Thứ Tư, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Ngôi
nhà mình đang ở nằm cách bức tường Berlin không xa, đi bộ mươi phút là đến. Nơi
mình ở là phía Tây bức tường. Bức tường giờ đã phá bỏ, người ta dựng một
số cọc sắt tượng trưng thành bức tường, dài khoảng vài chục mét.
Hầu như ngày nào cũng có du khách đến đây xem lại di tích này, nhất là những ngày nắng đẹp.
Hầu như ngày nào cũng có du khách đến đây xem lại di tích này, nhất là những ngày nắng đẹp.
Ở
đây hầu như không ghi về những chiến công, tấm hình tương trưng lớn nhất
là tấm hình người lính Đông Đức vừa nhảy qua hàng rào khi bức tường chuẩn bị
xây, vừa nhảy vừa tháo súng ném lại.
Chỉ
có một vài tấm bia khắc tên của những người vượt tường bị lính Đông Đức bắn chết.
Những tấm bia giản dị, không nổi bật. Phải chú ý mới nhìn thấy. , Tấm bia có thể
là hòn đá màu sắc khiêm tốn hoặc những tấm sắt lát lẫn trên hè đường. Dường như
người Đức cố gắng không phô ra những đau thương do người lính Đông Đức cũ gây
ra.
Có một quán cà phê bài trí những đồ vật cũ, rất đông du khách dừng chân lại xem.
Con
phố của một thời lịch sử ảm đạm và thậm chí đẫm máu giờ đây yên bình như thế
này, không có tượng đài hay phù điêu gì quá huy hoàng tốn kém để tưởng niệm.
Bên thắng cuộc dường như phải cân nhắc thật tinh tế để làm sao những thứ tưởng
niệm vừa đủ, không để quên lãng nhưng cũng không để gây lại vết thương lòng cho
ai, cũng không để hận thù có cơ hội trỗi dậy.
Bernauer
str yên bình trong nắng ấm, nếu không có người hướng dẫn. Có khi bạn chẳng biết
đây là nơi xưa kia bức tường nổi tiếng. Bức tường được xây bằng ý chí của người
cộng sản. Trước khi bức tường được xây một tuần, vị tổng bí thư Đông Đức đã thề
thốt - không thể xây bức tường như vậy giữa thủ đô. Chỉ vài ngay sau vật liệu đổ
đến ầm ầm, bức tường được hoàn thành nhanh chóng.
Vị
tổng bí thư cuối cùng của ĐCS Đông Đức tuyên bố bức tường sẽ còn tồn tại trăm
năm nữa, chỉ sau đó cũng tuần thì người dân phá bỏ nó. Có lẽ ông tự tin chứ
không chủ ý gian dối như vị TBT đâu tiên cho xây bức tường.
Lúc
đầu tôi cứ nghĩ người Đức tình cờ cho tôi ở gần bức tường, khi tôi nhìn lại
Weimar nơi hẻo lánh mình đã đến đầu tiên. Đôi khi tôi thầm trách sao họ để mình
ở nơi vắng vẻ như vậy. Sau này tôi mới biết Weimar đã từng là một nhà nước cộng
hoà sớm nhất châu Âu. Có lẽ người Đức muốn cho tôi tự hiểu, con đường đi đến một
nước Đức thống nhất , văn minh, nhân ái như ngày nay không dễ dàng gì. Lẽ ra
tôi còn phải ở Nủrnberg một năm, nhưng tôi xin không chuyển, sau tôi cũng biết
đó là nơi thủ phủ của chủ nghĩa phát xít Đức.
Ngày nay Đức là một nước nhân đạo, pháp luật của Đức nghiêm minh. Nhưng sự nhân đạo của nó thì khó nơi nào bằng. Không cần nói đâu xa, chỉ cần nói đến những người Việt ngày nay trốn vào nước Đức bằng con đường rừng băng qua từ Lát Vi A hay Ucraina. Chẳng ai trong số họ chết vì đói hay bênh tật khi đặt chân đến Đức, chỉ cần có một đứa con với người đàn ông nào đó đang sống hợp pháp tại Đức. Người phụ nữ Việt Nam băng rừng kia sẽ được ở lại lâu dài, và khi cô ta ở lại được lâu dài, người đàn ông Việt Nam băng rừng không có giấy tờ nhưng là bố đứa trẻ thứ hai của cô ta., anh ta cũng được ở.
Trẻ sơ sinh Việt Nam đầy rẫy ở Berlin, mỗi ngày chủ nhật nếu bạn đến khu chợ Đồng Xuân sẽ thấy khối bà mẹ người Việt trẻ tay bồng một đứa, tay đẩy một dứa nằm xe. Những đứa con là những tờ giấy bảo đảm giá trị thời gian ở lại lâu dài của bố mẹ chúng. Bất kỳ đứa trẻ nào đi học ở Đức này đều không phải đóng học phí hoặc tiền xây dựng nhà trường, tiền sắm công cụ giảng dạy, tiền điều hoà rồi điện điều hoà, tiền máy tính giảng dạy cho giáo viên.....
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2014, Tí Hớn đặt chân đến nước Đức theo diện ăn theo học bổng của bố. Nhiều người bạn khuyên tôi làm đơn xin tiền hỗ trợ nuôi trẻ em. Tôi lần chần mãi, vì thực sự số tiền học bổng trong đó đã bao đủ mức sống cho gia đình. Đi xin chắc gì đã đượ. Mãi đến tháng 3 anh bạn tôi sau nhiều lần hối thúc, anh đến nhà dẫn tôi đi làm thủ tục. Ở cái phòng vào làm thủ tục xin tiền hỗ trợ, người ta có tấm biển. Anh bạn dịch rằng, đó là vì tế nhị, nên người ta có tấm biển này, nội dung nó như kiểu ai biết người đấy, không nên để ý việc người khác ở đây. Tôi hỏi sao lại có tấm biển kỳ quặc vậy, anh bạn bảo vì khi vào hỏi xin trợ cấp người ta sẽ hỏi những câu riêng tư, như vợ chồng có ở với nhau không, đến đây thế nào, sinh con ở đâu...đại khái là chuyện riêng tư nên họ nhắc nhở thế.
Tí Hớn nhận được tiền trợ cấp 200 e một tháng, bắt đầu từ tháng 12 năm 2014. Chẳng phải là khi bố nó làm giấy xin tiền hỗ trợ. Thế đấy, chỉ có 3 ngày mà được luôn cả một tháng. Giờ thì nó có thể đòi bố mẹ phải mua cho nó những gì mà nó cần thiết, như giày dùng trong giờ thể thao, túi đựng quần áo thể thao, , quần áo để đi học bơi, tiền để đi picnich với nhà trường. Nếu bố mẹ không mua cho nó những thứ ấy, cô giáo sẽ gửi ý kiến đến một cơ quan. Cái cơ quan ấy sẽ lập tức đến nhà tra hỏi là tiền hỗ trợ của nhà nước cho trẻ con dùng vào việc gì mà không mua cho nó. Nếu lần thứ hai, thứ ba mà vẫn vậy. Cơ quan ấy sẽ đến đưa thằng bé đến nơi nhà nước chăm lo đầy đủ.
Cái thiện ở Đức không cần phải nhìn xa, nhìn bản thân mình và đồng bào mình ở đây được đối xử thế nào sẽ rõ. Ngay cả những tên bồi bút cho chế độ độc tài Việt Nam cũng không dám phản đối lại điều ấy, bản thân chúng ngày đêm vẫn bám ở đây, hưởng chế độ tốt đẹp và nhân đạo ở đây cùng con cái chúng. Chỉ vì chút danh phù phiếm cuối đời mà chúng đang tâm đi làm bồi bút để bóp méo sự thật. Nhưng dù sao chúng cũng không bao giờ dám phản bác hay chỉ trích. Bởi nếu nước Đức không tốt, hẳn chúng đã không để cho con cháu chúng ở đây từ lâu rồi.
Ngày nay Đức là một nước nhân đạo, pháp luật của Đức nghiêm minh. Nhưng sự nhân đạo của nó thì khó nơi nào bằng. Không cần nói đâu xa, chỉ cần nói đến những người Việt ngày nay trốn vào nước Đức bằng con đường rừng băng qua từ Lát Vi A hay Ucraina. Chẳng ai trong số họ chết vì đói hay bênh tật khi đặt chân đến Đức, chỉ cần có một đứa con với người đàn ông nào đó đang sống hợp pháp tại Đức. Người phụ nữ Việt Nam băng rừng kia sẽ được ở lại lâu dài, và khi cô ta ở lại được lâu dài, người đàn ông Việt Nam băng rừng không có giấy tờ nhưng là bố đứa trẻ thứ hai của cô ta., anh ta cũng được ở.
Trẻ sơ sinh Việt Nam đầy rẫy ở Berlin, mỗi ngày chủ nhật nếu bạn đến khu chợ Đồng Xuân sẽ thấy khối bà mẹ người Việt trẻ tay bồng một đứa, tay đẩy một dứa nằm xe. Những đứa con là những tờ giấy bảo đảm giá trị thời gian ở lại lâu dài của bố mẹ chúng. Bất kỳ đứa trẻ nào đi học ở Đức này đều không phải đóng học phí hoặc tiền xây dựng nhà trường, tiền sắm công cụ giảng dạy, tiền điều hoà rồi điện điều hoà, tiền máy tính giảng dạy cho giáo viên.....
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2014, Tí Hớn đặt chân đến nước Đức theo diện ăn theo học bổng của bố. Nhiều người bạn khuyên tôi làm đơn xin tiền hỗ trợ nuôi trẻ em. Tôi lần chần mãi, vì thực sự số tiền học bổng trong đó đã bao đủ mức sống cho gia đình. Đi xin chắc gì đã đượ. Mãi đến tháng 3 anh bạn tôi sau nhiều lần hối thúc, anh đến nhà dẫn tôi đi làm thủ tục. Ở cái phòng vào làm thủ tục xin tiền hỗ trợ, người ta có tấm biển. Anh bạn dịch rằng, đó là vì tế nhị, nên người ta có tấm biển này, nội dung nó như kiểu ai biết người đấy, không nên để ý việc người khác ở đây. Tôi hỏi sao lại có tấm biển kỳ quặc vậy, anh bạn bảo vì khi vào hỏi xin trợ cấp người ta sẽ hỏi những câu riêng tư, như vợ chồng có ở với nhau không, đến đây thế nào, sinh con ở đâu...đại khái là chuyện riêng tư nên họ nhắc nhở thế.
Tí Hớn nhận được tiền trợ cấp 200 e một tháng, bắt đầu từ tháng 12 năm 2014. Chẳng phải là khi bố nó làm giấy xin tiền hỗ trợ. Thế đấy, chỉ có 3 ngày mà được luôn cả một tháng. Giờ thì nó có thể đòi bố mẹ phải mua cho nó những gì mà nó cần thiết, như giày dùng trong giờ thể thao, túi đựng quần áo thể thao, , quần áo để đi học bơi, tiền để đi picnich với nhà trường. Nếu bố mẹ không mua cho nó những thứ ấy, cô giáo sẽ gửi ý kiến đến một cơ quan. Cái cơ quan ấy sẽ lập tức đến nhà tra hỏi là tiền hỗ trợ của nhà nước cho trẻ con dùng vào việc gì mà không mua cho nó. Nếu lần thứ hai, thứ ba mà vẫn vậy. Cơ quan ấy sẽ đến đưa thằng bé đến nơi nhà nước chăm lo đầy đủ.
Cái thiện ở Đức không cần phải nhìn xa, nhìn bản thân mình và đồng bào mình ở đây được đối xử thế nào sẽ rõ. Ngay cả những tên bồi bút cho chế độ độc tài Việt Nam cũng không dám phản đối lại điều ấy, bản thân chúng ngày đêm vẫn bám ở đây, hưởng chế độ tốt đẹp và nhân đạo ở đây cùng con cái chúng. Chỉ vì chút danh phù phiếm cuối đời mà chúng đang tâm đi làm bồi bút để bóp méo sự thật. Nhưng dù sao chúng cũng không bao giờ dám phản bác hay chỉ trích. Bởi nếu nước Đức không tốt, hẳn chúng đã không để cho con cháu chúng ở đây từ lâu rồi.
Sau
thế chiến thứ hai, nước Đức tan hoang và chia cắt. Phần Tây Đức vừa gồng mình
tái thiết lại đất nước, xây dựng lại những công trình lịch sử bị tàn phá, xây
dưng lại nền kinh tế công nghiệp và tiền bồi thường chiến tranh...làm để sống
và để trả nợ. Phần bên Đông Đức là tiền đồn của CNCS mà bá quyền Nga thao túng
lũng đoạn. Cuối cùng thì cũng đến ngày thống nhất, những người dân Đông Đức được
sống ở thể chế Tây Đức.
Nước Đức đã trải qua nhiều đau thương, chính nó khởi nguồn cho cuộc chiến tàn khốc, cũng chính nó gây tội ác diệt chủng, chính nó cũng chịu hậu quả chết chóc, hoang tàn, chia cắt. Nhưng cuối cùng thì hoa vẫn nở trên đường Bernauer. Nước Đức lại là cường quốc, nước Đức lại bao dung và thương mến nhân loại.
Sở dĩ nước Đức ngày nay như vậy chỉ đơn giản một điều
Chính thắng Tà.
Và vì thế cái Thiện lên ngôi.
Nước Đức đã trải qua nhiều đau thương, chính nó khởi nguồn cho cuộc chiến tàn khốc, cũng chính nó gây tội ác diệt chủng, chính nó cũng chịu hậu quả chết chóc, hoang tàn, chia cắt. Nhưng cuối cùng thì hoa vẫn nở trên đường Bernauer. Nước Đức lại là cường quốc, nước Đức lại bao dung và thương mến nhân loại.
Sở dĩ nước Đức ngày nay như vậy chỉ đơn giản một điều
Chính thắng Tà.
Và vì thế cái Thiện lên ngôi.
XEM BÀI & HÌNH
: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/04/bernauer-str.html
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 09:11
No comments:
Post a Comment