Quê Mẹ
2011-11-10
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 10.11.2011
Na Uy kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto – Bài tham luận của Ông Võ Văn Ái tại Hội nghị Chuyên đề về Nhân quyền ở Na Uy
Na Uy kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto – Bài tham luận của Ông Võ Văn Ái tại Hội nghị Chuyên đề về Nhân quyền ở Na Uy
PARIS, ngày 10.11.2011 (QUÊ MẸ) - Từ ngày 4 đến 6.11.2011, Sáng hội Rafto tổ chức Hội nghị chuyên đề về Những thách thức tương lai cho Nhân quyền và lễ trao Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto. Đài Á châu Tự do đã có bài tường thuật phát về Việt Nam trong chương trình hôm thứ hai 8.11 vừa qua. Xin mời bạn đọc theo dõi bản tường thuật ấy dưới đây :
Na Uy kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto
Ỷ Lan, RFA, Bergen, Na Uy - 2011-11-07
Ỷ Lan, RFA, Bergen, Na Uy - 2011-11-07
Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 11 này, Sáng hội Rafto tại Vương quốc Na Uy tổ chức Kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto tại thành phố Bergen.
Khoảng 200 người và tổ chức trong thế giới đáp lời mời về tham dự cùng với 25 vị Khôi nguyên Giải Rafto. Trong số này thiếu hai người vì hoàn cảnh chính trị tại Miến Điện và Việt Nam, bà Aung San Suu Kyi và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tuy nhiên ông Võ Văn Ái được Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhờ thay mặt ngài đến Bergen phó hội. Và thông điệp thu âm của hai vị đã được phát ra tại hội nghị.
Những thách thức tương lai cho nhân quyền
Kể từ năm nay, ngoài việc trao giải thường niên, Sáng hội Rafto có sáng kiến tổ chức hai ngày Hội nghị Chuyên đề về “Những thách thức Nhân quyền trong các thập niên tới” trên ba lĩnh vực kinh tế, nhân quyền trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ông Võ Văn Á được mời tham luận về “Những thách thức tương lai cho nhân quyền”.
Nhân dịp này chúng tôi tìm phỏng vấn một số vị khôi nguyên Giải Rafto. Trước hết là bà Shirin Ebadi, Khôi nguyên Giải Rafto và Giải Nobel Hòa bình. Hỏi về tình hình Iran bà cho biết :
Shirin Ebadi : “Tình hình nhân quyền ở Iran ngày một tệ và xấu hơn. Có rất nhiều tù nhân chính trị, nhiều nhà báo bị bắt giam, nhiều sinh viên bị cấm cố. Nạn nghèo đói gia tăng. Tháng bảy vừa qua, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã công cử một Báo cáo viên Đặc nhiệm Nhân quyền đến điều tra Iran. Ông đã có bản Phúc trình về tình hình vi phạm nhân quyền khủng khiếp tại nước tôi ngày hôm nay”.
Ỷ Lan : “Bà có thông điệp gì gửi ra thế giới không thưa bà ?”
Shirin Ebadi : “Xin đừng ngửa tay nhận thứ tiền bạc dơ bẩn. Xin đừng để cho bọn độc tài ngự trị trong đất nước của bạn. Về các nhà kinh doanh, thì công ty của quý vị hãy xem xét cho thật kỹ rằng nơi xứ sở quý vị làm ăn có tôn trọng nhân quyền hay không, hay quý vị chỉ làm công cụ củng cố cho chính quyền độc tài”.
Ỷ Lan : Bà có lời gì nhắn gửi đến các nhà đấu-tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam ?
Shirin Ebadi : Rồi sẽ tới lúc nhân dân đạt thắng lợi. Chắc chắn phải như thế, Xin chớ nản lòng thối chí.
Ông Võ Văn Á được mời tham luận về “Những thách thức tương lai cho nhân quyền”.
Nhân dịp này chúng tôi tìm phỏng vấn một số vị khôi nguyên Giải Rafto. Trước hết là bà Shirin Ebadi, Khôi nguyên Giải Rafto và Giải Nobel Hòa bình. Hỏi về tình hình Iran bà cho biết :
Shirin Ebadi : “Tình hình nhân quyền ở Iran ngày một tệ và xấu hơn. Có rất nhiều tù nhân chính trị, nhiều nhà báo bị bắt giam, nhiều sinh viên bị cấm cố. Nạn nghèo đói gia tăng. Tháng bảy vừa qua, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã công cử một Báo cáo viên Đặc nhiệm Nhân quyền đến điều tra Iran. Ông đã có bản Phúc trình về tình hình vi phạm nhân quyền khủng khiếp tại nước tôi ngày hôm nay”.
Ỷ Lan : “Bà có thông điệp gì gửi ra thế giới không thưa bà ?”
Shirin Ebadi : “Xin đừng ngửa tay nhận thứ tiền bạc dơ bẩn. Xin đừng để cho bọn độc tài ngự trị trong đất nước của bạn. Về các nhà kinh doanh, thì công ty của quý vị hãy xem xét cho thật kỹ rằng nơi xứ sở quý vị làm ăn có tôn trọng nhân quyền hay không, hay quý vị chỉ làm công cụ củng cố cho chính quyền độc tài”.
Ỷ Lan : Bà có lời gì nhắn gửi đến các nhà đấu-tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam ?
Shirin Ebadi : Rồi sẽ tới lúc nhân dân đạt thắng lợi. Chắc chắn phải như thế, Xin chớ nản lòng thối chí.
Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Hội Nhân quyền Tunisia, đồng thời là Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cho biết về hiện tình ở Tunisia :
Souhayr Belhassen : “Những chi đang xẩy ra tại Tunisia, thật là kỳ diệu. Vừa là một hứa hẹn phi thường vì độc tài bị đánh đổ, kéo theo sự đánh đổ của những tên độc tài khác trong vùng, như chị biết đấy, trường hợp của Khaddafi, của Moubarak, và chúng tôi hy vọng sẽ tới phiên Baschar al-Assad. Nhưng còn một thành công thứ hai cho nền dân chủ, kết quả là cuộc bầu cử hôm 23.10 vừa qua tại Tunisia đưa đảng Hồi giáo vào chính quyền - sự kiện này nói cho đúng không phải là mối đe dọa, nhưng bắt chúng tôi những người tranh đấu bảo vệ nhân quyền, hay tranh đấu cho nữ quyền như tôi phải cảnh giác”.
“Là chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, chúng tôi cùng với bằng hữu và các tổ chức trong thế giới tiếp tục hậu thuẫn sự liên kết với các người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Tunisia, để cho các quyền tự do vừa đoạt được, nhất là các quyền cho phụ nữ được phòng giữ”.
Có mặt tại hội nghị, là bà Rebiya Kadeer, nhà lãnh đạo dân chủ Ughur. Khi hỏi những gì bà muốn đạo đạt tại hội nghị Rafto, bà nói :
Souhayr Belhassen : “Những chi đang xẩy ra tại Tunisia, thật là kỳ diệu. Vừa là một hứa hẹn phi thường vì độc tài bị đánh đổ, kéo theo sự đánh đổ của những tên độc tài khác trong vùng, như chị biết đấy, trường hợp của Khaddafi, của Moubarak, và chúng tôi hy vọng sẽ tới phiên Baschar al-Assad. Nhưng còn một thành công thứ hai cho nền dân chủ, kết quả là cuộc bầu cử hôm 23.10 vừa qua tại Tunisia đưa đảng Hồi giáo vào chính quyền - sự kiện này nói cho đúng không phải là mối đe dọa, nhưng bắt chúng tôi những người tranh đấu bảo vệ nhân quyền, hay tranh đấu cho nữ quyền như tôi phải cảnh giác”.
“Là chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, chúng tôi cùng với bằng hữu và các tổ chức trong thế giới tiếp tục hậu thuẫn sự liên kết với các người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Tunisia, để cho các quyền tự do vừa đoạt được, nhất là các quyền cho phụ nữ được phòng giữ”.
Có mặt tại hội nghị, là bà Rebiya Kadeer, nhà lãnh đạo dân chủ Ughur. Khi hỏi những gì bà muốn đạo đạt tại hội nghị Rafto, bà nói :
Rebiya Kadeer : “Tôi yêu cầu cộng đồng thế giới áp lực Trung quốc mạnh hơn nữa để Trung quốc ngưng các cuộc đàn áp nhân quyền đối với nhân dân Uyghur. Tôi cũng yêu cầu cộng đồng thế giới áp lực Trung quốc trả tự do cho hằng nghìn người Uyghurs đang chết mòn trong tù ngục Trung quốc. Tôi kêu gọi Trung quốc giải thoát cho tất cả người Uyghurs bị cưỡng búc di dân vào lục địa Trung quốc như những lao công rẻ tiền”.
“Tôi cũng kêu gọi chính quyền Trung quốc ngưng ngay việc thực dân Trung quốc tràn vào Đông Turkistan, và bảo vệ sinh thái vùng này. Hãy để cho toàn thể nhân dân Đông Turkistan được chung sống hài hòa và thống nhất. Tôi cũng kêu gọi chính quyền Trung quốc chịu ngồi xuống đối thoại ôn hòa để đem lại hòa bình và ổn định trong vùng. Tôi cũng kêu gọi thêm rằng, Trung quốc hãy ngừng xâm lấn vào lãnh thổ Việt Nam, ngừng vi phạm nhân quyền đối với nhân dân Việt cũng như tôn trọng mọi quyền của người dân Việt”.
“Tôi cũng kêu gọi chính quyền Trung quốc ngưng ngay việc thực dân Trung quốc tràn vào Đông Turkistan, và bảo vệ sinh thái vùng này. Hãy để cho toàn thể nhân dân Đông Turkistan được chung sống hài hòa và thống nhất. Tôi cũng kêu gọi chính quyền Trung quốc chịu ngồi xuống đối thoại ôn hòa để đem lại hòa bình và ổn định trong vùng. Tôi cũng kêu gọi thêm rằng, Trung quốc hãy ngừng xâm lấn vào lãnh thổ Việt Nam, ngừng vi phạm nhân quyền đối với nhân dân Việt cũng như tôn trọng mọi quyền của người dân Việt”.
Sẽ là một cuộc chiến không ngừng nghỉ
Nhân dịp hội nghị và phát giải Rafto, bà Trude Devland, Thị trưởng thành phố, tổ chức dạ yến tại Điện Hakonshallen, nơi mà từ thế kỷ thứ XIII các vua dùng làm nơi tiếp tân. Bà đọc diễn văn khai hội, nhắc nhở tới lý tưởng nhân quyền và gọi tên từng người đoạt Giải Rafto 25 năm qua đến tham dự, hoặc người đại diện của các vị vắng mặt. Bà đã dành đôi lời riêng biệt gửi tới thính giả Đài Á châu Tự do tại Việt Nam như sau :
Trude Devland : “Nhân danh Thị xã Bergen và Sáng hội Rafto, tôi muốn nói rằng chúng tôi không bao giờ quên các bạn. Chúng tôi không bao giờ quên các quyền cơ bản mà nhân dân Việt Nam phải được hưởng trong tư thế con người ở bất cứ tình huống nào. Và chúng tôi quyết đấu tranh cho các bạn với tất cả trái tim chúng tôi, với tất cả mọi phương tiện không ngừng nghỉ !”
Bài tham luận của ông Võ Văn Ái trình bày hiện trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, thách thức mới của Trung quốc trong cuộc xâm lăng trên lãnh thổ và biển, đảo Việt Nam. Ông đề xuất một điều mới, mà ông cho biết như sau :
Võ Văn Ái : “Chỉ tiêu Tổng sản lượng quốc gia GDP đã thất bại trong việc đo lường mức sống thực của người dân tại các nước độc tài như Việt Nam. Vì vậy tôi kêu gọi Sáng hội Rafto cùng với nhân dân các nước Bắc Âu, trước kia từng đi đầu trong cuộc vận động cho Hòa bình và Hòa giải Việt Nam ở thời chiến, thì nay hãy là bệ phóng cho quan niệm “Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân”, tức GNH (Gross Nationnal Happiness) mà một quốc gia tại Á châu là Bhutan đã thực hiện thành công, và hồi tháng 7 vừa rồi được Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu thông qua”.
Giải Rafto năm nay được trao cho một người Phi châu, ông Frank Mughisha, người Uganda, lãnh tụ phong trào bảo vệ những thiểu số người đòi hỏi quyền tự do luyến ái.
Cuộc lễ trao giải được trang nghiêm tổ chức tại Hí viện thành phố, với những diễn văn ngắn gọn, súc tích, và thơ nhạc hòa quyện xúc động thấu tâm can. Cuộc lễ mở đầu với mấy lời thu âm trích từ Thông điệp của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng nói :
Thích Quảng Độ : “Trước tiên tôi gửi lởi chào mừng nồng nhiệt đến tất cả quý vị khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto nhân lễ kỷ niệm 25 năm tại thành phố Bergen. Chúng ta chưa hề gặp nhau, ấy thế mà chúng ta như cùng một nhà. Một gia đình đặc biệt do một con người đặc biệt lập nên - đó là Giáo sư Thorold Rafto, mà thần trí ông thở phà vào một phong trào đem lại biết bao hứng cảm cho nhân dân trong thế giới”.
“Dù chúng ta sống trong những thế giới cách biệt nhau, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, phục vụ cho những mục tiêu khác nhau, nhưng chúng ta đều gắn bó nhau trong cùng tiêu đích cho tự do, đấu tranh cho công lý và nhân quyền. Ước gì tôi có thể hóa thành chim để bay tới Na Uy tham dự lễ kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế. Đây là niềm hy vọng lớn của tôi”.
Lễ phát giải kết thúc bằng cuộc đi bộ rước đuốc của các khách mời quốc tế, nhân sĩ thành phố do các vị Khôi nguyên Giải Rafto dẫn đầu. Như một dòng sông ánh sáng chảy dài cuồn cuộn trong đêm mờ mịt trên đường phố núi Bergen.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Bergen, Na Uy.
Giải Rafto năm nay được trao cho một người Phi châu, ông Frank Mughisha, người Uganda, lãnh tụ phong trào bảo vệ những thiểu số người đòi hỏi quyền tự do luyến ái.
Cuộc lễ trao giải được trang nghiêm tổ chức tại Hí viện thành phố, với những diễn văn ngắn gọn, súc tích, và thơ nhạc hòa quyện xúc động thấu tâm can. Cuộc lễ mở đầu với mấy lời thu âm trích từ Thông điệp của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa thượng nói :
Thích Quảng Độ : “Trước tiên tôi gửi lởi chào mừng nồng nhiệt đến tất cả quý vị khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto nhân lễ kỷ niệm 25 năm tại thành phố Bergen. Chúng ta chưa hề gặp nhau, ấy thế mà chúng ta như cùng một nhà. Một gia đình đặc biệt do một con người đặc biệt lập nên - đó là Giáo sư Thorold Rafto, mà thần trí ông thở phà vào một phong trào đem lại biết bao hứng cảm cho nhân dân trong thế giới”.
“Dù chúng ta sống trong những thế giới cách biệt nhau, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, phục vụ cho những mục tiêu khác nhau, nhưng chúng ta đều gắn bó nhau trong cùng tiêu đích cho tự do, đấu tranh cho công lý và nhân quyền. Ước gì tôi có thể hóa thành chim để bay tới Na Uy tham dự lễ kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế. Đây là niềm hy vọng lớn của tôi”.
Lễ phát giải kết thúc bằng cuộc đi bộ rước đuốc của các khách mời quốc tế, nhân sĩ thành phố do các vị Khôi nguyên Giải Rafto dẫn đầu. Như một dòng sông ánh sáng chảy dài cuồn cuộn trong đêm mờ mịt trên đường phố núi Bergen.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Bergen, Na Uy.
*****
Dưới đây là toàn văn bản tham luận của Ông Võ Văn Ái tại Hội nghị chuyên đề Rafto do Quê Mẹ dịch từ bản Anh văn :
Những thách thức cho Nhân quyền trong bối cảnh Việt Nam
Tham luận của Ông Võ Văn Ái tại Hội nghị Chuyên đề về Nhân quyền
nhân kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto – 4-6.11.2011
Tham luận của Ông Võ Văn Ái tại Hội nghị Chuyên đề về Nhân quyền
nhân kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto – 4-6.11.2011
Thưa Ông Chủ tịch
Cùng quý vị Khôi nguyên Giải Rafto, và các Bạn
Tôi rất hân hạnh hiện diện hôm nay tại thành phố Bergen tham dự Kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto. Tôi đại diện cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Cao tăng Phật giáo của Việt Nam được trao giải năm 2006. Vì lâm tình trạng quản chế, năm đó Hòa thượng không thể sang Na Uy nhận giải.
Hôm nay, năm năm sau, hoàn cảnh ngài vẫn y như trước. Ngài vẫn là người tù ngay trong chùa viện của ngài ở Saigon, bị cấm tự do di chuyển và không được tự do tiếp xúc với mọi người. Bị tù đày, lưu xứ rồi quản chế suốt ba mươi năm qua chỉ vì những lời kêu gọi ôn hòa của ngài cho tự do và nhân quyền.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ vui thích biết bao nếu được đến Na Uy hôm nay. Hòa thượng nói với tôi : “Ước chi tôi là chim, tôi sẽ cùng đạo hữu bay đến Bergen”. Nếu Hòa thường có mặt ở đây, Hòa thượng sẽ trình bày cho quý liệt vị nghe về sự đàn áp và lạm quyền mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng mỗi ngày tại Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng, sự vắng mặt của Hòa thượng mang ý nghĩa mạnh mẽ nhiều hơn một lời tuyên bố. Rằng Việt Nam bắt Hòa thượng phải im lặng và giam cầm một hiền nhân lương hảo không cho nói lên những gì quý liệt vị muốn am tường về chế độ Cộng sản.
Những vi phạm nhân quyền hầu như giống nhau ở khắp mọi nơi, và tình hình ấy ở Việt Nam chỉ khác các nơi khác ở một vài chi tiết so với các tham luận viên đến từ Tân Cương, Mễ Tây Cơ, Uganda, Belarus, Congo. Hôm nay, tôi muốn nhìn xa hơn những vấn đề nhà nước đàn áp và chà đạp những tự do chính trị hay kinh tế, để hướng đến chủ đề mà Sáng hội Rafto kêu gọi chúng tôi tham luận : “Những thách thức tương lai đối với Quyền Con Người” và những phương thức trị liệu mà chúng ta có thể đề xuất để bảo vệ nhân quyền trước những hình thức đột kích mới.
Ở Việt Nam rõ ràng là chúng tôi đang đối diện với những thách thức mới đầy lo ngại. Từ ngày Việt Nam mở cửa đổi mới theo kinh tế thị trường dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, người ta chứng kiến sự bùng nổ những bất công xã hội, với một thiểu số người cán bộ chỉ huy cao cấp sống trong xa hoa kỳ quái, trong khi đa số dân nghèo quanh thành thị và thôn quê sống qua ngày trong thiếu thốn. Dưới chính sách giải tỏa kinh tế, những dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục đều phải trả tiền, vì vậy dân nghèo không thể đem con cái đến bệnh viện chữa trị, đặc biệt các cháu gái phải bỏ học. Khủng hoảng tài chính tại Việt Nam rất trầm trọng trong năm nay, đưa tới sự lạm phát phi mã lên tới 27% và giá cả thực phẩm, xăng dầu, nhà ở tăng vọt. Các cuộc đình công tại công xưởng, thay vì tìm cách lắng dịu những nỗi bất bình hoặc tăng lương, Việt Nam lại ban hành sắc luật mới bắt những công nhân trả 3 tháng lương cho chủ nếu cuộc đình công bất hợp lệ. Toàn cầu hóa biến thành xí nghiệp bóc lột thân phận người lao động. Nhiều công ty ngoại quốc đã dời công xưởng bên Trung quốc sang Việt Nam vì nhân công ở Việt Nam rẻ hơn lại chẳng có Công đoàn bênh vực cho quyền lợi người công nhân.
Nạn buôn bán phụ nữ và thiếu nữ phát triển một cách hoảng sợ, thường với sự đồng lõa của Công an và giới chức Đảng. Nhiều thiếu nữ Việt Nam đưa sang Trung quốc, nơi thiếu đàn bà vì chính sách một con. Bị bán như gái mải dâm hay để sinh đẻ cho bọn đàn ông không đủ tiền cưới vợ, lắm khi trở thành cuộc hành lạc cho cả làng và sống trong những điều kiện tàn bạo.
Ảnh hưởng của Trung quốc mang lại một thách thức nhân quyền khác. Sự đe dọa của Trung quốc không là chuyện mới mẻ, vì dân tộc chúng tôi đã chịu hàng nghìn năm Bắc thuộc, và nhiều trăm năm chống ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền. Nhưng hôm nay đây, chúng tôi đang phải chống trả với một cuộc chiến khác. Trung quốc không xâm lấn chúng tôi bằng quân đội, nhưng với cuộc di dân, nền kinh tế tinh thông và xâm nhập lãnh thổ, lãnh hải.
Ngày nay, hàng nghìn công nhân Trung quốc túa vào Việt Nam để làm việc cho những dự án Trung quốc trúng thầu. Một số dự án này gây nhiều tranh cãi, như việc khái thác Bô-xít trên Tây nguyên, không những tàn phá sinh thái và môi trường các dân tộc ít người, mà còn là mối đe dọa nền an ninh Việt Nam, những làng người Trung quốc dựng lên nơi địa điểm chiến lược vùng biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt.
Dưới tiêu chuẩn thông thường, hàng hóa rẻ mạt của Trung quốc tràn ngập chợ búa Việt Nam, gây ra cảnh mất công ăn việc làm. Người Trung quốc không cần chiếu khán nhập nội Việt Nam. Một biên giới Trung Việt dài 1300 cây số ở phía bắc, biến thành vùng buôn lậu cho đủ thứ hàng hóa. Trung quốc đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi dung chứa các mỏ dầu và khí đốt, cũng như xâm nhập lãnh hải Việt Nam bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt, và xâm phạm trắng trợn các biển, đảo. Hơn ba tháng qua, hàng nghìn người Việt đã xuống đường biểu tình ôn hòa tại Hà Nội và Saigon để phản đối sự xâm lấn này. Nhưng đảng Cộng sản, với đa số lãnh đạo thân Trung quốc, chẳng có phản ứng nào cả. Trái lại còn đàn áp người biểu tình, đồng thời mở rộng vòng tay với Bắc Kinh.
Chúng tôi phải giải quyết sao đây trước những thách thức cháy bỏng này ?
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nói rằng, vấn nạn Trung quốc chỉ được giải quyết bằng con đường dân chủ, để cho toàn dân có tiếng nói định hướng vận mệnh họ.
Hà Nội thì nói, mọi vấn đề do sự tăng trưởng kinh tế quyết định. Nhân dân cần cơm áo, không cần tự do. Thước đo của tiến bộ là sự tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc dân, tức chỉ tiêu GNP (Gross National Product) (1)
Nhưng chính sách này hoàn toàn thất bại tại Việt Nam. Thực thế, các kinh tế gia trong thế giới ngày nay đều công nhận cung cách theo đuổi sự tăng trưởng GNP, là thước đo giá trị thị trường hàng hóa cùng những sản phẩm quốc dân, không đem lại hạnh phúc. Thực tế, trong cuộc thăm dò mới đây qua 178 quốc gia, một nước nghèo ở Á châu được sắp hạng cao thứ mười trên thang “hạnh phúc”. Quốc gia này là Bhutan, nơi không đo sự tiến bộ bằng Tổng sản phẩm quốc dân, GNP, mà bằng GNH (Gross Nationnal Happiness), Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân.
Ý niệm GNH được nhà vua lúc bấy giờ, Jigme Wangchuk, phát kiến năm 1972. Nhà vua tin rằng sự phát triển thực sự cho xã hội loài người khi sự phát triển vật chất và tâm linh đi song hành để bổ sung và tăng cường lẫn nhau. Sau khi mở cuộc thăm dò rộng lớn trong quần chúng, nhà vua nhận ra bốn cột trụ cho một xã hội hạnh phúc :
1. Duy trì sự phát triển kinh tế ;
2. Thăng tiến các giá trị văn hóa và tâm linh ;
3. Bảo vệ sinh thái ; và
4. Thiết lập sự cai quản thiện hảo quốc dân (good governance).
2. Thăng tiến các giá trị văn hóa và tâm linh ;
3. Bảo vệ sinh thái ; và
4. Thiết lập sự cai quản thiện hảo quốc dân (good governance).
Các điều này được đo đạt qua 72 dấu chỉ hình thành qua 9 lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến tâm lý hạnh phúc.
Chính phủ cho thành lập Hội đồng Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân đệ trình các báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng. Hội đồng mở những cuộc thăm dò trong quần chúng, định giá các nhu cầu, và kiểm tra mọi chính sách của chính phủ để bảo đảm sự tăng cường GNH, Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân. Trong một nước nghèo như Bhutan, giảm nghèo hẳn nhiên phải là việc ưu tiên. Thế nhưng các chính sách lại nhằm thăng tiến hạnh phúc qua mọi thể thức, với một loạt hành động để giáo dục về quan điểm GNH tại học đường. Một trong những thể thức ấy là tọa thiền.
Tọa thiền là một bộ phận tu học của Phật giáo, và Hội đồng đã quan sát và nhận thấy rằng, dù theo bất cứ tôn giáo nào, tọa thiền giúp đỡ cho sự an lạc tinh thần, đặc biệt trị liệu tâm trạng căng thẳng (stress) mà con người đối diện với đời sống hiện đại. Tọa thiền được đưa vào học trình các trường. Mục tiêu, theo họ nói, nhằm cho thiếu nhi được trải nghiệm sự tự tại (stillness) trong đời sống hằng ngày. Vì niềm tự tại có sức mạnh làm tan biến mọi bối rối trong cuộc sống. Tự tại cũng mang lại sự trầm tĩnh. Cung cấp cho trẻ em một nền giáo dục như thế giúp chúng trở thành những công dân lanh lợi và có trách nhiệm khi lớn tuổi.
Triết học của GNH đã làm cho thế giới chú tâm. Tháng 5 vừa qua, tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển có trụ sở tại Paris (OEDC, Organization for Economic Cooperation and Development) hoạt động trong 34 quốc gia, đã lập một danh mục gọi là “Danh mục Đời sống hữu hảo của Bạn” (YourbetterLife Index) để lượng giá sự an toàn của người dân, và tìm cách mở rộng danh mục này đến các nền kinh tế vừa nổi trội như Brazil. Do Bhutan đề xướng, tháng 7 vừa qua Đại hội đồng LHQ đã thông qua Quyết nghị công nhận sự mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của nhân loại, mục tiêu không tìm thấy trong trong GNP.
Không phải ngẫu nhiên mà hôm nay tôi đưa ra ý niệm trên đây trong cuộc thảo luận tại Bergen về những thách thức cho nhân quyền. Na Uy không hề nói tới GNH, Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân, thế nhưng, Na Uy đã thiết lập với mô thức riêng của mình về hạnh phúc con người, một xã hội chăm nom lo cho người nghèo, môi sinh, kinh tế và chính trị an toàn cho mọi công dân. Đây chính là kiểu mẫu gợi hứng chúng ta trong cuộc tìm kiếm cho nhân quyền.
Để kết luận, tôi xin cất lời kêu gọi Sáng hội Rafto và tất cả các bằng hữu Na Uy có mặt hôm nay. Trên cao độ của cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, Bắc Âu là những nước đi đầu kêu gọi cho Hòa bình và Hòa giải các phe phái. Hôm nay, tôi kêu gọi quý vị cũng đi đầu, làm bệ phóng cho sự thức tỉnh toàn cầu về quan điểm độc đáo của Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân, GNH, như đáp án cho những thách thức để mang lại sự tôn trọng, thăng tiến và hoàn mãn Quyền Con Người trong thế giới.
Xin đa tạ sự lắng nghe của chư liệt vị.
Chính phủ cho thành lập Hội đồng Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân đệ trình các báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng. Hội đồng mở những cuộc thăm dò trong quần chúng, định giá các nhu cầu, và kiểm tra mọi chính sách của chính phủ để bảo đảm sự tăng cường GNH, Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân. Trong một nước nghèo như Bhutan, giảm nghèo hẳn nhiên phải là việc ưu tiên. Thế nhưng các chính sách lại nhằm thăng tiến hạnh phúc qua mọi thể thức, với một loạt hành động để giáo dục về quan điểm GNH tại học đường. Một trong những thể thức ấy là tọa thiền.
Tọa thiền là một bộ phận tu học của Phật giáo, và Hội đồng đã quan sát và nhận thấy rằng, dù theo bất cứ tôn giáo nào, tọa thiền giúp đỡ cho sự an lạc tinh thần, đặc biệt trị liệu tâm trạng căng thẳng (stress) mà con người đối diện với đời sống hiện đại. Tọa thiền được đưa vào học trình các trường. Mục tiêu, theo họ nói, nhằm cho thiếu nhi được trải nghiệm sự tự tại (stillness) trong đời sống hằng ngày. Vì niềm tự tại có sức mạnh làm tan biến mọi bối rối trong cuộc sống. Tự tại cũng mang lại sự trầm tĩnh. Cung cấp cho trẻ em một nền giáo dục như thế giúp chúng trở thành những công dân lanh lợi và có trách nhiệm khi lớn tuổi.
Triết học của GNH đã làm cho thế giới chú tâm. Tháng 5 vừa qua, tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển có trụ sở tại Paris (OEDC, Organization for Economic Cooperation and Development) hoạt động trong 34 quốc gia, đã lập một danh mục gọi là “Danh mục Đời sống hữu hảo của Bạn” (YourbetterLife Index) để lượng giá sự an toàn của người dân, và tìm cách mở rộng danh mục này đến các nền kinh tế vừa nổi trội như Brazil. Do Bhutan đề xướng, tháng 7 vừa qua Đại hội đồng LHQ đã thông qua Quyết nghị công nhận sự mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của nhân loại, mục tiêu không tìm thấy trong trong GNP.
Không phải ngẫu nhiên mà hôm nay tôi đưa ra ý niệm trên đây trong cuộc thảo luận tại Bergen về những thách thức cho nhân quyền. Na Uy không hề nói tới GNH, Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân, thế nhưng, Na Uy đã thiết lập với mô thức riêng của mình về hạnh phúc con người, một xã hội chăm nom lo cho người nghèo, môi sinh, kinh tế và chính trị an toàn cho mọi công dân. Đây chính là kiểu mẫu gợi hứng chúng ta trong cuộc tìm kiếm cho nhân quyền.
Để kết luận, tôi xin cất lời kêu gọi Sáng hội Rafto và tất cả các bằng hữu Na Uy có mặt hôm nay. Trên cao độ của cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, Bắc Âu là những nước đi đầu kêu gọi cho Hòa bình và Hòa giải các phe phái. Hôm nay, tôi kêu gọi quý vị cũng đi đầu, làm bệ phóng cho sự thức tỉnh toàn cầu về quan điểm độc đáo của Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân, GNH, như đáp án cho những thách thức để mang lại sự tôn trọng, thăng tiến và hoàn mãn Quyền Con Người trong thế giới.
Xin đa tạ sự lắng nghe của chư liệt vị.
Võ Văn Ái
(1) Một số bài viết hay dùng chỉ tiêu GDP (Gross National Product - Tổng sản phẩm xã hội) để so sánh với GNH. Nhưng ở đây chúng tôi dùng chỉ tiêu GNP (Tổng sản lượng quốc dân) cốt hậu thuẫn khẩu hiệu do Vua Jigme Wangchuk tung ra thập niên 70 “Gross National Hapiness is more important than Gross National Product” (Tổng Giá trị Hạnh phúc quốc dân quan trọng hơn Tổng sản phẩm quốc dân) được thấy trên một bức tường ở Trường Mỹ nghệ truyền thống tại thành phố Thimphu.
.
.
.
No comments:
Post a Comment