Wendy
Cutler - Nikkei
Asian Review
DCVOnline dịch
Posted on June 30, 2019 by editor
Có vẻ như Hoa Kỳ và Trung
Hoa không thể đi đến một thỏa thuận trừ khi một bên đầu hàng. Không phải vậy
đâu.
Giải pháp được gọi là bãi đáp cho phép cả hai phía
có một thỏa thuận họ có thể bênh vực được. © AP
Với việc Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump và Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Hoa đồng ý nói chuyện bên lề
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 tại Osaka vào ngày 28-29 tháng 6, câu chuyện đã
chuyển từ “họ sẽ gặp nhau chứ?” đến “họ sẽ đạt được một thỏa thuận
thương mại hay không?”
Dù Trump thích làm những
điều không thể đoán trước, nhưng triển vọng ký kết thỏa thuận thương mại ở
Osaka rất xa vời. Xem lại chuyện đã xẩy ra ở cuộc họp cuối cùng của họ, tại
Buenos Aires hồi tháng 12, 2018, kịch bản có thể sẽ là Hoa Kỳ và Trung Hoa cùng
tuyên bố sẽ tái đàm phán, đồng thời ngừng áp dụng những biện pháp liên quan đến
thuế nhập cảng và thương mại.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán,
theo Bộ trưởng Steven Mnuchin đã ở trong “vòng cuối” chỉ hơn một tháng trước,
nay đã trở nên phức tạp hơn sau khi gặp bế tắc bẩy tuần trước đó. Hai bên đã
đánh thêm thuế nhập cảng và những hành động trả đũa khác của Hoa Kỳ chống lại
Huawei Technologies cùng thông báo của Trung Hoa về “danh sách những thực thể
không đáng tin cậy”, nhắm vào các công ty nước ngoài.
Hơn nữa, cả hai bên đều
đã vạch lằn đỏ cho cuộc đàm phán, xác định những gì họ phải có được và những
gì họ không làm được. Trong Bạch Thư gần đây, Trung Hoa đưa ra ba điều kiện
chính: 1) các cam kết mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ phải “thực tế”;
2) các mức thuế nhập cảng hiện áp dụng trên 250 tỷ đô la hàng xuất khẩu của
Trung Hoa sang Hoa Kỳ phải được loại bỏ; và 3) thỏa thuận phải “cân bằng”, phản
ảnh các cam kết của cả hai bên.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã
yêu cầu phải có những cam kết “chi tiết và có thể thi hành”, gồm cả ngôn
ngữ trong thỏa thuận về luật pháp Trung Hoa. Nhóm đàm phán của Hoa Kỳ nói rằng
điều này rất quan trọng, trích dẫn “lịch sử của Trung Hoa về việc đã có cam
kết nhưng không giữ được.” Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn vẫn đánh thuế nhập cảng cho
đến khi Trung Hoa thực hiện những cam kết của họ. Mỹ đòi quyền được áp thuế nhập
cảng lại, với sự cam kết là Trung Hoa sẽ không trả đũa.
Thật dễ dàng đi đến kết
luận rằng những khác biệt thế này sẽ không thể giải quyết được trừ khi một bên
đầu hàng. Nhưng không phải như vậy. Nếu có thiện chí chính trị những khoảng
trống này có thể được thu hẹp, Giới đàm phán thương mại gọi đây là “vùng hạ
cánh” — giải pháp cho các vấn đề mà cả hai bên đề có sự nhân nhượng. Điều
này đòi hỏi chuyên viên đàm phán phải đặt ưu tiên, chịu thỏa hiệp, và đừng để sự
toàn mỹ trở thành kẻ thù của thành công.
Đầu tiên, cả hai nước phải
đối phó với việc tăng thuế hiện tại. Hiện nay có khỏang 250 tỷ đô la hàng nhập
cảng của Trung Hoa và 110 tỷ đô la hàng nhập cảng của Hoa Kỳ đang bị đánh thuế
cao ở mức 25%. Trung Hoa muốn tất cả thuế nhập cảng này phải được dỡ bỏ; Hoa Kỳ
muốn giữ nguyên thuế nhập cảng cho đến khi Trung Hoa chứng minh họ thực hiện chặt
chẽ những gì đã cam kết. Một giải pháp là Mỹ sẽ là chỉ giữ nguyên đợt tăng thuế
nhập cảng đầu tiên áp dụng cho 50 tỷ đô la hàng nhập cảng, với một những mốc thời
gian rõ ràng để dỡ bỏ những mức thuế còn lại tùy thuộc vào những gì Trung Hoa
đã thực hiện. Hoa Kỳ có thể lập luận rằng các mức thuế này nhằm trừng phạt những
hàng hoá được lợi vì sự coi thường tài sản trí tuệ của Trung Hoa, không giống
như 200 nghìn tỷ đô la hàng nhập cảng còn lại. Trung Hoa có thể nói họ đã
thành công trong việc khiến Hoa Kỳ dỡ bỏ phần lớn thuế nhập cảng, đồng thời chỉ
ra một lộ trình để loại bỏ phần thuế nhập cảng còn lại.
Thứ hai, họ phải tìm dược
một giải pháp về thuế nhập cảng có thể áp dụng trong tương lai. Hoa Kỳ khăng
khăng giữ quyền tái áp dụng thuế nhập cảng nếu Trung Hoa không thực hiện những
gì đã cam kết, đồng thời yêu cầu Trung Hoa từ bỏ quyền trả đũa. Trung Hoa hoàn
toàn không đồng ý. Chìa khóa để giải tỏa bế tắc này có thể được giới hạn trong
các điều kiện theo đó Hoa Kỳ sẽ được phép tại áp dụng thuế nhập cảng. Ví dụ, những
bước trong quy trình phải qua trước khi dùng thuế nhập cảng như giải pháp sau
cùng. Có thể giới hạn giá trị thương mại, thuế suất hoặc các sản phẩm có thể bị
tăng thuế. Điều này có thể kết hợp với khoảng thời gian ba tháng đình chiến để
giải quyết những vấn đề không tuân thủ trước khi Trung Hoa có thể trả đũa.
Một giới hạn có thể được đặt ra đối với các sản phẩm
có thể bị tăng thuế. © Reuters
Thứ ba, cả hai quốc gia
phải giải quyết những khoảng cách liên quan đến pháp luật. Hoa Kỳ đang yêu cầu
Trung Hoa luật pháp hóa việc bảo vệ tài sản trí tuệ và cam kết mở thị trường bằng
cách thay đổi luật lệ ghi trong thỏa thuận. Trung Hoa coi yêu cầu này là sự xâm
phạm chủ quyền. Một giải pháp dựa trên hình thức, hơn là nội dung, có thể là cần
thiết. Để khắc phục những lo ngại, Trung Hoa có thể đồng ý đơn phương công bố
các kế hoạch tức thì để thay đổi pháp luật. Cách giải quyết này phù hợp với bài
phát biểu của Chủ tịch Xi Jinping tại Diễn đàn Một Vành đai Một Con đường hồi
tháng 4 năm 2019 khi ông mô tả các cải cách và biện pháp mở cửa thị trường dưới
đang đàm phán với Hoa Kỳ như những bước mà “Trung Hoa đã đã tự chọn để thúc
đẩy sự cải cách và phát triển của chính Trung Hoa.” Khi việc luật pháp của
phía Trung Hoa đã giải quyết xong, Hoa Kỳ có thể tuyên bố chiến thắng.
Thứ tư, cả hai nước phải
thu hẹp sự khác biệt của họ về những cam kết mua hàng. Để giảm thâm hụt thương
mại song phương, Washington đang yêu cầu Trung Hoa mua thêm hàng hóa và dịch vụ
của Hoa Kỳ và “mua trước” số hàng này trong những năm đầu của thỏa thuận. Theo
Bắc Kinh, những yêu cầu này của Hoa Kỳ đã đi đến mức họ không thể đáp ứng được.
Để giải quyết vấn đề này, hai bên phải có sự nhân nhượng giữa giá trị và thời
biểu cho những mua bán đó – ví dụ, giá trị mặt hàng càng lớn thì cần nhiều thời
gian hơn để mua đủ số lượng đã cam kết.
Cuối cùng nhưng không kém
phần quan trọng, cả hai quốc gia phải tìm được sự cân bằng. Với sự mất cân bằng
lớn như hiện nay và cách buôn bán không công bằng của Trung Hoa, đương nhiên
Hoa Kỳ sẽ chỉ chú tâm đến phần trách nhiệm của Trung Hoa. Mặt khác, Trung Hoa
có thái độ khinh miệt sâu sắc đối với “các hiệp ước bất bình đẳng” và khẳng định
rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có những cam kết của Hoa Kỳ. Chìa khóa để
giải quyết vấn đề có thể là cách nhìn. Thay vì dùng ngôn ngữ chỉ áp dụng với
Trung Hoa trong thỏa thuận, chữ dùng cho một số trách nhiệm nhất định có thể dễ
dàng áp dụng cho cả hai nhưng Hoa Kỳ không phải làm bất cứ điều gì. Ví dụ, vì
Hoa Kỳ có chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ rất mạnh, nên có thể dễ dàng được chấp
nhận điều khoản này cũng áp dụng cho Hoa Kỳ. Ngôn ngữ như thế sẽ cho phép Trung
Hoa tuyên bố là họ đã đạt được thỏa thuận hai chiều.
Như những vùng hạ cánh
này cho thấy, nếu Washington và Bắc Kinh sẵn sàng về mặt chính trị để thỏa hiệp
những vấn đề khác thì đôi bên sẽ đạt dược một thỏa thuận. Phải thừa nhận rằng,
hai nước lại không nghĩ như vậy. Cả hai có thể tiếp tục tin rằng thời gian đang
đứng về phía họ, vì vậy không việc gì phải khoan nhượng trong thời điểm này?
Một số ở cả hai thủ đô chắc
chắn đang lập luận rằng tốt hơn là không có thỏa thuận vì Mỹ đang chuẩn bị cho
cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và Trung Hoa nghi ngờ giá trị của một hiệp định
thương mại với Mỹ, đặc biệt là về cuộc tranh chấp kỹ thuật lớn hơn và mối đe dọa
thuế nhập cảng thất thường của Mỹ. Tổng thống Trump và Chủ tịch Xi sẽ phải có
những quyết định quan trọng tại Osaka có thể giúp xác định mối quan hệ song
phương — và tình trạng mậu dịch toàn cầu — trong nhiều năm tới.
Họ có chỗ để hạ cánh nếu
thực sự cả hai muốn có một thỏa thuận thương mại.
--------------------------
Wendy Cutler là Phó Chủ tịch của Viện Chính sách Xã
hội Châu Á và là cựu Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
*
Can
Trump and Xi find a landing zone in Osaka?
| Wendy Cutler | Nikkei
Asian Review | Jun 27 2019.
No comments:
Post a Comment