Tuesday, November 8, 2011

NHẬT KÝ ANNE FRANK & NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM (Trúc Giang)



11/08/2011

1*Mở bài
Trong lời giới thiệu ấn bản đầu tiên tại Hoa Kỳ, Đệ Nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đã miêu tả Nhật Ký Anne Frank là mt trong nhng nhn xét khôn ngoan và cm động nht v tác động ca chiến tranh đối vi nhân loi, mà tôi tng đọc.

Anne Frank đã đánh thc nhân loi ra khi sự điên rồ của lòng vô cảm và ra khỏi những thảm hoạ đẩm máu đang phủ bóng trên thế hệ trẻ (Cu Đệ Nht phu nhân Hillary Rhodham Clinton nhn xét).

Trong kỷ niệm lần 60 ngày 2-9-2005, các cơ quan truyền thông trong nước phát động rầm rộ chiến dịch thần tượng hoá nhân vật Đặng Thùy Trâm trong cuốn Nhật Ký Có Lửa. Nhiều ý kiến trong và ngoài nước cho rằng, Đặng Thùy Trâm là một Anne Frank của Việt Nam.

Tờ Independent số ra ngày 7-10-2005 viết Diary of a Vietcong doctor: The Anne Frank of Vietnam, cho biết, so sánh như thế là sai lm, bi hai nhân vt ny hoàn toàn đối lp vi nhau gia cái tt và cái xu, mà Anne Frank là cái tt.

2* Nhật ký Anne Frank
Nhật ký Anne Frank (The Diary of Anne Frank) là nhật ký của cô bé 13 tuổi, viết ra lúc gia đình cô 4 người đang ẩn trốn tại Amsterdam, Hoà Lan, trong thời quân Đức Quốc Xã chiếm đóng nước nầy trong Thế Chiến 2.
Quyển nhật ký được phát hành năm 1947, tái bản năm 1950. Ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12-6-1942 đến 1-8-1944.
Từ tiếng Hoà Lan, nhật ký được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những quyển sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều bộ phim, vở kịch, Opéra được dựng lên theo cuốn nhật ký nầy.
Tại sao Nhật Ký Anne Frank nổi tiếng?
Đó là cô bé mô tả một cách chính xác và chân thật về những gì cô suy nghĩ và cảm nhận, trên căn gác bí mật nơi ẩn trú, bao gồm việc tranh cãi với mẹ, về tình yêu đầu đời chớm nở lãng mạn và về tương lai.
Đồng thời, cuốn Nhật Ký gắn liền với với cuộc đời bi thảm của cô đã bị hủy hoại một cách tàn nhẫn trong trại tập trung của quân Đức.
Tên của Anne Frank được vinh danh trên tem tưởng niệm được phát hành tại Đức.
Rất nhiểu người Việt Nam cũng đã biết đến Anne Frank qua báo chí và phim ảnh.

3* Nhân vật Anne Frank
Anne Frank chào đời 12-6-1929 tại Frankfurt am Main, Đức. Là con gái thứ hai của ông Otto Frank và bà Edith Hollander. Chị của Anne là Margot Frank.
Tên thật của Anne là Annelies Marie Frank.
Ông Otto Frank là sĩ quan thời Đệ Nhất Thế Chiến, được quân đội Đức ban thưởng huân chương. Ông lập một thư viện lớn cho gia đình để khuyến khích con cái đọc sách.
Ngày 13-3-1933, đảng Quốc Xã (Đảng Công Nhân Đức Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, gọi tắt là Quốc Xã) của Adolf Hitler chiến thắng trong cuộc bầu cử thành phố Frankfurt. Liền ngay sau đó, xuất hiện những cuộc biểu tình bài Do Thái, khiến cho gia đình Frank lo ngại cho số phận của mình nếu tiếp tục ở lại nước Đức. Bà mẹ Edith đưa 2 con gái đến trú ngụ ở nhà mẹ bà tại thành phố Aachen, sát biên giới Bỉ, Hoà Lan.
Otto làm việc cho công ty Opekta, được cử đến Amsterdam, Hoà Lan để mở chi nhánh mới.
Tháng 2 năm 1934, Edith và 2 con đến Amsterdam. Hai cô bé được đi học.
Tháng 5 năm 1939, quân Đức xâm chiếm Hoà Lan. Người Đức ban hành những luật lệ hạn chế và kỳ thị, bắt buộc đăng ký để cô lập người Do Thái.

4* Nhật ký
Vào sinh nhật thứ 13, ngày 12-6-1942, Anne được bố tặng cho một tập vở bìa vải, có 2 màu đỏ trắng với một khoá nhỏ và Anne bắt đầu viết nhật ký từ đó. Những trang đầu tiên miêu tả chính mình, gia đình, bạn bè, những ngày ở trường, những cậu trai mà cô bé thích, phần lớn nói về đời học trò.
Anne bắt đầu đề cập đến những thay đổi đáng ngại từ khi quân Đức đến chiếm đóng. Ở vài chỗ, Anne miêu tả những chi tiết việc đàn áp gia tăng như việc bắt buộc người Do Thái phải mang dấu hiệu riêng là ngôi sao màu vàng mỗi khi ra ngoài. Những biện pháp hạn chế và bức hại đang phủ bóng đen lên cuộc sống của cộng đồng Do Thái ở Amsterdam.

5*Đi trốn
Tháng 7 năm 1942, chị của Anne, Margot Frank, nhận được lịnh triệu tập đến một trại lao động. Đó là dịp buộc gia đình Frank phải thực hiện kế hoạch ẩn trốn đã vạch sẵn. Gia đình sẽ đến ở các căn phòng bên trong và phía sau của công ty ở Prinsengracht.
Sáng thứ hai, ngày 6-7-1942, gia đình Frank di chuyển đến nơi ẩn náu.
Họ tạo sự xáo trộn bừa bãi trong căn hộ để gây ấn tượng của việc vội vàng bỏ trốn. Otto Frank để lại những ghi chép, ngụ ý họ đến Thuỵ Sĩ để đánh lạc hướng. Để giữ bí mật, họ phải bỏ lại con mèo Moortje của Anne.
Khi ấy, người Do Thái không được xử dụng các phương tiện giao thông công cộng, cho nên họ phải đi bộ vài cây số, mặc trên mình nhiều lớp áo quần vì không dám mang xách hành lý.
Chỗ ẩn náu gồm có 3 tầng lầu,ở phía trước là nơi sống công khai của một nhân viên của ông Otto tên là Miep Gies. Cửa vào được che đậy bằng một cái kệ sách.
Những nhân viên người Hoà Lan biết chỗ trốn của gia đình Frank là Victor Kugler, Johannes Kleiman, Miep Gies và Bep Voskuijl. Đó là những người hết lòng giúp đở gia đình Frank. Là người Hoà Lan bị quân Đức chiếm đóng và cai trị khắt khe, cho nên họ cũng không ưa gì quân Đức.
Họ là đường dây liên lạc với thế giới bên ngoài, cung cấp tin tức chiến sự, lương thực và bảo vệ gia đình Frank.
Trong nhật ký, Anne viết về lòng tốt của họ, về những khích lệ tinh thần trong những ngày tháng hết sức khó khăn đó. Họ cũng biết rằng chứa chấp gia đình Frank là phải đối diện với cái án tử hình vì tội chứa chấp người Do Thái.
Cuối tháng 7 năm 1942, gia đình Frank có thêm những người khách mới thuộc gia đình Pels: Herman, Auguste và cậu Peter 16 tuổi.
Đến tháng 11 năm 1942, có thêm Fritz Pfeffer, một nha sĩ và là bạn thân của gia đình.
Anne viết về những niềm vui khi có được những người bạn mới để trò chuyện, mặc dù lúc đó cũng phát sinh những khó khăn khi chỗ ở quá đông người, chật chội hơn.
Sau khi nha sĩ Fritz Pfeffer ở chung phòng với cô, Anne mới nhận ra rằng ông ta là người không thể chịu đựng nổi. Cô cũng bất hoà với Auguste Pels, một người cô cho là đần độn. Cũng như Fritz Pfeffer, Herman Pels cũng lộ ra tính ích kỷ nhất là về việc ăn uống.
Những dòng nhật ký cho biết sự quan hệ giữa Anne và mẹ cô căng thẳng, ngày càng xa cách. Nhưng về sau, Anne mới nhận ra sự bất đồng với mẹ là do hiểu lầm mà phần lỗi chia đều cho cả hai. Từ đó, cô nhận thấy không nên chất thêm gánh nặng trên vai mẹ, Anne thông cảm và tôn trọng mẹ hơn.
Về sau, khi không còn sự e dè và bối rối giữa Anne và Peter Pels, cô cậu trở nên thân tình hơn và từ đó, nẩy sinh ra tình cảm lãng mạn. Anne nhận nhưng nụ hôn đầu đời say đắm từ Peter Pels.
Nhưng tình cảm đắm đuối đó phôi pha dần, khi Anne nhận ra đó không phải là những cảm xúc thật sự, mà là thứ tình cảm của những người đồng cảnh ngộ, chia xẻ nhau số phận của những người bị săn đuổi.
Anne và chị Margot đều hy vọng sẽ được sống còn và được tiếp tục học, cho nên cả hai tiếp tục tự học. Anne dành nhiều thì giờ để đọc sách, viết và "hoàn chỉnh" nhật ký. Không chỉ ghi lại những biến động, mà nhật ký còn chú trọng đến diễn tả cảm xúc, niềm tin và khát vọng của mình.
Khi bắt đầu trở nên người trưởng thành, Anne quan tâm nhiều đến các vấn đề trừu tượng như niềm tin vào Thiên Chúa và làm thế nào để nhận ra bản chất của một người. Cô tiếp tục thói quen viết nhật ký mỗi ngày cho đến những dòng cuối cùng đề ngày 1-8-1944.

6* Bị bắt vào trại tập trung
Ngày 4-8-1944. Buổi sáng, cảnh sát Đức ập vào nơi trú ẩn, do một người chỉ điểm mà đến nay chưa biết danh tánh. Tất cả bị ném lên xe tải đem về thẩm vấn.
Hai nhân viên của Otto là Miep và Bep Voskuijl, là người Hoà Lan, bị bắt và sau đó được thả. Chính hai người nầy trở lại căn nhà và tìm thấy những trang nhật ký của Anne nằm vung vãi trên sàn nhà. Họ nhặt chúng lại cùng với những hình ảnh gia đình Frank. Gies giữ chúng và sau đó trả lại cho ông Otto Frank.
Anne và những người bị bắt, bị giải đến trụ sở Gestapo, cơ quan mật vụ Đức, bị hỏi cung suốt đêm.
Ngày 5-8-1944, họ bị giải đến nhà giam Huis van Bewaring, một nhà tù chật cứng người ở Weteringschaus.
Ngày 7-8-1944, tám người Do Thái bị đưa đến trại chuyển tiếp Westerbork, Hoà Lan. Vào lúc đó, có hơn 100,000 người Do Thái ở Hoà Lan đi qua trại nầy. Bị bắt trong khi ẩn trốn, họ bị coi là tội phạm và bị gởi tới trại trừng giới để lao động khổ sai.
Ngày 3-9-1944, tám người Do Thái bị đưa tới trại tập trung Auschwitz. Đàn ông và đàn bà bị tách ra riêng và từ đó không bao giờ gặp lại nhau được nữa.
Trong đợt 1,019 người vừa tới Auschwitz, thì có tất cả 549 trẻ em dưới 15 tuổi bị chọn ra để đưa đi thủ tiêu ở phòng hơi ngạt.
Do được 15 tuổi 3 tháng nên Anne được sống sót để xung vào nhóm người làm việc khổ sai. Anne nghĩ rằng cha mình đã chết. Cùng với những phụ nữ trên 15 tuổi sống sót, Anne bị lột trần truồng để tẩy trùng, cạo trọc đầu và xâm số tù trên cánh tay. Ban ngày phải lao động như nô lệ, ban đêm bị nhồi nhét vào những lán trại lạnh lẽo.
Bịnh dịch bộc phát mạnh mẽ,chẳng bao lâu, da của Anne xuất hiện những mụn ghẻ.
Ngày 28-10-1944. Lại có một đợt tổ chức lại "biên chế", thanh lọc hơn 8,000 phụ nữ trong đó có chị em Anne, Margot và Auguste Pels bị đưa đến Bergen-Belsen. Bà mẹ Edith ở lại.
Những lán trại dựng lên một cách vội vàng để chứa dòng người tù tội. Số người chết vì bịnh tật gia tăng nhanh chóng. Trong thời gian ngắn ngủi nầy, Anne gặp lại hai người bạn, Hanneli Goslar và Nanette Blitz mà Anne có ghi trong nhật ký lúc chưa bị bắt.
Hanneli Goslar và Nanette Blitz còn sống sót sau khi được giải phóng. Blitz thuật lại là lúc đó Anne bị rụng tóc, gầy hốc hác và run lẫy bẫy. Lúc ấy, mặc dù bị bịnh, nhưng Anne rất lo lắng cho chị Margot mắc bịnh nặng hơn và không đi được.
Tháng 3 năm 1945. Bịnh dịch lây lan, cướp đi mạng sống của 17,000 tù nhân. Những người sồng sót thuật lại rằng Margot vì quá yếu, rơi khỏi giường và chết vì kiệt sức. Hai ngày sau, đến lượt Anne, khi ấy ở tuổi 25. Hai chị em đã lìa trần khoảng 2 tuần lễ trước ngày được quân đội Anh Quốc đến giải phóng vào ngày 15-4-1945.
Trại tập trung bị thiêu rụi để dập bịnh dịch. Thi thể của Anne và Margot bị vùi trong một ngôi mộ tập thể cho đến nay chưa xác định được địa điểm.

7* Xuất bản Nhật Ký Anne Frank
Sống sót sau chiến tranh, Otto Frank không biết được vợ và 2 con gái đã chết, vẫn hy vọng sẽ được gặp lại họ. Mãi đến tháng 7 năm 1945, Hội Hồng Thập Tự đã xác nhận cái chết của Anne và Margot.
Miep Gies tìm Otto và trao lại nhật ký của Anne.
Xúc động vì khát vọng của con gái về sự nghiệp văn chương được ghi trong nhật ký, Otto bắt đầu nghĩ đến việc xuất bản nó.
Nhật ký bắt đầu bằng những cảm nghĩ riêng tư của cô bé, cô viết rằng cô không muốn ai đọc. Trải dài theo những trang giấy, dần dà cô nhận ra nổi đam mê viết lách và mong ước tác phẩm của mình được xuất bản.
Ngày 3-4-1946, ông Jan Romein, chồng của nhà sử học Annie Vershoor, người Hoà Lan, cho đăng một bài viết tựa đề "Tiếng kêu của một em bé" trên nhật báo Het Parool. Ông viết "Nhật ký là những lời thốt ra từ một đứa trẻ, miêu tả số phận của những người trốn tránh chế độ phát xít, còn đậm nét hơn toàn bộ những chứng cớ được đưa ra trong phiên toà ở Nuremberg"
Bài viết thu hút được sự chú ý của các nhà xuất bản. Và nhật ký được phát hành năm 1947, tái bản năm 1950.
Ấn bản đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1952 dưới cái tên "The Diary of a Young Girl". Một vở kịch dựa trên nhật ký, ra mắt khán giả tại New York năm 1955, được nhận giả Pulitzer dành cho bộ môn kịch nghệ. Phim Nhật Ký Anne Frank được thành công về tài chánh.
Dần theo thời gian, nhật ký trở nên nổi tiếng, được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường học ở Hoa Kỳ.

8* Vinh danh
Trong lời giới thiệu cho ấn bản đầu tiên tại Mỹ, Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đã miêu tả Nhật Ký Anne Frank là "Một trong những lời nhận xét khôn ngoan và cảm động nhất về chiến tranh và tác động của chiến tranh đối với nhân loại mà mà tôi từng đọc".
Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã nhắc đến tên Anne Frank trong một bài diễn văn khi ông nói "Xuyên suốt dòng lịch sử đã có nhiều người nói đến nhân phẩm vào những thời điểm con người chịu nhiều đau khổ và sỉ nhục, nhưng không có tiếng nói nào thuyết phục bằng tiếng nói của Anne Frank"
Cũng trong năm 1961, nhà văn Liên Xô Ilya Ehrenburg gọi Anne Frank là tiếng nói đại diện cho 6 triệu người, tiếng nói ấy không phải là của một nhà hiền triết hoặc một nhà thơ, mà là của một cô bé bình thường"
Uy tín của Anne Frank trong tư cách của một nhà văn, một nhà nhân bản ngày càng tăng cao, được xem như biểu tượng của những nạn nhân trong cuộc thảm sát Holocaust, và trong nghĩa rộng lớn hơn, là đại diện cho những con người bị bạc đãi.
Cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, bà Hillary Rhodham Clinton, trong bài diễn văn nhận "Giải Thưởng Nhân Đạo Elite Wiesel" năm 1994, đã gọi "Anne Frank là người đánh thức chúng ta ra khỏi sự điên dại của lòng vô cảm và khỏi thảm hoạ đang phủ bóng trên thế hệ trẻ". Clinton ngụ ý những xung đột đẫm máu đang diễn ra ở Somalia, Rwanda và Sarajevo.
Cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela đã thuật lại là ông đã đọc Nhật Ký Anne Frank trong khi còn ở trong tù. Cho rằng chủ nghĩa Apartheid, kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa Phát xít giống nhau ở chỗ dối trá và sẽ thất bại bởi những người như Anne Frank.
Tháng 6 năm 1999, Tạp chí TIME 100 phát hành một ấn bản đặc biệt, TIME 100: Anh hùng& Thần tượng thế kỷ 20, với danh sách 100 chính khách, nghệ sĩ, nhà cải cách, khoa học gia và thần tượng, Anne Frank có tên trong danh sách đó.

9* Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Nhiều người đem so sánh nhật ký Đặng Thùy Trâm với Nhật Ký Anne Frank, cho rằng, Đặng Thùy Trâm là Anne Frank Việt Nam.
Tờ Independent số ngày 7-10-2005 viết "Diary of a Vietcong doctor: The Anne Frank of Vietnam". So sánh như thế là sai lầm bởi vì 2 nhân vật nầy hoàn toàn đối lập nhau giữa cái tốt và cái xấu, mà Anne Frank là cái tốt.

Nhật Ký Đặng Thùy Trâm là quyển sách do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập dựa trên 2 cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm.
Đặng Thùy Trâm (ĐTT) sinh ngày 26-11-1942 tại Hà Nội. Là bác sĩ quân y trong bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, phụ trách bịnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Được kết nạp vào đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27-9-1968. Nhật ký được viết từ ngày 8-4-1968 đến 20-6-1970, ngày Thùy Trâm bị bắn chết. Nhật ký ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của Thùy Trâm đối với gia đình, xã hội và cuộc chiến VN.
Trong kỷ niệm 60 năm ngày 2 tháng 9 năm 2005, báo chí và các cơ quan truyền thông trong nước phát động rầm rộ chiến dịch thần tượng hoá nhân vật Thùy Trâm.
Đài truyền hình nhà nước chiếu phim "Đừng Đốt" về nhật ký Đặng Thùy Trâm. Báo Tuổi Trẻ Online tổ chức trực tuyến cho thanh niên trong nước tham gia góp ý. Đài BBC, đài VOA cũng nói đến ĐTT. Tổ chức Văn hoá VC ở HK cũng chiếu phim "Đừng Đốt" ở New York.

9.1. Lịch sử của Nht Ký Có La”
Năm 1970, ông Frederic Whitehurst là sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, khai thác các giấy tờ thu được của VC, trong đó có 2 cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Thông dịch viên người VN tên là Nguyễn Trung Hiếu nói "Fred, đừng đốt cuốn sổ nầy, bản thân trong đó nó đã có lửa". Cuốn sổ "có lửa" là do ông Hiếu đặt tên cho nó.
Thế rồi, năm 1970, ông Whitehurst về Mỹ mang theo 2 cuốn nhật ký đó.
Đến khi cơn sốt "Nhật Ký Có Lửa" diễn ra trong nước, thì ông Whitehurst mới biết được bà Doãn Ngọc Trâm là mẹ của Đặng Thùy Trâm, và ông tổ chức cho bà sang Hoa Kỳ ngày 5-10-2005, lúc bà 81 tuổi, để nhận lại 2 quyển nhật ký mà ông đã giữ 35 năm.

Về việc so sánh Đặng Thùy Trâm với Anne Frank, tiến sĩ Reckner, Giám đốc Trung Tâm Tư Liệu VN của Texas Tech University, nói rằng ông không cảm thấy thoải mái với lối so sánh đó. Ông Reckner viết:
"Anne Frank là một nạn nhân vô tội, một cô bé phải trốn Đức Quốc Xã và chính sách diệt chủng người Do Thái, trái lại, Đặng Thùy Trâm tình nguyện vào Nam và do đó, trở thành một chiến binh, dù là bác sĩ, nhưng cái chết của Thùy Trâm xảy ra trong một cuộc đụng độ chính đáng"

Ở Việt Nam, nhiều người lên tiếng về nổ lực thần tượng hoá Đặng Thùy Trâm, trong số đó có nhà văn Bảo Ninh. "Đừng vội gán cho chị Trâm những lý tưởng to tác như là vì đảng, vì dân tộc, cũng đừng cường điệu chị lên, đừng bắt chị phải vác cái huy hiệu anh hùng" (Tuổi Trẻ, 7-8-2005)

Một nhà báo lão thành ở Paris viết "Cũng như mới đây, chuyện nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm chiến đấu một mình một súng, đọ sức một buổi với 120 lính Mỹ cường tráng, bị bắn vở sọ mà còn hô 2 lần "Bác Hồ muôn năm!".
Thật ra, chuyện cô cầm súng không có trong hồi ký và cũng không hề được huấn luyện để chiến đấu"
Cũng như chuyện Lê Văn Tám tự tẩm xăng vào người, đốt thành cây đuốc sống, chạy vào (*gọi tên lính Tây mở cửa) để làm nổ kho đạn của giặc Pháp ở Thị Nghè.

10* Kết
Anne Frank là nạn nhân của đảng Quốc Xã, trái lại, Đặng Thùy Trâm là đảng viên của Đảng Cộng Sản VN, một thứ đảng mà đã bị nhân loại cho vào sọt rác từ lâu. Nghị Quyết 1481 của Liên Âu (EU) xác định Chủ Nghĩa và chế độ Cộng Sản là tội ác chống lại nhân loại. Hoa Kỳ đã khánh thành tượng đài kỷ niệm 100 triệu nạn nhân của CNCS ngày 12-6-2007.

Đặng Thùy Trâm là cán bộ, là thành viên của chuyên chính vô sản, là thế hệ bị nhồi sọ, "Sanh Bắc Tử Nam". Là ngọn cờ đầu, là đạo quân tiên phong tiến hành cuộc Cách Mạng Vô Sản Thế Giới.

Đã vượt sông Bến Hải, vượt vĩ tuyến 17, vượt Trường Sơn, vượt Đường mòn Hồ Chí Minh, vượt và vượt...vào tận sân nhà, để giết đồng bào miền Nam đã tập hợp vào Quân Lực VNCH. Đặng Thùy Trâm đã dùng súng của Nga Tàu vào giết hại đồng bào MN.

Thống nhất đất nước để đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, để ăn bo bo và cuối cùng buộc phải "đổi mới", có nghĩa là phải bỏ những chiến công xương máu trong đó có Đặng Thùy Trâm, để theo cái cũ của VNCH trước kia, là kinh tế thị trường. Mà đồng bào miền Nam đâu có ai cần giải phóng đâu? Bằng chứng là hàng triệu người chạy trốn cái chủ nghĩa ôn dịch đó cho dù bị chôn thây trên biển cả.

Cũng là thế hệ bị nhồi sọ dưới mái trường XHCN, nhưng những người trẻ có "tư duy", biết phân biệt tốt xấu, đúng sai như Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Thanh Nghiên, Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy...thì mới xứng đáng được tôn vinh là anh hùng.

Trúc Giang
Minnesota ngày 6-11-2011
.
.
.

No comments: