Thursday, January 12, 2012

BỐN NGÀY ĐÊM BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - VIỆT NAM (Huỳnh Tâm)



Huỳnh Tâm
Thứ ba, 10 Tháng 1 2012 14:16

Trên đầu núi gió thổi quá mạnh, áo đi mưa đập vào áo len phát âm thanh lạch phạch, tôi nhìn theo anh Tùng và anh Dũng một kẻ vừa sơ giao, một người thân thiết. Họ đi xuống đèo cách năm mươi mét không còn thấy bóng, mây đã che khuất họ, hình như chúng tôi cũng đang đi trên mây. Chuyến trở về này, đích thân tôi cằm tay lái xe đạp, vẫn đi trên đường cũ để về làng anh Minh. Chân đạp đều bánh xe lăn vô tư, trên con đường đèo cao khúc khuỷu lại chật hẹp, bề ngang chỉ bốn hay năm gang tay, lồi lên, lõm xuống, nước đọng thành nhiều vũng xình lầy, đi qua những con suối và rạch nước, không có đoạn đường nào phẳng phiu. Mỗi khi lên dốc hay đèo núi, lưng của tôi phải gù lại như con bò tót chuẩn bị húc địch thủ, chỉ có cách này mới đạp xe lên được dốc núi. Gặp đèo cao chúng tôi xuống xe đi bộ. Khi xe đạp xuống đèo núi, chân của anh Minh làm đôi phanh cho xe chạy từ từ. Xe đạp của anh Minh đi núi rất tiện dụng, nó không khác nào con bạch mã phi qua rào cản và những ụ đất cao trong trường đua ngựa. Xe đạp cứ thế âm thầm lao về phía trước, bỏ mặc hai bên đường lạnh ngắt, tiếng cầm thú lưa thưa. Đôi lúc rừng im phăng phắc trong âm u như đã chết, vắng bóng người đi ngược chiều, chỉ một lần gặp vài người dân tộc thiểu số về bản làng.

Tôi cảm nhận trong người lúc nào cũng lạnh rét, lẽ ra ngoài trời lạnh trong người phải nóng. Có lẽ vì sợ thanh vắng và hoang vu của rừng cho nên thân thể của tôi như thế.
Chúng tôi dừng xe đạp lại để lấy sức, chuẩn bị lên đèo, lúc này tay tôi cầm lái đến lúc đã thấm mỏi không còn vững chắc, chân đạp liên hồi đã rã rượi, thế mà chỉ mới được 10 cây số trong hai giờ liền. Ngó lại sau lưng mới biết chưa ra khỏi đỉnh núi Pu Si Lung, xương mù ở đây cũng quái đản bám vào áo mưa thành những sợi nước lạnh không khác nào đang đi dưới mưa, đôi tay nhớt với sương mù trộn lẫn mồ hôi.

Mười phút sau, chúng tôi lên đường, hì hục đạp xe. Mới lên được lưng núi, bỗng chiếc xe đạp bị giật ngược, chúng tôi văng xa 3 mét, mỗi người mỗi hướng, hai ba-lô văng ra khỏi người anh Minh. Tôi chưa kịp lom khom đứng dậy, tức thì có bốn người trong những gốc cây cổ thụ bước ra như ma xuất hiện, từ đầu phủ xuống đến cằm bằng vải đen. Đặc biệt anh Minh đã đứng tấn thủ từ khi nào tôi không hề hay biết, anh gọi:
─ Tâm hãy cố đứng lên, đem theo xe đạp chạy trước, còn lại hai cái ba-lô để cho Minh lo liệu.

Tôi không chần chờ liền nói:
─ Té xuống như thế này đứng lên hết được rồi! Đau quá anh Minh ơi! Thôi thì bỏ mặc cho họ muốn làm thịt cũng được, vì nơi đây là sào huyệt của họ, xuôi tay thôi!

Anh Minh nói :
─ Đâu được, phải thanh toán bọn chúng, bỏ cuộc là mất tất cả.

Đột nhiên bốn gã đứng cười lớn tiếng, bỏ mặt nạ ra nói tiếng Việt:
─ Không có gì đâu, gặp nhau cùng người Việt cả không phải là thù, chúng em là người "Tây hành làng" đây, tưởng mấy anh là viên chức nhà Hán, ở huyện lên làng, tìm ăn hối lộ, cho nên chúng em làm một công hai việc, lấy lại tiền và giết chúng nó.

Tôi thoáng hiểu ý của họ và suy nghĩ:
‒ Bốn gã thanh niên này độ tuổi hai mươi, làm khấu tặc bất đắc dĩ, cũng không phải kẻ tệ, bởi họ mất một thứ gì đó rất cao quí, và ở núi lâu năm sinh tinh thần nghĩa khí, trong hận thù thấu xương không đội trời chung với người Hán, đó là một cách giải quyết khi con người không còn chọn lựa nào khác. Nếu như dân Việt mình ở quê nhà có một chọn lựa đúng mực và tinh thần cương quyết, ít nhất tinh thần như thế này, thì không đến nỗi phải mất phần đất biên giới rộng bao la.

Cũng một cách khác người dân phải tự mình đứng lên, bằng bất bạo động, làm áp lực với nhà nước, thứ đến nhà nước phải lắng nghe tiếng dân kêu và lấy quyết định không nhường cho Trung Quốc một bất cứ phân ly, tấc đất nào! Biết lắng nghe ý dân là nhà nước mạnh, làm gì mà sợ Trung Quốc đến nỗi phải cúi luồn dâng đất, bán dân mình làm nô lệ cho Trung Quốc. Dù gọi là chiến thuật mềm đi nữa cũng không thể để mất đất, phải nói đúng hơn đảng CSVN đã đến thời kỳ nhu nhược, đưa đất nước đến suy vong bằng nhiều hình thức. Đôi khi có vài người dân còn lương tâm cảnh báo nhà nước đảng CSVN, nhưng chế độ này làm ngơ vẫn miệt thị dân và “Phụ lòng dân Việt, tôn sùng người Hán, còn hơn thần thánh độc quyền duy đảng”!

Lúc này anh Minh đứng gần tôi, đôi mắt của anh không rời bốn gã thanh niên trẻ, còn bốn gã đi nhặt hai cái ba-lô, trên tay cằm một chai rượu và một gói lá tròn màu xanh, đưa tất cả cho anh Minh, anh chỉ nhận lại ba-lô nói:
─ Chúng tôi nhận lại hai ba-lô còn hai thứ ấy không phải của chúng tôi.

Một gã thanh niên nói:
─ Chẳng nhẻ hai thứ này là của ma à? Rõ ràng bốn chúng tôi thấy những thứ này từ trong ba-lô rơi ra mà.

Anh Minh cằm hai ba-lô trên tay thấy ba-lô của Tâm nhẹ hơn trước, để lòng ngạc nhiên suy nghĩ và hỏi:
─ Tâm có hai thứ này không?
─ Không biết hai thứ ấy có từ lúc nào, nhưng chai rượu đó đúng là đêm hôm trước uống còn dở dang.

Tôi hiếu kỳ, loạng choạng đướng lên xem thứ gì trong gói lá tròn màu xanh, liền nói:
─ Anh Minh ơi, đúng là của chúng ta, thì ra là một con gà luộc, trong ruột gà còn độn cả cơm gà, mùi vị như hôm qua, anh xem nào?

Anh Minh lấy xem cũng xác nhận đúng là hương vị hôm qua nói:
─ Minh hiểu ý, chính chị Hồng bỏ vào ba-lô để chúng ta hưởng dụng trên đường đi, chị ấy rất là tỉ mỉ, thôi thì mời bốn bạn cùng dùng ngay bây giờ, vì trời đã qua trưa lắm rồi.

Thế là cả sáu người cùng ngồi bệt xuống bãi cỏ uá vàng bên lề, dưới gốc cây đại thụ, dùng đôi tay như dao với mác cứ thế mà xé từng miến thịt gà, ăn với cơm gà, cả sáu người rất tự nhiên không phân biệt bạn hay thù, cùng nhau tu một chai rượu không nề hà vệ sinh.

Một trong bọn bốn người nói:
‒ Đã quá...

Người đối diện nói:
‒ Quá đã.

Chúng tôi vô tình gặp bốn đồng hương trong rừng sâu ở xứ người, vui buồn này không thể nói hết lời, quả là có một cái gì đó sống thực hơn người.

Một gã thanh niên lớn tuổi nói:
─ Em là đệ tử của Kim Dung, đã từng đọc hết kinh sử của ông ta, nhưng chưa có trang nào nói về cuộc giao ngộ kỳ duyên như thế này, chúng ta mới đúng là kiếm khách đứng ngoài kiến thức của Kim Dung.

Anh Minh cười nói:
─ Các bạn nói rất đúng, bình về Kim Dung phải như thế, cái trang này viết từ trong rừng sâu của xứ người, chỉ có sáu chúng ta đọc được mà thôi, chính nó đã miêu tả hết tình người Việt Nam, cảm tạ rường đất Việt.

Gã thanh niên lớn tuổi nói tiếp:
─ Chúng em hành động như thế các anh có buồn lòng không, nếu có thì chúng em xin lỗi nhé?

Dù sao trong lúc này, có ít nhiều cảm tình với họ, tôi đáp:
─ Người của "Tây hành làng" chơi kiểu này thì chết mẹ tôi rồi.

Mọi người cùng cười, chúng tôi nhìn vào gốc cây cổ thụ, thấy một sợi dây lòi tói dài, bện chặt lại với nhau bằng dây leo trong rừng, đang vắt ngang qua đường làm bẫy người. Họ có nhiều kinh nghiệm bẫy người, hỏi ra mới biết chỉ bẫy người Hán.

Từ lúc gặp nhau, chuyện trò, ăn uống đã hơn nửa giờ, anh Minh nói:
─ Chúng tôi phải lên đường ra khỏi rừng càng sớm càng tốt vì sợ gặp nhiều trắc trở khác. Hẹn có dịp gặp lại và sẽ tâm sự nhiều hơn.

Mọi người giới thiệu tên tuổi. Tôi liền viết địa chỉ Kun-minh đưa cho bốn tướng cướp mới quen và chào tạm biệt.

Lần này anh Minh cằm lái xe đạp, sau hai giờ chúng tôi đến biên giới núi "Lu Châu" vắt ngang qua dãy núi "Damajianshan" hy vọng 6 giờ chiều đến huyện Lu châu.

Đoạn đường này còn gian nan hơn dãy núi Pu Si Lung, mỗi lần lên dốc cao tiếng dây xích xe đạp chạm rít vào nhau kèn kẹt, chịu đựng sức nặng 120kl.

Nghe tiếng xích kèn kẹt, tôi sợ đứt giữa đường vội hỏi:
─ Anh Minh có khi nào dây xích đức không?

Anh Minh hiểu ý đáp:
─ An tâm, con ngựa này thuộc loại tốt có khả năng kéo 1,5 tấn hàng một lúc, hai chúng ta có ăn thua vào đâu.

Tôi muốn tìm hiểu về ngày loạn lạc tại Lào Cai và quá trình cuộc sống trong tám năm qua của gia đình anh Minh nên hỏi:
─ Anh Minh còn nhớ cuộc loạn lạc tại Lào Cai không, sau đó anh di chuyển bao nhiêu lần trại, rồi bao lâu mới đến "Dòng nhà làng", buổi đầu tị nạn, anh chị làm việc gì để sống và chuẩn bị thế nào cho tương lai mấy cháu?

Minh chần chừ một hồi lâu, thở ra một luồn hơi nóng, tức khắc hóa thành sương bay trước mặt, hình như anh đang xúc kích hồi tưởng lại tám năm đã trôi qua, trả lời:
─ Ngày 15/02/1979 chúng ta vừa qua khỏi biên biới Lào Cai, chỉ cần can đảm lấy quyết định vượt qua sông sâu, tránh được đạn pháo chiến tranh, cũng là nơi an toàn nhất trong phần lãnh thổ Trung Quốc. Chần chừ cho đến ngày 17/02/1979 thì có tin đồn Trung Quốc hạ lệnh cho phép quân đội tự do cướp không tha một ai. Thế là tin loan truyền nhanh. Người tị nạn Việt gốc Hoa mạnh ai nấy vượt sông Hồng để vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Hơn 120.500 người thi nhau dầm người xuống sông để chạy ra khỏi tầm ảnh hưởng lệnh cướp. Mỗi cá nhân còn phải bảo vệ gia tài trên lưng, sống chết không thể rời ba-lô, thế là chen chân, đạp lên nhau tìm sự sống. May cho mình có một ít võ nghệ và biết bơi cho nên cả nhà an toàn và tài sản còn nguyên vẹn, rất nhiều người chết lềnh bềnh trên sông, cũng có gia đình mất sạch tài sản vì cần sống trên hết, thê thảm nhất là nhiều gia đình chết ba còn một, chết bốn còn hai, con cái chết hết chỉ còn lại hai vợ chồng, nhiều quả phụ chồng con chết cả, v.v...

Nhất là gia đình của Châu Thành, tôi thấy họ mà cứu không được, như gia đình chị Trang cũng không tránh khỏi cảnh tan vỡ gia đình lớn đó. Đặc biệt không ai biết Tâm chạy về hướng nào, tất cả bạn bè không ai biết sống hay đã chết, ai cũng suy nghĩ và hỏi:– Tại sao Tâm đi một mình và biết bơi nhưng lại mất tích, tuy nhiên còn hy vọng gặp lại tại các trại tập trung.

Ngày tháng trôi qua không ai còn hy vọng, bỗng 5 năm sau (1979-1983) được tin Tâm đang ở trại tị nạn Galang I, Indonesia. Các bạn rất vui mừng, từ đó ai cũng an tâm và mọi người đều hy vọng sẽ gặp lại Tâm một ngày nào đó trên miền đất tự do. Không ngờ lại gặp Tâm nơi nguy hiểm nhất, chưa hề dám suy nghĩ một lần hẹn tái ngộ trên vùng đất của cha ông mình đã bị mất, nay thuộc đất của bành trướng xứ người, sự hiện diện của chúng ta là nhân chứng và nước mắt!

Tiếp theo nguyên nhân ra cảnh khốn khổ này, quả là bi kịch không ai đo lường trước được. Sau khi vào lãnh thổ Trung Quốc, đến ngày 22/02/1979. Họ chia ra làm hai nhóm.
Nhóm một, người Việt và sắc tộc biên giới không đem theo tài sản, có hơn 72.000 người, quân đội Trung Quốc đưa đi trước cho đến nay chưa biết dân mình đi đâu và ở đâu!
Nhóm hai, gồm Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, gọi chung người Việt tị nạn, tất cả đều bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản không tha một ai, được biết đó là chiến dịch làm sạch, lúc ấy trên lưng của Minh có trên 3 triệu đô-la, riêng người Hoa Đỏ đau đớn nhất, họ mang theo tài sản khổng lồ, có người trên 2 tỷ đô-la, mục đích về Trung Quốc để lập nghiệp và hưởng tuổi già. Đặc biệt Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa không đem theo vàng hay đá quí mà chỉ đem đô-la, bởi nó gọn và nhẹ, tiện và lợi tiêu dùng bất cứ nơi nào cũng được.

Quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản của người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, rồi dùng phương tiện ngựa thồ chuyển chở đến 4 ngày vẫn chưa hết tải sản ấy. Nói chung số phận Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa đến lúc này đều đồng cảnh ngộ, không còn ai phân biệt các loài Hoa, tuy nhiên người Hoa Đỏ ôm hận thù hai đảng CSVN-TQ rất là sâu sắc, chỉ có kết không có giải, thù này đời họ ghi sâu vào ký ức.

Khi chưa vào biên giới người Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa rất kính nể Hoa Đỏ, người ta không dám xem thường Hoa Đỏ, bởi họ là thành viên của hai đảng CSVN-TQ. Thế nhưng qua một trận trấn lột, Hoa Đỏ đổi màu rất nhanh, từ trái dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ, đổi thành ruột vàng. Trước đây kính nể Hoa Đỏ vì sợ, nay kính nể Hoa Đỏ vì họ biết tiếp nhận hòa giải trong cộng đồng, và họ hòa hợp để chung sống cùng đồng hương, trên thực tế mọi cõi lòng chỉ còn hai chữ Việt Nam, làm thân phận tị nạn trên đất Trung Quốc.

Về chuyển trại tị nạn thì đếm không hết, địa điểm trại luôn thay đổi, xem ra Minh đã đi hết biên giới tỉnh Vân Nam qua tỉnh Quảng Tây, người Việt tị nan tùy theo nhu cầu lao động tại biên giới, và hoán chuyển người Việt tị nạn đi khắp mọi nơi, người cũ không liên lạc được với nhau.

Khổ nhất là bị những tên "hỗ trợ" chiếu cố dân làng quá gắt gao, họ thay mặt quân lính biên phòng làm an ninh chìm, còn chủ làng chỉ là người phụ trách hành chính. Chính quyền Trung Quốc tin cậy những Hoa Đỏ trước 1975 đã từng hoạt động ở miền Bắc Việt Nam, sau đó mới đến Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam. Ở nơi nào có Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam thì nơi đó sống thoải mái hơn. Cho đến nay số Hoa Đỏ miền Bắc xem như về hưu hết. Đến năm 1984 chính quyền Trung Quốc cho một danh nghĩa chính thức (Người Việt tị nạn) gồm ba thứ Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa và một Việt sắc tộc cắm chung một bình.
Những ngày đầu tự nuôi sống mình. Già trẻ, nam nữ, phụ lão ấu, cùng đi lao động tại những đồn điền cao-su hay đi trồng cây Bạch Đàn và cây Bồ Đề, từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều, sau một ngày lao động, nhận phần gạo đủ ăn cho một người, đôi khi nhận khoai củ hay bột khoai lang, chỉ thế thôi, ai ăn khỏe thì không đủ. Mọi người phải tự mưu sinh, như đi tìm cỏ rừng ăn đuợc gọi là rau. Nếu bị bệnh nhẹ được cấp củ gấu, hành, gừng, cam thảo đất, vỏ quýt (sao) uống 2 lần mỗi ngày. Bệnh nặng người ta cho uống bạc hà, kinh giới, cam thảo đất, lá dâu, lá tre, kim ngân, lá củ sắn dày. Hôm sau phải đi lao động, nếu vắng mặt bị cắt phần lương thực, cho nên dù có đau ốm cách mấy cũng phải ráng đi lao động!

Có người đi lao động quanh năm trong rừng chỉ tìm "Mật nhân". Minh sống tại "Dòng nhà làng" đến nay đã hơn ba năm, bây giờ người Việt tị nạn ở biên giới hơi rảnh tay, chỉ đi lao động cạo mủ cao-su vào lúc thu hoạch... cho nên ai cũng tranh thủ tạo cho mình một mảnh vườn nhỏ ở ngoài làng nhằm cải thiện gia đình, hai năm trở lại đây rộ lên phong trào vượt làng, và mọi người tập trung vào tương lai.

Chúng tôi ra khỏi dãy núi Lau Châu, vui mừng quá quên hết chuyện dài của anh Minh, lúc này chuẩn bị vào làng bên rừng và đi tiếp hai giờ nữa mới đến thị trấn Lu Châu.
Chiều nay, ngày thứ ba trên đường về Dòng nhà làng, đi ngang qua thị trấn Lu Châu, nhân tiện thăm một vòng trong thị trấn và mua những thứ cần thiết cho ngày 29/8/1987. Anh em chúng tôi ăn tạm những tô mì với đậu hủ, uống nước trà xanh, mua nào là thịt heo, bò mặn, thịt vịt, gà, cá khô và gia vị, tất cả bỏ chung vào một ba-lô, còn lại ba-lô thứ hai bỏ hai cái mền.

Đêm nay, nghỉ ngơi tại nhà nga, đến 5 giờ 30 phút sáng phải tranh thủ lên xe hỏa, chúng tôi chia hai ca ngủ, anh Minh ngủ trước từ 10 giờ đến 2 giờ sáng, tôi ngủ từ 2 giờ đến 5 giờ, khi ngủ phải ngược chiều đầu để dễ kiểm soát, một khi có kẻ lạ xâm nhập vào bên trong thì phải phản ứng tức thì.

Chia hai ca ngủ như vậy mới an tâm, xe đạp, ba-lô lương thực không bị mất, xe đạp để phía trong vách tường, chúng tôi nằm ở bên ngoài và khóa xe vào dây thắt lưng của anh Minh, anh Minh vừa nằm xuống ngáy ngủ phì phò. Phần tôi nằm ở ngoài, cả thân người trùm mền che sương gió, ba-lô kê cao đầu, đôi mắt lúc nào cũng cảnh giác người đi qua, kẻ đi lại. Đến 12 giờ đêm, chung quang chúng tôi có trên 150 người đồng ngủ khách sạn (5 sao) ngoài trời miễn phí, thấy họ ngủ trong tư thế bình an, đôi khi có người la lớn tiếng "
盗窃 (đạo thiết) ăn trm, 盗窃 ăn trm...". Trong lúc này tôi suy nghĩ về chuyến xe hỏa cách đây sáu ngày, đi với người em họ từ Kun-Minh đến Bí-Sa, nhưng ấn tượng nhất là xe hỏa đi từ Bí-Sa đến Lu Châu.
Trên toa xe hỏa hôm ấy lưu lượng hành khách quá đông, trên tuyến đường này đi từ miền Đông xuống miền Tây và đến biên giới Miến Điện, anh Minh phải dùng đến hai cái khóa số tám, móc dựng đứng xe đạp vào thành ngoài xe hỏa và buộc vào dây thắt lưng, lúc đầu tôi có ý tưởng, chê cười thầm:‒ Anh Minh không như ngày nào, bây giờ anh xem vật chất trên hết, bởi vậy anh phải buộc xe đạp lại bằng dây thắt lưng và khóa số tám.

Tôi cho rằng một khóa số tám là đủ lắm rồi, thằng ăn trộm nào mà lấy được chứ ?
Tôi không để ý về tư chất của anh Minh nữa, chỉ mong sao đến nơi thăm anh chị Dũng là đã mãn nguyện, đường còn dài 175 cây số xe hoả chạy bằng than đá, xe quá cũ lại chậm rì, tuy vậy còn nhanh hơn xe điện Hà Nội hơn ngàn lần (1983). Hai giờ sau, bỗng anh Minh la lớn tiếng: "‒
海盗劫持,可能无法运行我离开我的手 (Hi đạo kiếp trì, khả năng vô pháp vận hành ngã ly khai ngã đích thủ) Cướp cướp, mày không chạy khỏi tay tao".

Nhờ dây thắt lưng, anh Minh quật lại được xe đạp, chân anh đá kẻ trộm rơi xuống đất, tôi thấy kẻ trộm từ xa lọm khọm đứng lên và chạy theo đu lên xe hỏa. Lúc này tôi thấy chỗ tôi ngồi trống trải một các lạ kỳ, anh Minh vội móc xe đạp vào thành trong xe hỏa nói:
─ Tâm có biết không, chúng nó đi ăn cướp cả bầy, khi phát hiện chúng tự tản mác cho nên chỗ này hóa ra trống trải một tí. Tâm thấy không hai khóa số tám mà chúng vẫn mở ra được một cách nhẹ nhàng, quả thực không ngờ được. Đúng là tay cướp chuyên nghiệp trên xe hỏa, cũng may có đề phòng dây thắt lưng, mình thờ ơ là mất xe đạp tức khắc. Rất tiếc cho xã hội, đất nước Trung Hoa đào tạo quá nhiều ăn cướp mà không có anh hùng!

Trong thâm tâm, tôi hối hận vì trước đó vài giờ chê anh Minh quá đáng, bây giờ mới hiểu, anh không phải vì yêu vật chất, mà lòng anh chủ yếu muốn bảo vệ tôi, xe đạp là phương tiện di chuyển đưa tôi đi đến nơi, về đến chốn. Sau đó tôi nói với anh Minh:
‒ Cảm ơn anh nhiều, nếu không phải là anh thì tôi không bao giờ đi thăm được anh chị Dũng.

Tôi xem gã trung niên nằm bên là bạn đồng hành không để ý. Đến một giờ sáng, thấy gã đứng lên tưởng đi tiểu tiện, nào ngờ gã giật cái ba-lô của tôi đang gối đầu, rồi chạy biến vào bóng đêm mất hút, đầu của tôi bị va xuống đất, đau quá mà không la lên được vì sợ anh Minh thức giấc!

Cái ba-lô bị mất, tôi suy nghĩ thầm:
‒ Có đi sâu vào xã hội Trung Quốc mới thấy mặt trái của nó, chỉ vài giờ trôi qua mà đã có nhiều tiếng la cầu cứu bắt
盗窃 (ăn trm), bt 盗窃 ăn trm... Nếu có nhng nhà thng kê đi làm vic, thu thp tiếng la cu cu trong xã hi Trung Quc, tôi tin rng nhng tiếng là cu cu này s tương đương vi dân s Trung Quc.

Th
i gian qua mau, anh Minh thức dậy thay ca và đổi chỗ nằm, tôi vào trong, anh Minh ra nằm ngoài, anh Minh hỏi:
─ Cái ba-lô đâu?
─ Bị chúng cướp rồi.

Anh Minh, lắc đầu rồi nằm xuống nói:
─ Tâm ngủ đi.

Thế là tôi trải qua một cơn mơ thấy tiên, thấy tiền đến 5 giờ sáng anh Minh thức tôi:
─ Tâm, thức dậy mau lên, còn vài phút nữa là xe vào ga.

Thế là tiên, tiền biến mất, tôi vẫn còn tiếc, phải chi ngủ mơ như thực thì hay biết mấy.

Tiếng còi tàu hỏa kéo inh tai, bánh xe lăn từ từ tiến vào sân ga, anh Minh tranh thủ đưa xe đạp lên tàu hoả, tay anh nhịp nhàng khóa xe đạp như mấy ngày trước, còn tôi tay nải ba-lô lương thực, tay nải hai cái mền, lên xe có chỗ ngồi ổn định. Chúng tôi thở phào nhẹ người, lấy lại bình tĩnh, trước khi xe chạy tôi cảm thấy cái ba-lô bị méo, rờ xuống đáy ba-lô mới biết gói thịt bò bị lòi ra ngoài hơn nửa, xem kĩ thấy đường rạch thẳng của lưỡi dao cạo.

Tôi liền nói:
─ Anh Minh, tôi không còn kiên nhẫn để thấy bọn Trung Quốc cướp chợ này.

Anh Minh cười nói:
─ Tâm cứ chịu đựng sẽ qua thôi, người lương thiện không bao giờ sống dưới xã hội trộm cướp này được, nếu sống thì từ chối sinh hoạt của họ, bởi vậy chúng ta lấy khả năng để thủ trong mọi tình huống. Bây giờ Tâm lấy hai cái mền bao phủ ba-lô lại, có như vậy thì chúng tự biết khó mà rạch được, đôi mắt của chúng cũng không còn dán mắt vào ba-lô nữa thế là an toàn.

Tôi hỏi:
─ Thế thì anh Minh đã bị bao nhiêu lần trắng túi.

─ Đã bị hai lần, lần đầu bị quân đội Trung Quốc trấn lột vào ngày 22/2/1979. Lần thứ hai bị bọn cướp chợ rạch túi, kinh nghiệm lấy từ đó ra để tồn tại trong xã hội này.

Hôm nay là ngày thứ bốn, chúng tôi ăn ngủ bất thường, tiếp tục chia ca để ngủ ngồi, và canh chừng xe đạp lẫn ba-lô lương thực, tuy đã quá mỏi mệt nhưng phải cố gắng nhắm mắt để lấy lại sức khỏe. Trong xe người đông như nêm, trăm ngàn mồ hôi bốc khói, trộn lẩn với mùi nhà xí cách hai mét, thế mà cũng có năm người đứng trong nhà xí, vì lên sau không có chỗ ngồi, riêng tôi không thể nào ngủ được cứ ngồi lấy mắt nhìn người.
Đến 18 giờ chiều tàu hỏa vào sân ga Bí Sa, chúng tôi vội vã lấy xe đạp và ba-lô lương thực. Lúc xuống xe, xem lại ba-lô lần cuối thấy nguyên vẹn thế là an tâm, còn một đoạn đường dài khoản 16 cây số mới về đến làng. Vào làng đã 21 giờ 25 phút đêm, vài con chó chạy ra dàn chào hàng ngang sủa inh ỏi.

Anh Minh nói nhỏ bằng giọng cuống họng:
─ Những lúc chó sủa như thế này, cả làng tự hiểu có quân đội biên phòng Trung Quốc đi qua làng.

Chúng tôi rội đi thẳng vào nhà, mỗi người tự động lăn ra ngủ mang theo vất vả của bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam.

Huỳnh Tâm
Paris 09/01/2012

* Tiếp theo bài viết trước (
Biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu)
* Sau 33 năm (1979 ‒ 2012), người Việt tị nạn vẫn còn sống tại rừng sâu biên giới Trung Quốc-Việt Nam.

--------------------

.
.
.

No comments: