Người Việt thường gọi người Hoa một cách coi thường
là „Tàu“: Tàu Ô, Tàu Lục địa, Tàu Đài Loan, Tàu Phúc Kiến, Tàu Hồng Kông v.v.
Ai đi Trung Quốc về thì khen Tàu nức nở. Ai tức Trung Quốc thì chê Tàu hết mức:
Tàu nói to, Tàu hèn như AQ, Tàu ở bẩn, Tàu hay chen lấn, Tàu toàn nhổ nước bọt,
Tàu làm hàng giả.…, cứ như là cô giáo chê học sinh .
Suốt một tuần qua, cả thế giới đổ mắt nhìn về
Hongkong đầy lo sợ: Người thì lo phong trào phản kháng chống lệnh dẫn độ rồi
cũng thoái trào như vụ Dù Vàng. Có người hỏi: Không có người lãnh đạo phong
trào đủ uy tín thì làm sao địch được với bộ máy khổng lồ có hàng triệu quân đứng
sau ?. Người thì lo Bắc Kinh sẽ hậu thuẫn chính quyền Hongkong dùng bạo lưc, tạo
ra nỗi sợ hãi trước một bể máu Thiên An Môn mới. Mọi mối lo đều chính đáng. Thế
giới ý thức được rằng, nếu dân Hongkong khuất phục thì cái đê mỏng manh chặn nạn
bành trướng Bắc Kinh sẽ vỡ.
Người Hongkong có mức thu nhập vào loại cao nhất thế
giới, với 61.500 USD/đầu người trên năm. 7 triệu người „Tàu Hongkong“ sản xuất
một năm ra 455 tỷ USD của cải, trong khi 95 triệu „Con rồng cháu tiên“ chỉ làm
ra khoảng 200 tỷ. Như vậy rõ ràng là dân Hongkong có nhiều cái để mất hơn các
dân tộc khác, ví dụ so với người Đại Việt là hơn tới 30 lần. Nếu kể cả tính
khôn lỏi, và thói tự tự ti kiểu AQ nữa thì người Tàu Hongkong sẽ chẳng dại gì
đi theo mấy cậu sinh viên mới vắt mũi như Joshua Wong để chuốc vạ vào thân.
Nhưng cả thế giới đã ngỡ ngàng trước sức mạnh và
trình độ tổ chức của phong trào dân chủ Hongkong. Mặc dù không có chính đảng lớn
nào đứng đằng sau, không có chính khách có tên tuổi nào chỉ đạo, các cuộc tuần
hành đã diễn ra có bài bản và các mục tiêu chính trị rất nhất quán. Nếu không
có sự ra tay quá mức của cảnh sát dẫn đến bạo lực và thương vong cho cả hai bên
vào ngày 12.6 thì đợt biểu tình lần này của người dân Hongkong xứng đáng là mẫu
mực cho các phong trào đấu tranh bất bạo động quy mô lớn. Để tránh mạng
Internet bị thao túng, người biểu tình đã sử dụng các phương tiện truyền tin bảo
mật như Telegram để phối hợp. Không ai bảo ai, mọi người đều che mặt bằng khẩu
trang. Khi có xe cấp cứu, người ta bảo nhau dành đường cho xe …. Khẩu hiệu dành
cho cảnh sát: „Đừng bắn, nếu không chúng tôi sẽ hát…“ đã khiến nhiều người châu
Âu ngã mũ khâm phục văn hóa đấu tranh của Hongkong.
Hơn 100 năm qua, Hongkong đã là mảnh đất tự do không
chỉ của của người Trung Quốc, mà là của cả Viễn Đông. Đảng Cộng sản Đông Dương
chẳng đã được thành lập ngày 6.1.1930 tai Cowloon? Nếu năm 1929 Chính quyền
Hongkong bất chấp lý lẽ của luật sư Loseby, dẫn độ ông Tống Văn Sơ (tức Hồ Chí
Minh sau này) giao cho chính quyền thuộc địa Pháp tại Hà Nội thì sao nhỉ? Cũng
có lẽ vì nhớ ơn này mà mấy hôm rồi, một
số báo Việt Nam có đưa tin về cuộc biểu tình ở Hongkong .
Trong số 1 triệu, rồi 2 triệu người (của hơn 7 triệu
dân) xuống đường trong những ngày qua, không chỉ có sinh viên học sinh, những kẻ
ảnh hưởng tư tưởng tự do phương Tây, mà còn có rất nhiều doanh nhân đang hưởng
lợi trong các ap-phe làm ăn với lục địa, có rất nhiều văn nghệ sỹ đang nổi tiếng
ở Hoa lục và cả những người lao động bình thường, cả đời chẳng quan tâm đến
chính trị.
Chắc chắn một điều là những người thường dân
Hongkong xuống đường chống luật dẫn độ không phải vì Chủ nghĩa Quốc tế vô sản,
mà vì cuộc sống của chính họ, vì con cái họ. Mặc dù Bắc Kinh luôn hứa hẹn một
cuộc sống ấm no trong trật tự, ổn định cho Hongkong. Nhưng một dân chúng đã sống
100 năm trong không khí tự do sẽ không chấp nhận sự ổn định và yên lặng của
nghĩa địa.
Sau hơn 30 năm cải cách, ở Trung Quốc cũng có những
khu vực đạt mức thu nhập ngang Hongkong. Nhưng sinh hoạt văn hóa, tự do báo chí
và hệ thống tam quyền phân lập chính là sự khác biệt. Điều đó biến Đặc khu này
trở thành thách thức cho sức mạnh của đế chế năm sao, thành một tấm gương cho
các quốc gia và dân tộc Á Đông trên con đường dân chủ.
Tuy ván bài chưa ngã ngũ, tuy „Tập đoàn Tập“ vẫn
chưa chịu thua, nhưng Hongkong 2019 đã làm cho học thuyết phản động „Văn hóa
phong kiến Á Châu không phù hợp với dân chủ phương tây“ bắt đầu rạn nứt trong
những cái đầu bảo thủ nhất.
Nếu điều đó là phản động thì việc các con Lạc cháu Hồng
coi khinh người Tàu, việc các ông Chí Phèo hăng máu coi thường những gã AQ hèn
nhát cũng bố láo nốt. Hãy sờ lên gáy mình.
Dù sao, ngay tại Trung Quốc chưa hề có dân chủ, đã từng
có hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên, công nhân dám sống cho ra sống. Thiên
An Môn 1989 là một bằng chứng.
----------------------------
XEM THÊM
Những hình ảnh biểu tình từ Hong Kong gây cảm hứng
khắp nơi trên toàn thế giới. Nhìn từ bên ngoài vào, những người xuống đường dường
như không cần có lãnh đạo. Họ phối hợp nhịp nhàng, hành động nhanh gọn và dứt
khoát. Điều này khiến nhiều người cho rằng đây là cuộc biểu tình tự phát, không
cần có tổ chức. Sự thật không phải như vậy!
Bất kỳ một phong trào nào được gây dựng nghiêm túc
cũng cần phải có tổ chức, lên kế hoạch, bàn thảo phương án, chiến lược. Quan trọng
nhất là để bảo toàn lực lượng đấu tranh.
Hong Kong với sự chuẩn bị trong 12 năm để xây dựng
chiến lược, tạo dựng các gương mặt nổi trội và kiên định với một mục tiêu “bảo
toàn nền dân chủ” đã đạt được thành quả bước đầu.
Hôm nay người ta chỉ thấy con số 2 triệu người trên
đường phố mà quên đi những gầy dựng bước đầu của các thủ lĩnh của Mặt trận Dân
quyền Nhân quyền hay các thành viên nòng cốt của phong trào Liên hội học sinh
sinh viên.
Từ cuộc biểu tình 12/6/2019, người ta chỉ nhìn đám
đông mà quên đi vài ngày trước đó La Quán Thông (Nathan Law) và những
người bạn trong đảng Demosito đã im lặng cầm bảng mời gọi giới bác sĩ,
luật sư, công chức bước chân xuống đường ở các khu vực trung tâm.
Phong trào tại Hong Kong đã xây dựng các trang mạng,
sân chơi dành cho người tham gia ẩn danh chia sẻ ý kiến và qua đó những người tổ
chức có thể theo dõi và lượng giá tình hình.
Nhiều năm tháng cung cấp và hướng dẫn phương thức đấu
tranh đến với người dân và CHÍNH NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CÓ TỔ CHỨC trong quá khứ
cũng đã TRUYỀN ĐẠT KINH NGHIỆM cho người dân tự tổ chức và hòa nhập vào làn
sóng biểu tình chung ngày hôm nay.
Và thực tế là luôn luôn có một bộ phận lãnh đạo xuất
hiện công khai hay tiềm ẩn sau lưng để đưa ra những quyết định tiến đến hay tạm
lui cho phong trào dựa trên những phân tích chiến lược về tình hình cụ thể.
Không có một ngọn lửa nào có thể bùng cháy mà không
cần nỗ lực.
Tôi đọc khá nhiều bài viết về Hong Kong. Có nhiều mơ
ước xen lẫn với những tiếng thở dài lẫn thái độ ngao ngán khi so sánh Việt Nam
với Hong Kong. Thực ra điều chúng ta cần là nghiên cứu kỹ tiến trình gầy dựng
phong trào, phát triển những nhân tố lãnh đạo và nỗ lực học hỏi những kinh nghiệm
thành công của tổ chức Civil Human Rights Front - tổ chức đầu não của
phong trào tranh đấu tại Hong Kong.
Tôi ví dụ, khi so sánh cảnh sát Hong Kong và công an
cộng sản Việt Nam, nhiều người nói Hong Kong làm được vì cảnh sát không đánh
người. Thật ra điều này chỉ đúng một phần, bởi Hong Kong dù có ôn hoà thì đàn
áp cũng đã xảy ra, đạn đã nổ, máu đã đổ! Quan trọng là họ - những chiến lược
gia Hong Kong đã tính toán tất cả các phương án xảy ra để không bị động. Họ sử
dụng truyền thông và khai thác tối đa các yếu tố gây phẫn nộ để giành lấy quyền
làm chủ mặt trận thông tin.
Cảnh sát nổ súng, những người mẹ lên tiếng bằng một
lá thư công khai với hơn 44,000 chữ ký và lời tuyên bố "xuống đường mỗi
ngày" đồng hành với con em mình.
Một người ngã xuống cho thông điệp tự do - hai triệu
người xuống đường bày tỏ thái độ.
Các chuyên gia chiến lược Hong Kong khai thác triệt
để các sự kiện xảy ra và gầy dựng phương án cụ thể cho từng sự kiện.
Còn chúng ta, chúng ta có gì?!
Chúng ta mới đi những bước đầu giữa sự đàn áp của bạo
quyền và cả sự nghi ngờ của những người xung quanh.
Chúng ta thừa lời chỉ trích nhau và thiếu khả năng
đóng góp ý kiến xây dựng.
Chúng ta thừa mơ ước khi nhìn ra thế giới bên ngoài
nhưng lại thiếu khát vọng học hỏi.
Hay nói đúng hơn chúng ta bế tắc vì chưa đặt ưu tiên
vào chiến lược, chưa đầu tư công sức để xây dựng đội ngũ làm việc nghiêm túc và
chưa kiên nhẫn để từng bước gầy dựng sức mạnh quần chúng - people power.
Cuộc cách mạng
không có lãnh đạo, không tổ chức chỉ là cái nhìn bề nổi. Bởi thực tế có tổ chức
nhưng không lộ diện thủ lãnh mới chính là chìa khoá dẫn đến sự thành công của
Hong Kong.
Cổ suý niềm tin làm cách mạng không cần tổ chức gián
tiếp đồng nghĩa với việc đem yếu tố tổ chức, kế hoạch, sách lược ra khỏi phong
trào đấu tranh.
Hơn một triệu người tràn ngập phố phường Hong Kong
không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình làm việc, tổ chức và
phát triển của nhiều năm tháng - từ những nhà hoạt động bền bĩ - lộ diện hoặc ẩn
mặt.
Cuộc cách mạng ở Việt Nam cũng vậy. Nó phải
là kết quả của quá trình làm việc, tổ chức và phát triển của nhiều năm tháng -
từ những nhà hoạt động lộ diện hoặc ẩn mặt - luôn kiên trì bền bĩ với công việc
đã chọn.
20.06.2019
-------------------------------------------------
CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC :
.
.
.
.
.
.
.
.
Thông
báo về việc vi hiến điều 30 Hiến Pháp 2013 của bưu điện.
.
.
.
Báo Điện tử đảng CSVN vào ngày 18/6 đã đăng một bài
viết "đảng chửi đảng" với nhan đề "Chống
tham nhũng trong các cơ quan Phòng chống tham nhũng!".
.
No comments:
Post a Comment