To
Dat chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Apr 8, 2015
Từ dưới mặt đất, họ đã từng tiến hành những cuộc
công kích đầy bất ngờ. Mạng lưới bẫy mìn không hề hấn gì trước các cuộc dội bom
B52. Những viên do thám Mỹ đã từng lọt vào bên trong diễn tả như bị lạc trong
tiểu thuyết “Tiếng Vọng Đen” của nhà văn Michael Connelly. Đối mặt với một mối
đe dọa từ Bắc Kinh, lần này là từ biển đảo, quân đội được trang bị và với số
đông của Việt nam đang quay trở lại một chiến lược quen thuộc: Ẩn mình dưới biển
sâu. Hợp đồng mua bán quân sự nhiều tỷ đô lớn nhất của Việt nam là sáu tầu ngầm
của Nga, chiếc thứ ba vừa được bàn giao vài tuần trước, theo một tờ báo trong
nước. Khả năng hoạt động bí mật, tàu ngầm Kilo Class được ví như những “Hố đen”
trong hải quân Hoa Kỳ.
Những chiếc tàu ngầm, cũng như những chiếc hầm của
quân đội Bắc Việt, là ví dụ điển hình cho những cuộc chiến không cân sức: Chúng
cho phép lực lượng yếu thế tạo ra những điều “bí ẩn” trong suy nghĩ của đối thủ
mạnh hơn. Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam đã chỉ ra cái cách mà những nước yếu
thế không có hy vọng sánh ngang sức mạnh quân sự với Trung Quốc đang tìm kiếm
những cách thay thể để đối chọi với những tham vọng về lãnh thổ của nước này,
thêm vào những vũ khí mới, khó đoán vào vùng biển Nam Trung Hoa. Những chiếc
tàu lảng vảng ở những vùng nước nông, với những hệ thống phức tạp trong tay của
thủy quân non kinh nghiệm, gia tăng những nguy cơ về những cuộc xung đột ngoài
ý muốn, điều mà có thể nhanh chóng kéo theo sự tham chiến của Hoa Kỳ và các nước
lớn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói những thuật ngữ
mơ hồ về “một cộng đồng chia sẻ những lợi ích chung” ở Châu Á Thái Bình Dương.
Tại một diễn đàn khu vực, ông Bình hứa sẽ cùng nhau xây dựng một trật tự khu vực
có lợi cho Châu Á và thế giới. Nhưng biển Nam Trung Hoa lại quá nhiều căng thẳng.
Căn cứ quân sự hạt nhân dưới biển mới được xây dựng tại đảo Hải Nam nhìn thẳng
ra vùng biển rộng lớn kéo dài đến tận Indonesia ngày càng được coi Trung Quốc
như sân sau của họ.
Với những nước giáp ranh biển như Việt Nam và Mã
Lai, quốc đảo Indo hay Singapore, tàu ngầm là một trong những cách hiệu quả nhất,
thậm chí có lợi thế, để chống lại sức mạnh của Trung Quốc. Tất cả đều cảm thấy
bị đe dọa, nhưng không ai đủ mạnh để đối đầu Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa với sự
mở rộng nhanh chóng số lượng các tàu chiến và tàu ngầm. Những chiếc tàu ngầm
Kilo sẽ cho Việt Nam những câu trả lời “khiêm tốn nhưng thuyết phục” với những
sự đe dọa hải quan từ Trung Quốc, giáo sư danh dự Carl Thayer tại học viện quốc
phòng Úc nói. Những nơi khác tại Đông Á, Nhật và Hàn Quốc cũng có lực lượng tàu
ngầm rất mạnh. Úc đang lên kế hoạch mua mới những tàu ngầm lên đến 39,39 triệu
$. Philippine, Thái Lan và Miến Điện cũng toan tính những điều tương tự. Những
điều này làm cho vùng đáy biển ngày càng chật chội.
Với những chiếc tàu ngầm, dù chỉ có một, ẩn nấp bí mật,
cũng có thể thay đổi thế trận quân sự. Tìm và diệt chúng là không đơn giản; và
đòn tấn công của chúng vào các tàu thì có sức hủy diệt mạnh. Nhưng sự kết hợp
này là điều làm cho chúng nhạy cảm. Khi bị phát hiện trong các cuộc thủy chiến,
tàu trưởng phải đưa ra các quyết định sống chết rằng có bắn và khai hỏa một trận
chiến hay không. Hơn nữa, sự cạnh tranh thầm lặng này đang diễn ra dưới sâu
vùng biển có sô lượng đường giao thương thương nghiệp bận rộn nhất thế giới,
hơn nửa số tàu biển thương mại qua lại vùng biển Nam Trung Hoa hằng năm. Nó kết
nối cùng biển Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, bất cứ ai kiểm soát nó sẽ kiểm
soát một phần nền kinh tế thế giới.
Việt Nam, với đường bờ biển dài, tọa lạc ngay vùng
trung tâm của nơi đang trở thành vùng xung đột địa chính trị. Mặc dù quân đội
nước này mạnh nhất trong 10 nước Đông Nam Á nhưng lại dễ bị chịu những ảnh hưởng
sức từ Bắc Kinh nhất. Không một lãnh đạo cấp cao nào của Việt Nam dám làm phật
lòng Trung Quốc, đặc biệt vào thời điểm mà Việt Nam đang ngày càng trở nên phụ
thuộc vào sản xuất đầu tư từ Trung Quốc chảy sang để tận dụng nhân công rẻ. Nó
giải thích một phần nguyên nhân vụ căng thẳng hồi cuối tháng Năm năm ngoái khi
một giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc kéo vào vùng biển mà hai bên tranh chấp,
hiện nay đã nhanh chóng bị lãng quên.
Nhưng sự khó xử của Việt Nam cũng thu hút sự quan
tâm của các nước lớn. Không phải ngẫu nhiên mà bà Hilary Clinton, rồi bộ trưởng
ngoại giao Mỹ, đã dùng một cuộc hội nghị về an ninh Châu Á tại Hà Nội năm 2010
để tuyên bố rằng một giải pháp hòa bình ở biển Nam Trung Hoa là lợi ích quốc
gia của Hoa Kỳ. Đó cũng là nguyên nhân tại sao những nước lớn đang quan tâm mạnh
mẽ đến trương trình mua tàu ngầm của Việt Nam. Ấn Độ đang tham gia huấn luyện
thủy thủ tàu ngầm; các bác sĩ Nhật Bản đang giúp đỡ truyền những kinh nghiệm về
chống say áp suất; Hoa Kỳ vừa dỡ một lệnh cấm việc mua bán vũ khí sát thương với
Việt Nam, giúp đào tạo huấn luyện nghiệm vụ trên biển, những điều sẽ làm cho những
chiếc tàu ngầm thêm hiệu quả.
Lý do căn bản của cuộc chiến Hoa Kỳ ở Việt Nam thế kỷ
trước là thuyết Domino – cái học thuyết cho rằng nếu Việt Nam đi theo chế độ cộng
sản thì sẽ kéo theo những nước xung quanh. Một logic tương tự đang thu hút những
nước lớn giúp Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng, theo những nhà phân tích
khu vực. Nếu Hà Nội hoàn toàn rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh, việc chống lại Bắc
Kinh ở biển Nam Trung Hoa sẽ trở nên khó khăn bội phần. Tuy vậy, Việt Nam biết
rằng họ không thể dựa vào nước Mỹ hay bất cứ nước nào nếu xung đột với Trung Quốc
nổ ra. Đó là nguyên nhân chính của việc mua những chiếc tàu ngầm. Như trong suốt
cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nước này biết rằng sự phòng thủ khôn ngoan và hiệu
quả nhất của họ nằm ở sự bí mật và mưu mẹo, những điều làm gia tăng rủi ro
trong vùng nước vốn đang đầy nguy hiểm biến động.
No comments:
Post a Comment