THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt - Thứ Tư ngày 23/11/2011
TTXVN (Xítni 17/11)
Posted by basamnews on 26/11/2011
Trong chuyến thăm Ôxtrâylia 2 ngày 16-17/11, tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng nước chủ nhà Julia Gillard đã thống nhất về những sáng kiến quân sự chung nhằm củng cố liên minh quân sự giữa hai nước, theo đó, sẽ có thêm các binh sĩ Mỹ huấn luyện tại miền Bắc Ôxtrâylia, nhưng không có lực lượng Mỹ đồn trú cố định – điều mà các quan chức hai nước nhắc đi nhắc lại nhiều trong vài năm qua.
Theo những giàn xếp mới được Thủ tướng Gillard và tổng thống Obama công bố, một lực lượng khoảng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ (một đại đội) sẽ bắt đầu huốn luyện ở vùng lãnh thổ phía Bắc của Ôxtrâylia từ năm tới trên cơ sở luôn phiên 6 tháng một lần, tăng lên cấp tiểu đoàn gồm 1.000 lính vào năm 2014 và cấp đơn vị đặc nhiệm trên không – trên bộ gồm 2.500 lính vào năm 2016. Ngoài ra, máy bay của Mỹ sẽ sử dụng nhiều hơn căn cứ Tindal của Không quân Hoàng gia Ôxtrâylia (RAAF) ở miền Bắc Ôxtrâylia, đồng thời cũng sẽ có nhiều tàu nổi và tàu ngầm (kể cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân) đi qua cảng Stirling ở Tây Ôxtrâylia.
Hãng tin AP ngày 16/11 cho biết chính phủ Ôxtrâylia đã thông báo với các nước lãng giềng châu Á, bao gồm Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ, Xinhgapo, Malaixia, Thái Lan, Philípin và Việt Nam, về kế hoạch gia tăng sự hiệ diện quân sự của Mỹ ở nước này. Mỹ cũng đã thông báo cho Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các quan chức Ôxtrâlia nói rằng 60 năm sau ngày ký kết hiệp ước quốc phòng ANZUS (gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân), sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương vẫn sẽ là nền tảng cho ổn định, hòa bình và thịnh vượng trong vùng. Họ cũng tin rằng những thỏa thuận như vậy có thể được thực hiện mà không tác động bất lợi tới quan hệ của Ôxtrâylia với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.
Chuyến thăm của tổng thống Obama làm nổi bật thách thức ngoại giao lớn mà Ôxtrâylia đang phải đối mặt, đó là làm thế nào để sử lý các mối quan hệ mang tính quyết định với cả Mỹ và Trung Quốc hay như một nhà bình luận ví von là làm thế nào để “cưỡi hai con ngựa cùng một lúc”. Vào lúc sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc thách thức sự bá chủ được thiết lập từ lâu của Mỹ ở Thái Bình Dương, một số nhà phân tích tin rằng Ôxtrâylia có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa đồng minh quân sự số một là Mỹ và với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc. Các nhà phân tích này nói rằng việc tăng cường những liên hệ quân sự với Mỹ ở Ôxtrâylia có thể làm cho Trung Quốc tức giận. Lãnh đạo đảng xanh ở Ôxtrâylia, Bob Brown, có ý kiến tương tự khi nhận định Ôxtrâylia có thể gặp rắc rối khi tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ bởi điều đó có thể làm “phật ý” một số nước láng giềng lớn như Ấn Độ, Inđônêxia và Trung Quốc.
Tuy nhiên những người khác tin rằng Ôxtrâylia có thể đi giữa hai “chàng khổng lồ” này, thậm chí nếu điều đó đòi hỏi kỹ năng và sự táo bạo của việc làm xiếc. Nhà ngiên cứu Tom Switzer thuộc Trung tâm ngiên cứu Mỹ tại Đại học Xitni noi: “tôi không nghĩ rằng Ôxtrâylia phải đối mặt với mộ lựa chọn khắc nghiệt, khó khăn giứa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nước này đang ở trong trò chơi ngoại giao khó khăn của việc “cùng một lúc cưới hai con ngựa”. Điều đó sẽ là một tình thế tiến thoái lưỡng nan ngày càng khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách của Ôxtrâylia khi Trung Quốc đòi quyền lợi (trong khu vực) và Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện”.
Ông Switzer hồi tưởng hành động kép chưa có tiền lệ vào năm 2003 khi tổng thống Mỹ George W. Bush phát biểu trước quốc hội liên bang Ôxtrâylia ở Canbơrơ và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào xuất hiện ở đó vào ngày tiếp theo. Theo ông Switzer, đó chính là cách thức của chính sách ngoại giao của Ôxtrâylia trong tương lai, nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc Trung Quốc sẽ nổi lên hòa bình như thế nào.
Trả lời phỏng vấn hãng truyền thông quốc gia Ôxtrâylia (ABC) về tác động của kế hoạch gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ôxtrâylia đến quan hệ giữa Canbơrơ và Bắc Kinh, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Mỹ Geoffrey Garrett nhận định rõ ràng đây là một mối lo ngại lớn của Ôxtrâylia. Giáo sư Geoffrey Garrett nói: “Trong 30 năm qua, Ôxtrâylia đã thành công trong việc duy trì mối quan hệ chính trị quốc phòng với Mỹ, đồng thời thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một số người lo lắng rằng việc Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Ôxtrâylia sẽ có thể khiến mối quan hệ Ôxtrâylia-Trung Quốc trở nên kém bền vững xét trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chúng tha luôn phải nhớ tới nguyên tắc phát triển và sẽ giải quyết được những thách thức đó”.
Theo tiến sĩ Jame Curan, chuyên gia về liên minh Mỹ-Ôxtrâylia thuộc Trung tâm ngiên cứu Mỹ, có hai câu hỏi chủ chốt. Đó là liệu Mỹ có gia tăng sức ép đòi Ôxtrâylia cho phép thành lập các căn cứ cố định như ở những nước khác trong vùng châu Á – Thái Bình Dương hay không và Trung Quốc sẽ đáp lại như thế nào? Giáo sư Hugh White, nhà phân tích chiến lược quốc phòng tại Đại học quốc gia Ôxtrâylia (ANU) mô tả sáng kiến luôn phiên đưa lính thủy đánh bộ Mỹ tới Darwin là rất mạo hiểm đối với Ôxtrâylia. Ông Hugh White nói: “theo quan điểm từ Bắc Kinh, mọi việc Mỹ đang làm ở Tây Thái Bình Dương được hoạch định để củng cố sức đề kháng trước thách thức của Trung Quốc đối với sự bá chủ của Mỹ. Ở Oasinhtơn và ở Bắc Kinh, điều này sẽ được nhìn nhật như là việc Ôxtrâylia tự liên kết với một chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc”.
Chuyên gia về an ninh quốc tế Alan Dupon thuộc đại học Xítni cho rằng người Trung Quốc chắc chắn sẽ có “những e dè ngiêm trọng” về tiến triển mới nhất này. Ông Alan Duppon trước đó đã cảnh báo về “viễn cảnh ác ác mộng” – một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ về chủ quyền hoặc những vẫn đề tài nguyên thiên nhiên khiến Cho Ôxtrâylia buộc phải lựa chọn. Theo ông Alan Dupon, nếu Ôxtrâylia quyết định làm những gì mà Nhật bản và Hàn Quốc đã làm, tức là đón tiếp các binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ, thì Trung Quốc có thể nhằm mục tiêu vào những cơ sở của Ôxtrâylia trong trường hợp xảy ra một cuộc sung đột rộng hơn. Ông Alan Dupon nói rằng việc nắm bắt sai lầm về Trung Quốc sẽ có những hậu quả gây bất lợi ngiêm trọng cho an ninh và sự phát triển của Ôxtrâylia trong tương lai.
Những chuyên gia khác nhận xét Ôxtrâylia đã là một mục tiêu tiềm tàng do nước này là nơi đặt những cơ sở thu thập thông tin tình báo chung quan trọng và Canbơrơ không nên mong đợi những lợi ích mà không có những rủi ro. Mặc dù vậy hầu hết các chuyên gia đều không mong đợi những vẫn đề nghiêm trọng nảy sinh trong vài thập niên tới.
Phản ứng trước việc Mỹ triển khai lực lượng lĩnh thủy đánh bộ đến miền Bắc Ôxtrâylia từ năm tới , người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vĩ Dân nói tại cuộc họp báo thường kỳ rằng “điều này có lẽ không mấy thích hợp đối với việc tăng cường và mở rộng các liên minh quân sự và có thể không phù hợp đối với lợi ích của các quốc gia trong khu vực”. Ông Lưu nói Bắc Kinh nghi ngờ kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự của Mỹ với Ôxtrâylia. Ông nói: “chúng tôi cho rằng chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực nên phát triển cùng với su thế hòa bình và hợp tác”. Bắc Kinh coi quyết định của Oasinhtơn triển khai quân tới miền Bắc Ôxtrâylia là một bằng chứng nữa về nỗ lực của Mỹ nhằm bao vây Trung Quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng Gillard đã lên tiếng bác bỏ ý kiến cho rằng Ôxtrâylia cần phải lựa chon giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo bà Gillard, quan điểm này có thể gây ra sự chia rẽ đáng tiếc. Bà Gillard nói rằng Ôxtrâylia hoàn toàn có thể duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ trong khi vẫn thắt chặt tình bạn thân thiết với các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.
* *
(Đài RFA 17/11)
Chuyến công du hai ngày của tổng thống Barak Obama tới Ôxtrâylia là tâm điềm chú ý của các nước trong khu vực vì vai trò của quan trọng của Ôxtrâylia đối với châu Á Thái Bình Dương.
Thỏa thuận để Mỹ đặt quân đội thường trực tại Ôxtrâylia cũng như xét lại việc bán urani cho Ấn Độ là hai đề tài có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. Hiện Mỹ, Ôxtrâylia, Ấn Độ đang công khai tạo vòng cung Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương nhằm khống chế những ý đồ quân sự của Trung Quốc. Phóng viên đài RFA đã có cuộc phỏng vẫn với ông Lưu Tường Quang, nguyên giám đốc hệ thống phát thanh SBS toàn liên bang Ôxtrâylia, để tìm hiểu thêm chi tiết.
- Thưa ông, Tổng thống Barak Obama đang có mặt tại Ôxtrâylia và thế giới theo dõi rất kỹ những hoạt động của ông trong chuyến đi này. Ông nhận xét thế nào về chuyến công du của Tổng thống Obama trong bối cảnh hiện nay?
+ Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Barak Obama tới Ôxtrâylia. Nếu nói một cách vắn tắt, tôi nghĩ rằng chuyến đi này có ba mục tiêu. Thứ nhất, hợp tác hữu nghị về quốc phòng và an ninh giữa Mỹ và Ôxtrâylia trong khuôn khổ hiệp ước an ninh giữa Mỹ-Niu Dilân-Ôxtrâylia (ANZUS) nhân dịp kỷ niệm 60 năm của hiệp ước này. Thứ hai, đây là lần đầu tiên Mỹ và Ôxtrâylia đồng ý để quân đội Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ Ôxtrâylia. Thứ ba, nhân chuyên thăm vùng Nam bán cầu này Tổng thống Obama sẽ nêu lên chính sách của Mỹ mà người ta có thê xem đó là tuyên bố về chính sách Thái Bình Dương đối với toàn thể Châu Á và đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.
- Dư luận quốc tế rất chú ý tới việc ông Obama đạt được thỏa thuận của Ôxtrâylia cho phép Mỹ có sự hiện diện quân đội thường trực tại miền Bắc nước này. Ông có thể cho biết thỏa thuận này có ý nghĩa gì với cả hai phía?
+ Sự hợp tác này đặt trên cơ sở thường trực tức là kể từ năm nay và
trong vài năm sắp tới thì Mỹ sẽ lần lượt chuyển quân đóng tại miền Bắc Ôxtrâylia căn cứ gần Darwin, một quân số khởi đầu là 250 lĩnh thủy đánh bộ, tức là ở cấp đại đội và sau đó sẽ tăng lên 2.500 người tương đương ở cấp đơn vị đặc nhiệm. Sự quan trọng trong bó trí quân đội này là có tính thường trực tức là trong vài năm tới , miền Bắc Ôxtrâylia sẽ có sự hiện diện thường trực của Mỹ cũng giống như Okinawa của Nhật Bản hay Guam ở Thái Bình Dương. Khác với Guam là lãnh thổ của Mỹ và Okinawa là căn cứ quân sự của của Mỹ tại Nhật Bản, tại Ôxtrâylia sự hiện diện thường trực của Mỹ nếu nhìn vào vấn đề thuần túy quân số thì 2.500 lĩnh thủy đánh bộ không thể là một lực lượng quan trọng. Nhưng đứng về phương diện chính trị và chiến lược, đây là diến tiến quan trọng theo nghĩa không những Mỹ có căn cư thường trực tại Nam Thái Bình Dương mà Ôxtrâylia nằm ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược quan trọng.
Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc chẳng hạn thì Trung Quốc có khả năng sử dụng tên lửa, máy bay hải quân để tấn cồng Okinawa hay Guam, nhưng với khả năng hiện nay thì Trung Quốc không thể tấn công các vị trí ở miền Bắc Ôxtrâylia vì vấn đề địa lý. Miền Bắc Ôxtrâylia ở khá xa Trung Quốc nhưng tương đối gần Mỹ, vì vậy Mỹ có thể tận dụng để đối phó với bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc.
- Dư luận đánh giá về bài diễn văn của Tổng thống Obama trước quốc hội lưỡng viện Ôxtrâylia như thế nào?
+ Tổng thống Obama gửi đến tất cả các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thông điệp là Mỹ chưa bao giờ rời khỏi khu vực này vì Mỹ lúc nào cũng coi mình là là một cường quốc trong khu vực này.
Mỹ xem thế kỷ Thái Bình Dương hay còn gọi là thế kỷ của châu Á là thế kỷ quan trọng, phải có sự lãnh đạo và góp sức của Mỹ trong sự phát triển của thế kỷ này. Thông điệp mà ông Obama gửi cho châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt là cho Trung Quốc là Mỹ có mặt tại đây trên cơ sở thường trực và vấn đề an ninh là quan trọng số 1 mà Mỹ muốn đóng vai trò lãnh đạo để ổn định an ninh trong khu vực và do đó có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương phát triển kinh tế.
- Một ngày trước khi Tổng thống Obama đến Ôxtrâylia, Thủ tướng Julia Gillard cho rằng bà sẽ tìm sự đồng thuận để chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu urani cho Ấn Độ. Ông đánh giá thế nào về việc này?
+ Đây là sự xoay chiều, thay đổi chính sách rất quan trọng của chính phủ Công đảng Ôxtrâylia do bà Julia Gillard làm thủ tướng. Chúng ta còn nhớ rằng vào năm 2007 đã có những quyết định song hành giữa Oasinhtơn và Canbơrơ theo đó Tổng thống George W. Bush đồng ý trao đổi urani và viện trợ kỹ thuật nguyên tử vì mục đích hòa bình với Ấn Độ và thủ tướng Ôxtrâylia lúc bấy giờ là ông John Howard đã thỏa hiệp trên căn bản nguyên tắc là Ôxtrâylia bằng lòng bán urani cho Ấn Độ. Ôxtrâylia là một trong những nước có trữ lượng urani lớn nhất trên thế giới, khoảng 40% trữ lượng của toàn thế giới.
Đến năm 2007, Ôxtrâylia theo đuổi chính sách chỉ bán urani cho những nước kỹ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), cho tới khi thủ tướng John Howard thỏa thuận với Tổng thống Mỹ bán urani cho Ấn Độ. Tuy nhiên, vào năm 2008, Thủ tướng Ôxtrâylia lúc bấy giờ là Kevin Rudd đã đảo ngược chính sách của ông John Howard không bán urani cho Ấn Độ nữa vì lý do Ấn Độ chưa ký NPT.
Việc thủ tướng Julia Gillard thông báo một ngày trước khi tổng thống Obama tới Ôxtrâylia là một việc làm có ý nghĩa vì công luận sẽ không có thời gian để lên tiếng chống đối quyết định mới này của chính phủ Công đảng.
- Những sự việc mà Ôxtâylia và Mỹ sắp thực hiện có thể làm Trung Quốc lo ngại hoặc giận dữ, theo ông Bắc Kinh có thể gây áp lực lên sự trao đổi mậu dịch với Canbơrơ hay không?
+ Ôxtrâylia cũng như Trung Quốc đều là những quốc gia kinh doanh, giao thương trên căn bản thực tế. Nếu Trung Quốc không cần tới tài nguyên thiên nhiên, quặng mỏ, khí đốt hay urani thì có ve vãn Trung Quốc thế nào đi nữa thì nước này cũng không mua hàng hóa của Ôxtrâylia. Về mặt Ôxtrâylia, phát triển quan hệ ngoại giao và quốc phòng với Mỹ và Trung Quốc là vẫn cần thiết trong việc phát triển của chính họ. Khi Trung Quốc vẫn muốn phát triển thì dù Ôxtrâylia có quan hệ với Mỹ Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục mua hàng hóa từ canbơrơ. Trao đổi giữa Trung Quốc và Ôxtrâylia đã đạt tới 100 tỷ USD/năm và Trung Quốc là bạn hàng số 1 của Ôxtrâylia, trong khi trước đây Mỹ và Nhật Bản nắm giữ vị trí này. Vị trí số 1 là do nhu cầu chứ không phải do lòng tốt của Trung Quốc.
Tôi nghĩ trong ngắn hạn có thể có chút căng thẳng. Cũng như năm 2009 khi Ôxtrâylia công bố Sách Trắng quốc phòng ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh và quốc phòng tại chây Á-Thái Bình Dương trong vòng hai hay ba thập niên tới, lúc đó Bắc Kinh tỏ ý rất bất bình về nhận xét này nhưng vẫn tiếp tục mua hàng và trở thành bạn hàng số một của Ôxtrâylia. Do đó tôi nghĩ rằng mặc dù bán urani cho Ấn Độ và cho phép Mỹ có sự hiệ diện quân đội trên đất Ôtrâylia như trước, vì điều đó cần cho sự phát triển cho chính họ.
***
(Đài BBC 17/11)
Tổng thống Obama cho biết Mỹ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài nhằm định hình cho châu Á-Thái Bình Dương cũng như tương lai của khu vực này vì khu vực châu Á-Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai cua thế giới.
Phát biểu trước quốc hội Ôxtrâylia ở Cabơrơ, ông Obama dường như nhắm tới Trung Quốc: “Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ mãi hiện diện ở đây.”
Phát biểu của ông Obama được đưa ra sau khi Ôxtrâylia đồng ý tiếp nhận lực lượng lĩnh thủy đánh bộ Mỹ trong những năm tới. Trung Quốc đã đặt câu hỏi về quyết định này, vốn bị nhiều nhà phân tích cho rằng nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết Mỹ hiện chuyển trọng tâm chú ý tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: “một điều không ai có thể nghi ngờ: Mỹ hoàn toàn là một bộ phận của châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Với sự hiện diện của hầu hết các cường quốc hạt nhân của thế giới và chiếm một nửa daann số thế giới, châu Á đóng vai trò lớn trong việc xác định liệu thế kỷ sắp tới sẽ được đánh dấu bởi sung đột hay hợp tác, những tổn thất không cần thiết hoặc sự tiến bộ của nhân loại. Là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài trong việc định hình khu vực và tương lai ở đây bằng cách duy trì nguyên tắc cốt lõi và mỗi quan hệ đối tác chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè của chúng tôi”.
Ông Obama cũng cho biết với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ mong muốn tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực và đóng một vai trò lớn hơn cho sự phát triển và tiến bộ của khu vực. Đồng thời ông nói với Quốc hội Ôxtrâylia rằng Mỹ đang làm việc để đưa nền kinh tế của họ trở lại quý đạo. Ông cho biết đã thực hiện một số quyết định khó khăn đẻ cắt giảm thâm hụt ngân sách và sẽ tiếp tục có thêm những hành động để nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Yếu tố Trung Quốc
Ông Obama nhấn mạnh rằng liên minh Mỹ-Ôxtrâylia là hết sức cần thiết và chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sự gần gũi ngày càng tăng, đặc biệt là sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Mỹ trên lãnh thổ Ôxtrâylia đã không làm cho Trung Quốc cảm thấy thoải mái.
Tổng thống Mỹ đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Canbơrơ để nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh và cải thiện mối quan hệ giữa hai cường quốc. Ông nói: “Chúng tôi đã nhận thấy Trung Quốc có thể là đối tác, từ việc làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cho tới ngăn chặn phổ biến vú khí hạt nhân. Chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với Bắc Kinh, bao gồm trao đổi thông tin nhiều hơn giữa quân đội hai nước nhằm tăng cường sự hiểu biết và tránh những tính toán sai lầm”.
Tuy nhiên ông Obama cũng kêu gọi nhà chức trách Bắc Kinh, thay đổi chính sách. Ông nói tiếp: “Chúng tôi sẽ làm điều này, ngay cả khi chúng tôi tiếp tục nói chuyện thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và tôn trọng qyền con người cơ bản của nhân dân Trung Quốc”.
Tìm kiếm ổn định
Thỏa thuận tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại Ôxtrâylia được đưa ra trung khi khu vực đang ngày càng lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, cũn như sự thống lĩnh của nước này tại vùng biển châu Á.
Thủ tướng Ôxtrâylia Julia gillard cho rằng bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực là điều khiện tối quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và thành công. Bà Gillard nói thêm rằng quan hệ hợp tác giữa Ôxtrâylia và Mỹ là “nền tảng của sự ổn định” trong khu vực.
Hiện đang có quan ngại rằng trong khi Mỹ đang phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng để giảm nợ nần, thì sự hiện diện của nước này tại khu vực có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, ông Obama cũng đã tìm cách dẹp bỏ các quan ngại đó với tuyên bố giữ cam kết với khu vực. Ông nói: “việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ không gây phương hại gì tới kế hoạch ở châu Á-Thái Bình Dương. Sự chỉ đạo của tôi là hết sức rõ ràng,trong khi lên kế hoạch và ngân sách cho tương lai, chúng tôi sẽ dành các nguồn lực cần thiết để bảo đảm sự hiện diện quân sự hùng mạnh ở khu vực này. Chúng tôi sẽ giữ vững khả năng đặc biệt nhằm thể hiện sức mạnh và đập tan các mối đe dọa cho hòa bình. Chúng toi sẽ giữ các cam kết của mình, trong đó có trách nhiệm đã ghi trong hiệp ước với các đồng minh như Ôxtrâylia và sẽ tiếp tục tăng cường năng lực để đáp ứng các đòi hỏi của thế kỷ 21”./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment