Eleanor Albert, CFR
Posted on Apr 2, 2015
Giới
thiệu
Hồng Kông là một đặc khu thuộc Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (PRC) với một số quyền tự do nhất định trong lĩnh vực chính trị và
kinh tế dựa trên chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Hồng Kông, cựu thuộc địa
của Anh, hiện là một trung tâm tài chính toàn cầu, đã phát triển mạnh vượt ra
khỏi Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nhiều người dân Hồng Kông đã trở nên
chán nản bởi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong thành phố và mệt mỏi vì
sự trì hoãn trong cải cách dân chủ.
Những nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã tập hợp lại
hằng năm nhằm phản đối sự chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 và cuộc đàn áp tại
Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nhưng chính các cuộc biểu tình vào mùa thu
năm 2014 vừa qua mới thật sự đạt mức kỷ lục. Các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh
xem những cuộc biểu tình này như một thách thức trực tiếp đến tính chính danh của
mình, và lo sợ một sự thỏa hiệp chính trị có thể dẫn đến sự nguy hiểm kéo theo
đối với các khu vực khác như Đài Loan hay Tây Tạng.
Vị
thế chính trị của Hồng Kông
Hồng Kông là một Đặc khu hành chính (Special
Administration Region) của Trung Quốc có một số quyền tự do trong việc điều
hành các công việc nội bộ của mình dựa trên chính sách thống nhất đất nước “một quốc gia, hai chế độ” vốn
được đưa ra bởi Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980. Ý tưởng này nhằm tạo điều
kiện cho việc tái hợp nhất Đài Loan, Hồng Kông và Macao về với Trung Quốc trong
khi vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị và kinh tế riêng của những nơi này. Sau
hơn một thế kỷ rưỡi dưới sự thống trị của thuộc địa, chính phủ Anh đã trao trả
Hồng Kông vào năm 1997. (Triều đình nhà Thanh đã nhượng lại lãnh thổ này cho
Hoàng gia Anh năm 1842 sau khi Trung Quốc thất bại trong Chiến tranh Nha phiến).
Bồ Đào Nha đã trả lại Macao năm 1999, và Đài Loan đến nay vẫn độc lập.
Luật Cơ bản của
Hồng Kông, văn bản hiến pháp của thành phố, bảo vệ cho “lối sống và hệ thống tư
bản chủ nghĩa” của thành phố và cho phép có “một mức độ tự trị cao”, bao gồm
quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập trong vòng năm mươi năm (cho đến
năm 2047). Các cán bộ Đảng Cộng sản
Trung Quốc không nắm quyền lãnh đạo ở Hồng Kông như họ làm ở các tỉnh
và đô thị ở Đại lục, nhưng Bắc Kinh vẫn gây sức ảnh hưởng đáng kể – mặc dù gián
tiếp, thông qua các cá nhân trung thành đang chi phối phạm vi chính trị lên khu
vực này.
Tự do báo chí, ngôn luận, hội họp và tôn giáo là những
quyền được bảo vệ. Hồng Kông được phép đại diện cho các quan hệ đối ngoại trong
một số lĩnh vực nhất định, gồm thương mại, truyền thông, du lịch và văn hóa –
nhưng Bắc Kinh vẫn duy trì quyền kiểm soát lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng của
khu vực.
Mối
liên hệ kinh tế của Hồng Kông với Đại lục
Đô thị của hơn bảy triệu dân, Hồng Kông là một trung
tâm hàng hải và tài chính toàn cầu, đã phát triển mạnh vượt ra khỏi nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới, đứng
đầu thế giới về thương mại theo tỷ lệ phần trăm GDP. Mức thuế tương đối
thấp, hệ thống tài chính phát triển mạnh, thủ tục gọn nhẹ và các đặc điểm tư bản
khác giúp cho Hồng Kông trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế
giới và khiến nó trở nên đặc biệt so với các trung tâm tài chính khác ở đại lục
như Thượng Hải. (Bắc Kinh đã ra mắt Khu Vực Mậu dịch Tự do Thượng Hải vào tháng
9 năm 2013 để thử nghiệm những cải cách thị trường tự do, nhưng lại khiến các
nhà đầu tư thất vọng hơn). Hồng Kông tiếp tục giành vị trí đầu bảng
trong các báo cáo về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu, đứng thứ ba trong
báo cáo Môi trường Kinh
doanh (Doing Business) năm 2015 của Ngân hàng Thế giới. Hầu hết các
ngân hàng lớn trên thế giới và các công ty đa quốc gia đều duy trì trụ sở khu vực
trong thành phố này.
Mặc dù năng lực kinh tế của Hồng Kông đã giảm bớt so
với đại lục – GDP so với Trung Quốc giảm từ 16 phần trăm kể từ khi bị chuyển
giao vào năm 1997 đến còn 3 phần trăm năm 2014, nhưng mối quan hệ thương mại vẫn
còn rất chặt chẽ. Hồng Kông là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc
(sau Mỹ), chiếm gần
10 phần trăm tổng giá trị thương mại của Trung Quốc. Thành phố cũng
là nguồn
lực lớn nhất của Trung Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI) và là nơi mà các công ty Trung Quốc gia tăng lượng vốn khổng lồ
của mình ra ngoài – gần tám trăm doanh nghiệp ở đại lục được niêm yết trên thị
trường chứng khoán của Hồng Kông. Trong khi đó, Hồng Kông phụ thuộc nhiều vào đại
lục. Trung Quốc chiếm
hơn một nửa tổng giá trị thương mại của thành phố này năm 2013, và
cũng là nguồn lực hàng đầu trong chỉ số FDI tại Hồng Kông.
Căng
thẳng chính trị giữa Hồng Kông và Bắc Kinh
Sự do dự của Bắc Kinh trong việc cho phép Hồng Kông
tiến tới một nền dân chủ toàn diện với các cuộc bầu cử tự do và công bằng là
căn nguyên gây tranh cãi lâu nay. Các chuyên gia nói rằng nguồn gốc của vấn đề
là sự nhập nhằng trong Luật Cơ bản, mà Bắc Kinh liên tục diễn giải lại. Theo
văn bản này, Trưởng Đặc khu Hồng Kông “sẽ được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc
qua tham vấn được tổ chức tại địa phương (Hồng Kông) và được bổ nhiệm bởi Chính
phủ Nhân dân Trung ương (Quốc Vụ viện của Trung Quốc)”, và rằng “mục đích cuối
cùng chính là việc lựa chọn Trưởng Đặc khu bằng phổ thông đầu phiếu dựa trên sự
đề cử từ một ủy ban đề cử mang tính đại diện rộng rãi theo các quy trình dân chủ”.
Tính chất và thời hạn cho cải cách bầu cử thì không rõ ràng.
Michael F. Martin, một chuyên gia về các vấn đề châu
Á và là nhà phân tích cho Vụ Nghiên cứu Quốc hội, nói rằng khi Bắc Kinh đề xuất
phổ thông đầu phiếu, họ đã dùng từ 可以 (Keyi), mà được dịch theo nghĩa rộng thành các từ
“can”, “may”, “possible”, hoặc “able to”, điều này gây khó khăn để phân định rõ
quyết định của Bắc Kinh có đồng ý tuân theo Luật Cơ bản hay không.
Một số nhà phân tích cho rằng những quyết định của
Trung Quốc năm 2004, 2007 và 2014 nhằm trì hoãn việc bầu cử phổ thông cho lãnh
đạo của Hồng Kông là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ cầm chân vô thời hạn đối
với những cải cách này. Cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã
quyết định trong tháng 8 năm 2014 rằng chỉ các ứng viên được duyệt bởi
một ủy ban đề cử được lựa chọn bởi Bắc Kinh mới được phép tranh cử vào năm
2017.
Những
dự định của Bắc Kinh đối với Hồng Kông
Cả Bắc Kinh và Hồng Kông đều được hưởng lợi về mặt
kinh tế kể từ thời khắc chuyển giao năm 1997. Mặc cho những lần trì hoãn liên tục
trong cải cách ở Hồng Kông, cải cách chính trị đã được thực hiện một cách chậm
rãi và thận trọng. Dưới sự cai trị thuộc địa, thống đốc Hồng Kông được bổ nhiệm
bởi chính phủ Anh. Kể từ khi chuyển giao, đặc khu trưởng được lựa chọn bởi một ủy
ban bầu cử, ban đầu gồm 400, sau đó 800, và hiện nay là 1.200 thành viên từ bốn
nhóm ngành chính (những thành viên trong nhóm ngành công nghiệp,
thương mại và tài chính; nhóm các ngành chuyên môn khác như giáo dục đại học và
kỹ thuật; nhóm ngành lao động, dịch vụ xã hội và tôn giáo; và các tổ chức chính
trị Hồng Kông). Tất cả những thay đổi, gồm cả việc mở rộng Ủy ban Bầu cử và Hội
đồng Lập pháp Hồng Kông, phải được sự chấp thuận của chính phủ Hồng Kông và Quốc
hội Nhân dân Trung Hoa, cơ quan lập pháp của Trung Quốc.
“Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ hệ thống nào ở
Hồng Kông mà không chohọ [Bắc Kinh] quyền kiểm soát toàn diện”, Roderick
Wye viết trong Newsweek.
Bắc Kinh hằng luôn miễn cưỡng trong việc thay đổi
chính sách của mình khi phải đối mặt với những lời chỉ trích. Các cuộc biểu
tình năm 2014 của Hồng Kông đã gây chú ý tới giới lãnh đạo Trung Quốc, nhưng Bắc
Kinh đã không thay đổi thái độ của mình trong việc quản lý Hồng Kông. Bắc Kinh
coi các cuộc biểu tình như là thách thức tiềm tàng đến chế độ độc đảngcủa
Trung Quốc, nhưng họ nhận thức được rằng tiếng gọi dân chủ của Hồng Kông là mối
đe dọa nghiêm trọng bởi vì vị thế của thành phố này là một trung tâm kinh tế quốc
tế. Lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng một đặc khu trưởng được bầu cử theo hướng
dân chủ “sẽ tìm cách gây
bất ổn cho sự cai trị của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc” – theo Richard
Bush , thành viên cao cấp của Viện Brookings. Bắc Kinh cũng sợ rằng bất kỳ thỏa
hiệp chính trị nào cũng có thể tạo ra một tiền
lệ nguy hiểm và châm ngòi cho sự ly khai ở các khu vực khác, bao gồm
Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Macao và Đài Loan, Bush nói thêm.
Đài Loan không công nhận yêu sách chủ quyền của Bắc
Kinh và đã theo dõi sát sao những diễn biến ở Hồng Kông. Sau cuộc nội chiến
Trung Quốc (1945–1949), lãnh đạo Quốc Dân Đảng, Tưởng Giới Thạch đã trốn sang
Đài Loan và lập nên nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Việc thống nhất Đài
Loan vẫn là một ưu tiên cấp quốc gia của Trung Quốc.
Dẫn ra sự thay đổi trong mối tương quan quyền lực giữa
Hồng Kông và Đại lục cùng với sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, các chuyên
gia cho rằng những người biểu tình thiếu thực tế khi mong đợi Bắc Kinh sẽ rút lại
đề xuất cải cách của mình. Tuy nhiên, vẫn còn cơ
hội để thương lượng trong phạm vi khuôn khổ của Bắc Kinh. Chẳng hạn,
việc xây dựng ủy ban đề cử sẽ được sắp đặt sao cho tạo ra tính cạnh tranh cao
giữa các ứng viên. Bắc Kinh cũng có thể xem xét loại
bỏ trưởng đặc khu nào không được người dân ưa chuộng. Nhưng nhìn
chung, các chuyên gia kêu gọi người biểu tình cũng như lực lượng chính phủ phải
dựa vào tính
thực tiễn. “Những người ủng hộ dân chủ nên kiềm chế lý tưởng của mình bằng sự cẩn trọng và tính thực tế”,
Doug Bandow viết, thành viên cấp cao của Viện Cato.
Theo một số chuyên gia, Trung Quốc đang bỏ lỡ cơ hội
để thử
nghiệm một nền dân chủ tại Hồng Kông, quá trình này có thể giúp mở ra
cánh cửa cho những cải cách chính trị ở đại lục. Vị thế của Bắc Kinh đối với Hồng
Kông cho thấy họ cũng chưa sẵn sàng hoặc không có khả năng xử lý các vấn đề cải
cách có thể gây ảnh hưởng to lớn đến sự cầm quyền của mình: “Bắc Kinh sẽ không
chấp nhận bất kỳ hệ thống nào ở Hồng Kông mà không cho họ quyền kiểm soát toàn
diện”, Roderick Wye viết trong Newsweek.
Khi những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc bắt
tay vào thực hiện cải tiến chiến lược dài hạn, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tôn
trọng hơn nữa vào “hai chế độ”, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh vào mối
quan hệ “một quốc gia” giữa Hồng Kông và Đại lục – một dấu hiệu khả quan cho thấy
Bắc Kinh sẵn sàng thay đổi linh hoạt, mặc dù với một mức độ hạn chế.
Còn
tiếp…
*
Eleanor Albert, CFR
Posted on Apr 7, 2015
Hồng
Kông có đoàn kết trong tiến trình cải cách dân chủ?
Hàng chục ngàn người biểu tình vào mùa thu năm 2014
gồm các thành phần từ chính trị gia cho đến sinh viên và người dân bình thường.
Mặc dù có nhiều đòi hỏi khác nhau, nhưng hai mục tiêu chung nhất là kêu gọi Trưởng
Đặc khu Lương Chấn Anh từ chức và quyền được tổ chức một cuộc bầu cử trưởng đặc
khu mà các ứng viên không thông qua sự kiểm duyệt của một ủy ban ủng hộ Bắc
Kinh.
Dư luận ở Hồng Kông bị phân rẽ dựa trên vấn đề về cải
cách dân chủ. Một số người kêu gọi duy trì hệ thống chính trị hiện tại của Hồng
Kông, trong khi những người khác muốn thúc đẩy các cải cách được quy định trong
Luật Cơ bản. Các cuộc khảo sát toàn dân kể từ lúc chuyển giao năm 1997 cho thấy
sự hài lòng với năng lực của chính phủ Hồng Kông không nhất quán qua từng năm,
nhưng gần đây đã xuất hiện một chiều hướng mới: người dân Hồng Kông đang ngày càng bất
mãn.
Trong những năm qua, tất cả các trưởng đặc khu đều
không được người dân ưa chuộng. Cơ quan lập pháp của Hồng Kông, gồm các nhà lập
pháp được bầu cử bởi các cử tri phân theo khu vực và được lựa chọn bởi các cử
tri phân theo chức năng (đại diện đến từ các lĩnh vực xã hội, công nghiệp và
thương mại), và ủy ban bầu cử đặc khu trưởng dành sự ưu tiên không tương xứng
cho lợi ích kinh doanh và thường trung thành với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong
chính phủ cũng bị phân tách và chi phối bởi hai phe phái chính: phe ủng hộ dân
chủ – những người kêu gọi từng bước thực hiện cải cách dân chủ, và các nhóm ủng
hộ chính quyền – phần lớn là những người ủng hộ các doanh nghiệp và Bắc Kinh.
Những người ủng hộ dân chủ đa phần đấu tranh cho việc
từng bước thực hiện cải cách chính trị và đi theo khuynh hướng cân nhắc tính thực
tiễn trong mối quan hệ giữa Hồng Kông với Bắc Kinh. Phe dân chủ nhận thấy Hồng
Kông không thể ép buộc Bắc Kinh đi đến những cải cách mang tính chống đối hoặc
gây ảnh hưởng xấu đến chính quyền trung ương Bắc Kinh; các cải cách có nhiều khả
năng thành công hơn một khi sự thay đổi ở Hồng Kông cũng đem lại lợi ích cho đại
lục. Do vậy, phần lớn các nhóm chính trị cấp tiến của Hồng Kông thậm chí
còn bảo
thủ hơn các sinh viên, những người biểu tình để đòi hỏi một nền dân chủ
toàn diện.
Thế hệ trẻ đã nảy sinh sự bất bình chính
trị bởi vì họ cảm thấy họ không thu được lợi ích gì từ sự giàu có của
thành phố và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt bởi dòng người từ đại lục đổ vào.
Những người trẻ biết cất lên tiếng nói và quan tâm đến
chính trị là thành phần đi đầu trong phong trào dân chủ của Hồng Kông và họ
đang đòi hỏi một vai trò lớn hơn trong việc quyết định hệ thống xã hội và chính
trị của thành phố. Ngoài ra, hệ thống chính trị không đại diện đầy đủ cho toàn
bộ quan điểm của người dân Hồng Kông. Sự khác biệt quan điểm giữa các thế hệ
ngày càng lớn và sự bất bình đẳng trong kinh tế đang tăng cao – Hồng Kông có mức
độ chênh
lệch thu nhập cao nhất thế giới – đã làm gia tăng sự chia rẽ chính trị.
Thế hệ trẻ đã nảy sinh sự bất bình chính trị bởi vì họ cảm thấy họ không thu được
lợi ích gì từ sự giàu có của thành phố và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
bởi dòng người từ đại lục đổ vào. Tiền của từ đại lục cũng gây ảnh hưởng trầm
trọng đến sự chia rẽ giữa các tầng lớp kinh tế xã hội. Chính quyền Hồng Kông phải
hòa giải những mâu thuẫn chính trị này đồng thời duy trì sự ổn định của thành
phố.
Vai
trò của các tác nhân quốc tế
Các chuyên gia cho rằng chính phủ nước ngoài ít có
khả năng gây ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ hóa của Hồng Kông. Trong bối cảnh
các cuộc biểu tình năm 2014, chính phủ Anh đã kêu gọi Trung Quốc chấp nhận một
“bước
chuyển biến tích cực cho nền dân chủ” tại Hồng Kông, đồng thời Hoa Kỳ đã
ra tuyên bố ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ. Nhưng mọi lời
phát biểu đều tránh chỉ trích trực tiếp vào Bắc Kinh. Quốc hội Hoa Kỳ đã soạn
thảo một dự luật được sự đồng thuận của cả hai đảng vào tháng 11 năm
2014 để khôi phục lại các báo cáo thường niên về cải cách chính trị ở Hồng
Kông, đó là một điều khoản của Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ–Hồng Kông năm 1992 đã
bị ngưng lại vào năm 2000. Mặc dù dự luật này không làm thay đổi trực tiếp tới
chính sách của Hoa Kỳ nhưng nó biểu trưng cho sự ủng hộ của Mỹ tới sự phát triển
của nền dân chủ tại Hồng Kông. Một số chuyên gia kêu gọi một nỗ
lực hợp tác đa phương nhiều hơn từ các nền dân chủ phương Tây để ủng hộ
phong trào dân chủ của Hồng Kông và lên án những vi phạm nhân quyền.
Tuy vậy, các chính phủ phương Tây còn do dự không muốn
đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh vì những hậu quả kinh tế tiềm tàng – đặc biệt là
Hoa Kỳ, Anh, châu Âu, và những quốc gia có nguyện vọng đầu tư kinh doanh nhiều
hơn ở Trung Quốc. Do đó, các nhà phê bình nghi ngờ vào cam kết của phương Tây
trong việc bảo vệ nhân quyền.
Dưới con mắt của Bắc Kinh, bất kỳ sự can thiệp nào đến
từ bên ngoài là hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Các nước có thể
theo đuổi sự cầu viện vào một tòa án quốc tế vì Bắc Kinh đã không tuân thủ bản
Tuyên bố chung giữa Anh Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, bản
tuyên bố này không đưa ra các chi tiết cụ thể về cách thức lựa chọn đặc khu trưởng.
Và Trung Quốc cũng ít khi công nhận luật pháp quốc tế, đặc biệt với những vấn đề
có liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Trong khi đó, các công ty đa quốc gia phần lớn đều
im lặng trong các tranh cãi về dân chủ ngoài những lời kêu gọi cho sự ổn định.
Giới doanh nghiệp Hồng Kông có những lo ngại đặc biệt về tình trạng bất ổn kéo
dài có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Thông
tin thêm
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản Sách
Trắng bàn về cách thực thi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng
Kông vào tháng 6 năm 2014.
Hoa Kỳ đã ký kết Đạo luật Chính sách
Hoa Kỳ–Hồng Kông vào năm 1992.
Bài
phóng sự này của tờ Quartz giải thích tầm quan trọng của Hồng Kông tới
nền kinh tế Trung Quốc.
Joshua Wong, một nhà lãnh đạo được công nhận trong
các cuộc biểu tình Hồng Kông, nói lên khát vọng dân chủ của thế hệ mình
trên chuyên
mục tranh luận của tờ New York Times.
Những
thảo luận của Elizabeth C. Economy làm việc cho CFR về các cuộc biểu
tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông trong một cuộc phỏng vấn với Jim Zirin qua Đối
thoại tại Digital Age.
No comments:
Post a Comment