Wednesday, November 16, 2011

THƯ NGỎ GỬI ÔNG NGUYỄN TRUNG (Phong Uyên)



Phong Uyên
Thứ Năm, 17/11/2011

Kính thưa ông,

Cách đây hơn một năm, tôi có dịp phản biện những ý kiến của ông trong hai bài ông viết về Việt Nam trên Thời Đại Mới (1). Loạt bài ông viết mới đây trên Vietstudies về đảng Cộng sản Việt Nam mà Dân Luận đăng tải lại, cho tôi một dịp mới để với tư cách là một độc giả, đưa ra một vài cảm nghĩ về những nhận xét và cách suy luận của ông trong những bài viết này; đặc biệt là 2 bài cuối với hàng tít "ĐCSVN phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất - Hay là hoang tưởng?":

Trước hết tôi xin thú thực, tôi không hiểu ông muốn nói gì trong hàng tít này: ĐCSVN từ trước tới nay vẫn giữ độc quyền vai trò lãnh đạo, có ai dám đụng tới đâu mà phải giành lại? Hoang tưởng (paranoia) là một bệnh, ông muốn ám chỉ ai bị cái bệnh này? Nhưng sau khi tìm cách giải mã như tôi đã làm với những câu nói của ông cựu bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và ông cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng trên diễn đàn Dân Luận này, tôi mới vỡ lẽ ra rằng ông muốn nói có "kẻ" nào đã cướp mất "vai trò lãnh đạo của Đảng" nên Đảng phải giành lại.

Nhưng tôi vẫn không hiểu ai là người bị bệnh hoang tưởng? Kẻ đã cướp vai trò lãnh đạo của Đảng hay kẻ cứ đinh ninh là Đảng bị cướp mất quyền lãnh đạo, Đảng phải giành lại cho được?

Nếu tôi đoán trúng ý ông thì xin ông cho biết thêm kẻ cướp là ai: là "kẻ lạ" hay "kẻ nào" "phái nào" trong Đảng? Và giành lại quyền lãnh đạo để làm gì nếu không là để tiếp tục "Đảng quyết thì Quốc hội quyết" và chà đạp lên Hiến pháp do chính Đảng đặt ra, như theo cách định nghĩa của ông về "cầm quyền" và "lãnh đạo": "Trong chế độ chính trị có nhiều đảng, đảng nào thắng cử được quyền đứng ra lập nội các thì gọi là đảng cầm quyền. Trong hệ thống chính trị một đảng hiện nay ở nước ta, nên bỏ khái niệm này (đảng cầm quyền) và trở lại khái niệm "Đảng lãnh đạo".

Cái làm tôi không thể hiểu được là một người đi rộng biết nhiều như ông mà lại đi cổ xúy cho một chế độ "Đảng lãnh đạo" chỉ có ở "nước ta". Trong số gần 200 quốc gia trên thế giới, không có nước nào có chế độ "Đảng lãnh đạo" cả: Trung Quốc, nếu tôi không nhớ lộn, có tới 6 đảng tuy chỉ có một đảng cầm quyền là đảng cộng sản. Nhưng đảng này cũng không phải là đảng cầm quyền lâu nhất trên thế giới vì đảng Tự do Nhật Bản và đảng Dân Chủ Xã hội Thụy Điển còn cầm quyền lâu hơn và không phải vì vậy mà Nhật bản, Thụy Điển, không nổi tiếng là những nước dân chủ. Một người có chút học thức cũng không thể dùng sai ngữ pháp: Từ ngữ "lãnh đạo" chỉ để dành cho người chứ không thể gán cho một tập thể vô hình tới mấy triệu người hay mấy chục triệu người được: lãnh đạo ĐCSTQ là Mao Trạch Đông, tới nay là Hồ Cẩm Đào. Lãnh đạo ĐCS Bắc Hàn là con cháu, họ Kim. Lãnh đạo ĐCS Cu Ba là anh em nhà Castro. Đảng cộng sản trong những nước này chỉ được lập ra để làm tay sai cho những tay độc tài lãnh đạo. Những nước này mang tiếng là cộng sản nhưng thật ra cũng như cả chục các nước độc tài khác trên thế giới, chỉ khác nhau về tên gọi chứ cùng một chế độ độc tài "lãnh đạo" như nhau cả. Nhưng không một đảng cộng sản nào dám xưng là đảng Lãnh đạo cả mà không bị những lãnh đạo như Staline, Mao Trạch Đông đập cho chết.

Phải công nhận là nếu đủ kiên nhẫn giải mã từng chữ một và loại bỏ những chữ "bình phong" trong 5 bài viết quá ư là rườm rà, thì sẽ thấy ông cũng có những nhận xét như mọi người về hiện trạng của ĐCSVN và đi đến kết luận là có 3 trở lực chính khiến Đảng không thể đổi mới, không thể cải cách chính trị được. Ông vạch ra 3 trở lực đó là:
1. Sự cố thủ của quyền lực Đảng
2. Nhóm lợi ích,
3. Tầng lớp quan liêu ăn bám

Nhưng bắt đầu từ đây ông lại nói dài dòng văn tự, định nghĩa những chữ không cần định nghĩa như "Sự cố thủ của quyền lực Đảng là bản năng, bản chất của quyền lực" (!!). Tiếng Tây gọi định nghĩa kiểu này là tautologie (trùng ngôn) đấy ông ạ! Sao ông không thể nói trắng ra rằng "Sự cố thủ của quyền lực Đảng là bản năng, bản chất của Đảng".

Nếu ông dám nghĩ thật như vậy thì ông không thể "thực sự tin rằng (nếu) tiến hành cải cách do Đảng lãnh đạo, Đảng sẽ trở thành đảng của dân tộc" và cái lô gíc băt buộc ông phải suy luận như "tám người trong số mười người đảng viên bạn thân nói với tôi là (Đảng) không làm được". Những người này đều có những nhận định là:

- Đảng phải cố thủ mọi quyền lực nếu không thì Đảng sẽ mất hết bản năng, bản chất và sẽ trở thành một xác chết.
- Những nhóm lợi ích chỉ là những công cụ của Đảng khi Đảng nắm trong tay mọi quyền lực. Trong những nước dân chủ cũng có rất nhiều nhóm lợi ích cạnh tranh nhau nhưng không phụ thuộc vào một đảng nào cả. Nhờ vậy mới có tiến bộ về kinh tế cũng như về xã hội
- Tầng lớp quan liêu ăn bám vào quyền lực của Đảng chỉ là tay chân của Đảng. Mất quyền lực là mất hết tay chân.
- Khái niệm "Đảng lãnh đạo" là cái áo hoàng bào của quyền lực Đảng. Lột bỏ được cái áo đó đi thì Đảng sẽ trở thành ông vua ở truồng mất hết quyền lực.
- Bởi vậy Đảng sẽ không bao giờ tự lột bỏ bộ áo "lãnh đạo" để cải cách chế độ chứ không phải vì sợ Tàu. Chỉ có nhân dân"hết sợ" mới làm được chuyện này.

Tôi cũng xin nhắc lại câu nói của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chê bai câu nói của Bác Hồ trong di chúc "Đảng ta là đảng cầm quyền": "Đảng cầm quyền thì hơi hẹp, phải nói đảng Lãnh đạo mới bao hết".

Những người vẫn muốn "Đảng bao hết" thì, một là vẫn nuôi một ý đồ gì, hai là đã mắc bệnh hoang tưởng.

Chúc ông luôn luôn giữ được minh mẫn ở tuổi bát tuần.


----------------------------------

Nguyn Trung
Thứ Ba, 05/10/2010

Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011

Viễn tưởng    -   Nguyễn Trung
Bài 1:
 (viet-studies ngày 1-10-11)
Bài 2:
(viet-studies ngày 25-10-11)
Bài 3 :
(viet-studies 13-11-11)

.
.
.

No comments: