Sunday, January 29, 2012

NHẠC SĨ VIỆT KHANG LÀ AI ? (Vũ Trực)



Vũ Trực
Saturday, 28 January 2012 22:45

Hình : Nhạc Sĩ Việt Khang

1) Nhạc Sĩ Việt Khang Là Ai?
Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, 34 tuổi. Sinh ngày 19 tháng 01, 1978.
Tên vợ : Cao Thị Lan.
Tên con trai là: Võ Khang, 4 tuổi.
Cư ngụ tại (trước khi bị bắt): 8/10 F đường Nguyễn Văn Nguyễn Khu Phố 7, Phường 8 Thành PhốMỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Ngày bị Cộng sản Việt Nam bắt lần đầu: 16/09/2011 sau đó thả ra để xem Việt Khang có liên lạc với ai để tiếp tục bắt người liên hệ.
Ngày bị bắt lần thứ hai: 23/12/2011 và hiện nay đang bị biệt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ)
Thuở nhỏ sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, yêu thích âm nhạc và sinh sống bằng nghề hoà nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố Mỹ Tho.
Nhạc sĩ Việt Khang có một cơ sở làm ăn nhỏ với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống, cuộc sống không khá giả vì Việt Khang chỉ sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn chứ không phải sáng tác theo đơn đặt hàng của cơ quan Thông Tin Văn Hoá, ca tụng chế độ Cộng Sản của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Những bản nhạc mà Việt Khang đã sáng tác dưới danh hiệu là Minh Trí đã sáng tác mang tình cảm quê hương như Bạn Thân do ca sĩ Đan Trường hát, Bà Má Miền Tây do ca sĩ Lý Hải hát đã được thâu âm…
Là một nhạc sĩ có khả năng chơi trống, nhạc sĩ Việt Khang đã đi trình diễn khắp miền Trung đến miền Nam nước Việt, nhờ sự lưu hành trình diễn đó nên anh nhìn ra những bất công dưới xã hội Cộng Sản…ở đâu cũng đầy dẫy những hình ảnh bất công áp bức, kẻ cầm quyền thì ăn không hết và người dân nghèo thì làm ăn không ra để nuôi sống bản thân. Lòng yêu nước trổi dậy trong Việt Khang và anh quyết định đi tìm những người cùng lý tưởng trao đổi tâm tình cho vơi đi những xót xa dằn vặt của một công dân yêu nước thương nòi, yêu chuộng công bằng xã hội, có lương tri với tiền đồ dân tộc.

2) Tham gia vào Tuổi Trẻ Yêu Nước
Tuổi TrẻYêu Nước (TTYN) là một tập hợp những người trẻ phần lớn là sinh viên, thanh niên, văn nghệ sĩ ý thức trách nhiệm của mình trước sự bất công của xã hội, trước cảnh đất nước đang mất dần vào bàn tay ngoại xâm của Trung Cộng, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về biển Đông bị Trung Quốc ức hiếp và xâm lược một cách ngang ngược, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang. TTYN chính thức thành lập vào ngày lễ Giổ Tổ Hùng Vương 2011, những hoạt động của TTYN là viết bài đưa lên những trang website, những blogger kêu gọi nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tôn trọng nhân quyền đã quy định bởi Liên Hiệp Quốc, tôn trọng tự do và bầu của dân chủ…sáng tác những bản nhạc nói lên tình yêu quê hương dân tộc, và nói lên những cảnh đời bất công xã hội, xuốngđường một cách ôn hoà để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam…dùng ngòi bút và tiếng hát là những phương tiện nhằm chuyên chở và kêu gọi lòng thiết tha yêu nước của mọi người, ý thức đứng lên đòi nhân quyền, đòi tựdo tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam. Xa hơn nữa Tuổi Trẻ Yêu Nước còn rải truyền đơn và dán bích chương tẩy chay bầu cử độc diễn của CSVN năm 2011, và những truyền đơn nội dung đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. TTYN còn treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vì cho rằng đó là lá cờ truyền thống của dân tộc và nó một thời biểu hiện cho Tự Do.
Anh Võ Minh Trí đã gia nhập Tuổi Trẻ Yêu Nước nguyện đem khả năng viết nhạc của mình để nói lên những khổ đau của đồng bào, những thực trạng của xã hội, những nguy cơcủa tổ quốc và dân tộc trước cảnh ngoại xâm mà nhà cầm quyền CSVN đang nhu nhược bán nước Việt nam.
Khi gia nhập TTYN anh đổi tên là Việt Khang để sáng tác nhạc, anh đam mê miệt mài suy nghĩ từ tim óc mình làm sao mượn âm thanh của tiếng nhạc lời ca thức tỉnh đồng bào vốn đang ngủ mê trên những lời ru ngủ của chế độ.
Nhạc Sĩ Việt Khang sống và lớn lên trong gia đình lao động, cha mẹ làm ăn lam lũ để nuôi con, mãnh đời anh lớn lên trong Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt nam muôn vàng bất công áp bức, tham nhũng bóc lột, xã hội băng hoại. Những thứ đó đã un đốc ý nhạc của Việt Khang, đến lúc anh tuôn trào những giòng nhạc mà đâu đâu từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng đã tỏ tường những mảnh đời khổ đau như Việt Khang từng trải qua, ai cũng mang những uất hận nghẹn ngào trước cảnh Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt nam, ai cũng đau xót trước cảnh kẻ quyền thế thì giàu sang trên sự lường gạt, và đa số người dân thật thà thì sống nghèo nàn, khổ cực đoạ đày và bị hiếp đáp….Vì thế bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang đã đánh động tiềm thức sâu thẳm của lòng mọi người. Người người dân trong nước khi nghe bản “Việt nam Tôi Đâu?” như nghe tiếng lòng mình đang thổn thức…Người sống nước ngoài khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” thì bao nao nức dồn dập hướng lòng về quê hương đang đau khổ và lâm nguy.
Trong một thời gian ngắn kỷ lục Việt Khang đã sáng tác hai bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?”,và “Anh là Ai?” đã làm rung động bao nhiêu người trong nước và ngoài nước, đây là một sự bày tỏ lòng yêu nước mà sức mạnh của nó là tiếng nhạc du dương một thứ âm điệu và ý nhạc khi nghe xong nó sẽ lắng đọng trong tâm hồn đi sâu vào tiềm thức, từ đó biến thành sức mạnh đứng lên đòi hỏi công bằng và công lý trước một xã hội nhiễu nhương đang bị độc tài độc đảng cai trị.

3) Tác dụng hai bản nhạc của Việt Khang?
Hằng triệu người Việt trong và ngoài nước khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” đều nhận ra thực trạng cay đắng của một xã hội dưới sự cai trị độc tài của chế độ CSVN. Sức mạnh của bản nhạc đã thúc dục lòng người ý thức trách nhiệm của mình trước nguy cơ của dân tộc trước bất công của độc quyền cai trị.
Lời nhạc không mang tính hằn học, nhưng mang một sức mạnh truyền cảm để thức tỉnh lòng người. Tạo nên sự phẫn nộ trong lòng người thôi thúc họ phải suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của quê hương dân tộc.
Không một người nào khi nghe hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” mà không ngậm ngùi tự đặt câu hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc!
Nội dung của bản nhạc: “Việt Nam Tôi Đâu?” gồm có 3 phần chính: phần đầu Việt Khang than thở đã qua cuộc sống 34 năm tuổi đầu mà anh cho là nửa đời người và anh đã tỏ tường thực trạng xã hội, một xã hội dưới sự cai trị của đảng CSVN thì người nghèo quá nghèo và cảnh quyền uy giàu có thì làm giàu trên tham nhũng dối gian….phần thứ hai anh tự hỏi “giờ đây Việt Nam còn hay mất?” - Những lời nhạc nói lên cảnh người Trung Quốc hiện đang ngang tàng trên quê hương Việt Nam. Việt Khang tự đặt câu hỏi tại sao vậy? đây là quê hương Việt Nam tại sao bọn giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta, tại sao nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp luật pháp thích ứng để hành xử mà cúi đầu để chúng hống hách. Ngoài biển đông thì Trung Quốc bắn giết ngư dân vô tội mà nhà nước Việt Nam chẳng có thái độ gì ngoài những câu lập đi lập lại lấy lệ…Phần ba của bản nhạc Nhạc Sĩ kêu gọi mọi người không phân biệt già, trẻ, gái trai phải đứng lên để đuổi quân xâm lược và chống lại nhà cầm quyền nhu nhược bán nước Việt Nam.
Bản nhạc“Anh là Ai?” cũng có nội dung tha thiết, khi Trung Cộng xâm lược vùng Biển Đông nước Việt Nam vào tháng 07/2011 thì người Việt Nam yêu nước xuống đường bày tỏ lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc thì nhà nước CSVN cho lực lượng công an đàn áp với những hành động dã man như đạp vào mặt người biểu tình yêu nước….từ đó Việt Khang đặt bản nhạc “Anh Là Ai?” toàn bộ bản nhạc đều cho rằng anh là ai mà đánh đập người yêu nước không nương tay vậy? Như vậy anh có phải là kẻ đồng lõa với ngoại bang xâm lược Việt Nam hay không? Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam tại biển Đông cả người dân Việt Nam ai cũng biết cũng uất hận, cả thế giới đều lên án thế mà những người yêu nước muốn bày tỏ thái độ chống lại quân xâm lược đáng ra một chính quyền trách nhiệm trước tiền đồ quê hương dân tộc phải ủng hộ lòng yêu nước, nhưng trái lại chế độ CSVN đã dùng quyền lực cuả công an, của nhà nước để đàn áp, đánh đập dã man, bóp chết quyền sống của con người.
Hai bản nhạc đó đã làm cho chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam run sợ do đó họ đã tìm cách bắt Việt Khang.

4) Việt Khang bị bắt

Ngày 16/09/2011 khi hai bản nhạc Việt Khang đã hát và đưa lên trên các hệ thống Internet và youtube.com thì nhạc sĩ Việt Khang bị bắt. Cùng bắt lúc đó có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, và sinh viên Nguyễn Thiện Thành cùng là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước. Công an đã tịch thu toàn bộ máy vi tính, những dụng cụ làm ăn của Việt Khang (như máy thâu âm, máy hoà nhạc v.v..) .
Sau đó vì công an CSVN muốn thả Việt Khang ra để xem Việt Khang có liên lạc với những ai nữa để bắt những người còn lại, sau gần 67 ngày (2 tháng 7 ngày) theo dõi không bắt được ai, ngày 23/12/2011 nhà cầm quyền CSVN đã điều động 40 công an đến bắt Việt Khang đi và hiện nay Việt Khang đang bị biệt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam.

5) Nhờ sự can thiệp của các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền và chính quyền các nước tự do dân chủ
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca. Đó là một trong những quyền tối thượng của con người đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Vậy để bảo vệ những quyền căn bản này, mong mỏi các nhạc sĩ ở Hải Ngoại, đặc biệt nhạc sĩ Trúc Hồ vận động giúp đỡ cho nhạc sĩ Việt Khang sớm được trả tự do.

Kính nhờ các cơ quan Human Right Watch, các cơ quan nhân quyền trên thế giới, Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Châu Âu, cơ quan Liên Hiệp Quốc can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và người bạn của anh là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cả hai hiện đang bị biệt giam tại PA-24 ở số 4 đường Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh sớm được trả tự do.

Kính nhờ bộ ngoại giao Hoà Kỳ và các toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Úc tại Hà Nội lên tiếng can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình được sớm trả tự do.

Trân trọng

Đại Diện Cho Tuổi Trẻ Yêu Nước tại Hải Ngoại
Vũ Trực

-------------------------------------------

Sunday, 29 January 2012 04:49

Viet Khang, a songwriter currently detained by the public security police without charges, has quickly become the symbol and voice of conscience of the post-war generation of Vietnamese. His arrest has prompted a movement among Vietnamese artists and intellectuals in Vietnam and overseas calling for his immediate and unconditional release.
Born into a poor family in 1978 as Vo Minh Tri, he grew up and lives in My Tho, Tien Giang with his wife and their four-year old son. He discovered his love for music from an early age and has made a living as a songwriter under the pen name “Minh Tri”. He is also a drummer performing with several local bands. He operates a small recording studio to provide for his family’s livelihood.
As he toured many cities to perform, he increasingly noticed rampant social injustices and widening poverty that affect his people and threaten his country’s future. Disturbed, he shared his feelings and thoughts with other like-minded young Vietnamese. In April 2011 they founded “Patriotic Youth,” a loose network of college students, young professionals and young artists, to promote public consciousness about social justice and civic engagement. Some association members created blogs and websites to advocate for the respect of human rights, freedom, and free elections. Others passed out fliers calling for democratic reforms and the defense of Vietnam’s sovereignty against China’s expansionism. Under the new pen name of “Viet Khang,” Vo Minh Tri wrote two songs that spread virally through the internet.
His song “Who are you?” questions the conscience of public security police members who brutally assaulted, arrested and detained demonstrators for peacefully expressing concern over China’s territorial ambitions. In “Where is my Viet Nam?”, Viet Khang confesses disillusionment with a regime that pays little attention to the spreading social injustices, decries the leadership’s lack of resolve to defend the country’s sovereignty, and calls on citizens to assume responsibility for Vietnam’s future. He personally performed both songs and posted them on the internet.
Soon after their posting, on September 16, 2011 the police arrested Viet Khang and two other members of Patriotic Youth. The police confiscated Viet Khang’s computer and all equipment at his recording studio. He was released and then re-arrested on December 23, 2011. He is currently held in police custody.

* * *
Act Now:
Please help free Viet Khang, a songwriter with a conscience, by passing on this appeal for his immediate and unconditional release to elected officials, the media, human rights organizations, associations of artists and musicians, college students and all those who care.

------------------------------------

SBTN Phát Động Chiến Dịch Vận Động Cho Nhạc Sĩ Việt Khang
Như tin SB-TN và SET đã loan, một nhạc sĩ trẻ tại Việt Nam nổi tiếng qua hai ca khúc do anh sáng tác và phổ biến trên mạng là nhạc phẩm Anh Là Ai, và Việt Nam Tôi Đâu? đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ cho đến nay vẫn không hề có tin tức. Đài SB-TN và SET đã chính thức phát động chiến dịch vận động trả tự do cho người nhạc sĩ anh hùng này, và kêu gọi quý vị khán thính giả của đài xin hãy gọi điện thoại, viết thư, email cho các Dân biểu hay Thượng nghị sĩ nơi vùng mình cư ngụ, để xin vận động trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang bằng cách gây áp lực với bộ Ngoại giao và tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.



Sau đây là TÊN và ĐỊA CHỈ của THƯỢNG NGHỊ SĨ và DÂN BIỂU QUỐC HỘI HOA KỲ:

THƯỢNG VIỆN :
1. John Kerry – Chairman, 218 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510.
2. Richard G. Lugar – Ranking Member, 528 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
3. Barbara Boxer – 212 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
4. Robert Remendez – 528 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
5. Jim Webb - 248 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
6. Jeanne Shaheen - 520 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
7. Christopher Coons – 127-A Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
8. Richard J. Durbin – 711 Hart Senate Office, Washington DC 20510
9. Tom Udall – 110 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
10. Bob Corker – SD-185 Dirksen Senate Office Bldg, Washington DC 20510
11. James E. Risch – 483 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
12. Marco Rubio – 317 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
13. James M. Inhofe – 205 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
14. Jim DeMint – 167 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
15. Johnny Isakson – 131 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510
16. John Barrasso – 307 Dirksen Senate Office Bldg, Washington DC 20510
17. Mike Lee – 316 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
18. Benjamin L. Cardin – 509 Hart Senate Office Bldg, Washington DC 20510
19. Robert P. Casey Jr – 393 Russell Senate Office Bldg, Washington DC 20510

HẠ VIỆN:
20. John Boehner – Speaker of the House, H-232 The Capitol, Washington DC 20515
21. Eric Cantor – Majority Leader, H-329 The Capitol, Washington DC 20515
22. Kevin McCathy – Majority Whip, H-307, The Capitol, Washington DC 20515
23. Jeb Hensarling – Chairman – House Republican Conference, 202-A Cannon HOB, Washington DC 20515
24. Pete Sessions – Chairman – National Republican Congressional Committee, 2233 Rayburn HOB, Washington DC 20515
25. Cathy NcMorris Rodgers – Vice Chair – House Republican Conference, 202-A Cannon HOB, Washington DC 20515
26. John Carter – Secretary – House Republican Conference, 202-A Cannon HOB, Washington DC 20515
27. Tom Price – Chairman – Republican Policy Committee, B-58 Cannon HOB, Washington DC 20515


------------------------------------------










.
.
.

No comments: