by Mẹ Nấm on Friday, January 13, 2012 at 9:59am
Rất nhiều nhà báo, bloggers đã viết về việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế vào ngày 5 tháng 1 năm 2012.
Điều này làm người ta liên tưởng đến vụ án Nọc Nạn là vụ án lớn về tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ và quan chức chính quyền thực dân Pháp.
Nhìn cảnh cùng quẫn của gia đình ông Vươn nhiều người ví von như một trường hợp chị Dậu điển hình ở thế kỷ thứ 21.
Khi người nông dân bị cướp mất hết cái ăn cái mặc thì đương nhiên họ sẽ phản ứng. Và trong những lúc khốn cùng căng thẳng như vậy thì họ sẽ liều lĩnh, manh động theo kiểu một mạng đổi một hay nhiều mạng đối với những kẻ cướp đất cũng là hợp lẽ.
Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than.
Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…
Khi nhận được chỉ thị từ cấp trên, không biết lực lượng tham gia cưỡng chế có thấy được nỗi đau, và hiểu được những giọt nước mắt hay tiếng kêu than uất nghẹn của những gia đình bị giải tỏa một cách oan uổng hay không?.
Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế.
Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người.
Nhưng điều trăn trở và đau đáu nhất luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi đó là hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam lại có mặt trong đám người nhân danh chính quyền đi cướp (cưỡng chế?) đất đai nhà cửa của dân hoàn toàn trái pháp luật. Vậy cớ gì ở đây, người ta huy động lực lượng quân đội tham gia cưỡng chế?
Tôi không thể giải thích được thấu đáo câu hỏi này.
Mặc dù chủ định theo dõi và thu thập thông tin nhưng quả thực không biết tự bao giờ, trong thành phần đội quân liên ngành tham gia đi cưỡng chế có thêm lực lượng Quân đội nhân dân.
Lực lượng chuyên đánh giặc ngoại xâm, luôn sẵn sàng nơi đầu sóng ngọn gió và hỗ trợ bà con mỗi khi có phong ba bão táp bây giờ lại coi dân là Giặc hay sao?
Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay.
Trong các dự án có phần giải tỏa mặt bằng, nếu những “đày tớ” của nhân dân suy nghĩ có lương tâm, có tình người, luôn nghĩ tới quyền lợi của người dân trước nhất, có thể thỏa thuận trước mỗi dự án, thì những cảnh đau lòng đã không xảy ra.
Sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia cưỡng chế không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Và suy nghĩ coi khinh, coi thường dân đang dần trở thành một căn bệnh nan y không thuốc chữa.
Quay trở lại vụ việc Tiên Lãng – Hải Phòng. Phát biểu với báo chí, ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng vào ngày 8 tháng 01 năm 2012 nói với giọng kẻ cả:
"Khi chúng tôi cưỡng chế, người dân nơi đây rất đồng tình. Tuy nhiên vụ việc có cái dở đó là tổ công tác khá chủ quan, không lường hết được các tình huống. Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế"- Nguồn VNExpress
Tôi không biết ông Ca dựa trên cơ sở nào để phán rằng “người dân nơi đây đồng tình” với biện pháp cưỡng chế. Nhưng cái cách mà ông sếp sòng ngành công an Hải Phòng cho rằng “người dân Tiên Lãng khá thuần” đã chứng minh tất cả: nhân dân, ông chủ của đất nước chả là cái đinh gì. Trong mắt ông Ca, nhân dân chỉ là một loài thú hoang đã được thuần phục thành công dưới những áp lực không có tên của cả một bộ máy NGƯỜI liệt Não.
Vụ việc nhà anh Vươn lấn biển chống người thi hành công vụ khi bị dồn vào bước đường cùng, cho dù đúng hay sai, công hay tội thì hãy đợi các cơ quan chức năng có câu trả lời rõ ràng. Nhưng nếu khôn ngoan, thức thời và tỉnh táo thì hãy “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo” may còn chút cơ hội nào đó cho mình và con cháu mai sau.
Đừng để chút niềm tin còn sót lại sẽ trôi đi theo những con sóng đánh vào bờ đê bờ kè của lòng người.
Lúc đó đừng hỏi vì sao nhân dân phản kháng, mà hãy đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi của nhân dân!
Điều này làm người ta liên tưởng đến vụ án Nọc Nạn là vụ án lớn về tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ và quan chức chính quyền thực dân Pháp.
Nhìn cảnh cùng quẫn của gia đình ông Vươn nhiều người ví von như một trường hợp chị Dậu điển hình ở thế kỷ thứ 21.
Khi người nông dân bị cướp mất hết cái ăn cái mặc thì đương nhiên họ sẽ phản ứng. Và trong những lúc khốn cùng căng thẳng như vậy thì họ sẽ liều lĩnh, manh động theo kiểu một mạng đổi một hay nhiều mạng đối với những kẻ cướp đất cũng là hợp lẽ.
Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than.
Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…
Khi nhận được chỉ thị từ cấp trên, không biết lực lượng tham gia cưỡng chế có thấy được nỗi đau, và hiểu được những giọt nước mắt hay tiếng kêu than uất nghẹn của những gia đình bị giải tỏa một cách oan uổng hay không?.
Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế.
Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người.
Nhưng điều trăn trở và đau đáu nhất luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi đó là hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam lại có mặt trong đám người nhân danh chính quyền đi cướp (cưỡng chế?) đất đai nhà cửa của dân hoàn toàn trái pháp luật. Vậy cớ gì ở đây, người ta huy động lực lượng quân đội tham gia cưỡng chế?
Tôi không thể giải thích được thấu đáo câu hỏi này.
Mặc dù chủ định theo dõi và thu thập thông tin nhưng quả thực không biết tự bao giờ, trong thành phần đội quân liên ngành tham gia đi cưỡng chế có thêm lực lượng Quân đội nhân dân.
Lực lượng chuyên đánh giặc ngoại xâm, luôn sẵn sàng nơi đầu sóng ngọn gió và hỗ trợ bà con mỗi khi có phong ba bão táp bây giờ lại coi dân là Giặc hay sao?
Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay.
Trong các dự án có phần giải tỏa mặt bằng, nếu những “đày tớ” của nhân dân suy nghĩ có lương tâm, có tình người, luôn nghĩ tới quyền lợi của người dân trước nhất, có thể thỏa thuận trước mỗi dự án, thì những cảnh đau lòng đã không xảy ra.
Sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia cưỡng chế không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Và suy nghĩ coi khinh, coi thường dân đang dần trở thành một căn bệnh nan y không thuốc chữa.
Quay trở lại vụ việc Tiên Lãng – Hải Phòng. Phát biểu với báo chí, ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng vào ngày 8 tháng 01 năm 2012 nói với giọng kẻ cả:
"Khi chúng tôi cưỡng chế, người dân nơi đây rất đồng tình. Tuy nhiên vụ việc có cái dở đó là tổ công tác khá chủ quan, không lường hết được các tình huống. Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế"- Nguồn VNExpress
Tôi không biết ông Ca dựa trên cơ sở nào để phán rằng “người dân nơi đây đồng tình” với biện pháp cưỡng chế. Nhưng cái cách mà ông sếp sòng ngành công an Hải Phòng cho rằng “người dân Tiên Lãng khá thuần” đã chứng minh tất cả: nhân dân, ông chủ của đất nước chả là cái đinh gì. Trong mắt ông Ca, nhân dân chỉ là một loài thú hoang đã được thuần phục thành công dưới những áp lực không có tên của cả một bộ máy NGƯỜI liệt Não.
Vụ việc nhà anh Vươn lấn biển chống người thi hành công vụ khi bị dồn vào bước đường cùng, cho dù đúng hay sai, công hay tội thì hãy đợi các cơ quan chức năng có câu trả lời rõ ràng. Nhưng nếu khôn ngoan, thức thời và tỉnh táo thì hãy “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo” may còn chút cơ hội nào đó cho mình và con cháu mai sau.
Đừng để chút niềm tin còn sót lại sẽ trôi đi theo những con sóng đánh vào bờ đê bờ kè của lòng người.
Lúc đó đừng hỏi vì sao nhân dân phản kháng, mà hãy đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi của nhân dân!
.
.
No comments:
Post a Comment