Hồi ức Về Nhà Tù Cộng Sản Việt Nam [3]
Đăng ngày 19-2-2009
http://danchimviet.com/articles/873/1/Hi-c-V-Nha-Tu-Cng-Sn-Vit-Nam-3/Page1.html
Khi lực lượng công an quay trở lại và sẵn sàng đàn áp, Anh Phạm Văn Thành đại diện cho chúng tôi đồng ý chấm dứt cuộc đấu tranh và mọi người với đồ dùng cá nhân dọn ra sân.
Chúng tôi tập hợp ở ngoài sân trong khu A trước cửa buồng số 2 thành 5 hàng dọc và một cuộc đấu khẩu đã diễn ra. BGT trại Xuân Phước cáo buộc chúng tôi vi phạm nội qui trại giam. Chúng tôi phản bác lại bằng một ý kiến đã thống nhất từ trước: Chúng tôi chỉ bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của chúng tôi: Trại đã vi phạm nhân quyền khi không cho chúng tôi tiếp xúc với phái đoàn LHQ để nói lên những yêu cầu và quan điểm của mình,nói lên thực trạng tại nhà tù CSVN.
Xúc phạm đến nhân phẩm của chúng tôi vì BGT đã dàn dựng vỡ kịch rồi đem chúng tôi đi giấu không cho chúng tôi có cơ hội để gặp phái đoàn LHQ. Chúng tôi đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền làm người của chúng tôi, điều này không hề vi phạm nội quy, nếu có vi phạm nội quy thì chính cái nội quy này đã vi phạm nhân quyền và cần phải được thay đổi.
Tay thiếu tá giám thị trại A20 nói:
- Các anh nói chúng tôi vi phạm nhân quyền. Vậy có ai ở đây tước cái quyền ăn, quyền hít thở khí trời của các anh đâu.
Không biết ông Giám thị dốt hay khiêu khích chúng tôi bằng cái giọng điệu ngu ngốc và trịch thượng, khi nhân quyền chỉ được hiểu như là quyền ăn uống hay hít thở khí trời, như vậy họ coi chúng tôi chỉ bằng động vật. Phạm Văn Thành đứng dậy, dáng anh cao lớn và đẹp như một diễn viên điện ảnh trong bộ đồ tù.
- BGT hiểu nhân quyền là quyền ăn uống và hít thở khí trời thì rõ ràng BGT coi chúng tôi như những con vật. Tôi xin nhắc lại một cách nghiêm túc:Nhân quyền là những giá trị được minh định trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhà nước XHCN Việt Nam đã tham gia ký kết.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng cũng đứng lên:
- Và chúng tôi yêu cầu BGT ở đây và Nhà nước CHXHCNVN phải tuân thủ những gì mình đã ký, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước thành viên LHQ.
Mọi người ồ lên một chút tán thưởng, nhưng để không trở thành sự thách thức đối với những con người kém hiểu biết nhằm tránh những phản ứng đáng tiếc xảy ra.
Anh Thành quay lại phía sau cười với anh NNĐ, nụ cười ý nhị vừa vui mừng vừa thầm cảm ơn người đồng đội của mình.
Cảm thấy không thể tranh luận về vấn đề nhân quyền với chúng tôi, nhất là những người đã sống ở các nước Dân chủ văn minh như: Mỹ, Pháp, Úc, Canada.v.v. Một người trạc ngoại 40 tuổi, mặc thường phục từ nãy đến giờ vẫn đứng quan sát chúng tôi lên tiếng:
- Các anh nên nhớ ở đây là VN, VN có luật pháp của VN, và chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi.
Thành dõng dạc nói với họ
- Nếu các anh phủ nhận những gì nhà nước này đã ký thì không còn gì để nói ở đây cả, nhưng chúng tôi khẳng định lại một lần nữa. Chúng tôi không vi phạm nội qui mà các ông cứ cố tình ép chúng tôi thì đây:
Thành giơ hai tay ra làm như để tra vào còng. Tay công an chỉ huy ra lệnh còng tay anh PVT và nói:
- Đưa nó vào kỷ luật.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng bước ra khỏi hàng tiến về phía trước mấy bước:
- Chúng tôi sẵn sàng vào kỷ luật để chứng minh lẽ phải của mình, và chúng tôi sẽ bảo vệ lẽ phải bằng bất kỳ giá nào.
BGT và những người đi theo hơi sững sờ, vì trong thâm tâm họ không muốn đụng tới anh NNĐ vì dù sao anh cũng là công dân Canada. Ngần ngại một chút họ quyết định:
- Đưa anh này đi luôn
Và họ còng tay anh NNĐ dẫn đi cùng với PVT. Tay giám thị quay về phía chúng tôi hỏi vẻ thách thức:
- Còn ai muốn đi cùm nữa không?
Anh Nguyễn Văn Trung từ dưới bước lên:
- Tôi sẽ đi cùng với anh em tôi, tôi sẽ bảo vệ chân lý đến cùng.
Anh Trung quay lại hướng về chúng tôi:
- Các anh em ở lại giữ gìn sức khoẻ
Chúng tôi đã hiểu ý anh Nguyễn Văn Trung và chúng tôi đã thoả thuận với nhau, dù sao cũng phải bảo vệ những người trong nhóm: ”Thập tam Thái Bảo” để đối phó với tình hình. Không nên kéo nhau vào kỷ luật hết, phải có người ở ngoài để giúp đỡ các anh em ở trong biệt giam.
Lần này thì BGT càng ngạc nhiên hơn vì họ không ngờ rằng có những con người như vậy. Tay giám thị chỉ còn biết nói:
- Tôi lầm anh Trung rồi anh Trung ạ, tôi tưởng anh biết điều hơn.
Vậy là chúng tôi bị xé nhỏ ra từng mảnh, mỗi người về một khu để không liên lạc được với nhau. Đội 12 của tôi về khu C ở chung với những đội thường phạm.
Sau đó họ buộc chúng tôi viết kiểm điểm nhưng chúng tôi chỉ viết tường thuật để trình bày quan điểm của mình.
Trong những bản tường thuật đó, anh em vẫn giữ lập trường kiên định về những gì đã xảy ra.
Buổi tối hôm đó tôi không ngủ được. Hình ảnh anh Nguyễn ngọc Đăng cứ ở trước mắt, dáng người thấp đậm, giọng Bắc kỳ pha Sài Gòn, con người tưởng chừng dễ dãi, nóng vội không ngờ lại hành động quả cảm và đầy trí tuệ như vậy. Tôi tiếc là không có cơ hội tiếp xúc với anh sớm hơn. Bây giờ anh đã ở trong biệt giam, rồi sẽ thế nào đây? Chắc chắn là họ sẽ tìm cách trù dập chúng tôi và sẽ chuyển mỗi người đi mỗi nơi để cách ly và trừng phạt. Chúng tôi chờ đợi cái ngày ấy, không biết còn có cơ hội gặp được con người này nữa không. Anh Đăng đã tạo cho tôi một ấn tượng tuyệt vời.
Mấy ngày sau đó có một đợt chuyển trại, trong chuyến đi này, những nhân vật đứng đầu các tổ chức hoặc những nhân vật chính quyền cho là nguy hiểm như: Phạm văn Thành, Phạm anh Dũng, Nguyễn ngọc Đăng, Nguyễn văn Muôn, Phạm đức Khâm, Trần văn Lương, Lê thiện Quang, Mai đức Chương, Đỗ hồng Vân, Lê hoàn Sơn.
Nguyễn văn Muông-Phạm anh Dũng-Lục sỹ Hạnh-Nguyễn duy Cường-Phạm văn Thành (tòa án vc 23-8-93- ảnh Nam-Tran) Nguồn: Tài liệu Phạm văn Thành
http://danchimviet.com/javascript/1x1.gif
Chúng tôi vẫn còn ở lại và gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây trại vẫn mở cửa để anh em có thể đi từ khu này đến khu khác và được dạo chơi ở ngoài sân của trại. Ở đó có một hồ nước nhỏ khoảng 20m2, một hòn dã sơn và những con cá đủ màu vàng trắng. Buổi chiều đi làm về, ăn vội bát cơm rau, mấy anh em vội vàng tụ tập ở đó để bàn thảo tình hình chính trị thế giới và thông báo cho nhau những tin tức từ bên ngoài, nơi những anh em đi làm tự giác mang về. Những thông tin quý giá mà tôi nhận được là từ anh Nguyễn Văn Thoại, anh Thoại làm việc ở nhà thăm nuôi, cũng có nhiều nhận xét không tốt về anh, đó là thời gian tôi chưa có mặt ở đây. Nhưng khi tiếp xúc với anh tôi thấy anh là người dễ mến, nặng tình cảm, hơi yếu đuối và thiếu bản lĩnh, kiến thức chính trị cũng còn hạn chế. Cũng dễ hiểu thôi, đây là thực tế vì đa số anh em chúng ta khi tham gia một tổ chức phản kháng nào đó để chống lại một chế độ độc tài toàn trị và vô cùng hà khắc, họ còn rất trẻ. Đa số họ chưa có gia đình, chưa có người yêu, chỉ mới ngoài đôi mươi. Thời cuộc đất nước đảo điên đã đẩy họ vào vòng xoáy khi họ hoàn toàn chưa được trang bị những hiểu biết về chính trị, mà họ đâu có làm chính trị. Họ chỉ là những con người can đảm, có tấm lòng yêu nước, bất bình trước sự bạo ngược của một chế độ vô thần, cực đoan và ngu dốt đang đưa đất nước tới hố thẳm và họ chống lại bằng tất cả những gì họ có, họ chống lại chế độ cường quyền vì sự thôi thúc của lương tri.
Nhưng trong số đó có rất nhiều người ưu tú. Họ là những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, một số là cựu sĩ quan của chế độ VNCH và cũng có những người làm chính trị chuyên nghiệp nữa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người tiêu biểu, ông được sự quý trọng của tất cả mọi người vì ngoài kiến thức uyên bác, còn có một tình cảm thiết thân với anh em. Ông còn thể hiện cái bản lĩnh của một người lãnh đạo. Trong nhà tù CSVN, nơi tính mạng của con người không hơn một tờ “biên bản” như những người cộng sản vẫn nói.
Ông đã tạo một diễn đàn để giải đáp những thắc mắc, những ưu tư của anh em tù chính trị…về hiện tình đất nước và thế giới. Ông sẵn sàng đến gặp gỡ và trao đổi với anh em.
Trong trại tù Xuân Phước lúc đó đã hình thành những nhóm, những câu lạc bộ, những hội đồng hương, và ông đã đến với họ để trao đổi và có khi là tranh luận bất chấp những nguy hiểm đến với ông. Khi giáo sư bị chuyển ra Bắc, tôi rất buồn và tiếc vô cùng, nhiều anh em khác cũng thế, diễn đàn chính trị Xuân Phước vắng mất một vị “chủ soái”.
Đoàn viết Hoạt. Nguồn: fortunecity.com
http://danchimviet.com/javascript/1x1.gif
Tôi có một may mắn đựơc tiếp xúc với giáo sư trong một buổi gặp mặt đồng hương Quảng nam gồm có: Anh Trương nhật Tân, Trần nam Phương, Hoàng xuân Chinh, chú Nguyễn xuân Đồng, anh Trần đức Hào.,anh Tân là người đại diện anh em Quảng nam mời.
Lần đầu tiên gặp gỡ, tôi có ngay một ấn tượng: Đây là một con người đặc biệt,có sức cuốn hút mãnh liệt, cuốn hút người khác bởi kiến thức quảng bác và sự thân mật. Tôi có cảm giác là mình như đã thân thiện với ông từ lâu lắm. Tôi nghe anh Nguyễn văn Thoại nói về bà Trần Thị Thức vợ của giáo sư Hoạt. Bà cũng là một con người đặc biệt, cũng là giáo sư tiến sĩ, cũng là một nhà hoạt động dân chủ. Bà có kiến thức rộng và sức cuốn hút người khác như chồng mình.
Trong một lần bà Trần thị Thức đi thăm giáo sư Hoạt, bà Thức thông báo cho giáo sư biết những thông tin mà chế độ cho là nhạy cảm, ông giám thị trại Xuân phước đề nghị ông, bà không được nói chuyện chính trị, chỉ nói chuyện gia đình. Giáo sư Hoạt đã trả lời một cách rất hùng biện:
- Chuyện chính trị là chuyện của gia đình tôi.
Và họ tiếp tục nói về những đề tài chính trị, bất chấp sự không hài lòng của ông giám thị.
Khi tin này lan ra khắp nhà tù Xuân Phước, BGT trại biết ngay ai là người đưa thông tin đó.
Sau khi nhận biết anh Thoại cung cấp thông tin cho anh em. Trại A20 không cho anh làm ở nhà thăm nuôi nữa, từ đó một kênh thông tin đã bị cắt.
Khi Gs Đoàn Viết Hoạt gởi bản điều trần đến LHQ về giải pháp chính trị cho tình hình dân chủ hoá Việt Nam làm đau đầu nhà cầm quyền Hà Nội. Cộng với những hoạt động của giáo sư ở trong tù và nhận thấy những ảnh hưởng của giáo sư trong anh em tù chính trị nhất là những anh em trẻ.
Chính quyền CS đã quyết định chuyển giáo sư ra Bắc, mục đích là để trừng phạt ông và cách ly giáo sư khỏi chúng tôi.
Trại A20 Xuân Phước khi thiếu giáo sư Đoàn Viết Hoạt, anh em cảm thấy hụt hẩng, diễn đàn chính trị mất đi một người lãnh đạo. Rất nhiều cuộc hẹn không thực hiện được trong đó có cuộc hẹn của nhóm Quảng Nam với giáo sư Hoạt. Tôi rất tiếc và cảm thấy mất mát một cái gì đó to lớn.
Tôi có một cơ duyên nữa khi gặp chú Phạm Đức Khâm, nhân vật số 2 của diễn đàn dân chủ, mấy tháng được sống gần chú là những ngày đáng ghi nhớ trong tù. Tôi học được từ chú ấy rất nhiều. Chú đã nói cho tôi nghe về những biến cố trọng đại của đất nước về chế độ VNCH, về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ, Nga, Trung trong quá khứ và hiện tại với những hệ luỵ của nó đối với Việt nam .Những lượng định chính trị trong tương lai về một trật tự thế giới mới.
Tôi cảm nhận ở nơi chú một tấm lòng quảng đại, nhân hậu, một kho tàng những kinh nghiệm và kiến thức cho những người trẻ như tôi. Tôi vô cùng biết ơn chú. Trong lòng tôi, Chú Khâm mãi mãi là người Thầy đáng kính-người chú thân tình đã giúp đở dìu dắt tôi trên một đoạn đường chông gai.
Giờ đây, chú Khâm, anh Thành, anh Đăng và một số anh em khác nữa đều bị chuyển đi. Chúng tôi như bầy chim bị bão dữ tấn công tan tác, nhưng dù cho đàn chim có tan tác nhưng từng con chim vẫn hiên ngang vững vàng, cho dù gục ngã cũng gục ngã trong vinh dự và niềm tin vào công lý và tự do.
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm 1994, chúng tôi được lệnh chuyển trại. Tôi thu xếp đồ dùng cá nhân vào mấy cái hộp giấy ộp ẹp rồi dùng những sợi dây vải buộc chúng lại thật kỹ. Đây là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của một người tù cho dù nó hạn chế đến mức không thể hạn chế được nữa. Cuộc sống và sinh hoạt của một người tù trong chế độ lao tù CS bị đơn giản đến mức vượt quá sự nghèo nàn, chỉ có tư tưởng của họ là được tự do...Chính tại nơi đây, một thế giới của bệnh tật, đói rách, tra tấn, khủng bố đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Chính tại nơi nầy, nhà tù cộng sản những thi phẩm-nhạc phẩm, tiểu thuyết đã ra đời hoặc được thai nghén. Nơi tận cùng của bất hạnh là niềm cảm hứng và cũng là nơi phải trả những cái giá quá đắt quá khủng khiếp cho những sáng tạo đó:
- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt với Tiến trình Dân chủ hoá VN.
- Anh Phạm Văn Thành với phúc trình và những tội ác về sự vi phạm nhân quyền của chế độ.
- Anh Vũ đình Thuỵ 12 năm tù với một tập thơ.
- Anh Hoàng xuân Chinh, Trần nam Phương, Trương nhật Tân bị kỷ luật vì những bài thơ của mình .
- Riêng phần tôi suýt bị cùm vì mấy trang nhật ký.
Chúng tôi tập trung ngoài sân trại với những đồ đạt cá nhân. BGT cố tình hạn chế tối đa những gì chúng tôi mang theo. Họ buộc chúng tôi bỏ lại những vật dụng cần thiết với lý do là xe không đủ chỗ. Có một số người lờ đi không nghe, bao giờ cũng vậy, người cai trị muốn bóp nghẹt những người bị trị, càng nghẹt càng tốt, bóp đến tận cùng và đâu là giới hạn của sự tận cùng? Đối với chế độ CS, không có bất cứ sự tận cùng nào ..sự tận cùng là ý muốn của họ nhưng cũng tuỳ vào thời cuộc và sự phản kháng của kẻ bị trị.
Trước khi lên xe chúng tôi bị kiểm tra, từ hành lý đến con người đều bị tìm kiếm, lục lọi, soi mói, nắn bóp.
Chúng tôi thực sự vui mừng khi anh Nguyễn văn Trung với đồ đạt cá nhân được thả ra để cùng đi với chúng tôi sau hơn một tháng gông cùm trong biệt giam. Nước da trắng của anh trở nên xanh mướt, bàn tay lạnh ngắt khi bắt tay tôi nhưng nụ cười của anh vẫn rạng rỡ và tiếng nói vẫn sang sảng khi anh anh đến từng người thân trò chuyện hỏi han.
Việc kiểm tra gần 100 người mất một thời gian khá lâu. Gần một giờ đồng đồng hồ, chúng tôi tranh thủ để dặn dò, trao đổi địa chỉ vì chuyến đi này không biết sẽ ra sao, ở đâu? Về đâu?
Chúng tôi vô cùng hồi hộp khi chiếc xe chở tù vào sân, và tên từng người được gọi. Số người tù đầu tiên lên xe có những người bạn thân thiết của tôi: Anh Lê Văn Điểm và Trương Nhật Tân, Lê văn Hiêú, chú Nguyễn Xuân Đồng, anh Trân Đức Hào.
Chuyến thứ hai, tôi thật sự bồn chồn. Khi tên từng người bạn của tôi bước lên xe: Anh Trần nam Phương, Hoàng xuân Chinh, Phan văn Bàn và rất nhiều người khác..vẫn chưa thấy tên tôi..đầu óc tôi trống rỗng cho đến khi tôi nghe gọi lên mình. Tôi bước lên xe, vào chỗ ngồi mới biết mình là người cuối cùng của chuyến xe này, nhìn xuống vẫn còn mười mấy anh em dười đó chờ xe sau.
Định thần lại, khi tôi đã ngồi được một lát trên xe và đếm được 32 người tù, còn lại là một số cán bộ của trại Xuân Phước và mấy tay cán bộ của trại nào đó. Xe vẫn còn mấy ghế trống.
Tôi may mắn được ngồi kế cửa sổ bên tay trái,một tay còng vào thành xe. Phải công nhận lần chuyển trại này chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe tử tế. Xe chở khách, ghế ngồi êm, xe sạch sẽ không giống như chiếc xe chờ lợn mà trại An Điềm chở chúng tôi vào Xuân Phước với những chiếc còng tay chặt cứng, ứ máu và một mớ dây nhợ trói chân chúng tôi vào nhau rồi cẩn thận hơn:vòng quanh người kéo hai cánh tay ra sau. Những sợi dây ny lông này trói cọp cũng chết huống hồ trói người.
Khi lực lượng công an quay trở lại và sẵn sàng đàn áp, Anh Phạm Văn Thành đại diện cho chúng tôi đồng ý chấm dứt cuộc đấu tranh và mọi người với đồ dùng cá nhân dọn ra sân.
Chúng tôi tập hợp ở ngoài sân trong khu A trước cửa buồng số 2 thành 5 hàng dọc và một cuộc đấu khẩu đã diễn ra. BGT trại Xuân Phước cáo buộc chúng tôi vi phạm nội qui trại giam. Chúng tôi phản bác lại bằng một ý kiến đã thống nhất từ trước: Chúng tôi chỉ bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của chúng tôi: Trại đã vi phạm nhân quyền khi không cho chúng tôi tiếp xúc với phái đoàn LHQ để nói lên những yêu cầu và quan điểm của mình,nói lên thực trạng tại nhà tù CSVN.
Xúc phạm đến nhân phẩm của chúng tôi vì BGT đã dàn dựng vỡ kịch rồi đem chúng tôi đi giấu không cho chúng tôi có cơ hội để gặp phái đoàn LHQ. Chúng tôi đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền làm người của chúng tôi, điều này không hề vi phạm nội quy, nếu có vi phạm nội quy thì chính cái nội quy này đã vi phạm nhân quyền và cần phải được thay đổi.
Tay thiếu tá giám thị trại A20 nói:
- Các anh nói chúng tôi vi phạm nhân quyền. Vậy có ai ở đây tước cái quyền ăn, quyền hít thở khí trời của các anh đâu.
Không biết ông Giám thị dốt hay khiêu khích chúng tôi bằng cái giọng điệu ngu ngốc và trịch thượng, khi nhân quyền chỉ được hiểu như là quyền ăn uống hay hít thở khí trời, như vậy họ coi chúng tôi chỉ bằng động vật. Phạm Văn Thành đứng dậy, dáng anh cao lớn và đẹp như một diễn viên điện ảnh trong bộ đồ tù.
- BGT hiểu nhân quyền là quyền ăn uống và hít thở khí trời thì rõ ràng BGT coi chúng tôi như những con vật. Tôi xin nhắc lại một cách nghiêm túc:Nhân quyền là những giá trị được minh định trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhà nước XHCN Việt Nam đã tham gia ký kết.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng cũng đứng lên:
- Và chúng tôi yêu cầu BGT ở đây và Nhà nước CHXHCNVN phải tuân thủ những gì mình đã ký, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước thành viên LHQ.
Mọi người ồ lên một chút tán thưởng, nhưng để không trở thành sự thách thức đối với những con người kém hiểu biết nhằm tránh những phản ứng đáng tiếc xảy ra.
Anh Thành quay lại phía sau cười với anh NNĐ, nụ cười ý nhị vừa vui mừng vừa thầm cảm ơn người đồng đội của mình.
Cảm thấy không thể tranh luận về vấn đề nhân quyền với chúng tôi, nhất là những người đã sống ở các nước Dân chủ văn minh như: Mỹ, Pháp, Úc, Canada.v.v. Một người trạc ngoại 40 tuổi, mặc thường phục từ nãy đến giờ vẫn đứng quan sát chúng tôi lên tiếng:
- Các anh nên nhớ ở đây là VN, VN có luật pháp của VN, và chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi.
Thành dõng dạc nói với họ
- Nếu các anh phủ nhận những gì nhà nước này đã ký thì không còn gì để nói ở đây cả, nhưng chúng tôi khẳng định lại một lần nữa. Chúng tôi không vi phạm nội qui mà các ông cứ cố tình ép chúng tôi thì đây:
Thành giơ hai tay ra làm như để tra vào còng. Tay công an chỉ huy ra lệnh còng tay anh PVT và nói:
- Đưa nó vào kỷ luật.
Anh Nguyễn Ngọc Đăng bước ra khỏi hàng tiến về phía trước mấy bước:
- Chúng tôi sẵn sàng vào kỷ luật để chứng minh lẽ phải của mình, và chúng tôi sẽ bảo vệ lẽ phải bằng bất kỳ giá nào.
BGT và những người đi theo hơi sững sờ, vì trong thâm tâm họ không muốn đụng tới anh NNĐ vì dù sao anh cũng là công dân Canada. Ngần ngại một chút họ quyết định:
- Đưa anh này đi luôn
Và họ còng tay anh NNĐ dẫn đi cùng với PVT. Tay giám thị quay về phía chúng tôi hỏi vẻ thách thức:
- Còn ai muốn đi cùm nữa không?
Anh Nguyễn Văn Trung từ dưới bước lên:
- Tôi sẽ đi cùng với anh em tôi, tôi sẽ bảo vệ chân lý đến cùng.
Anh Trung quay lại hướng về chúng tôi:
- Các anh em ở lại giữ gìn sức khoẻ
Chúng tôi đã hiểu ý anh Nguyễn Văn Trung và chúng tôi đã thoả thuận với nhau, dù sao cũng phải bảo vệ những người trong nhóm: ”Thập tam Thái Bảo” để đối phó với tình hình. Không nên kéo nhau vào kỷ luật hết, phải có người ở ngoài để giúp đỡ các anh em ở trong biệt giam.
Lần này thì BGT càng ngạc nhiên hơn vì họ không ngờ rằng có những con người như vậy. Tay giám thị chỉ còn biết nói:
- Tôi lầm anh Trung rồi anh Trung ạ, tôi tưởng anh biết điều hơn.
Vậy là chúng tôi bị xé nhỏ ra từng mảnh, mỗi người về một khu để không liên lạc được với nhau. Đội 12 của tôi về khu C ở chung với những đội thường phạm.
Sau đó họ buộc chúng tôi viết kiểm điểm nhưng chúng tôi chỉ viết tường thuật để trình bày quan điểm của mình.
Trong những bản tường thuật đó, anh em vẫn giữ lập trường kiên định về những gì đã xảy ra.
Buổi tối hôm đó tôi không ngủ được. Hình ảnh anh Nguyễn ngọc Đăng cứ ở trước mắt, dáng người thấp đậm, giọng Bắc kỳ pha Sài Gòn, con người tưởng chừng dễ dãi, nóng vội không ngờ lại hành động quả cảm và đầy trí tuệ như vậy. Tôi tiếc là không có cơ hội tiếp xúc với anh sớm hơn. Bây giờ anh đã ở trong biệt giam, rồi sẽ thế nào đây? Chắc chắn là họ sẽ tìm cách trù dập chúng tôi và sẽ chuyển mỗi người đi mỗi nơi để cách ly và trừng phạt. Chúng tôi chờ đợi cái ngày ấy, không biết còn có cơ hội gặp được con người này nữa không. Anh Đăng đã tạo cho tôi một ấn tượng tuyệt vời.
Mấy ngày sau đó có một đợt chuyển trại, trong chuyến đi này, những nhân vật đứng đầu các tổ chức hoặc những nhân vật chính quyền cho là nguy hiểm như: Phạm văn Thành, Phạm anh Dũng, Nguyễn ngọc Đăng, Nguyễn văn Muôn, Phạm đức Khâm, Trần văn Lương, Lê thiện Quang, Mai đức Chương, Đỗ hồng Vân, Lê hoàn Sơn.
Nguyễn văn Muông-Phạm anh Dũng-Lục sỹ Hạnh-Nguyễn duy Cường-Phạm văn Thành (tòa án vc 23-8-93- ảnh Nam-Tran) Nguồn: Tài liệu Phạm văn Thành
http://danchimviet.com/javascript/1x1.gif
Chúng tôi vẫn còn ở lại và gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây trại vẫn mở cửa để anh em có thể đi từ khu này đến khu khác và được dạo chơi ở ngoài sân của trại. Ở đó có một hồ nước nhỏ khoảng 20m2, một hòn dã sơn và những con cá đủ màu vàng trắng. Buổi chiều đi làm về, ăn vội bát cơm rau, mấy anh em vội vàng tụ tập ở đó để bàn thảo tình hình chính trị thế giới và thông báo cho nhau những tin tức từ bên ngoài, nơi những anh em đi làm tự giác mang về. Những thông tin quý giá mà tôi nhận được là từ anh Nguyễn Văn Thoại, anh Thoại làm việc ở nhà thăm nuôi, cũng có nhiều nhận xét không tốt về anh, đó là thời gian tôi chưa có mặt ở đây. Nhưng khi tiếp xúc với anh tôi thấy anh là người dễ mến, nặng tình cảm, hơi yếu đuối và thiếu bản lĩnh, kiến thức chính trị cũng còn hạn chế. Cũng dễ hiểu thôi, đây là thực tế vì đa số anh em chúng ta khi tham gia một tổ chức phản kháng nào đó để chống lại một chế độ độc tài toàn trị và vô cùng hà khắc, họ còn rất trẻ. Đa số họ chưa có gia đình, chưa có người yêu, chỉ mới ngoài đôi mươi. Thời cuộc đất nước đảo điên đã đẩy họ vào vòng xoáy khi họ hoàn toàn chưa được trang bị những hiểu biết về chính trị, mà họ đâu có làm chính trị. Họ chỉ là những con người can đảm, có tấm lòng yêu nước, bất bình trước sự bạo ngược của một chế độ vô thần, cực đoan và ngu dốt đang đưa đất nước tới hố thẳm và họ chống lại bằng tất cả những gì họ có, họ chống lại chế độ cường quyền vì sự thôi thúc của lương tri.
Nhưng trong số đó có rất nhiều người ưu tú. Họ là những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, một số là cựu sĩ quan của chế độ VNCH và cũng có những người làm chính trị chuyên nghiệp nữa.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một người tiêu biểu, ông được sự quý trọng của tất cả mọi người vì ngoài kiến thức uyên bác, còn có một tình cảm thiết thân với anh em. Ông còn thể hiện cái bản lĩnh của một người lãnh đạo. Trong nhà tù CSVN, nơi tính mạng của con người không hơn một tờ “biên bản” như những người cộng sản vẫn nói.
Ông đã tạo một diễn đàn để giải đáp những thắc mắc, những ưu tư của anh em tù chính trị…về hiện tình đất nước và thế giới. Ông sẵn sàng đến gặp gỡ và trao đổi với anh em.
Trong trại tù Xuân Phước lúc đó đã hình thành những nhóm, những câu lạc bộ, những hội đồng hương, và ông đã đến với họ để trao đổi và có khi là tranh luận bất chấp những nguy hiểm đến với ông. Khi giáo sư bị chuyển ra Bắc, tôi rất buồn và tiếc vô cùng, nhiều anh em khác cũng thế, diễn đàn chính trị Xuân Phước vắng mất một vị “chủ soái”.
Đoàn viết Hoạt. Nguồn: fortunecity.com
http://danchimviet.com/javascript/1x1.gif
Tôi có một may mắn đựơc tiếp xúc với giáo sư trong một buổi gặp mặt đồng hương Quảng nam gồm có: Anh Trương nhật Tân, Trần nam Phương, Hoàng xuân Chinh, chú Nguyễn xuân Đồng, anh Trần đức Hào.,anh Tân là người đại diện anh em Quảng nam mời.
Lần đầu tiên gặp gỡ, tôi có ngay một ấn tượng: Đây là một con người đặc biệt,có sức cuốn hút mãnh liệt, cuốn hút người khác bởi kiến thức quảng bác và sự thân mật. Tôi có cảm giác là mình như đã thân thiện với ông từ lâu lắm. Tôi nghe anh Nguyễn văn Thoại nói về bà Trần Thị Thức vợ của giáo sư Hoạt. Bà cũng là một con người đặc biệt, cũng là giáo sư tiến sĩ, cũng là một nhà hoạt động dân chủ. Bà có kiến thức rộng và sức cuốn hút người khác như chồng mình.
Trong một lần bà Trần thị Thức đi thăm giáo sư Hoạt, bà Thức thông báo cho giáo sư biết những thông tin mà chế độ cho là nhạy cảm, ông giám thị trại Xuân phước đề nghị ông, bà không được nói chuyện chính trị, chỉ nói chuyện gia đình. Giáo sư Hoạt đã trả lời một cách rất hùng biện:
- Chuyện chính trị là chuyện của gia đình tôi.
Và họ tiếp tục nói về những đề tài chính trị, bất chấp sự không hài lòng của ông giám thị.
Khi tin này lan ra khắp nhà tù Xuân Phước, BGT trại biết ngay ai là người đưa thông tin đó.
Sau khi nhận biết anh Thoại cung cấp thông tin cho anh em. Trại A20 không cho anh làm ở nhà thăm nuôi nữa, từ đó một kênh thông tin đã bị cắt.
Khi Gs Đoàn Viết Hoạt gởi bản điều trần đến LHQ về giải pháp chính trị cho tình hình dân chủ hoá Việt Nam làm đau đầu nhà cầm quyền Hà Nội. Cộng với những hoạt động của giáo sư ở trong tù và nhận thấy những ảnh hưởng của giáo sư trong anh em tù chính trị nhất là những anh em trẻ.
Chính quyền CS đã quyết định chuyển giáo sư ra Bắc, mục đích là để trừng phạt ông và cách ly giáo sư khỏi chúng tôi.
Trại A20 Xuân Phước khi thiếu giáo sư Đoàn Viết Hoạt, anh em cảm thấy hụt hẩng, diễn đàn chính trị mất đi một người lãnh đạo. Rất nhiều cuộc hẹn không thực hiện được trong đó có cuộc hẹn của nhóm Quảng Nam với giáo sư Hoạt. Tôi rất tiếc và cảm thấy mất mát một cái gì đó to lớn.
Tôi có một cơ duyên nữa khi gặp chú Phạm Đức Khâm, nhân vật số 2 của diễn đàn dân chủ, mấy tháng được sống gần chú là những ngày đáng ghi nhớ trong tù. Tôi học được từ chú ấy rất nhiều. Chú đã nói cho tôi nghe về những biến cố trọng đại của đất nước về chế độ VNCH, về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, quan hệ Mỹ, Nga, Trung trong quá khứ và hiện tại với những hệ luỵ của nó đối với Việt nam .Những lượng định chính trị trong tương lai về một trật tự thế giới mới.
Tôi cảm nhận ở nơi chú một tấm lòng quảng đại, nhân hậu, một kho tàng những kinh nghiệm và kiến thức cho những người trẻ như tôi. Tôi vô cùng biết ơn chú. Trong lòng tôi, Chú Khâm mãi mãi là người Thầy đáng kính-người chú thân tình đã giúp đở dìu dắt tôi trên một đoạn đường chông gai.
Giờ đây, chú Khâm, anh Thành, anh Đăng và một số anh em khác nữa đều bị chuyển đi. Chúng tôi như bầy chim bị bão dữ tấn công tan tác, nhưng dù cho đàn chim có tan tác nhưng từng con chim vẫn hiên ngang vững vàng, cho dù gục ngã cũng gục ngã trong vinh dự và niềm tin vào công lý và tự do.
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm 1994, chúng tôi được lệnh chuyển trại. Tôi thu xếp đồ dùng cá nhân vào mấy cái hộp giấy ộp ẹp rồi dùng những sợi dây vải buộc chúng lại thật kỹ. Đây là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của một người tù cho dù nó hạn chế đến mức không thể hạn chế được nữa. Cuộc sống và sinh hoạt của một người tù trong chế độ lao tù CS bị đơn giản đến mức vượt quá sự nghèo nàn, chỉ có tư tưởng của họ là được tự do...Chính tại nơi đây, một thế giới của bệnh tật, đói rách, tra tấn, khủng bố đã ra đời những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Chính tại nơi nầy, nhà tù cộng sản những thi phẩm-nhạc phẩm, tiểu thuyết đã ra đời hoặc được thai nghén. Nơi tận cùng của bất hạnh là niềm cảm hứng và cũng là nơi phải trả những cái giá quá đắt quá khủng khiếp cho những sáng tạo đó:
- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt với Tiến trình Dân chủ hoá VN.
- Anh Phạm Văn Thành với phúc trình và những tội ác về sự vi phạm nhân quyền của chế độ.
- Anh Vũ đình Thuỵ 12 năm tù với một tập thơ.
- Anh Hoàng xuân Chinh, Trần nam Phương, Trương nhật Tân bị kỷ luật vì những bài thơ của mình .
- Riêng phần tôi suýt bị cùm vì mấy trang nhật ký.
Chúng tôi tập trung ngoài sân trại với những đồ đạt cá nhân. BGT cố tình hạn chế tối đa những gì chúng tôi mang theo. Họ buộc chúng tôi bỏ lại những vật dụng cần thiết với lý do là xe không đủ chỗ. Có một số người lờ đi không nghe, bao giờ cũng vậy, người cai trị muốn bóp nghẹt những người bị trị, càng nghẹt càng tốt, bóp đến tận cùng và đâu là giới hạn của sự tận cùng? Đối với chế độ CS, không có bất cứ sự tận cùng nào ..sự tận cùng là ý muốn của họ nhưng cũng tuỳ vào thời cuộc và sự phản kháng của kẻ bị trị.
Trước khi lên xe chúng tôi bị kiểm tra, từ hành lý đến con người đều bị tìm kiếm, lục lọi, soi mói, nắn bóp.
Chúng tôi thực sự vui mừng khi anh Nguyễn văn Trung với đồ đạt cá nhân được thả ra để cùng đi với chúng tôi sau hơn một tháng gông cùm trong biệt giam. Nước da trắng của anh trở nên xanh mướt, bàn tay lạnh ngắt khi bắt tay tôi nhưng nụ cười của anh vẫn rạng rỡ và tiếng nói vẫn sang sảng khi anh anh đến từng người thân trò chuyện hỏi han.
Việc kiểm tra gần 100 người mất một thời gian khá lâu. Gần một giờ đồng đồng hồ, chúng tôi tranh thủ để dặn dò, trao đổi địa chỉ vì chuyến đi này không biết sẽ ra sao, ở đâu? Về đâu?
Chúng tôi vô cùng hồi hộp khi chiếc xe chở tù vào sân, và tên từng người được gọi. Số người tù đầu tiên lên xe có những người bạn thân thiết của tôi: Anh Lê Văn Điểm và Trương Nhật Tân, Lê văn Hiêú, chú Nguyễn Xuân Đồng, anh Trân Đức Hào.
Chuyến thứ hai, tôi thật sự bồn chồn. Khi tên từng người bạn của tôi bước lên xe: Anh Trần nam Phương, Hoàng xuân Chinh, Phan văn Bàn và rất nhiều người khác..vẫn chưa thấy tên tôi..đầu óc tôi trống rỗng cho đến khi tôi nghe gọi lên mình. Tôi bước lên xe, vào chỗ ngồi mới biết mình là người cuối cùng của chuyến xe này, nhìn xuống vẫn còn mười mấy anh em dười đó chờ xe sau.
Định thần lại, khi tôi đã ngồi được một lát trên xe và đếm được 32 người tù, còn lại là một số cán bộ của trại Xuân Phước và mấy tay cán bộ của trại nào đó. Xe vẫn còn mấy ghế trống.
Tôi may mắn được ngồi kế cửa sổ bên tay trái,một tay còng vào thành xe. Phải công nhận lần chuyển trại này chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe tử tế. Xe chở khách, ghế ngồi êm, xe sạch sẽ không giống như chiếc xe chờ lợn mà trại An Điềm chở chúng tôi vào Xuân Phước với những chiếc còng tay chặt cứng, ứ máu và một mớ dây nhợ trói chân chúng tôi vào nhau rồi cẩn thận hơn:vòng quanh người kéo hai cánh tay ra sau. Những sợi dây ny lông này trói cọp cũng chết huống hồ trói người.
.
.
.
No comments:
Post a Comment