Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-04-08
2015-04-08
Ảnh David Nguyễn kèm thông tin cá nhân khi được nhận nuôi ở Hoa Kỳ năm
1975
Hình: facebook của anh David Nguyễn
Trong số khoảng 2.200 trẻ em được di tản trong Chiến
dịch Không vận Trẻ em đến Hoa Kỳ trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, ông
David Nguyễn chia sẻ cảm nghĩ của mình trên Facebook nhân kỷ niệm tròn 40 năm
ngày ông có được cơ hội thứ 2 cho cuộc đời mình. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn
giữa ông David Nguyễn và Hòa Ái.
Hòa
Ái: Xin chào ông David Nguyễn. Qua chia sẻ của ông
trên Facebook, được biết vào ngày mùng 5 tháng 4 của 40 năm về trước, ông được
di tản trên chiếc máy bay thứ nhì sau khi chiếc Galaxy C-5 đầu tiên gặp nạn.
Ông có thể chia sẻ thêm ông biết về Chiến dịch Không vận trẻ em cũng như về
thân phận con nuôi của mình khi nào, thưa ông?
Ông
David Nguyễn: Tôi biết mình là đứa con nuôi lâu lắm rồi, kể
từ khi tôi nhận thức được sự khác biệt với các thành viên trong gia đình. Tuy
nhiên, tôi lại không biết rằng tôi là một trong những đứa trẻ trong Chiến dịch
Không vận Trẻ em mãi cho đến sau này, có lẽ ở tuổi trưởng thành tôi mới biết điều
này. Tôi nhận biết được nhận nuôi khi tôi còn rất nhỏ.
Hòa
Ái: Hồi tưởng lại giây phút ông muốn biết về nguồn
gốc và gia đình ruột thịt ở VN, cảm giác đó ra sao?
Ông
David Nguyễn: Tôi không nhớ được rõ từ khi nào, có lẽ vào
khoảng thời gian sau khi tôi tốt nghiệp Đại Học. Nhưng tôi nhớ là trước đó tôi
đã từng có ý nghĩ việc tìm về nguồn gốc của tôi. Tôi muốn biết tôi là ai, tôi đến
từ đâu, gia đình ruột thịt của tôi như thế nào…Những câu hỏi đó cứ ám ảnh trong
đầu tôi khiến tôi muốn tìm hiểu thân thế của mình.
Hòa
Ái: Được biết ông đã đến VN lần đầu tiên nhân kỷ
niệm 35 năm Chiến dịch Không vận Trẻ em, chuyến đi đó như thế nào, thưa ông?
Ông
David Nguyễn: Tôi về Việt Nam cách đây 5 năm nhân dịp kỷ niệm
Chiến dịch Không vận Trẻ em được 35 năm. Thời điểm đó tôi chưa thật sự tìm hiểu
chi tiết bất cứ điều gì, chỉ đơn thuần là một chuyến viếng thăm, gặp gỡ những
người cũng được nhận nuôi giống như tôi, và trở lại để cảm nhận Việt Nam, nơi
tôi được sinh ra là nơi như thế nào. Tôi dành một ngày ở đó, tôi thuê một tài xế
và phiên dịch viên tìm đến Bến Tre, nơi mà có thể là quê nhà của mẹ ruột tôi.
Tôi tìm đến trụ sở cảnh sát địa phương cũng như các
cơ quan chính quyền địa phương để hỏi thăm nhưng rất tiếc không có tin tức gì.
Thật sự tôi cũng không quá trông đợi tìm kiếm được thông tin về bản thân chỉ
trong vòng 1 ngày nhưng tôi chỉ muốn viếng thăm đất nước và địa phương ghi trên
giấy khai sinh của tôi. Chỉ vậy thôi! Mặc dù không có thông tin gì hữu ích
nhưng đó không phải là mục đích chính của tôi trong chuyến trở về VN.
Ảnh David Nguyễn lúc 3 tuổi.
Hòa
Ái: Và ông quyết định tiếp tục tìm kiếm thông tin
về người mẹ cũng như gia đình ruột thịt của mình ở VN chứ?
Ông
David Nguyễn: Tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa cũng như những
người biết về tôi hoặc có liên quan đến tôi cũng phải già đi nên tôi nghĩ đã đến
lúc mình cần phải cố gắng hơn. Bây giờ là thời điểm tốt để tìm kiếm và chia sẻ
trên Facebook. Thật là ngạc nhiên khi tôi nhận được rất nhiều những lời động
viên, cầu chúc may mắn cũng như quan tâm giúp đỡ tôi trong việc tìm người thân.
Đến lúc này đã có rất nhiều người liên lạc với tôi. Tôi thật sự rất biết ơn.
Hòa
Ái: Vậy, ông có quen biết ai trong số hơn 2 ngàn
trẻ em trong Chiến dịch Không vận Trẻ em đến Hoa Kỳ, nay đã trưởng thành, họ
may mắn tìm lại được thân nhân ở VN không?
Ông
David Nguyễn: Tôi biết một số người may mắn tìm lại được gia
đình ruột thịt của họ và một vài người vẫn giữ mối liên lạc này. Tôi có một người
bạn, thỉnh thoảng về Sài Gòn thăm thân nhân, dành thời gian cho gia đình nhiều.
Hòa
Ái: Về Chiến dịch Không vận Trẻ em, như ông viết
trên Facebook là ngay đến bây giờ, đã 40 năm qua, trong Chính phủ VN vẫn có những
người cho rằng Hoa Kỳ lấy lý do nhân đạo để che đậy việc tách rời các trẻ em ra
khõi xứ sở mà không cần biết đến ảnh hưởng cũng hậu quả của việc làm này. Là 1
người trong cuộc, quan điểm của ông thế nào?
Ông
David Nguyễn: Tại thời điểm đó tôi chỉ là một em bé nên thật khó để
nhận xét về 2 chính phủ VN và Hoa Kỳ. Tôi hiểu quan điểm của cả 2 quốc gia đã từng
rất khác biệt. Mọi việc đều có 2 mặt. Trong trường hợp của mình, tôi chỉ biết rằng
tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình ở Hoa Kỳ. Tôi có một cuộc sống
hạnh phúc với gia đình trên đất Mỹ. Tôi nhận thấy mình may mắn khi có được cơ hội
lần thứ 2 trong đời hơn là bị tách khõi gia đình ruột thịt và cố quốc. Tôi tự hỏi
cuộc đời tôi được tốt hơn nếu ở VN hay không? Theo những giấy tờ tôi có trong
tay thì mẹ ruột của tôi đã không có khả năng nuôi nấng tôi được. Cho nên thật
khó để nói về điều này nhưng riêng hoàn cảnh của tôi thì Chiến dịch Không vận
Trẻ em là một việc làm tốt.
Hòa
Ái: Kể từ khi ông trở lại nơi ông được sinh ra và
hiểu biết nhiều hơn về văn hóa VN, dù có may mắn tìm lại được mẹ và người thân
hay không thì ông và con cháu của ông vẫn tự hào về nguồn gốc VN?
Ông
David Nguyễn: Dĩ nhiên rồi. Tôi phải trải qua thời gian dài
mới biết tự hào là người VN. Trong quá khứ khi tôi lớn lên ở Hoa Kỳ, 2 chữ “ Việt
Nam” gắn liền với chiến tranh, một cuộc chiến tranh không được nhiều người dân
Mỹ ủng hộ. Trong thâm tâm tôi đã từng thật sự không muốn nghĩ tới nguồn gốc
thân phận mình. Và cho đến khi trưởng thành, tôi nhận ra rất quan trọng để thừa
nhận tôi là ai. Tôi đã đổi lại họ “Nguyễn” và các con của tôi cũng mang họ
“Nguyễn” này. Tôi sẽ luôn nhắc nhở chúng về niềm hãnh diện nguồn cội VN của
mình. Các con tôi đang náo nức chờ đợi cho chuyến thăm VN trong vài năm nữa.
Vâng, mặc dù mất rất nhiều thời gian để thừa nhận nhưng bây giờ 42 tuổi, tôi tự
hào nói rằng tôi là người VN.
Hòa
Ái: Chân thành cảm ơn ông David Nguyễn chia sẻ câu
chuyện cuộc đời ông và cầu chúc ông được may mắn gặp lại mẹ và người thân trong
một ngày không xa.
--------------------------------
CÙNG CHỦ
ĐỀ :
Châu Quang 03:19:pm
07/04/15
.
DCVOnline Posted on April 5, 2015 by editor — 1 Comment
.
No comments:
Post a Comment