Saturday, November 5, 2011

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM (Trần Sơn, danlambao)



Posted on

...Vụ việc giải quyết giữa giáo xứ và chính quyền, người dân bình thường không được rõ. Nhưng hành động cảnh sát đứng nhìn , không can thiệp tội ác đang diến ra , làm người dân không còn tin chức năng của cảnh sát là bảo vệ pháp luật nữa . Và tất nhiên họ nghĩ cảnh sát đứng nhìn, có nghĩa là cảnh sát đang chỉ đạo , tổ chức cho côn đồ vi phạm pháp luật...

***

Như mọi đàn ông khác, tôi thích xem bóng đá. Tôi thưởng thức những pha bóng hay, những bàn thắng đẹp. Căm giận những pha bóng ác ý, tán thưởng nhũng hành vi cao thượng. Niền vui nỗi buồn trong suốt hơn 90 phút của tôi lăn cùng trái bóng.

Nhưng bao giờ tôi cũng có cảm giác khó chịu khi chứng kiến cảnh thủ môn bước lên chấm 11 mét , chuẩn bị đá phạt penanty. Tôi cảm thấy anh chàng kia không còn là thủ môn đúng nghĩa nữa. Dù luật bóng đá không cấm thủ môn tham gia đá phạt penanty, nhưng tôi cho rằng , một thủ môn chân chính không nên làm những việc như vậy.

Nghĩa là cái tư tưởng : Mình không muốn thiên hạ gây ra cho mình , thì cũng đừng làm điều gì tương tự gây ra cho thiên hạ - ăn vào máu tôi, nên tôi nghĩ : Nhiệm vụ cao cả của thủ môn là giữ sạch mành lưới , nhưng sẵn sàng làm thủng lưới đối phương . Chà ! Phi nghề nghiệp làm sao .

Cứ cái lối nghĩ vẩn vơ như vậy , tôi rất khó chịu khi chứng kiến cảnh một bác sỹ miệng phì phèo điếu thuốc lá . Với tôi , ai hút cũng được, kể cả tôi, nhưng bác sỹ thì không .

Dẫu người dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm, nhưng với đặc thù nghề nghiệp của từng người, họ biết những gì không nên làm .

Nhiều người bạn làm nghề dạy học của tôi, không dám ngồi ngồi nhậu la cà vỉa hè, vì sợ sinh viên đi qua nhìn thấy.

Dẫn chứng thì nhiều lắm, nói ra sợ mất thời gian bạn đọc.

Với nghề nghiệp của cảnh sát, một nghề đặc thù, được dân nuôi, được dân tin tưởng giao cho giữ gìn an ninh trật tự xã hội, ủng hộ cái tốt, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để ngăn chặn cái xấu. Nói chức năng ra thì nhiều , nhưng tựu chung lại, chỉ có một việc, và chỉ một việc mà thôi : giữ gìn sự bình yên cuộc sống cho nhân dân . Với dân thế là đủ , dân không mong gì hơn thế .

Nếu chưa làm tròn được trách nhiệm của mình thì cũng không nên làm điều gì phá hoại sự bình yên của cuộc sống người dân .

Mọi vụ việc giải toả đất đai ,nhà cửa , đều là vụ việc hành chính, liên quan đến quyền lợi của người dân . Cán bộ quy hoạch , dự án , đền bù , giải toả , nhiều lúc làm sai . Dân chưa tin , đền bù không thoả đáng theo chính sách , dân chưa đồng ý giao .Tại sao , lý do gì , cảnh sát có vũ trang , với lực lượng hùng hậu đến đàn áp dân . Đứng trước cảnh nguy cơ mất nhà , đàn con bé bỏng đêm nay cảnh màn trời chiếu đất . Cuộc sống bình yên bị đe doạ - Người cảnh sát nghĩ gì ? Hồ Chủ Tịch có nói : “Không có nhân dân sai , Chỉ có cán bộ làm chưa đúng, Không biết đến giờ này, những cán bộ cảnh sát, có ai còn nhớ câu này không ? Dù cảnh sát có biện luận lý do gì gì chăng nữa , thì những người dân oan kia chắc chắn không phải là thế lực thù địch của đảng , của nhà nước , của dân tộc, nghĩa là họ không phải kẻ thù . Đảng nghĩ gì khi sử dụng bạo lực với những con người khốn khổ này ???

Liên quan đến vấn đề Phi Nghè Nghiệp này, không thể không nói đến khía cạnh : Việc đáng phải làm, nhưng cố tình không làm , đồng nghĩa với ủng hộ cái đang diễn ra.

Nhìn cảnh người đàn bà kêu oan tức tưởi , khi ngôi nhà , với bao mồ hôi, công sức, sắp bị đập , hai cảnh sát nữ khoanh tay đứng nhìn ( trong clip Vụ cưỡng chế nhà dân ở phường La Khê , quận Hà Đông ,Tp Hà Nội ) . Rõ ràng , dù bất cứ lý do bị giải toả là gì đi nữa , thì cảnh 2 nữ cảnh sát trong video thờ ơ đến phi nhân tính , khi trực tiếp chứng kiến cảnh cuộc sống bình yên của người dân bị đe doạ . Tôi không trách những người dân thường đứng ngoài nhìn , dù họ rất thông cảm với người hàng xóm , nhưng lực lượng công an đông đảo khiến họ nhụt ý chí bênh vực . Nhưng nhìn cảnh hai nữ cảnh sát khoanh tay đứng nhìn trước nỗi đau của người dân , tôi không khỏi đau lòng nghĩ đến tiền thuế của dân hàng ngày nuôi họ. Họ nghĩ gì khi hàng tháng ký tên vào bảng lương ?



Đã như vậy, trong vụ đập phá nhà thờ Thái Hà chiều 03-11-2011 , cảnh sát đã đứng nhìn hàng trăm tên côn đđập phá , đe doạ tính mạng giáo dân. (Tôi nói là côn đồ không sai , vì dù tự xưng thành phần nào đi nữa , nhưng hành động , huỷ họai tài sản , đánh đập thường dân vô cớ , thì danh từ tiếng Việt này là chính xác.) Không một cảnh sát ở quốc gia nào đứng nhìn cảnh vi phạm pháp luật diễn ra ngang nhiên mà không can thiệp . Tại sao công an Đống Đa hàng chục người đứng nhìn , không can thiệp ?

Vụ việc giải quyết giữa giáo xứ và chính quyền, người dân bình thường không được rõ. Nhưng hành động cảnh sát đứng nhìn , không can thiệp tội ác đang diến ra , làm người dân không còn tin chức năng của cảnh sát là bảo vệ pháp luật nữa . Và tất nhiên họ nghĩ cảnh sát đứng nhìn, có nghĩa là cảnh sát đang chỉ đạo , tổ chức cho côn đồ vi phạm pháp luật .

Nhưng chỉ đạo cảnh sát là ai ? Là chính quyền , là đảng cộng sản Việt Nam. Không nói ra, một người dân dù thất học cũng hiểu điều này.

Vậy thử hỏi họ còn tin vào chính quyền , vào đảng cộng sản nữa hay không ?

Đây ! các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cứ nhìn vào vụ việc này để tự tìm cho mình câu trả lời - Tại sao dân không còn tin vào đảng nữa .

Trần Sơn


.
.
.

No comments: