Monday,
April 27, 2015 5:14:09 PM
Biến
cố 30 tháng 4, dù được gọi tên hay diễn tả thế nào (Tháng 4 Đen, Đại Thắng Mùa
Xuân, Quốc Hận, Giải phóng, hay Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Fall of Saigon
…) thì vẫn là trọng tâm thu hút tất cả mọi sự quan tâm của dân Việt Nam.
Vào thời điểm ấy, và ngay cả đến 40 năm sau, mọi người hầu như quên coi như
không có những gì xảy ra trên thế giới năm 1975, bên ngoài Sài Gòn và miền Nam
Việt Nam.
Nhưng
thời gian không ngừng lại ở đó và trong bối cảnh chung của toàn thế giới, sự kiện
30 tháng Tư không phải là một chuyển biến tự nhiên đột ngột, chỉ là hậu quả của
một chuỗi những diến tiến trong thế trận địa lý - chính trị thời kỳ Chiến Tranh
Lạnh.
Tuy hãy còn trong giai đoạn cao điểm cho tới gần hai chục năm sau, Chiến Tranh Lạnh lúc ấy không có nguy cơ trở thành nóng. Cả hai bên đối phương đều hiểu nếu xảy ra một cuộc đại chiến, sẽ không tránh khỏi phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân với thảm họa khó lường, và chắc rằng không có kẻ thắng người bại.
Từ thập niên 1960, các nước có vũ khí nguyên tử đã đi đến chỗ mặc nhiên thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân chỉ nên là một phương tiện răn đe chứ không phải để chiến tranh. Những nỗ lực thương lượng để giảm thiểu tình trạng căng thẳng đạt kết quả đầu tiên bằng hiệp ước được goi là LTBT hay PTBT, giới hạn thử nghiệm nguyên tử, ngoại trừ thử nghiệm dưới lòng đất, ký kết tại Moscow giữa ba ngoại trưởng Nga Andrei Gromyko, Anh Alec Douglas-Home, và Mỹ Dean Rusk. Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp định vào ngày 7 tháng 10, 1963, trong một buổi lễ tại tòa Bạch Ốc, Tổng Thống John Kennedy ký ban hành thành luật. Sau đó các nước đạt được thỏa ước đình chỉ toàn diện thí nghiệm nguyên tử, CTBT (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty), được Liên Hiệp Quốc chấp nhận, và những cố gắng tiến tới đàm phán về hạn chế phát triển vũ khí nguyên tử.
Vào thời điểm này Hoa Kỳ khởi đầu sự can dự trực tiếp vào Đông Dương bằng những hoạt động của CIA, được gọi là cuộc chiến tranh bí mật ở Lào và Bắc Việt, đồng thời với việc gia tăng viện trợ vũ khí và đưa cố vấn quân sự đến Miền Nam. Hai khối Cộng Sản và Thế Giới Tự Do thừa nhận sự đương đầu bằng những can thiệp có giới hạn trong phạm vi khu vực, được ngầm hiểu là không đưa đến chiến tranh toàn cầu.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tính toán như thế nào khi đưa nửa triệu quân đến Việt Nam là điều khó có thể biết chắc chắn. Những giải thích gì cũng đều mang tính chủ quan, có những điểm chính xác và không thể chính xác. Vì vậy cố gắng đi tìm một kết luận sẽ là vô ích, còn rút ra kinh nghiệm là thuộc về phần nhận định riêng của từng người.
Tuy hãy còn trong giai đoạn cao điểm cho tới gần hai chục năm sau, Chiến Tranh Lạnh lúc ấy không có nguy cơ trở thành nóng. Cả hai bên đối phương đều hiểu nếu xảy ra một cuộc đại chiến, sẽ không tránh khỏi phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân với thảm họa khó lường, và chắc rằng không có kẻ thắng người bại.
Từ thập niên 1960, các nước có vũ khí nguyên tử đã đi đến chỗ mặc nhiên thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân chỉ nên là một phương tiện răn đe chứ không phải để chiến tranh. Những nỗ lực thương lượng để giảm thiểu tình trạng căng thẳng đạt kết quả đầu tiên bằng hiệp ước được goi là LTBT hay PTBT, giới hạn thử nghiệm nguyên tử, ngoại trừ thử nghiệm dưới lòng đất, ký kết tại Moscow giữa ba ngoại trưởng Nga Andrei Gromyko, Anh Alec Douglas-Home, và Mỹ Dean Rusk. Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp định vào ngày 7 tháng 10, 1963, trong một buổi lễ tại tòa Bạch Ốc, Tổng Thống John Kennedy ký ban hành thành luật. Sau đó các nước đạt được thỏa ước đình chỉ toàn diện thí nghiệm nguyên tử, CTBT (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty), được Liên Hiệp Quốc chấp nhận, và những cố gắng tiến tới đàm phán về hạn chế phát triển vũ khí nguyên tử.
Vào thời điểm này Hoa Kỳ khởi đầu sự can dự trực tiếp vào Đông Dương bằng những hoạt động của CIA, được gọi là cuộc chiến tranh bí mật ở Lào và Bắc Việt, đồng thời với việc gia tăng viện trợ vũ khí và đưa cố vấn quân sự đến Miền Nam. Hai khối Cộng Sản và Thế Giới Tự Do thừa nhận sự đương đầu bằng những can thiệp có giới hạn trong phạm vi khu vực, được ngầm hiểu là không đưa đến chiến tranh toàn cầu.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tính toán như thế nào khi đưa nửa triệu quân đến Việt Nam là điều khó có thể biết chắc chắn. Những giải thích gì cũng đều mang tính chủ quan, có những điểm chính xác và không thể chính xác. Vì vậy cố gắng đi tìm một kết luận sẽ là vô ích, còn rút ra kinh nghiệm là thuộc về phần nhận định riêng của từng người.
Có
thể các nhà hoạch định chiến lược Mỹ theo đường hướng của lý thuyết gia chiến
tranh nổi tiếng người Đức Carl von Clausewitz (1780-1831). Hoa Kỳ “dùng
vũ lực để buộc Bắc Việt tuân theo ý muốn của mình” là để cho Miền Nam có
hòa bình, nhưng coi “chiến tranh chỉ là sự tiếp nối của chính trị bằng phương
cách khác.” Hai chủ trương này thể hiện qua việc Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam
nhưng không tấn công qua vĩ tuyến 17 và oanh tạc Bắc Việt dù rất mạnh mẽ nhưng
chỉ nhắm vào những mục tiêu giao thông vận tải chứ không phải cơ sở kỹ nghệ hay
căn cứ quân sự. Người ta cho rằng lo ngại tạo nên điều kiện xung đột trực tiếp
với Trung Quốc là lý do của sự hạn chế, và thi hành điều này máy bay Mỹ
tránh các mục tiêu gần biên giới.
Chiến lược ngăn chặn các phương tiện tiếp liệu vào miền Nam, ở Miền Bắc hay trên đất Lào, không đạt hiệu quả và đến năm 1968 Hoa Kỳ tìm cách thương lượng với hy vọng những áp lực trong ba năm sẽ khiến Bắc Việt có thể lui bước. Nhưng Bắc Việt không từ bỏ quyết tâm, tìm cách kéo dài cuộc đàm phán làm điều kiện chiến tranh tâm lý và ngoại giao quốc tế và áp lực với dân chúng Mỹ.
Năm 1972, khai thác được bất hòa giữa Liên Xô và Trung Quốc, đã từng có lúc xảy ra xung đột võ trang tại biên giới, Hoa Kỳ quyết định giải quyết hẳn cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Lúc đó chiến lược domino từ gần 30 năm về một vòng rào ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Đỏ, cũng dần dần không còn là cần thiết và hữu lý nữa.
Trong khi đó thì Hoa Kỳ có nhu cầu chấn chỉnh nội bộ và giành lại thế chủ động trong nhiều vấn đề chính trị khác trên toàn thế giới. Những cố gắng rút chân ra khỏi chỗ sa lầy ở Đông Dương được thi hành bằng nhiều phương cách, cho đến cuối cùng là hành động buông thả hoàn toàn năm 1975.
Lịch sử vẫn có những bất ngờ không thể dự đoán. Nếu Tổng Thống Richard Nixon không vướng mắc vào vụ tai tiếng Watergate và phải từ chức ngày 9 tháng Sáu, 1974, tình thế có lẽ không biến chuyển nhanh như vậy ở Việt Nam.
Mặc dầu triệt thoái quân đội, chính quyền Nixon vẫn còn những cam kết và tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sau hiệp định đình chiến ký kết tại Paris ngày 27 tháng Giêng, 1973. Tổng Thống Gerald Ford kế vị không còn ý chí để đối phó với những khó khăn nếu tiếp tục dính dáng vào những vấn đề dang dở, và cũng không được Quốc Hội dành cho thẩm quyền can thiệp vào Đông Dương. Ông không thể có quyết định gì khác hơn là cho lệnh tiến hành chiến dịch di tản mang tên Operation Frequent Wind bắt đầu từ cuối tháng 3.
Hai màn đầu của chiến dịch, di tản từ Tân Sơn Nhất bằng máy bay dân sự thuê bao và máy bay vận tải quân sự, gặp trở ngại sau tai nạn C-5 Galaxy ngày 4 tháng Tư. Chiếc máy bay chở 250 trẻ cô nhi ra tới biển phải quay lại vì trục trặc hệ thống khí áp và rớt gần cầu Bình Lợi khi sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt làm 153 người chết. Các máy bay C-5 không được phép tiếp tục cuộc không vận. Trong ba tuần lễ cuộc không vận đưa đi được 50,000 người.
Màn thứ ba của chiến dịch với dự tính di tản bằng tàu từ cảng Sài Gòn không thi hành được vì không đủ an ninh do tình thế chuyển biến quá nhanh. Hai ngày cuối cùng, 29 và 30 tháng Tư, trong màn 4 của chiến dịch, hơn 7,000 người được di tản bằng trực thăng ra các chiến hạm thuộc Hạm Đội 7 ngoài khơi Vũng Tàu. Tổng Thống Gerald Ford gọi chiến tranh Việt Nam là “một giai đoạn buồn thảm và bi đát của lịch sử Mỹ.”
Năm 1975 nằm giữa thời kỳ của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới khởi đầu từ 1970 và 1973 gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển kỹ nghệ. Đầu năm 1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng cảnh cáo “Hoa Kỳ sẽ dùng biện pháp quân sự với một quốc gia sản xuất dầu lửa nào nếu tìm cách bóp nghẹt cung cấp tới các quốc gia kỹ nghệ.”
Trong những năm đầu 1970, Trung Đông vẫn là vùng đất thường xuyên xảy ra những cuộc khủng hoảng gây khó khăn lớn cho Hoa Kỳ trong lúc còn vướng mắc ở chiến tranh Việt Nam, giữa tình hình Liên Xô tiếp tục tạo thế lực bằng sự phát triển quan hệ và gia tăng viện trợ quân sự cho nhiều nước từ Ai Cập đến Iraq, Syria. Nhiều cuộc chiến tranh nổi dậy khác xảy ra ở những nước Phi Châu và Nam Mỹ được sự hỗ trợ của Liên Xô.
Sự rút bỏ hoàn toàn khỏi Việt Nam là cần thiết để Hoa Kỳ chủ động đương đầu với tình thế và có thể cho là bằng khả năng này, 15 năm sau Hoa Kỳ đã ở vị trí thắng lợi trong sự kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh. Cuối cùng thì thực tế cuộc chiến “ai thắng ai” không phải bằng sức mạnh quân sự mà ở chỗ thất bại của chính sách kinh tế hoạch định trước thành công của đường lối kinh tế thị trường.
Cũng nên nhắc lại ở đây một vài sự kiện ngoài Việt Nam trong năm 1975 vì chắc chắn rằng rất ít ai biết hay chú ý tới.
1975 là khởi đầu Năm Phụ Nữ Thế Giới. Ngày 6 tháng 1, NBC-tv mở đầu “Wheel Of Fortune,” chương trình ngày nay hãy còn quen thuộc ở nhiều đài truyền hình trên thế giới. Bill Gates và Paul Allen lập công ty Microsoft, đóng góp quan trọng trong bước đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật tin học. Bà Margaret Thatcher được bầu làm chủ tịch đảng Bảo Thủ và 4 năm sau thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của nước Anh. Không thể kể hết nhiều sự kiện khác nữa trong thời sự năm 1975 bởi vì trên bước tiến đến tương lai, thế giới chẳng bao giờ dứt chuyện phức tạp.
Tranh luận về quá khứ, dù là 40 năm hay nhiều năm nữa, cũng sẽ chưa chấm dứt. Lịch sử không thiếu những chuyện đáng buồn giữa thực tế đã xảy ra với nhiều hậu quả đáng tiếc kế tiếp, thay vì một kết cục tốt đẹp hơn.
Nỗi hoài nghi của văn hào Nguyễn Du, “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như,” là chắc chắn đúng, vì thời gian làm phai nhòa dần tất cả mọi chuyện và người ta sẽ không còn nhớ đến các tình tiết của nó. Nhưng chắc chắn chuyện Kiều mãi mãi là tác phẩm lớn của dân tộc Việt. Còn trong lịch sử nhân loại, sai hay đúng mọi chế độ chính trị đều sẽ qua đi. Tuy vậy, vĩnh viễn người ta sẽ ghi nhớ rằng 1975 là khởi điểm bành trướng của dân tộc Việt Nam đến khắp mọi miền đất trên địa cầu này. Những thế hệ tương lai, trong hay ngoài nước, hy vọng sẽ xây dựng được vận mạng của họ sáng lạn hơn dù không thể biết hết là 1975 ra sao. (HC)
Chiến lược ngăn chặn các phương tiện tiếp liệu vào miền Nam, ở Miền Bắc hay trên đất Lào, không đạt hiệu quả và đến năm 1968 Hoa Kỳ tìm cách thương lượng với hy vọng những áp lực trong ba năm sẽ khiến Bắc Việt có thể lui bước. Nhưng Bắc Việt không từ bỏ quyết tâm, tìm cách kéo dài cuộc đàm phán làm điều kiện chiến tranh tâm lý và ngoại giao quốc tế và áp lực với dân chúng Mỹ.
Năm 1972, khai thác được bất hòa giữa Liên Xô và Trung Quốc, đã từng có lúc xảy ra xung đột võ trang tại biên giới, Hoa Kỳ quyết định giải quyết hẳn cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Lúc đó chiến lược domino từ gần 30 năm về một vòng rào ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Đỏ, cũng dần dần không còn là cần thiết và hữu lý nữa.
Trong khi đó thì Hoa Kỳ có nhu cầu chấn chỉnh nội bộ và giành lại thế chủ động trong nhiều vấn đề chính trị khác trên toàn thế giới. Những cố gắng rút chân ra khỏi chỗ sa lầy ở Đông Dương được thi hành bằng nhiều phương cách, cho đến cuối cùng là hành động buông thả hoàn toàn năm 1975.
Lịch sử vẫn có những bất ngờ không thể dự đoán. Nếu Tổng Thống Richard Nixon không vướng mắc vào vụ tai tiếng Watergate và phải từ chức ngày 9 tháng Sáu, 1974, tình thế có lẽ không biến chuyển nhanh như vậy ở Việt Nam.
Mặc dầu triệt thoái quân đội, chính quyền Nixon vẫn còn những cam kết và tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sau hiệp định đình chiến ký kết tại Paris ngày 27 tháng Giêng, 1973. Tổng Thống Gerald Ford kế vị không còn ý chí để đối phó với những khó khăn nếu tiếp tục dính dáng vào những vấn đề dang dở, và cũng không được Quốc Hội dành cho thẩm quyền can thiệp vào Đông Dương. Ông không thể có quyết định gì khác hơn là cho lệnh tiến hành chiến dịch di tản mang tên Operation Frequent Wind bắt đầu từ cuối tháng 3.
Hai màn đầu của chiến dịch, di tản từ Tân Sơn Nhất bằng máy bay dân sự thuê bao và máy bay vận tải quân sự, gặp trở ngại sau tai nạn C-5 Galaxy ngày 4 tháng Tư. Chiếc máy bay chở 250 trẻ cô nhi ra tới biển phải quay lại vì trục trặc hệ thống khí áp và rớt gần cầu Bình Lợi khi sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt làm 153 người chết. Các máy bay C-5 không được phép tiếp tục cuộc không vận. Trong ba tuần lễ cuộc không vận đưa đi được 50,000 người.
Màn thứ ba của chiến dịch với dự tính di tản bằng tàu từ cảng Sài Gòn không thi hành được vì không đủ an ninh do tình thế chuyển biến quá nhanh. Hai ngày cuối cùng, 29 và 30 tháng Tư, trong màn 4 của chiến dịch, hơn 7,000 người được di tản bằng trực thăng ra các chiến hạm thuộc Hạm Đội 7 ngoài khơi Vũng Tàu. Tổng Thống Gerald Ford gọi chiến tranh Việt Nam là “một giai đoạn buồn thảm và bi đát của lịch sử Mỹ.”
Năm 1975 nằm giữa thời kỳ của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới khởi đầu từ 1970 và 1973 gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển kỹ nghệ. Đầu năm 1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng cảnh cáo “Hoa Kỳ sẽ dùng biện pháp quân sự với một quốc gia sản xuất dầu lửa nào nếu tìm cách bóp nghẹt cung cấp tới các quốc gia kỹ nghệ.”
Trong những năm đầu 1970, Trung Đông vẫn là vùng đất thường xuyên xảy ra những cuộc khủng hoảng gây khó khăn lớn cho Hoa Kỳ trong lúc còn vướng mắc ở chiến tranh Việt Nam, giữa tình hình Liên Xô tiếp tục tạo thế lực bằng sự phát triển quan hệ và gia tăng viện trợ quân sự cho nhiều nước từ Ai Cập đến Iraq, Syria. Nhiều cuộc chiến tranh nổi dậy khác xảy ra ở những nước Phi Châu và Nam Mỹ được sự hỗ trợ của Liên Xô.
Sự rút bỏ hoàn toàn khỏi Việt Nam là cần thiết để Hoa Kỳ chủ động đương đầu với tình thế và có thể cho là bằng khả năng này, 15 năm sau Hoa Kỳ đã ở vị trí thắng lợi trong sự kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh. Cuối cùng thì thực tế cuộc chiến “ai thắng ai” không phải bằng sức mạnh quân sự mà ở chỗ thất bại của chính sách kinh tế hoạch định trước thành công của đường lối kinh tế thị trường.
Cũng nên nhắc lại ở đây một vài sự kiện ngoài Việt Nam trong năm 1975 vì chắc chắn rằng rất ít ai biết hay chú ý tới.
1975 là khởi đầu Năm Phụ Nữ Thế Giới. Ngày 6 tháng 1, NBC-tv mở đầu “Wheel Of Fortune,” chương trình ngày nay hãy còn quen thuộc ở nhiều đài truyền hình trên thế giới. Bill Gates và Paul Allen lập công ty Microsoft, đóng góp quan trọng trong bước đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật tin học. Bà Margaret Thatcher được bầu làm chủ tịch đảng Bảo Thủ và 4 năm sau thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của nước Anh. Không thể kể hết nhiều sự kiện khác nữa trong thời sự năm 1975 bởi vì trên bước tiến đến tương lai, thế giới chẳng bao giờ dứt chuyện phức tạp.
Tranh luận về quá khứ, dù là 40 năm hay nhiều năm nữa, cũng sẽ chưa chấm dứt. Lịch sử không thiếu những chuyện đáng buồn giữa thực tế đã xảy ra với nhiều hậu quả đáng tiếc kế tiếp, thay vì một kết cục tốt đẹp hơn.
Nỗi hoài nghi của văn hào Nguyễn Du, “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như,” là chắc chắn đúng, vì thời gian làm phai nhòa dần tất cả mọi chuyện và người ta sẽ không còn nhớ đến các tình tiết của nó. Nhưng chắc chắn chuyện Kiều mãi mãi là tác phẩm lớn của dân tộc Việt. Còn trong lịch sử nhân loại, sai hay đúng mọi chế độ chính trị đều sẽ qua đi. Tuy vậy, vĩnh viễn người ta sẽ ghi nhớ rằng 1975 là khởi điểm bành trướng của dân tộc Việt Nam đến khắp mọi miền đất trên địa cầu này. Những thế hệ tương lai, trong hay ngoài nước, hy vọng sẽ xây dựng được vận mạng của họ sáng lạn hơn dù không thể biết hết là 1975 ra sao. (HC)
No comments:
Post a Comment