Luật gia Trần Hưng - BBC
27
tháng 4 2015
Một
luật gia hiện đang sống ở miền Nam California nói với BBC rằng ông bỏ đất nước
để đi vượt biên vì đã ‘mất hết niềm tin’ vào cuộc sống và ‘khác biệt trong
quan điểm với chính quyền cộng sản’.
Luật
gia Trần Hưng và vợ con đã đến Mỹ vào năm 1995. Ông kể lại cho BBC những gì đã
xảy ra với gia đình ông vào ngày 30/4 năm 1975 và những năm tháng sau đó.
‘Bi
thảm’
“Ngày
30/4, lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được thế nào là bi thảm,” ông Hưng nói và
cho biết khi ông đang ở nhà thì nghe qua đài phát thanh Tổng thống Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng.
“Ngoài
đường nhốn nháo. Các quân nhân người cởi trần mặc quần đùi, người mặc áo may
ô đi bị ngoài đường. Quần áo vứt đầy.”
“Nhà
tôi gần Đại học Vạn Hạnh. Tôi ra đó thấy có những người đứng trên xe lam hô hào
mọi người ra đón tiếp quân cách mạng vào rồi tôi thấy xe tăng chở bộ đội
vào,” ông kể.
Ông
mô tả tâm trạng của ông khi đó là ‘chẳng buồn chẳng vui’ và ‘bàng hoàng vì mọi
chuyện đến quá nhanh’.
“Tôi
không thể tưởng tượng một chính quyền như vậy chỉ sụp đổ trong vài chục
ngày,” ông nói.
“Cũng
như nhiều người người lúc đó chúng tôi không cảm thấy sợ hãi và chịu đón nhận
tất cả những gì xảy ra cho mình, thậm chí cái chết vì trước đó tôi có nghe đến
chuyện cánh đồng chết ở Campuchia.”
Theo
lời ông Hưng thì người dân Sài Gòn lúc đó ra đường ‘có lẽ vì tò mò hơn là đón
bộ đội miền Bắc vào’.
“Ở
khu phố chúng tôi thật sự người ra đón bộ đội miền Bắc là không có,” ông nói
và cho biết lúc đó bố ông, vốn phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng hòa,
không muốn đưa gia đình ra nước ngoài dù có người khuyên nên di tản.
“Bố
tôi biết ở lại có thể bị giết và bị mọi thứ và cả gia đình cũng vậy,” ông nói,
“Có lẽ bố tôi cảm thấy bị đồng minh đâm sau lưng nên không muốn đi. Chúng tôi
cũng muốn để xem như thế nào.”
Từ
‘đỉnh cao xuống vực sâu’
Ông
Hưng cũng mô tả những ngày tháng sau đó khi gia đình ông trải qua rất nhiều khó
khăn dưới chế độ mới.
“Sau
năm 1975 chúng tôi từ đỉnh cao xuống vực sâu,” ông kể, “Họ (chính quyền) không
giết nhưng khổ thì khổ rất nhiều.”
Ông
cho biết lúc đó ông, vốn đang là sinh viên luật, ‘không có tập trung cải tạo
gì hết mà chỉ có đến trình diện thôi’.
“Điều
khó chịu là họ phát loa ở trước nhà tôi phát suốt từ 4h sáng đến 11h đêm, đọc
các thứ báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng,” ông nói.
“Hàng
xóm có những người đổi bên nhanh quá. Họ xộc vào nhà tôi bất lúc nào như là
nhà không có chủ hỏi ‘đã đi trình diện chưa’ và thế này thế kia.”
“Sau
đó ít lâu người ta yêu cầu đổi tiền. Mỗi gia đình chỉ được 200 đồng dù anh có
bao nhiêu tiền đi nữa. Đồng bạc miền Nam coi như vứt đi. Có sổ hộ khẩu, sổ mua
hàng, tất cả mọi thứ đều vào kỷ luật.”
“Cứ
hơi một tí thì họ lôi lên bắt đi họp hành. Đủ thứ hội: hội phụ nữ, hội
thanh niên, hội nhi đồng. Người nào cũng vào tổ chức và bị kiểm soát chặt chẽ,”
ông nói thêm.
Ông
cũng cho biết cuộc sống khi đó ‘khác hẳn cuộc sống ở miền Nam trước kia’.
“Chúng
tôi đi đến thăm ai, ngủ lại nhà ai cũng phải khai báo dù đó là người thân của
mình,” ông kể, “Muốn mua cái gì cũng phải có sổ sách chứ không phải tự nhiên đi
ra mua cái này cái kia.”
Lúc
đầu, gia đình ông còn được phân phối gạo nhưng từ từ ‘xuống tới gạo mốc, gạo ẩm,
rồi bắp, bo bo’.
‘Mất
niềm tin’
Ông
Hưng cho biết gia đình ông đã tìm cách vượt biên nhiều lần và một người em của
ông đã mất tích trên đường vượt biển.
Luật
gia Hưng cũng nói lý do ông đi vượt biên không phải do khó khăn về kinh tế mà
‘khó khăn về mặt tinh thần’.
“Chúng
tôi thấy rõ ràng quan điểm sống của chủ nghĩa cộng sản với chúng tôi không phù
hợp,” ông nói và cho biết những ngày đầu tiên những sinh viên trường Luật như
ông được cho đi học về Triết học Mác-Lênin ông đã thấy ‘chủ thuyết cộng sản
sai ngay từ đầu, sai ngay từ khái niệm về giá trị’."
“Chúng
tôi nghe thấy không hợp lý thì chúng tôi cãi. Nhưng mỗi khi như vậy thì chúng
tôi bị trừng phạt.”
Ông
cũng kể lại lần ông đưa con của ông vào nhà thương đã khiến cho ông kiên quyết
phải tìm đường ra đi.
“Khi
chúng tôi vào đến phòng cấp cứu thì thấy có hai cô ngồi đó, trên áo đề chữ bác
sỹ và có nghe cô này nói với cô kia rằng ‘Thôi chết rồi chị ạ, không biết 1cc
có phải là 1ml không, không biết em có cho người ta lầm thuốc không’,” ông kể.
“Tôi
nghĩ ngay trong bụng thôi đời thằng con tôi tiêu rồi. Từ lúc đó tôi nhất định bằng
mọi giá phải đi.”
Một
lần khác, khi ông đến thăm một người quen là đại tá công an khi ông này ốm và
ông có nói rằng: “Tiêu chuẩn của chú là vào Bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện
ấy to lắm nhiều thứ tối tân lắm ngày xưa bà Thiệu (phu nhân ông Nguyễn Văn
Thiệu) xây.”
“Ông
ấy bảo ‘Mày biết gì. Năm 1975 bọn nó chở về miền Bắc hết rồi,” ông Hưng thuật
lại lời người Đại tá công an đó nói rằng “Đám bác sỹ trong đó toàn là con ông
cháu cha. Vô trong đó chết chắc. Tao đi kiếm mấy thằng bác sĩ Nguỵ của mày cho
chắc ăn.”
“Khi
xảy ra những chuyện như vậy thì trong bụng chúng tôi mất niềm tin. Đằng nào
cũng chết nên phải đi tìm sự sống trong cái chết,” ông kể về lý do đi vượt biên
của mình.
“Lúc
đó đi ra ngoại quốc không biết tương lai ra làm sao. Không biết mình có thể làm
được những gì. Ra đại dương lớn như vậy mà con thuyền chỉ có 12 mét thì chỉ có
1 phần sống, 99 phần chết.”
“Thế
nhưng tại sao người ta vẫn đi? Tại vì ở lại là chết chắc,” ông giải thích.
‘Lòng
tốt của Hoa Kỳ’
Ông
Hưng cho biết sau khi đến Mỹ thì ‘nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, nhờ sự bao
dung của nhân dân Mỹ mà chúng tôi vẫn sống được và có tương lai tốt đẹp cho
chính mình và con cháu’.
Khi
đến Mỹ, gia đình ông được trợ cấp để sống trong tám tháng đầu tiên nhưng chưa hết
thời gian đó ông đã xin làm, ông kể.
“Nước
Mỹ rất là tử tế. Họ cho chúng tôi đi thi và nhận chúng tôi vào làm việc.”
“Điều
làm chúng tôi buồn nhất là ở một xứ sở khác máu tanh lòng, không phải bà con đồng
bào của mình lại đưa bàn tay ra giúp đỡ mình vô cùng tận tình trong khi ở trên
quê hương mình thì mình bị lưu đày,” ông nói.
“Khó
khăn thì có khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ,
chúng tôi đã vượt qua dễ dàng,” ông nói thêm.
Cuộc
phỏng vấn của BBC Việt ngữ với luật gia Trần Hưng được thực hiện tại văn phòng
làm việc của ông ở Quận Cam trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.
No comments:
Post a Comment