Friday, November 18, 2011

VIỆT NAM LÀ TRỌNG TÂM KHI HOA KỲ CHUYỂN HƯỚNG SANG CHÂU Á (James Hookway, WSJ)



James Hookway, WSJ

Nguyên Ân biên dịch, CTV Phía Trước
Tạp Chí Thanh Niên PHÍA TRƯỚC
18/11/2011

VỊNH CAM RANH, Việt Nam – Hoa Kỳ đã trở lại Việt Nam kèm theo một tin nhắn cho phần còn lại của châu Á: Nếu bạn muốn có mối quan hệ hiệu quả với Trung Quốc thì bạn cũng cần có mối quan hệ tốt với Washington.

Trong lúc Tổng thống Barack Obama tham dự diễn đàn thương mại quan trọng tại Indonesia vào cuối tuần này, thì Hoa Kỳ bắt đầu di chuyển trọng tâm của mình vượt ra khỏi vùng Trung Đông để một lần nữa tập trung vào vấn đề kinh tế ở các cường quốc Đông Á trong thời điểm mà câu chuyện thành công lớn nhất trong số các nước ở đây – Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới – đang ngày càng thay đổi toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một thời là kẻ thù khốc liệt của Hoa Kỳ, Việt Nam ngày nay đang nổi lên là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Washington trong việc đối trọng ngoại giao và thương mại đối với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, và mối quan hệ nóng lên gần đây giữa Washington và Hà Nội có lẽ là minh chứng đầy đủ nhất trên nhiều loại mặt trận ở tại khu vực Đông Á.

Một sự đảo ngược đáng chú ý từ những năm chiến tranh, là một tàu hải quân Hoa Kỳ lần đầu tiên trong hơn ba thập niên, đã cập vào căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh vào tháng Tám vừa qua. Tàu USNS Richard E. Byrd đã neo lại bảy ngày để sửa chữa tại xưởng đóng tàu ở Vịnh Cam Ranh, nơi đã từng bị chiếm đóng bởi Pháp, Mỹ, Liên Xô, và cuối cùng là lực lượng Việt Nam trong thời gian khoảng 60 năm. Chuyến thăm đó được bổ sung nhằm tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng hải quân hai nước, sau khi Mỹ và Việt Nam tổ chức cuộc tập trận chung vào tháng Bảy vừa qua.

Vịnh Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam, và việc đưa tàu USNS Richard E Byrd về đây sửa chữa trong phút cuối cùng nhằm khẳng định lại vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực trong lúc tuyến đường biển sầm uất nhất của vùng Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] đang bị bỏ ngõ. Biển Đông cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ khu vực, và việc Hoa Kỳ trở lại đây đã khiến Bắc Kinh và lực lượng hải quân của họ tức tối nổi giận.

Các nhà chiến lược quân sự mô tả rằng khu vực này cực kỳ hấp dẫn với vịnh nước sâu, có thể bảo vệ các cơn bão thường xuyên đập vào khu vực và cũng có thể sử dụng làm cấp cơ sở chiến lược trên Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tân trang lại cơ sở trong nỗ lực nhằm khuyến khích tàu của các nước khác thường xuyên dừng lại để sửa chữa hoặc tập quân sự, hơn nữa, việc này có thể giúp quốc tế hóa hiệu quả tuyến đường vận chuyển gần đó và đối trọng lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.

Đó cũng là một cách hữu ích để Hoa Kỳ tạo mối quan hệ mạnh mẽ hơn. Một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Washington, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell, cho rằng sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ có thể giúp bảo đảm tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, bằng cách đảm bảo sự ổn định và ngăn ngừa các vụ cãi vả nhỏ có thể dẫn đến các cuộc xung đột gây rối.

“Tôi sẽ lập luận rằng trong nhiều khía cạnh, 30 hoặc 40 hoặc 50 năm vừa qua mà chúng tôi đã nhìn thấy các tiến bộ đáng kể về kinh tế và chính trị bằng nhiều cách đã được cam kết bởi sự hiện diện đầy đủ của Hoa Kỳ, và chúng tôi sẽ tìm cách tiếp tục nỗ lực và đa dạng hóa vấn đề này,” ông cho biết khi có mặt tại Bangkok vào tháng trước.

Hoa Kỳ cũng khai thác vào các vấn đề môi trường đang phát triển trong khu vực mà đã được thúc đẩy bởi nhu cầu nguồn lực khổng lồ của Trung Quốc. Ví dụ, như trong công việc canh tác lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Mỹ cũng có các chương trình nhằm giúp Việt Nam đối phó với tác động môi trường bởi các dự án xây dựng đập của Trung Quốc ở thượng nguồn. Trong số đó có các nhà địa chất từ ​​Cơ quan Kho sát Địa lý M, và h đang giúp v ra cách cũng như phòng chng li mt s thit hi gây ra bi cơn khát năng lượng thy đin của Trung Quốc. Các đập ở thượng nguồn ngăn chặn nguồn phù sa đầy dinh dưỡng chảy xuống vùng đồng bằng, làm giảm mức đất ở đồng bằng sông Cửu Long và thúc đẩy nước muối từ biển chảy ngược vào nội địa đến 60 dặm trên dòng Mekong, phá hủy nguồn đất nông nghiệp rất có giá trị trong khu vực.

“Một khi bạn bắt đầu đào móc ở bất kỳ dòng sông nào, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề,” ông Richard Cronin, một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam và hiện là chuyên gia về những thách thức môi trường mà hệ thống sông Mekong phải đối mặt. Ông hiện là người đang đứng đầu chương trình về Đông Nam Á thuộc Stimson Center có trụ sở chính tại Washington.

Thật vậy, chương trình xây đập của Trung Quốc đã gây ra một loạt phong trào về bảo vệ môi trường ở khu vực, và thường các nhà bảo vệ môi trường ở đây bị ảnh hưởng nặng bởi các màu sắc mạnh mẽ chống Trung Quốc. Tại Miến Địên, các nhà bảo vệ môi trường chống Trung Quốc gần đây đã gây áp lực với chính phủ (hậu thuẫn bởi quân sự) để đình chỉ công trình xây dựng một thủy địên lớn, và nếu thực hiện thì thủy điện sẽ làm ngập một vùng khá lớn ở nước này nhằm cung cấp miếng ăn năng lượng ngon miệng mà Trung Quốc đang thèm khát.

“Hoa Kỳ không thừa nhận nhưng họ cũng phần nào khai thác cảm giác chống Trung Quốc này”, ông Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Institute of Southeast Asian Studies) ở Singapore cho biết.

Việt Nam cũng là một trong những nước nằm trong kế hoạch của Mỹ trong nhóm thương mại tự do mới được gọi là Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP), trong đó bao gồm các nước như Chile, Mã Lai và Tân Tây Lan. Hoa Kỳ đã là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, dẫn đầu bởi nhà máy chip của Intel Corp với khoảng đầu tư $1 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các quan chức ở Washington nói nhỏ rằng họ hy vọng kế hoạch thương mại này sẽ vượt qua các đề xuất của Trung Quốc trong việc tạo ra một khối thương mại châu Á, và giúp pha loãng tầm ảnh hưởng thương mại cũng như quân sự của Bắc Kinh trong khu vực, nơi mà Bắc Kinh ngày càng xem như là sân sau của riêng mình.

Cho đến nay, đề nghị thương mại TPP dường như có hiệu quả. Nhật Bản, Mexico và Canada cũng đã cho biết họ muốn tham gia quá trình đàm phán. Ngay cả Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng thừa nhận rằng đề nghị hiệp ước xuyên Thái Bình Dương của Washington là con đường dẫn đến nền thương mại rộng lớn. Một số quan chức Mỹ đã biết trước và chào đón hiệp ước này như một cách nhằm giữ chân Trung Quốc, ngay cả khi Hoa Kỳ rút lui khỏi châu Á./.

© 2011 Bản tiếng Việt TCPT
.
.
.

No comments: