raise a child” nghĩa là “Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”
là thế.
*
*
Thu
Ngoc Dinh Giao Thanh Pham:
Hôm qua đăng bài này của anh bên TD, GS Nguyễn Đình Cống đọc được và có bài
trao đổi với anh đây ạ: https://baotiengdan.com/.../28/trao-doi-voi-pham-thanh-giao/
BAOTIENGDAN.COM
*
Cám ơn chị Thu Ngoc Dinh đã đưa link trao đổi của
giáo sư NĐC về vấn đề này qua bài viết của tôi ở trên. Có 2 điểm mà tôi xin được
trả lời ý của giáo sư qua câu nói này:
[ Hình như Thanh Giao có cảm nhận được gì đó nên viết: “Sự biến đổi (xấu xa) này nó không thể có trong ngày một ngày hai, nhưng nó đã ăn mòn trong suốt 44 năm trời dài đằng đẵng, chậm chạp nhưng chắc chắn” ]
1- Thực ra đó chẳng là “cảm nhận được gì đó” nhưng tôi đã “từng viết rất nhiều về cái gì đó” mà giáo sư đã nhắc đến kia qua nhiều loạt bài trong những năm 2014-2015-2016 về những “thất bại rất thành công” trong nền giáo dục có định hướng của nhà nước Cộng Sản Việt Nam.
2- Tuy vậy, trong phạm vi "bài viết phải ngắn gọn dưới 3 trang giấy đánh máy trên Facebook với mong muốn độc giả đọc và cảm nhận qua kinh nghiệm cá nhân", thì không thể viết lan man từ đề tài này kéo sang đề tài khác, hoặc bỏ chung 2-3 tư tưởng vào một bài, chẳng những nó chỉ làm loãng đi cái tư tưởng chính mà người viết muốn đề cập đấn mà thôi, mà nó còn đánh mất luôn cả sự thu hút của độc giả vì … “bài viết quá dài”.
Đây không chỉ là vấn nạn cho một số người viết trên Facebook nhưng cũng là do điều kiện cũng như thời giờ eo hẹp không cho phép và cũng là thói quen lười đọc của đại đa số người Việt giới bình dân nói chung, trong cũng như ngoài nước. Do vậy, khi viết, việc tóm tắt, viết ngắn gọn, đi vào thẳng chủ đề vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của riêng cá nhân tôi.
Nếu gộp chung tất cả các việc chỉ trích đó lại, liệu có mấy ai, những người dân thường trong xã hội, sẽ chịu bỏ thời giờ ra đọc?
Thưa chị và giáo sư NĐC, đây là một trong nhiều “cảm nhận” khác mà tôi Đã Viết Trước đây về cái biến đổi xấu xa đó:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2609210525759634&set=a.508054802541894&type=3&theater
[ Hình như Thanh Giao có cảm nhận được gì đó nên viết: “Sự biến đổi (xấu xa) này nó không thể có trong ngày một ngày hai, nhưng nó đã ăn mòn trong suốt 44 năm trời dài đằng đẵng, chậm chạp nhưng chắc chắn” ]
1- Thực ra đó chẳng là “cảm nhận được gì đó” nhưng tôi đã “từng viết rất nhiều về cái gì đó” mà giáo sư đã nhắc đến kia qua nhiều loạt bài trong những năm 2014-2015-2016 về những “thất bại rất thành công” trong nền giáo dục có định hướng của nhà nước Cộng Sản Việt Nam.
2- Tuy vậy, trong phạm vi "bài viết phải ngắn gọn dưới 3 trang giấy đánh máy trên Facebook với mong muốn độc giả đọc và cảm nhận qua kinh nghiệm cá nhân", thì không thể viết lan man từ đề tài này kéo sang đề tài khác, hoặc bỏ chung 2-3 tư tưởng vào một bài, chẳng những nó chỉ làm loãng đi cái tư tưởng chính mà người viết muốn đề cập đấn mà thôi, mà nó còn đánh mất luôn cả sự thu hút của độc giả vì … “bài viết quá dài”.
Đây không chỉ là vấn nạn cho một số người viết trên Facebook nhưng cũng là do điều kiện cũng như thời giờ eo hẹp không cho phép và cũng là thói quen lười đọc của đại đa số người Việt giới bình dân nói chung, trong cũng như ngoài nước. Do vậy, khi viết, việc tóm tắt, viết ngắn gọn, đi vào thẳng chủ đề vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của riêng cá nhân tôi.
Nếu gộp chung tất cả các việc chỉ trích đó lại, liệu có mấy ai, những người dân thường trong xã hội, sẽ chịu bỏ thời giờ ra đọc?
Thưa chị và giáo sư NĐC, đây là một trong nhiều “cảm nhận” khác mà tôi Đã Viết Trước đây về cái biến đổi xấu xa đó:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2609210525759634&set=a.508054802541894&type=3&theater
Một bài viết khác trước đó:
NỀN GIÁO DỤC BẠI HOẠI – ĐÃ GIẾT ĐI TÌNH
YÊU TỔ QUỐC và NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC
(Tôi được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn từ năm
1958 tới 1980 nên chỉ có thể viết về những gì xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Bài
viết không có ý chia rẽ hai miền Nam Bắc vì chủ trương của người viết bài thì cả
dân tộc Việt Nam đều là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Một miền Bắc bị đô hộ từ
năm 1945 và một miền Nam bị cưỡng chiếm từ năm 1975)
Tôi bước vào ngưỡng cửa Trung Học Đệ Nhị Cấp vào đầu
thập niên 70s.
Mỗi tuần, chúng tôi có 3 giờ Công Dân và 3 giờ Đức Dục trong chương trình giáo dục thời đó.
Mỗi tuần, chúng tôi có 3 giờ Công Dân và 3 giờ Đức Dục trong chương trình giáo dục thời đó.
Ở lớp Công Dân, chúng tôi học về những anh hùng
trong lịch sử, những con người, những hành động cao cả, hi sinh tư lợi của cá
nhân, cho nghĩa vụ chung, cho sự an nguy, tồn vinh của đất nước.
Ngoài lòng cảm phục họ ra, trong tâm hồn chúng tôi,
cũng chứa đựng ngập tràn tình yêu quê hương đất nước. Chúng tôi được dậy dỗ để
biết về nguồn cội, để ghi nhớ công ơn ông cha và tổ tiên đã đổ máu ra cho đất
nước Việt Nam yêu dấu. Chúng tôi hiểu được những kết tinh cao đẹp của dân tộc.
Trong lòng chúng tôi cũng luôn ước mong được nối
gót cha anh.
Chúng tôi học để đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết.
VÀ HƠN THẾ NỮA, NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM THUỞ ẤY,
HỌ THỂ HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC QUA CÔNG VIỆC LÀM CỦA HỌ.
Cái bảng hiệu mà người dân thấy nhiều nhất, ở
tất cả các cơ quan công quyền là bảng hiệu: TỔ QUỐC – DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.
Chứ không phải: HỒ CHỦ TỊCH SỐNG MÃI hay ĐẢNG CỘNG SẢN
QUANG VINH MUÔN NĂM.
Bởi chúng tôi được dậy rằng: THỂ CHẾ NÀO, CHÍNH PHỦ
NÀO RỒI CŨNG QUA ĐI – CHỈ CÓ ĐẤT NƯỚC LÀ TỒN TẠI MÃI.
Chúng tôi được dậy YÊU QUÊ HƯƠNG GIỐNG NÒI CHỨ KHÔNG
YÊU BÁC HAY YÊU ĐẢNG NÀO CẢ.
Nhất là chúng tôi không bị ép buộc PHẢI THƯƠNG ÔNG
STALIN hay ÔNG LENIN HƠN THƯƠNG CHA THƯƠNG MẸ.
Chúng tôi cũng không bắt buộc phải thương ĐẢNG CỘNG
SẢN QUỐC TẾ. Bởi đơn giản rằng Cộng Sản chỉ muốn ăn tươi nuốt sống đất nước
tôi, chứ không bao giờ làm được bất cứ điều gì cho dân tôi cả!
Với cái đường lối và cung cách sống ấy, cha ông
chúng tôi thời đó hoàn toàn sẵn sàng xả thân để bảo vệ đất nước không e dè,
ngần ngại. Họ làm tất cả điều gì có thể để rạng danh giống nòi.
Với nhận thức ấy, tất cả chúng tôi thời đó, không
bao giờ dám nghĩ đến, chứ đừng nói hành xử một điều gì có thể mang lại tiếng
xấu cho quê hương mình.
Suốt cuộc đời lớn lên của tôi, tôi chưa từng nghe ai
nhắc đến hai chữ Việt Nam với thái độ kỳ thị khinh thường. Tôi chưa từng nghe bất
cứ một dân tộc quanh vùng nào nói lên lời miệt thị với tổ quốc Việt Nam.
Chắc ít hay nhiều các bạn đã được xem thấy, được
nghe nói đến sự so sánh chen lẫn chút ít khát vọng, của người Korea và
Singapore, khi chính quyền của họ mong muốn được như miền Nam Việt Nam ở thập
niên 70s.
Thuở ấy Thái Lan, Lào, và Campuchea không dám so
sánh để được bằng Sài Gòn. Điều đó chỉ có trong ước mơ của họ khi
nói đến Hòn Ngọc Viễn Đông.
Chúng tôi ngày ấy không cần phải lớn tiếng yêu cầu
hay đòi hỏi ai phải nể vì. Chúng tôi thuở ấy không cần gân cổ lên cãi, hoặc
đòi hỏi quốc gia khác phải nể phục hay kính trọng mình. Bởi miền Nam Việt Nam
thuở ấy gặt hái được sự kính trọng, được lòng khâm phục qua hành động của người
dân, qua cái kết quả thành tựu, cả về vật chất lẫn giáo dục của chính quyền.
Nền Giáo Dục tốt đẹp đó đã phát triển đất nước, đã
phát triển con người và nâng cao dân trí.
Nền Giáo Dục ấy đã tạo ra một miền Nam phú cường về
vật chất, một miền Nam văn minh về phát triển kỹ thuật, một miền Nam với những
con người có đầy dẫy giá trị Nhân Bản cộng với lòng Yêu Thương Đất Nước, Đồng
Bào.
Chúng tôi đã cùng nhau thăng tiến qua cả hai giá trị,
gía trị văn minh vật chất và giá trị cao đẹp tinh thần.
Chúng tôi bước trên đường đời, ngẩng cao mặt tự hào,
mà không cần phải kêu gào đòi hỏi hay năn nỉ thiên hạ.
Các bạn có thấy phong thái của các vị lãnh đạo, các
tướng lãnh thời đó ra sao bao giờ chưa?
Các bạn có thấy họ ưỡn ngực, thẳng vai, trong bước
đi hào hùng?
Ngay cả trước cái chết, phong thái của Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn anh dũng cỡ nào? Tìm trong những đoạn phim lịch sử ở Youtube sẽ
thấy.
Chẳng có gì khó khăn để so sánh phong cách,
thái độ của các tướng lãnh, của những người lãnh đạo ngày nay với những kẻ
đi trước ở miền Nam Việt Nam?
Tại sao các tướng lãnh bây giờ lại khúm núm, rụt
rè đến hèn hạ với bọn cầm quyền Bắc Kinh đến như thế?
Thuở ấy, chúng tôi hãnh diện làm người công dân Việt
Nam.
Chúng tôi có chung một niềm tự hào về dân tộc mình.
Chúng tôi yêu thương quê hương và đồng bào mình.
Chúng tôi có chung một niềm tự hào về dân tộc mình.
Chúng tôi yêu thương quê hương và đồng bào mình.
Với những thái độ hèn hạ, cử chỉ khúm núm của các
nhà lãnh đạo hiện nay, họ đã giết đi niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam.
Với những thái độ tàn ác, những việc làm dã man
trong việc cướp đất của dân, đánh đập, cầm tù những người yêu nước của các nhà
lãnh đạo hiện nay, họ đã giết đi tình yêu thương đồng bào.
Bởi thế, tình yêu dành cho đất nước ngày nay
không còn nữa.
Cũng bởi đó, dân Việt đã không còn lòng tự hào dân tộc
nữa.
Và cũng với những lối hành xử đó, dân Việt ngày nay
cũng đã chẳng còn tình yêu thương đồng bào ruột thịt nữa.
Bạn có thể gân cổ lên cãi lại, nhưng bạn ơi, hãy
nhìn vào thực tế đang xảy ra trên đất nước mỗi ngày.
Người dân thờ ơ đến nỗi mất mát của người khác.
Người dân thờ ơ đến cái đau khổ, sai trái xảy ra cho
người khác quanh mình.
Người dân lạnh lùng nhìn, đứng ngoài xem, bàn tán,
khi thấy công an cướp của từ người bạn hàng nghèo khó buôn bán lây lất, với
thái độ dửng dưng, như khi đang xem một vở bi kịch không đủ để rơi vài giọt nước
mắt.
Người dân có thể xúm lại, đánh những tội phạm bất kể
hoàn cảnh, bất kể tuổi tác, bất kể phái tính, bất kể tội vi phạm nặng
nhẹ. Họ vừa thủ vai công an bắt cướp, vừa đóng vai quan tòa lên án, vừa giữ
luôn vai đao phủ xử án ngay tại chỗ. Người dân hành xử như thời Trung Cổ. Và
đau khổ nhất là thái độ dửng dưng của những người hiếu kỳ vây quanh.
Luật lệ nằm trong tay kẻ có sức mạnh. Quyền hành nằm
cả trong tay quan quyền và những người làm luật rừng rú. Họ muốn chiếm thì xua
quân cưỡng đoạt. Họ tạo ra luật lệ xảo trá để kết tội bỏ tù. Họ giết người rồi
che đậy tội ác. Họ đày đọa dân chúng như những con trâu, con bò không chút xót
thương. Tình nghĩa đồng bào ở đâu?
Người dân thờ ơ với những cái chết mập mờ. Người dân
lạnh lùng với kẻ thấp cổ bé miệng bị trấn lột. Người dân hững hờ với điều sai
trái xảy đến cho người khác vì nạn nhân … chưa phải là mình.
Và còn biết bao thái độ lạnh lùng dửng dưng mà họ mục
kích mỗi ngày quanh họ.
Ngay cả khi phải đối diện với đại nạn đầu
độc ở Formosa Vũng Áng. thì thái độ của người dân vẫn thế. Họ
tránh ăn cá nhưng họ lại nhìn vào sự thể như nó đang xảy ra ở một
đất nước nào khác. Như rằng các độc chất đó chỉ không thể lan ra
ngoài khu vực Hà Tĩnh được.
Vài trăm người xuống đường lên tiếng đòi hỏi
sự trả lời minh bạch từ chính quyền cho vấn nạn này thì bị đàn áp
thẳng tay, bị đánh đập, bị giam cầm ngay trước mắt nhưng đối với
phần đông dân chúng còn lại, thì thái độ của họ vẫn cúi đầu dửng
dưng tiếp tục chấp nhận chuyện gì đến sẽ đến như chẳng có chuyện
gì xảy ra.
Những con người ấy, khi có cơ hội đi ra nước
ngoài thì họ làm xấu mặt dân tộc Việt với những lối hành xử xô đẩy, chen lấn,
với cung cách ăn uống tồi tệ, tham lam, với các tội ăn cắp, ăn trộm ở siêu thị,
hoặc bị bắt với các tội bán dâm, bán các thứ bị cấm, vì các tội phạm pháp trái
với luật lệ của địa phương.
Họ không phản đối khi những người có quyền hành bị bắt
vì phạm tội ăn cắp ở nước ngoài và về nước thì chính những người này lại nhởn
nhơ trên đài truyền hình giáo dục họ làm thế nào để thực hiện lối sống
văn minh.
Họ không phản đối một nhân vật khá lớn trong tòa đại
sứ Việt Nam bị bắt và tuyên án ở Mỹ vì tội bắt trộm hải sản không có giấy
phép nhưng về nước vẫn huênh hoang lớn tiếng với kẻ dưới quyền.
Rồi cũng chính những con người đó, sẵn sàng
cong lưng cõng các quan chức từ xe vào đại sảnh để khỏi bị ướt chân
mà không nghi ngại.
Rồi cũng chính họ, ra tay nặng nề với người nghèo khổ
chung quanh, bóc lột tối đa người lao động để làm giàu, nhưng lại khúm núm quà
cáp, mua chuộc, đút lót những người quyền thế hơn mình.
Nếu họ đã không đồng lõa với người làm tội ác thì họ
im lặng với tội ác, với sai phạm, với bất công vì họ không bao giờ có trái tim
yêu thương với đồng bào ruột thịt của chính mình.
Tôi không trách họ bởi cả đời họ, chưa bao giờ được
học trong trường môn Công Dân Đức Dục.
Qua 85 năm ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam, Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã giết đi tình yêu quê hương, tính tự hào dân tộc của người
dân. Vì với họ tất cả chỉ có Đảng Cộng Sản để họ được vinh thân phì da, để
họ được vơ vét tàn mạt không thương tiếc.
Với Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không còn quê hương tổ
quốc.
Tổ quốc của họ bây giờ là tổ quốc Trung Hoa.
Do đó trong nền giáo dục ngày nay làm gì còn có hai
chữ Công Dân.
Và cũng thế, chưa bao giờ có hai chữ Đức Dục trong
chương trình giáo dục của người Cộng Sản.
Họ dậy trong nhà trường sự căm thù ghen ghét Mỹ Ngụy,
nhưng dân chúng lại đổ xô xuống đường chào đón tổng thống Mỹ.
Phần đông trong số những người dân xuống đường
chào đón ông Obama ấy, lại rất vô tâm với đại nạn Formosa.
Chỉ sau vài ngày, Obama cũng đã rời xa Việt
Nam, nhưng sau vài chục năm, độc chất trên đất nước Việt Nam vẫn còn
nằm ở mọi môi trường sống mà họ và con cái họ phải gánh chịu.
Obama làm gì được cho vấn nạn của người dân Việt Nam nhỉ?
Người dân vẫn luôn "bức xúc" về vấn
nạn giáo dục ở nhà trường trong suốt cả chục năm vừa qua, thế nhưng,
không mấy ai dám lên tiếng với cái cội rễ của sự sai phạm. Họ vẫn
làm mửa mật ra ngõ hầu kiếm đủ tiền đóng học phí cho con đến
trường tiếp tục học "gương đạo đức của Hồ Chí Minh".
Cái gương đó cần chó gì phải tốn tiền để
học. Cứ nhìn các bác các chú trong guồng máy lãnh đạo là thấy
ngay.
Bạn có tìm thấy bất kỳ một bài vở nào ở trường lớp
hiện nay dậy dỗ cho trẻ em tình yêu thương đất nước và đồng bào?
Quê Hương muôn đời vẫn là chùm khế ngọt và đồng
bào muôn đời vẫn là nguồn nhân lực cho người cầm quyền, cho bọn lãnh đạo
vắt cho cạn kiệt qua đủ mọi hình thức.
Nếu người dân Việt không thương nhau thì ai sẽ
thương họ?
Obama ư?
Chính quyền ư?
Đảng Cộng Sản ư?
Người ta không bao giờ dốt đến độ trả cả đống tiền
mua bánh mì mà lại xòe tay nhận cục gạch.
Thế nhưng đã qua mấy mươi năm rồi, người ta trả tiền,
trả rất nhiều tiền để mua một nền giáo dục cơ bản cho con cháu, mà chỉ nhận
được những thứ rác rưởi đầu độc trí óc trẻ thơ, những loại vi trùng ô nhiễm làm
hại đầu óc thanh thiếu niên mà không một lời phản đối, mà vẫn cứ cúi đầu
chấp nhận.
Hãy nhìn kỹ đi các bạn ạ. Chính sách 100 năm trồng
người của Bác đã thành công vượt bực chỉ sau 41 năm thôi đấy.
Nếu không thức tỉnh, chắc chắn rằng thế hệ kế tiếp,
con cháu chúng ta sẽ bảo đảm không biết hai chữ Quê Hương và chắc chắn chúng
cũng sẽ chẳng biết hai chữ Đồng Bào mang ý nghĩa gì nữa cả.
No comments:
Post a Comment