Phan Nhật Nam
Thứ năm, 10 Tháng 11 2011 00:51
18.Khong tuân giữ các cam kết : Thất hứa hay không tuân giữ các cam kết cũng là một trong các thói xấu mà người Việt mình mắc phải. Các chính trị gia thời chế độ Cộng Hoà ở Miền Nam ưa thất hứa vì tình trạng bầu bán lúc đó, tuy có dân chủ nhưng chưa dân chủ đúng mức, cho nên cử tri khó có dịp để trừng phạt họ bằng lá phiếu. Chính quyền Cộng sản bây giờ tại Việt Nam thì hoàn toàn không hề bận tâm đến chuyện phải giũ lời hứa với ai, vì có cử tri nào có thực quyền hạ bệ họ đâu mà họ phải ngán? Chuyện nuốt lời hứa của Cộng Sản đã nổi bật ngay sau khi họ "giải phóng" được Miền Nam và đưa hằng trăm ngàn quân nhân, viên chức, thành viên các đảng phái đối nghịch với họ đi "học tập cải tạo" từ 1 tháng tới 10 ngày. Các con số 1 tháng hay 10 ngày này sau cùng đã biến thành 5 năm, 10 năm, 15 năm hay lâu hơn nữa, bởi vì toàn thể Miền Nam Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Hà Nội trắng trợn lường gạt ngay trong "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" (22) của cuộc "hoà hợp, hoà giải dân tộc" mà họ đã không ngừng cổ võ và cam kết để phía bên kia nhẹ dạ nghe theo mà buông súng đầu hàng cho lẹ.
Trên đây mới chỉ là 18 trong vô số những thói xấu mà người Việt ở trong cũng như ngoài nước hiện đang mắc phải. Có thể một số quý vị sẽ cảm thấy bàng hoàng vì không tin là cái dân tộc của chính mình mà lại mang nhiều khuyết điểm trong đạo đức làm người đến như vậy. Ðể quý vị có thêm cơ sở, người viết xin đưa ra một số nguyên do đã đưa đẩy con người Việt Nam, bằng máu và thịt, ở trong cũng như ngoài nước, đến cuộc khủng hoảng đạo đức và xã hội như hiện nay: Vì nội chiến và ngoại xâm liên miên trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn luôn phải đặt mình trong tình trạng nghi ngờ, giận dữ và thù hằn. Cái đạo đức của một dân tộc hiếu hoà như bất cứ dân tộc nhỏ bé nào đó trên một hải đảo Thái Bình Dương nào đó thiệt khó có cơ hội phát triển trong dân tộc mình. Ðiều này cũng tương tự như hoàn cảnh cuả một đứa bé phải sống trong bối cảnh một gia đình đầy những sự lạm dụng (abuse) và bạo lực (violence). Do lâm trận hoài trong chiến tranh, người Việt Nam có thể là những chiến sĩ tài giỏi nhứt thế giới, nhưng đồng thời cũng có thể là những con người ít thuần tánh nhứt và dữ dằn nhứt. Cứ xem cung cách quân ta hành xử với người Chàm trước đây hay người Miên sau này (mà sử sách còn ghi lại) thì đủ biết. Ðiều này cũng có thể giải thích phần nào sự tàn ác mà Cộng sản vẫn thường dành cho các tù binh trong tay họ, cho dẫu đó là người (Miền Nam) đồng chủng tộc với họ hay người Mỹ dị chủng, mũi lỏ, mắt xanh.
a. Chiến tranh triền miên và tiêu hao, cộng thêm với những năm tháng bị xích xiềng nô lệ vừa làm cho người Việt Nam bị phân hoá (dân Bắc kỳ, dân Trung kỳ, dân Nam kỳ; Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Ðịnh so đo, Thừa Thiên đớp hết...) vừa làm cho quyền lực của chính quyền trung ương khó tới được các địa phương và tạo ra tình trạng phép vua thua lệ làng như đã nói, một tình trạng thiệt chẳng hay ho gì nếu ta xét về mặt quyền lợi quốc gia, vì nó đẻ ra tệ nạn sứ quân (thời tiền Ðinh) và tỉnh uỷ (thời Cộng Sản). Ðiều này cũng giải thích tại sao dân tộc Việt Nam là một trong các dân tộc ít được chính quyền (do họ bầu lên hoặc không) chăm lo, phục vụ nhứt trong lịch sử nhân loại. Mối quan hệ dễ thấy nhứt giữa nhà nước và nhân dân ở Việt Nam là bên này chỉ chăm chú bắt bên kia phải đóng thuế và đi lính cho mình, chớ bên này chẳng hề phải lo lắng, phục vụ cho bên kia như quan hệ giữa chính quyền và dân chúng tại các nước khác trên thế giới mà người Việt hải ngoại đã may mắn có dịp nhìn thấy và học hỏi.
b. Chiến tranh và "đổi đời" liên tiếp cũng tạo nên trong tâm lý người Việt Nam những điều thái quá không hay khác như không cha không chúa, hoài nghi, lo lắng, tích luỹ, dễ bạo động, không khoan nhượng và tha thứ, nhẫn tâm, chai đá, sống cuồng sống vội, vá víu, cục bộ, tuỳ tiện, bội bạc, tham lam, hỗn quân hỗn quan, vô luật pháp, vô đạo đức... Ðọc lại lịch sử đất nước, các vua, chuá ta một khi đã chiến thắng kẻ khác thường không mấy khi hành xử cho cao thượng mà chỉ lo trả thù, đôi khi khá hèn hạ. Họ cứ làm như là không hề biết tới cái đạo lý của các hiệp sĩ từ Ðông sang Tây là ôkhông đánh kẻ ngã ngựa. Ðiều này giải thích tại sao Cộng Sản Việt Nam đã công khai hành hạ và ngấm ngầm giết hại hằng trăm ngàn tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hoà qua chính sách giả nhân giả nghĩa "học tập cải tạo" mà họ luôn mồm huênh hoang là "khoan hồng nhân đạo" (nhứt thế giới!) Quý vị hẳn cũng thừa biết, về phiá dân tộc Mỹ, với chỉ có 200 năm văn hiến, kẻ thắng (phe Miền Bắc) đã đối xử ra sao với người bại (phe Miền Nam) sau cuộc Nội Chiến 1861-1865.
c. Xét riêng về Miền Nam Việt Nam, nền đạo lý dân tộc cũng đã suy sụp theo thời gian và tuỳ vận nước nổi trôi. Thời Ðệ Nhứt Cộng Hoà, chính quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, tuy bị người đời (và nhứt là người Mỹ) gán cho là gia đình trị và đàn áp tôn giáo, vẫn có cái thanh bình, an lạc và kỷ cương của nó mà suốt quãng đời còn lại sau này dân chúng Miền Nam Việt Nam không còn tìm thấy đâu nữa. Thời Ðảo Chánh và Tướng Lãnh cầm quyền, đạo đức bắt đầu đi xuống và hỗn loạn đã thấy ló mầm với hơn nưả triệu binh lính Mỹ tràn vào các thành thị và thôn làng Việt Nam, (cho dẫu với sứ mạng cứu viện đồng minh). Thời Ðệ Nhị Cộng Hoà, khi mãnh lực cuả đồng đô-la Mỹ bắt đầu lấn áp nền luân lý khắc kỷ á Ðông -vẫn còn đâu đó ở Nam Việt Nam sau cơn hỗn quân, hỗn quan- các tệ nạn như tham tài bội nghĩa, giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ, vật giá leo thang, bợ đít quan thầy, đĩ điếm, ăn cắp (đồ Mỹ trước, đồ bạn sau rồi tới đồ nhà), ăn chơi đua đòi, sống thác loạn... bắt đầu hoành hành, gây đổ vỡ cho gia đình và làm rạn nứt giềng mối quốc gia. Với cường độ tham nhũng gia tăng theo đà chiến tranh tàn khốc cộng với nạn khủng hoảng kinh tế triền miên vì tiền viện trợ Mỹ, khi trồi, khi sụt (thời Tổng Ngọc, thời Tiến sĩ Hảo, thời thuế trị giá gia tăng, thời thuế kiệm ước...), luật pháp quốc gia và đạo đức dân tộc coi như tụt giốc kinh hoàng. Nhưng cũng chưa đến nỗi, vì vẫn còn có những gương sáng xa xa và lẻ loi như một Thủ Tướng Trần Văn Hương liêm khiết, một nhà văn hoá Mai Thọ Truyền tâm huyết cộng với nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng là bốn tướng sạch (và giỏi nữa) trong Quân Ðội. Cho đến đời Cộng Sản thống trị thì vũ trụ mới thiệt sự sụp đổ hoàn toàn trên đầu dân chúng Miền Nam Việt Nam.
Ðể giải thích cho sự băng hoại và tan rã hoàn toàn cuả xã hội Việt Nam hiện nay dưới ách thống trị mê muội và điên cuồng của Cộng sản, chỉ cần xét tới các nguyên do sau:
Trên đây mới chỉ là 18 trong vô số những thói xấu mà người Việt ở trong cũng như ngoài nước hiện đang mắc phải. Có thể một số quý vị sẽ cảm thấy bàng hoàng vì không tin là cái dân tộc của chính mình mà lại mang nhiều khuyết điểm trong đạo đức làm người đến như vậy. Ðể quý vị có thêm cơ sở, người viết xin đưa ra một số nguyên do đã đưa đẩy con người Việt Nam, bằng máu và thịt, ở trong cũng như ngoài nước, đến cuộc khủng hoảng đạo đức và xã hội như hiện nay: Vì nội chiến và ngoại xâm liên miên trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn luôn phải đặt mình trong tình trạng nghi ngờ, giận dữ và thù hằn. Cái đạo đức của một dân tộc hiếu hoà như bất cứ dân tộc nhỏ bé nào đó trên một hải đảo Thái Bình Dương nào đó thiệt khó có cơ hội phát triển trong dân tộc mình. Ðiều này cũng tương tự như hoàn cảnh cuả một đứa bé phải sống trong bối cảnh một gia đình đầy những sự lạm dụng (abuse) và bạo lực (violence). Do lâm trận hoài trong chiến tranh, người Việt Nam có thể là những chiến sĩ tài giỏi nhứt thế giới, nhưng đồng thời cũng có thể là những con người ít thuần tánh nhứt và dữ dằn nhứt. Cứ xem cung cách quân ta hành xử với người Chàm trước đây hay người Miên sau này (mà sử sách còn ghi lại) thì đủ biết. Ðiều này cũng có thể giải thích phần nào sự tàn ác mà Cộng sản vẫn thường dành cho các tù binh trong tay họ, cho dẫu đó là người (Miền Nam) đồng chủng tộc với họ hay người Mỹ dị chủng, mũi lỏ, mắt xanh.
a. Chiến tranh triền miên và tiêu hao, cộng thêm với những năm tháng bị xích xiềng nô lệ vừa làm cho người Việt Nam bị phân hoá (dân Bắc kỳ, dân Trung kỳ, dân Nam kỳ; Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Ðịnh so đo, Thừa Thiên đớp hết...) vừa làm cho quyền lực của chính quyền trung ương khó tới được các địa phương và tạo ra tình trạng phép vua thua lệ làng như đã nói, một tình trạng thiệt chẳng hay ho gì nếu ta xét về mặt quyền lợi quốc gia, vì nó đẻ ra tệ nạn sứ quân (thời tiền Ðinh) và tỉnh uỷ (thời Cộng Sản). Ðiều này cũng giải thích tại sao dân tộc Việt Nam là một trong các dân tộc ít được chính quyền (do họ bầu lên hoặc không) chăm lo, phục vụ nhứt trong lịch sử nhân loại. Mối quan hệ dễ thấy nhứt giữa nhà nước và nhân dân ở Việt Nam là bên này chỉ chăm chú bắt bên kia phải đóng thuế và đi lính cho mình, chớ bên này chẳng hề phải lo lắng, phục vụ cho bên kia như quan hệ giữa chính quyền và dân chúng tại các nước khác trên thế giới mà người Việt hải ngoại đã may mắn có dịp nhìn thấy và học hỏi.
b. Chiến tranh và "đổi đời" liên tiếp cũng tạo nên trong tâm lý người Việt Nam những điều thái quá không hay khác như không cha không chúa, hoài nghi, lo lắng, tích luỹ, dễ bạo động, không khoan nhượng và tha thứ, nhẫn tâm, chai đá, sống cuồng sống vội, vá víu, cục bộ, tuỳ tiện, bội bạc, tham lam, hỗn quân hỗn quan, vô luật pháp, vô đạo đức... Ðọc lại lịch sử đất nước, các vua, chuá ta một khi đã chiến thắng kẻ khác thường không mấy khi hành xử cho cao thượng mà chỉ lo trả thù, đôi khi khá hèn hạ. Họ cứ làm như là không hề biết tới cái đạo lý của các hiệp sĩ từ Ðông sang Tây là ôkhông đánh kẻ ngã ngựa. Ðiều này giải thích tại sao Cộng Sản Việt Nam đã công khai hành hạ và ngấm ngầm giết hại hằng trăm ngàn tù nhân chính trị Việt Nam Cộng Hoà qua chính sách giả nhân giả nghĩa "học tập cải tạo" mà họ luôn mồm huênh hoang là "khoan hồng nhân đạo" (nhứt thế giới!) Quý vị hẳn cũng thừa biết, về phiá dân tộc Mỹ, với chỉ có 200 năm văn hiến, kẻ thắng (phe Miền Bắc) đã đối xử ra sao với người bại (phe Miền Nam) sau cuộc Nội Chiến 1861-1865.
c. Xét riêng về Miền Nam Việt Nam, nền đạo lý dân tộc cũng đã suy sụp theo thời gian và tuỳ vận nước nổi trôi. Thời Ðệ Nhứt Cộng Hoà, chính quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, tuy bị người đời (và nhứt là người Mỹ) gán cho là gia đình trị và đàn áp tôn giáo, vẫn có cái thanh bình, an lạc và kỷ cương của nó mà suốt quãng đời còn lại sau này dân chúng Miền Nam Việt Nam không còn tìm thấy đâu nữa. Thời Ðảo Chánh và Tướng Lãnh cầm quyền, đạo đức bắt đầu đi xuống và hỗn loạn đã thấy ló mầm với hơn nưả triệu binh lính Mỹ tràn vào các thành thị và thôn làng Việt Nam, (cho dẫu với sứ mạng cứu viện đồng minh). Thời Ðệ Nhị Cộng Hoà, khi mãnh lực cuả đồng đô-la Mỹ bắt đầu lấn áp nền luân lý khắc kỷ á Ðông -vẫn còn đâu đó ở Nam Việt Nam sau cơn hỗn quân, hỗn quan- các tệ nạn như tham tài bội nghĩa, giàu bỏ bạn, sang bỏ vợ, vật giá leo thang, bợ đít quan thầy, đĩ điếm, ăn cắp (đồ Mỹ trước, đồ bạn sau rồi tới đồ nhà), ăn chơi đua đòi, sống thác loạn... bắt đầu hoành hành, gây đổ vỡ cho gia đình và làm rạn nứt giềng mối quốc gia. Với cường độ tham nhũng gia tăng theo đà chiến tranh tàn khốc cộng với nạn khủng hoảng kinh tế triền miên vì tiền viện trợ Mỹ, khi trồi, khi sụt (thời Tổng Ngọc, thời Tiến sĩ Hảo, thời thuế trị giá gia tăng, thời thuế kiệm ước...), luật pháp quốc gia và đạo đức dân tộc coi như tụt giốc kinh hoàng. Nhưng cũng chưa đến nỗi, vì vẫn còn có những gương sáng xa xa và lẻ loi như một Thủ Tướng Trần Văn Hương liêm khiết, một nhà văn hoá Mai Thọ Truyền tâm huyết cộng với nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng là bốn tướng sạch (và giỏi nữa) trong Quân Ðội. Cho đến đời Cộng Sản thống trị thì vũ trụ mới thiệt sự sụp đổ hoàn toàn trên đầu dân chúng Miền Nam Việt Nam.
Ðể giải thích cho sự băng hoại và tan rã hoàn toàn cuả xã hội Việt Nam hiện nay dưới ách thống trị mê muội và điên cuồng của Cộng sản, chỉ cần xét tới các nguyên do sau:
Người bình dân Việt Nam, vốn không phải là những triết gia có chiều sâu và những tín đồ có đức tin vững vàng, dễ có khuynh hướng tin rằng Ông Trời không có thiệt hoặc không có mắt, vì làm lành như Việt Nam Cộng Hoà lại bị Thế Giới Tự Do và người bạn Ðồng minh Mỹ rủa sả và bỏ rơi, trong khi làm ác như Cộng Sản vẫn không hề bị trừng phạt mà lại còn được vinh thân phì da, thăng quan tiến chức, giàu có bốn biển, năm thê bảy thiếp, kẻ hầu người hạ, tiền hô hậu ủng, tiền rừng bạc biển, ăn trên ngồi trốc, miệng hét ra lửa, tay chân nắm quyền, Việt kiều [vừa yêu nước vừa] sợ sệt, tiền gởi Thụy Sĩ, con học Huê Kỳ... Hễ Thượng Ðế (Ông Trời) đã chết thì con người được phép làm mọi sự mà không sợ bị ai xét đoán, trừng phạt. (23) Người Việt Nam ngày nay được tự do làm mọi điều thất đức và đoản hậu vì, qua cuộc đổi đời vừa qua, lúc người trung mắc nạn chẳng hề có tiên xuống phò gì cả. (24) Hơn nữa, chủ trương cuả Cộng Sản là vô thần và bách hại tôn giáo, nhưng, cho tới nay, chưa có vị thần thánh nào (mà các tôn giáo vẫn cho là linh thiêng lắm) đủ quyền năng để ra tay trừng phạt (bẻ cổ...) họ cho dân chúng mở mắt ra. Sự thực thì chỉ có tôn giáo mới có thể cung ứng một thứ luật pháp tối thượng và vĩnh cửu để chăn giữ người đời làm lành, lánh dữ, cũng như chỉ có sự hiện hữu cuả một Ðấng Chí Tôn mới củng cố được niềm tin cuả nhân loại về tội ác và hình phạt và về ngày phán xét cuối cùng. (25) Cứ xem cái gương của nước Mỹ: May mà tôn giáo (mà đại diện là các nhà thờ) bên này vẫn còn mạnh chớ nếu không thì luân thường đạo lý của dân Mỹ ngày nay đã đi đong rồi (mặc dù hiện nay tiền bạc và tình dục đang ở thế thượng phong, trên chưn đạo đức).
Tâm lý tuyệt vọng đã xô đẩy dân tộc Việt Nam tới chỗ ngày càng xa rời đạo lý và tiến gần đến tội ác. Thông thường, nếu một người có chút hy vọng vào cuộc sống thì người đó, dẫu sao, vẫn e dè hay miễn cưỡng khi phải phạm tội, vì họ vẫn còn hy vọng vào sự thưởng phạt trong đời. Ngược lại, người tuyệt vọng có mọi lý do để biện minh cho những hành động vô luân, ác đức của mình, bởi vì, theo họ, trách nhiệm về mọi tội ác thuộc về kẻ khác, nhứt là những kẻ đã làm cho đời hợ trở nên tuyệt vọng, mà trong trường hợp này là những lãnh tụ Cộng sản bất tài và vô đạo đức đang thống trị đất nước. Phần lớn dân chúng Việt Nam hiện nay đều mang tâm lý tuyệt vọng, không hề tin tưởng gì vào tương lai đất nước hay vào những mỹ từ như tổ quốc, dân tộc, danh dự, trách nhiệm... mà mạnh ai nấy tìm cách đưa gia đình, con cái mau mau chạy ra nước ngoài (nhứt là sang Mỹ, dĩ nhiên rồi!) qua ngả chữa bệnh, du học, hay theo các diện hôn phu, hôn thê, hôn phối... Và phần lớn số người còn ở lại Việt Nam đều là những kẻ, hoặc không có phương tiện hay cơ hội nào để bỏ nước ra đi, hoặc là vì họ đang có thừa thế lực và tiền bạc để có thể lợi dụng tình trạng tuyệt vọng của người khác mà củng cố quyền hành và làm giàu thêm.
Nền giáo dục cuả Cộng Sản Việt Nam coi như sụp đổ hoàn toàn vì tiền bạc cũng không để xây dựng trường, lớp và nâng đỡ học sinh nghèo (vốn chiếm đại đa số trong tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay) mà tình nghĩa thầy trò cũng mất rồi. Thiệt tình mà nói, hiện nay một số các tổ chức tư nhân từ hải ngoại đang phải về Việt Nam lo xây dựng trường, lớp cho con em đi học, bởi vì chính quyền Cộng sản trong nước, có lẽ vì tham nhũng nhiều nên mập quá, tối ngày chỉ biết nằm mà ăn thôi, chớ không sao đứng dậy nổi mà lo cho dân nghèo (theo đúng đường lối mà Ðảng đã huênh hoang từ năm 1932), cho dù dân nghèo đó lại chính là các em nhi đồng cục cưng của "Bác Hồ kính yêu" thuở nào. Trong khi đó, một số không nhỏ các giáo viên trong nước, nhân danh nghèo đói, lại đang triển khai lề thói bắt học trò của mình phải đóng tiền để học riêng tại nhà mình (viện cớ phải kèm cặp thêm cho mau giỏi), nếu trò nào, nghèo quá, không đến học nổi thì thường bị trù dập. Vả lại, các trường học Cộng Sản không hề dạy cho trẻ em về đức dục, tức là luân lý (như kiểu "luân lý giáo khoa thư" mà các cụ lưu vong bên này vẫn ngày đêm nhớ thương, tiếc nuối) mà chỉ dạy về chính trị, về lòng hận thù (giai cấp) và về lý thuyết cộng sản, tức là một hình thức công dân giáo dục (civics) nào đó. Ngay sau "giải phóng," một giáo viên Miền Bắc thuộc loại con ông cháu cha vào dạy học ở các trường Miền Nam Việt Nam đã phải thốt lên: Ôi! Sao mà học trò trong Nam này lại lễ phép và học giỏi đến thế! Chả bù với học sinh Miền Bắc (xã hội chủ nghĩa), vừa vô lễ lại vừa dốt như bò! (26)
d. Chủ nghĩa vật chất, mãnh lực kim tiền và nếp sống thụ hưởng kiểu Mỹ (mà Cộng Sản đã hoan hỉ rước vào như một cứu tinh cho nền kinh tế thối rửa của họ) đang hoành hành dữ dội tại Việt Nam nhờ có những đợt thăm viếng (điạ đạo Củ Chi) của du khách ngoại quốc cùng với các chuyến về thăm quê hương liên tiếp và gởi tiền về Việt Nam ồ ạt của Việt kiều hải ngoại (mà số dách là Việt kiều từ Mỹ, kế đến theo thứ tự là Ca-na-đa, Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan, Úc, ý, Ðức (bắt đầu hơi kẹo), Nhựt Bản (cũng hơi kẹo), Nam Hàn (kẹo hơn chút nữa), rồi mới tới các lân bang, các hải đảo Thái Bình Dương và Phi Châu). (27) Từ chỗ tranh sống, những thành phần giàu có không mấy hợp pháp nhờ thời thế hỗn mang hiện nay (như thành phần đảng viên, cán bộ cộng sản, dân đầu cơ tích trữ, mánh mung...) lại đang tranh sướng, tức là làm sao cho cuộc sống của cá nhân mình, gia đình mình và phe đảng của mình ngày một tràn đầy khoái lạc hơn, bất kể quốc gia hưng vong. Trong khi nội lực (đạo đức làm người) thì không có, mà ngoại chưởng (đô-la và nếp sống hưởng thụ) thì lại quá mạnh, hỏi làm sao dân tộc Việt Nam chống nổi để khỏi bị trầm luân, băng hoại và từ từ tiến đến chỗ diệt vong?
e. Sống gian lận, lừa đảo lâu thành quen, và thói xấu này dần dần đi vào cõi vô thức của dân tộc, hay nói cách khác là nhập tâm, tức là hội nhập vào tâm tình dân tộc. Tội nghiệp cho dân Việt Nam thuộc thế hệ hiện nay ở chỗ là họ không hề biết là mình đang ngày càng xa rời cỗi nguồn đạo đức mà mới đời ông, đời cha của họ vẫn còn có đó. Hễ vào làm việc nơi đâu thì phải lo ăn cắp thì giờ, nguyên vật liệu và cả tiền bạc (khi có cơ hội thụt két) để được no đủ, vì nhà nước hay xí nghiệp chỉ có thể cung cấp cho họ đồng lương chết đói. Là dân buôn bán, cho dù là bán thuốc Tây -trên nguyên tắc là để cứu nhân độ thế- nhưng người ta vẫn phải áp dụng mọi thủ đoạn lường gạt khách hàng mới mong giàu có. Câu chuyện ngụ ngôn về đạo đức nhan đề Cái Cân Thuỷ Ngân mà ngày xưa vẫn thấy đem giảng dạy tại các học đường để cảnh giác con người phải làm ăn và sống cho lương thiện thì ngày nay không hề được nhắc nhở đến. Ngày xưa thì chỉ có Hoa kiều Chợ Lớn chuyên làm đồ giả mạo để tranh thương, ngày nay người Việt mình dường như đã trở thành sư phụ trong những ngón nghề làm đồ giả để lường gạt đồng bào mình. (Chớ đem bán ra nước ngoài, ai mà thèm mua?)
Nền giáo dục cuả Cộng Sản Việt Nam coi như sụp đổ hoàn toàn vì tiền bạc cũng không để xây dựng trường, lớp và nâng đỡ học sinh nghèo (vốn chiếm đại đa số trong tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay) mà tình nghĩa thầy trò cũng mất rồi. Thiệt tình mà nói, hiện nay một số các tổ chức tư nhân từ hải ngoại đang phải về Việt Nam lo xây dựng trường, lớp cho con em đi học, bởi vì chính quyền Cộng sản trong nước, có lẽ vì tham nhũng nhiều nên mập quá, tối ngày chỉ biết nằm mà ăn thôi, chớ không sao đứng dậy nổi mà lo cho dân nghèo (theo đúng đường lối mà Ðảng đã huênh hoang từ năm 1932), cho dù dân nghèo đó lại chính là các em nhi đồng cục cưng của "Bác Hồ kính yêu" thuở nào. Trong khi đó, một số không nhỏ các giáo viên trong nước, nhân danh nghèo đói, lại đang triển khai lề thói bắt học trò của mình phải đóng tiền để học riêng tại nhà mình (viện cớ phải kèm cặp thêm cho mau giỏi), nếu trò nào, nghèo quá, không đến học nổi thì thường bị trù dập. Vả lại, các trường học Cộng Sản không hề dạy cho trẻ em về đức dục, tức là luân lý (như kiểu "luân lý giáo khoa thư" mà các cụ lưu vong bên này vẫn ngày đêm nhớ thương, tiếc nuối) mà chỉ dạy về chính trị, về lòng hận thù (giai cấp) và về lý thuyết cộng sản, tức là một hình thức công dân giáo dục (civics) nào đó. Ngay sau "giải phóng," một giáo viên Miền Bắc thuộc loại con ông cháu cha vào dạy học ở các trường Miền Nam Việt Nam đã phải thốt lên: Ôi! Sao mà học trò trong Nam này lại lễ phép và học giỏi đến thế! Chả bù với học sinh Miền Bắc (xã hội chủ nghĩa), vừa vô lễ lại vừa dốt như bò! (26)
d. Chủ nghĩa vật chất, mãnh lực kim tiền và nếp sống thụ hưởng kiểu Mỹ (mà Cộng Sản đã hoan hỉ rước vào như một cứu tinh cho nền kinh tế thối rửa của họ) đang hoành hành dữ dội tại Việt Nam nhờ có những đợt thăm viếng (điạ đạo Củ Chi) của du khách ngoại quốc cùng với các chuyến về thăm quê hương liên tiếp và gởi tiền về Việt Nam ồ ạt của Việt kiều hải ngoại (mà số dách là Việt kiều từ Mỹ, kế đến theo thứ tự là Ca-na-đa, Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan, Úc, ý, Ðức (bắt đầu hơi kẹo), Nhựt Bản (cũng hơi kẹo), Nam Hàn (kẹo hơn chút nữa), rồi mới tới các lân bang, các hải đảo Thái Bình Dương và Phi Châu). (27) Từ chỗ tranh sống, những thành phần giàu có không mấy hợp pháp nhờ thời thế hỗn mang hiện nay (như thành phần đảng viên, cán bộ cộng sản, dân đầu cơ tích trữ, mánh mung...) lại đang tranh sướng, tức là làm sao cho cuộc sống của cá nhân mình, gia đình mình và phe đảng của mình ngày một tràn đầy khoái lạc hơn, bất kể quốc gia hưng vong. Trong khi nội lực (đạo đức làm người) thì không có, mà ngoại chưởng (đô-la và nếp sống hưởng thụ) thì lại quá mạnh, hỏi làm sao dân tộc Việt Nam chống nổi để khỏi bị trầm luân, băng hoại và từ từ tiến đến chỗ diệt vong?
e. Sống gian lận, lừa đảo lâu thành quen, và thói xấu này dần dần đi vào cõi vô thức của dân tộc, hay nói cách khác là nhập tâm, tức là hội nhập vào tâm tình dân tộc. Tội nghiệp cho dân Việt Nam thuộc thế hệ hiện nay ở chỗ là họ không hề biết là mình đang ngày càng xa rời cỗi nguồn đạo đức mà mới đời ông, đời cha của họ vẫn còn có đó. Hễ vào làm việc nơi đâu thì phải lo ăn cắp thì giờ, nguyên vật liệu và cả tiền bạc (khi có cơ hội thụt két) để được no đủ, vì nhà nước hay xí nghiệp chỉ có thể cung cấp cho họ đồng lương chết đói. Là dân buôn bán, cho dù là bán thuốc Tây -trên nguyên tắc là để cứu nhân độ thế- nhưng người ta vẫn phải áp dụng mọi thủ đoạn lường gạt khách hàng mới mong giàu có. Câu chuyện ngụ ngôn về đạo đức nhan đề Cái Cân Thuỷ Ngân mà ngày xưa vẫn thấy đem giảng dạy tại các học đường để cảnh giác con người phải làm ăn và sống cho lương thiện thì ngày nay không hề được nhắc nhở đến. Ngày xưa thì chỉ có Hoa kiều Chợ Lớn chuyên làm đồ giả mạo để tranh thương, ngày nay người Việt mình dường như đã trở thành sư phụ trong những ngón nghề làm đồ giả để lường gạt đồng bào mình. (Chớ đem bán ra nước ngoài, ai mà thèm mua?)
Trong nước, vì có nạn Cộng sản, mới đành phải ra nông nỗi. Nhưng tại sao bản chất của người Việt định cư tại các nước văn minh ở hải ngoại lại cũng vẫn không khá hơn "khúc ruột quê nhà"của mình về mặt đạo đức? Xin thưa:
Một học giả người Pháp mà người viết bài này không nhớ rõ tên, khi viết về dân tộc Việt Nam, có ngỏ ý khen rằng người Việt Nam có biệt tài hấp thụ và đồng hoá những cái hay, cái đẹp của các nền văn minh thế giới do tình cờ lịch sử được mang đến Việt Nam. Thiệt ra thì ông đã quá khen. Người mình quả có tài đó, nhưng lại chỉ hấp thụ những cái dở, cái xấu của nước người để làm thành sản phẩm của mình, vì cái dở, cái xấu lúc nào cũng dễ nuốt hơn là cái hay, cái đẹp vốn đòi hỏi nhiều hy sinh, khắc kỷ mà con người nói chung khó có thể có được. (28) Ngoại trừ thế hệ trẻ của người Việt hải ngoại được sinh ra, lớn lên và được giáo dục y hệt như người bản xứ, các thế hệ phụ huynh đi trước dễ có khuynh hướng hấp thụ những cái xấu của nước người, mà trước hết là thói hưởng thụ. Khi cái chủ trương hưởng thụ nơi người Việt từng bỏ nước ra đi vì lý tưởng Tự do mà gia tăng thì phải biết rằng họ đang ngày càng xa rời lý tưởng Tự do và cội nguồn đạo đức cuả dân tộc, vì họ không còn tâm trí và thì giờ đâu mà tranh đấu cho Tự do nữa! Rồi từ đó sinh ra bệnh trục lợi (hay nhân danh một lý tưởng nào đó đặng lạc quyên mà làm giàu cho mình), tranh giành, lường gạt và khoe khoang thành tích là những tai họa đang liên tục giáng vào tình đoàn kết trong các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Mang nặng nhiều mặc cảm cuả kẻ chiến bại khi đặt chân đến xứ người để tiếp tục cuộc sống lưu vong, những người Việt Nam từng gắn bó với Việt Nam Cộng Hoà thuở xưa, nhứt là những người có ít nhiều trách nhiệm trong Chiến Tranh Việt Nam, dễ có khuynh hướng chạy tội bằng cách đổ lỗi cho nhau, rõ nét nhất là qua hằng loạt hồi ký do các cựu tướng lãnh viết về cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm, về cuộc chiến đấu chống Cộng không thành sau đó, về vai trò và trách nhiệm của họ, vân vân và vân vân. Rất ít người có can đảm và đủ khẳng khái tự nhìn nhận là "tôi làm tôi mất nước," (29) trong khi đó một số nhà lãnh đạo trước đây của Miền Nam Việt Nam lại còn mơ hồ nghĩ tới chuyện Cộng sản có thể triệu vời họ về cho một giải pháp hậu hoà hợp hoà giải dân tộc nào đó! Những vị này thường lợi dụng những cuộc họp mặt với bạn bè và thuộc hạ xưa để nay thả ra một quả bóng, mai gióng lên một tiếng chuông thăm dò đặng chào mời sự ủng hộ của đồng hương, nhưng thường thì chỉ nhận được những lời phản đối, chỉ trích, châm biếm chua cay, có khi còn có tính cách xúc phạm nữa. (30) Ngược lại, một số không nhỏ khác lại trở nên tiêu cực vì không còn được hưởng những đặc quyền, đặc lợi, lên voi xuống chó như ngày xưa. Có khi, vì quá tiêu cực, họ đâm ra phân biệt kẻ chạy trước với người chạy sau, kẻ ở tù Cộng sản với người bỏ nhiệm sở chạy ra nước ngoài sớm. Ðó cũng chính là mầm mống gây chia rẽ, bất an âm ỉ khôn nguôi trong cộng đồng nguòi Việt tỵ nạn ở hải ngoại hiện nay.
Nhờ được hưởng các quyền tự do rộng rãi nơi những đất nước thiệt sự dân chủ, nhiều người Việt lưu vong đâm ra quá trớn trong những lời chỉ trích và luận tội những người không cùng ý kiến với mình mà, oái oăm thay, phần lớn lại là các chiến hữu cũ của mình. Thông qua tự do báo chí và nhờ vào chi phí in ấn khá rẻ tại hải ngoại, có tới hằng ngàn tờ báo Việt ngữ đang lưu hành trên khắp thế giới tự do. (ở đây không nói tới sách vở với hàng ngàn hồi ký, truyện ngắn, truyện dài, khảo luận, diễn từ... mà phần nhiều là được viết tuỳ hứng chớ không dựa theo một phương pháp hẳn hoi.) Ðiều đáng buồn là chỉ có một số rất ít trong các tờ báo này làm đúng thiên chức thông tin, nghị luận hay văn hoá, còn phần nhiều chỉ chuyên chửi bới nhau, có khi còn lôi cả tông chi, họ hàng đối thủ ra mà chửi. (31) Bởi vì, như người ta thường nói, xem văn, biết người, chúng ta chỉ cần xem cung cách người Việt Nam mình (dĩ nhiên là người ở hải ngoại, chớ trong nước hiện nay thì làm gì có tự do ngôn luận mà đòi cầm bút) viết lách ra làm sao thì cũng có thể thấy được không những là trình độ học vấn mà còn cả đạo đức làm người của họ nữa. Kiến thức và đạo đức vẫn là hai điều kiện không thể thiếu của một người cầm bút trong ý nghĩa là làm văn hoá, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời đại nào.
f. Một số đáng kể những người Việt lưu vong, do bất đắc dĩ phải tiếp xúc lâu dài với môi trường mới đầy những luận điệu tuyên truyền xảo trá tại quê nhà trước khi ra hải ngoại, đã bị nhiễm những tánh xấu của Cộng sản hồi nào không hay. Một trong các tánh đó là óc tự hào dân tộc thái quá đến độ cuồng tín, bất chấp sự thực là khả năng của mình không có là bao nhiêu. Chẳng hạn, khi có ai nêu lên một sự thực (đau lòng) rằng trong cuộc chiến tranh vừa qua, Miền Nam Việt Nam không có tài nguyên nào đáng kể để đánh Cộng sản mà chỉ dựa vào viện trợ Mỹ cấp cho mình do nhu cầu Chiến Tranh Việt Nam mà Mỹ là kẻ chủ chốt thì lập tức thế nào cũng có một vài người giận dữ phản đối, cho nhận xét đó là không ôyêu nướcọ và sai sự thực. Họ lý luận rằng ta có nhân sự, và nhân sự đó chính là vốn quý của ta. Nghe như âm hưởng đâu đây của một bài học chính trị căn bản mà Cộng sản đã đem ra dạy cho dân chúng Miền Nam Việt Nam sau ngày giải phóng: Ðất nước ta giàu đẹp, dân tộc ta anh hùng... (32) Họ quên rằng nếu ta thiệt sự có khả năng (vật chất) thì cho dù Mỹ có bỏ rơi ta bằng cách cúp viện trợ thì cũng mặc xác họ, mắc mớ gì mà ta phải thua chạy vất vả đến như vậy? Chỉ vì quá tự hào với tiềm năng vu vơ của mình đến độ kiêu căng chưa từng thấy mà Cộng sản đã xô đẩy dân tộc Việt Nam đến chỗ nghèo hèn cùng cực như hiện nay.
Một học giả người Pháp mà người viết bài này không nhớ rõ tên, khi viết về dân tộc Việt Nam, có ngỏ ý khen rằng người Việt Nam có biệt tài hấp thụ và đồng hoá những cái hay, cái đẹp của các nền văn minh thế giới do tình cờ lịch sử được mang đến Việt Nam. Thiệt ra thì ông đã quá khen. Người mình quả có tài đó, nhưng lại chỉ hấp thụ những cái dở, cái xấu của nước người để làm thành sản phẩm của mình, vì cái dở, cái xấu lúc nào cũng dễ nuốt hơn là cái hay, cái đẹp vốn đòi hỏi nhiều hy sinh, khắc kỷ mà con người nói chung khó có thể có được. (28) Ngoại trừ thế hệ trẻ của người Việt hải ngoại được sinh ra, lớn lên và được giáo dục y hệt như người bản xứ, các thế hệ phụ huynh đi trước dễ có khuynh hướng hấp thụ những cái xấu của nước người, mà trước hết là thói hưởng thụ. Khi cái chủ trương hưởng thụ nơi người Việt từng bỏ nước ra đi vì lý tưởng Tự do mà gia tăng thì phải biết rằng họ đang ngày càng xa rời lý tưởng Tự do và cội nguồn đạo đức cuả dân tộc, vì họ không còn tâm trí và thì giờ đâu mà tranh đấu cho Tự do nữa! Rồi từ đó sinh ra bệnh trục lợi (hay nhân danh một lý tưởng nào đó đặng lạc quyên mà làm giàu cho mình), tranh giành, lường gạt và khoe khoang thành tích là những tai họa đang liên tục giáng vào tình đoàn kết trong các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Mang nặng nhiều mặc cảm cuả kẻ chiến bại khi đặt chân đến xứ người để tiếp tục cuộc sống lưu vong, những người Việt Nam từng gắn bó với Việt Nam Cộng Hoà thuở xưa, nhứt là những người có ít nhiều trách nhiệm trong Chiến Tranh Việt Nam, dễ có khuynh hướng chạy tội bằng cách đổ lỗi cho nhau, rõ nét nhất là qua hằng loạt hồi ký do các cựu tướng lãnh viết về cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm, về cuộc chiến đấu chống Cộng không thành sau đó, về vai trò và trách nhiệm của họ, vân vân và vân vân. Rất ít người có can đảm và đủ khẳng khái tự nhìn nhận là "tôi làm tôi mất nước," (29) trong khi đó một số nhà lãnh đạo trước đây của Miền Nam Việt Nam lại còn mơ hồ nghĩ tới chuyện Cộng sản có thể triệu vời họ về cho một giải pháp hậu hoà hợp hoà giải dân tộc nào đó! Những vị này thường lợi dụng những cuộc họp mặt với bạn bè và thuộc hạ xưa để nay thả ra một quả bóng, mai gióng lên một tiếng chuông thăm dò đặng chào mời sự ủng hộ của đồng hương, nhưng thường thì chỉ nhận được những lời phản đối, chỉ trích, châm biếm chua cay, có khi còn có tính cách xúc phạm nữa. (30) Ngược lại, một số không nhỏ khác lại trở nên tiêu cực vì không còn được hưởng những đặc quyền, đặc lợi, lên voi xuống chó như ngày xưa. Có khi, vì quá tiêu cực, họ đâm ra phân biệt kẻ chạy trước với người chạy sau, kẻ ở tù Cộng sản với người bỏ nhiệm sở chạy ra nước ngoài sớm. Ðó cũng chính là mầm mống gây chia rẽ, bất an âm ỉ khôn nguôi trong cộng đồng nguòi Việt tỵ nạn ở hải ngoại hiện nay.
Nhờ được hưởng các quyền tự do rộng rãi nơi những đất nước thiệt sự dân chủ, nhiều người Việt lưu vong đâm ra quá trớn trong những lời chỉ trích và luận tội những người không cùng ý kiến với mình mà, oái oăm thay, phần lớn lại là các chiến hữu cũ của mình. Thông qua tự do báo chí và nhờ vào chi phí in ấn khá rẻ tại hải ngoại, có tới hằng ngàn tờ báo Việt ngữ đang lưu hành trên khắp thế giới tự do. (ở đây không nói tới sách vở với hàng ngàn hồi ký, truyện ngắn, truyện dài, khảo luận, diễn từ... mà phần nhiều là được viết tuỳ hứng chớ không dựa theo một phương pháp hẳn hoi.) Ðiều đáng buồn là chỉ có một số rất ít trong các tờ báo này làm đúng thiên chức thông tin, nghị luận hay văn hoá, còn phần nhiều chỉ chuyên chửi bới nhau, có khi còn lôi cả tông chi, họ hàng đối thủ ra mà chửi. (31) Bởi vì, như người ta thường nói, xem văn, biết người, chúng ta chỉ cần xem cung cách người Việt Nam mình (dĩ nhiên là người ở hải ngoại, chớ trong nước hiện nay thì làm gì có tự do ngôn luận mà đòi cầm bút) viết lách ra làm sao thì cũng có thể thấy được không những là trình độ học vấn mà còn cả đạo đức làm người của họ nữa. Kiến thức và đạo đức vẫn là hai điều kiện không thể thiếu của một người cầm bút trong ý nghĩa là làm văn hoá, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời đại nào.
f. Một số đáng kể những người Việt lưu vong, do bất đắc dĩ phải tiếp xúc lâu dài với môi trường mới đầy những luận điệu tuyên truyền xảo trá tại quê nhà trước khi ra hải ngoại, đã bị nhiễm những tánh xấu của Cộng sản hồi nào không hay. Một trong các tánh đó là óc tự hào dân tộc thái quá đến độ cuồng tín, bất chấp sự thực là khả năng của mình không có là bao nhiêu. Chẳng hạn, khi có ai nêu lên một sự thực (đau lòng) rằng trong cuộc chiến tranh vừa qua, Miền Nam Việt Nam không có tài nguyên nào đáng kể để đánh Cộng sản mà chỉ dựa vào viện trợ Mỹ cấp cho mình do nhu cầu Chiến Tranh Việt Nam mà Mỹ là kẻ chủ chốt thì lập tức thế nào cũng có một vài người giận dữ phản đối, cho nhận xét đó là không ôyêu nướcọ và sai sự thực. Họ lý luận rằng ta có nhân sự, và nhân sự đó chính là vốn quý của ta. Nghe như âm hưởng đâu đây của một bài học chính trị căn bản mà Cộng sản đã đem ra dạy cho dân chúng Miền Nam Việt Nam sau ngày giải phóng: Ðất nước ta giàu đẹp, dân tộc ta anh hùng... (32) Họ quên rằng nếu ta thiệt sự có khả năng (vật chất) thì cho dù Mỹ có bỏ rơi ta bằng cách cúp viện trợ thì cũng mặc xác họ, mắc mớ gì mà ta phải thua chạy vất vả đến như vậy? Chỉ vì quá tự hào với tiềm năng vu vơ của mình đến độ kiêu căng chưa từng thấy mà Cộng sản đã xô đẩy dân tộc Việt Nam đến chỗ nghèo hèn cùng cực như hiện nay.
g. Người ở hải ngoại, nhứt là những người đã lớn tuổi, dẫu sao khi rời bỏ đất nước ra đi cũng đã mang theo một số tánh xấu căn bản cuả dân tộc, để rồi khi sang đây cứ thế mà phát huy: chia rẻ, khích bác lẫn nhau, thích làm lãnh tụ, không lo viết lách cho ra hồn mà chỉ lo chửi bới, loè bịp bạn bè nơi xứ lạ (bằng nhà lầu, xe hơi trả góp), loè bịp người trong nước đang nghèo túng (bằng những chuyến áo gấm về làng vung tiền qua cửa sổ)... Một số, nhờ vào lệnh cấm vận kinh tế trước đây của Mỹ chống Cộng sản Việt Nam, đã dùng những chuyến du lịch về thăm quê nhà của mình để buôn bán hay chuyển tiền lậu, không ít thì nhiều cũng làm giàu cho cán bộ, viên chức Cộng sản trong nước. Có người, vì quá tha thiết với chuyện về Việt Nam, đã không dám tỏ thái độ nào với những vi phạm nhân quyền hay bách hại tôn giáo của Cộng sản trong nước, lơ là trong các sinh hoạt chống Cộng ở hải ngoại, miễn sao khỏi bị Cộng sản nằm vùng ghi sổ đen rồi trả thù khi họ lơn tơn xách gói về Việt Nam mà thôi. Lại có kẻ ráng sức bình sanh làm ra các sản phẩm văn nghệ sao cho thiệt hợp gu với Cộng sản bên nhà, với hy vọng nới rộng thị trường làm ăn, buôn bán với Cộng sản sau này, cho dù, để làm chuyện đó, họ đã phải nhẫn tâm phản bội tình chiến hữu năm xưa và chà đạp lên sự thực, trong đó có sự thực về cuộc Chiến Tranh Việt Nam vừa qua. (33)
Sự hoành hành của các thói xấu kinh niên này tưởng cũng đủ để giải thích tại sao Việt Nam ta ngày nay đang rơi vào hố sâu của sự nghèo nàn lạc hậu, chia rẻ và nghi kỵ lẫn nhau đời đời không nhạt phai, cho dù chúng ta có trốn chạy đến góc biển, chân trời nào đi nữa. Và nếu đà nầy cứ thế tiếp diễn, dân tộc Việt Nam sẽ tự mình đi vào chỗ diệt vong bên cạnh ông láng giềng Trung Hoa khổng lồ đang ngày càng bành trướng thế lực sang các lân bang nhỏ bé hơn như Hàn Quốc, Việt Nam, Lào, Căm-Bốt, Thái Lan, Miến Ðiện và Nê-pan. Khi cảnh giác mọi người về những thói hư, tật xấu này của người Việt Nam, người viết không hề có ý định bôi lọ dân tộc mình -như những thiên tài chụp mũ trong cộng đồng mình vẫn nghĩ- mà chỉ muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh tĩnh cho tất cả những ai đang ngủ mê trong giấc mộng vàng son rằng người Việt chúng ta quá tài hoa, quá đức độ, để rồi lại uất ức, tức tưởi sao vận nước -mà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam trước đây thường ca cẩm là "đã đến rồi" -(34) vẫn cứ còn lao đao ghê gớm, dân tộc mình vẫn còn trầm luân, khổ ải như vậy. Sự thật thì người mình cũng chẳng có tài cán là bao so với các dân tộc bạn như Trung Hoa, Ðại Hàn, Ấn Ðộ, và nhứt là Nhựt Bản. Vài ba cái thành công lẻ tẻ trên đường học vấn hay trong kinh doanh nhỏ mà mình luôn hãnh diện kia không nói lên được cái gì đáng chú ý. (35) Ðó là chưa nói tới sự kiện là hầu hết những kẻ thành công này -hiện không còn mang quốc tịch Việt Nam nữa cho dẫu khi về thăm quê hương họ có thiệt sự được Cộng sản ban cho quy chế song tịch (Việt-Mỹ đề huề)- sau cùng cũng chỉ dốc tâm phục vụ cho xứ sở mới của họ chớ không mấy khi cho đất nước Việt Nam. Chỉ có những thói hư, tật xấu có tính cách tổ tông truyền đó là còn ở mãi trong ta như là một di sản dân tộc không thể tách rời, và chính vì thế mà nó đã tác hại tới tương lai dân tộc Việt Nam rất nhiều. (36) Dám xin các bậc thức giả và quý vị có chút công tâm hãy giúp soi sáng đồng hương về những gì tốt đẹp mình đáng nên hãnh diện và những gì chẳng hay ho mình nên biết tự lấy làm xấu hổ mà sớm từ bỏ. Thiết tưởng, bên cạnh lòng tự hào về dân tộc, chúng ta cần phải nhìn ra những nhược điểm, những thói hư, tật xấu của mình. Thái độ vô tư, khách quan trong việc phê phán, đánh giá là cần thiết để nhận diện lại mình ngỏ hầu đưa đến một phản tỉnh chân thành. Bởi vì có nhìn rõ được mình và có tự biết mình chúng ta mới tự sửa đổi được để tiến lên Chân, Thiện, Mỹ. Trên thực tế, phải tu thân trước đã rồi mới mong tính tới chuyện tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. (37) Ðức Khổng Tử có nói: Người quân tử hễ biết điều lỗi thì sửa đổi nhanh như gió. Thiệt là xót xa khi toàn bộ vận mệnh đất nước Việt Nam ngày nay lại tuỳ thuộc vào ý thức về câu nói trên, tức là vào thành tâm, thiện chí sửa đổi bước đường sai trái mà, vì bệnh ngoan cố kéo dài từ hơn nửa thế kỷ qua, những người Cộng sản đã dùng bạo lực cưỡng ép dân tộc phải đi theo. Người viết bài này ước mong rằng người Việt chúng ta khắp nơi sẽ sớm tìm dịp thuận tiện để nhìn lại mình trong gương, sửa đổi bớt những điều sai trái kia, bớt tự hào xằng bậy đi, bớt kiêu căng đi, bớt nghi kỵ đi, bớt chấp nhứt đi, bớt chửi bới nhau đi, để rồi cùng nhau bắt tay tìm một lối ra hợp lý cho đất nước, ngỏ hầu đem lại hạnh phúc, ấm no cho hằng triệu đồng bào giờ đây còn "điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm." (38) Chỉ có lúc đó Việt Nam mình mới có hy vọng tiến lên theo kịp đà tiến hoá chung của nhân loại trong thiên niên kỷ tới.
Phan Nhật Nam
Ghi chú:
Nếu quả dân tộc Việt Nam ta có đầy đủ những đức tính quí báu hơn hẳn người gấp bội như yêu nước, yêu người, anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang, cần cù chịu khó vượt bực, thông minh, tài trí, lanh lợi, kiên trì... thì sao lịch sử lại lắm tang thương và đến nay tình trạng sa đọa, phân hoá hầu như không thể nào chữa trị được? Và đối chiếu với thế giới, thực trạng đất nước càng bi đát, thua sút hẳn một đôi dân tộc mà lịch sử không lắm oai hùng như Việt Nam. Nguyễn Thuỳ & Trần Minh Xuân, Tinh Thần Việt Nam, Mekong-Tỵnạn, 1991.
(1) Nguyễn Gia Kiểng, một thành viên cuả Nhóm Thông Luận tại Paris, Pháp Quốc, trong một bài báo nhan đề Phải chăng nhân vật Nguyễn Huệ qua lịch sử đã được tôn vinh quá lố? đăng trên Ngày Nay Minnesota ngày 31 tháng Mười, 1997, đã đặt lại vấn đề công lao và thành tích của Vua Quang Trung trong lịch sử, tỏ dấu hoài nghi rằng sử sách Việt Nam, nhứt là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đã thổi phồng quá lố uy danh và đảm lược cuả Quang Trung Ðại Ðế, một trong những vị anh hùng dân tộc vĩ đại nhứt và được tôn thờ nhứt qua bao triều đại và chế độ chính trị tại Việt Nam.
(2) Cựu Thiếu Tướng Ðỗ Mậu cuả Việt Nam Cộng Hoà, người giúp phe quân nhân lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hồi năm 1963, viết quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, một hồi ký cho hay tại sao ông phản bội vị đỡ đầu tinh thần trước đây của mình là Tổng Thống Diệm để đứng về phe đảo chánh do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Phe đảo chánh đã giết vị tổng thống và bào đệ của ông rồi lên cầm quyền tại Miền Nam Việt Nam. Các Tướng Trần Văn Ðôn, Nguyễn Chánh Thi và, gần đây nhứt, Tôn Thất Ðính cũng viết hồi ký về cuộc đời binh nghiệp và những đóng góp của mình vào đất nước mà các vị đó đã giúp cho bại trận.
(3) Nhiều người, sau khi từ Việt Nam trở về, đã giúp quảng cáo cho du lịch Việt Nam. Có người đã viết cả những bài báo dài khen ngợi những đổi mới tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay, với ngụ ý rằng Việt kiều hải ngoại nên thử về thăm đất nước một phen. Tất cả những việc làm này đều nhân danh tổ quốc và dân tộc.
(4) Xin xem Việt Nam Văn Hoá Sử Cương của Ðào Duy Anh và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.
(5) Ðối với người Mỹ, các công trình sau khi tốt nghiệp đại học thiệt đáng kể, vì họ không dừng lại ở mảnh bằng kiếm được mà đánh giá cao những phát minh, nghiên cứu hoặc sáng tác cuả người mang bằng cấp đó. Sinh viên các nước khác đến du học tại xứ này lấy được bằng cấp xong thường về xứ làm quan to, và coi như thoả mãn với thành tựu khoa bảng của mình.
(6) Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, trong một bài giảng nhan đề Thập Ðại Bịnh đăng trên Tập san Dấn Thân, tháng 5 & 6, 1999, gọi đó là bệnh phô trương chiến thắng. Thập Ðại Bịnh là 10 thói hư tật xấu của người Việt Nam mà theo tác giả thì nay đã biến thành những căn bệnh hầu như hết thuốc chữa.
(7) Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận gọi đó là bệnh cá nhân chủ nghĩa. (bđd).
(8) Theo Nguyễn Thuỳ & Trần Minh Xuân, Cộng Sản Việt Nam chủ trương toàn dân phải kế thừa có phát triển nền văn minh rực rỡ của Việt Nam mà tiền nhân đã để lại. Phê phán chủ trương này, tác giả viết: Chủ trương rất đẹp, nhưng họ [Cộng sản] lại tự hào chỉ có Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản, chỉ có nền văn học, văn nghệ ôhiện thực xã hội chủ nghĩaọ mới phát triển được truyền thống dân tộc một cách trung thực và tốt đẹp, ngoài ra không một ai khác. (sđd).
(9) Cựu tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cuả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Tướng Lê Quang Lưỡng, trong một bài viết đăng trên Ðặc san Hoa Dù Denver, 30 tháng Tư năm 1998, đặt nghi vấn về ý đồ của vị tổng tư lệnh quân đội, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, khi ông ra lệnh xé lẻ đại đơn vị vũ bão hàng đầu này của quân lực ra từng lữ đoàn riêng rẻ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tại Việt Nam. Trước đó, Ông Thiệu cũng đã ra lệnh buộc một đại đơn vị vũ bão hàng đầu khác, Sư Ðoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, phải cấp tốc cùng với Biệt Ðộng Quân và bộ binh rút lui khỏi Vùng I Chiến Thuật, làm cho sư đoàn này bị thiệt hại rất nặng vì phải hứng chịu toàn bộ gánh nặng của một cuộc rút quân không có chuẩn bị. Nhiều cấp chỉ huy TQLC từng vào sinh, ra tử để tái chiếm và giữ vững từng tấc đất của vùng giới tuyến khỏi tay Cộng sản trong Mùa Hè Ðỏ Lửa, 1972, đã uất ức tự sát khi bị địch bao vây và phục kích.
(10) [Ðiều cần ghi nhận là Miền Nam Việt Nam đã không sụp đổ chỉ vì những hành động có tính cách không ăn được thì đạp đổ đó của cựu Tổng Thống Thiệu, mà vì chúng ta đã bị đồng minh Mỹ bỏ rơi. Một khi Mỹ đã bỏ rơi rồi, không ai -kể cả người anh hùng ôtận trung báo quốcọ Nguyễn Khoa Nam- có thể giữ vững Miền Nam hay xoay chuyển tình thế trong giờ phút đó, vì chúng ta đã quá tuỳ thuộc vào viện trợ Mỹ. Vận nước đã đến hồi như vậy, cho nên mình cũng khó trách cứ riêng ai được.]
(11) Nhiều người vẫn nghĩ rằng Tổng Thống Thiệu đã chơi khăm Tướng Minh Lớn cho bỏ ghét, vì giữa khi cuộc chiến đang khốc liệt và tinh thần quân dân Việt Nam Cộng Hoà có lúc đang lên cao, vị cựu lãnh đạo cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm và cũng là lãnh tụ của cái gọi là thành phần thứ ba tại Miền Nam Việt Nam (mà Cộng Sản ưa thích) lại hô hào một giải pháp hoà bình, với chủ trương rằng Việt Nam Cộng Hoà nên đơn phương ngưng chiến đấu mà tiếp tục thương thuyết với Việt Cộng là phía luôn luôn áp dụng chiến thuật vừa đánh vừa đàm trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Dĩ nhiên là Tướng Minh đã quá tin vào phe Cộng Sản nên mới chịu nhận trách nhiệm lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà sau khi một trong những phòng tuyến cuối cùng của phe chính phủ là Xuân Lộc, cách Sàigòn 70 cây số về hướng Ðông Bắc, đã mất - hay nói cho đúng hơn là sau khi quân Cộng Sản, mệt quá, đã bỏ không đánh Xuân Lộc nữa mà đi vòng về phía Sàigòn.
(12) Xin xem When Hell Was In Session (Rớt Xuống Âm Ty) cuả Jeremiah A. Denton, một Ðại tá Hải Quân Mỹ từng bị Cộng Sản Bắc Việt bắt giam tại Nhà tù Hoả Lò Hà Nội sau khi phi cơ cuả ông bị bắn rơi trên vùng trời Bắc Việt trong Chiến Tranh Việt Nam. Nhà xuất bản Traditional Press, Alabama.
(13) Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận gọi đây là bệnh bè phái chia rẽ. (bđd).
(14) Thành tựu lớn nhứt về kiến trúc của Việt Nam cổ xưa là Thành Cổ Loa thời An Dương Vương Thục Phán mà nay đã bị thời gian với bao lớp sóng phế hưng và binh lửa tàn phá. Các tài liệu của Cộng Sản Việt Nam mô tả thành xây trên một khu đất cao và rộng, diện tích 92 hec-ta, nằm trên tả ngạn sông Hoàng Giang, gồm ba vòng thành theo hình xoáy trôn ốc. Chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,8km, vòng ba là 1,6km... Bề rộng chân luỹ 20m, rộng 4m, cao 12m. Giữa hai vòng thành, nơi xa nhất 400m, giữa các vòng thành có hào sâu có thể lưu thông bằng thuyền. Mỗi luỹ có nhiều lối, nhiều ngõ thông nhau...
(15) Theo Trần Trọng Kim, người Việt Nam cũng có khi quỉ quyệt và hay bài bác nhạo chế. (sđd).
(16) Trong Những Trận Ðánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975 (Nhà xuất bản Ðại Nam, Hoa Kỳ), tác giả Nguyễn Ðức Phương, khi đề cập đến Trận An Lộc, đã không hề nhắc nhở tới vai trò của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là một đơn vị vừa vô cùng thiện chiến vừa đầy tinh thần cảm tử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nếu Biệt Cách Dù không nhảy vào giải cứu An Lộc thì làm sao có được hai câu thơ bất hủ vinh danh: An Lộc địa sử ghi chiến tích; Biệt Cách Dù vị quốc vong thân? Nên nhớ là để soạn nên chương này, tác giả đã tham khảo tất cả tới 32 quyển sách, báo được liệt kê trong một thư mục dà ở cuối chương. Các hồi ký hay tường thuật của phe ta về những trận đánh lớn khác -như trận Quảng Trị chẳng hạn- cũng vấp phải lỗi lầm tương tự tuỳ theo người viết thuộc màu áo, màu mũ nào.
(17) Thiệt ra, từ lâu đã có Thuyết Việt Nho, một công trình nghiên cứu hết sức khoa học và nghiêm túc do Giáo sư Kim Ðịnh khởi xướng và thuyết minh qua 14 tác phẩm mà ông đã viết. Ðại khái, tác giả cho rằng văn minh và văn hoá Việt Nam có trước hay ít ra cũng đồng thời với văn minh và văn hoá Trung Hoa, bởi vì giòng giống Việt (Bách Việt) từ phương Bắc đã tiến vào Trung Hoa trước để lập nên các triều đại cuả Vua Phục Hi, Thần Nông và Huỳnh Ðế. Sau đó Hoa tộc (tức Hán tộc) tràn đến. Và sau trận đánh tại Trác Lộc giữa Hoàng Ðế (lãnh đạo Hoa tộc) và Si Vưu (lãnh đạo Viêm Việt tộc), Si Vưu chết nên giống Viêm Việt lùi bước dần về phương Nam để trở thành người Việt Nam ngày nay. Trong quyển Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam, Giáo sư Kim Ðịnh vạch rõ rằng Việt Nho chủ trương nhân chủ, dân quyền, bình quyền, bình quyền nam nữ, quân bình tình lý hay là văn võ song hành.
(18) Sử chép rằng đời Nhà Trần, sau những trận đánh Chiêm Thành, quan quân Ðại Việt thường bắt đem về nước các cung nga, vũ nữ cuả Chiêm Thành. Các đặc sứ văn hoá này đã truyền bá nghệ thuật Chiêm Thành tại Việt Nam qua các vũ điệu cung đình mà họ trình diễn, làm say mê ngây ngất triều đình ta và làm cho ta phải lật đật bắt chước.
(19) Vào đúng lúc có Cuộc Ðấu Xảo Ba-lê, Phan Châu Trinh đã gởi cho Vua Khải Ðịnh một bức thơ dài, đại khái ông hài tội nhà vua là chỉ lo sống xa hoa, ưa xiểm nịnh và chuộng sự quỳ lạy cho rõ mình là một đấng quân vương mà không hề để ý đến phúc lợi của dân tộc Việt Nam lúc đó đang nằm dưới ách đô hộ cuả thực dân Pháp. Bức thơ có tác dụng như một gáo nước lạnh tạt vào mặt một vị hoàng đế, mà vào thời đó nếu không phải là một nhà Tây học được Hội Nhân Quyền Pháp hậu thuẫn triệt để như Phan Châu Trinh thì không một sĩ phu Việt Nam đương thời nào dám dỡn mặt.
(20) Nhiều người vẫn tin rằng dân tộc Việt Nam mình đặc biệt có khả năng xâm thực và làm hư hỏng bất cứ học thuyết đạo đức hay ý thức hệ chính trị nào được du nhập vào Việt Nam, cho dù đó là đạo lý Khổng Mạnh, học thuyết dân chủ Tây phương hay ý thức hệ Mác-xít Lê-nin-nít!
(21) Xin xem Vì sao tôi bỏ Quân Ðoàn I cuả cựu Tướng Ngô Quang Trưởng, đăng trong Tạp chí Sóng Thần 1999, Kỷ Niệm 45 Năm Thành Lập Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà.
(22) Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm chưa dễ đã ai quên. Thơ Thế Lữ.
(23) Hai triết gia vô thần Ðức của thế kỷ 19 là Feuerbach vả Nietzsche lần lượt rao giảng tin dữ Thượng Ðế đã chết, và mọi giá trị truyền thống của con người theo đó cũng chết luôn. Hễ đã không có Thượng Ðế thì cuộc đời chẳng hề có mục đích và ý nghĩa gì, và con người được phép làm mọi sự mà y muốn.
(24) Ai cũng phải nhìn nhận rằng, qua cuộc xung đột tại Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam đã chứng tỏ họ thuộc loại tàn ác nhứt, nhì thế giới, với thành tích thủ tiêu thiệt lẹ đối thủ theo phương châm thà giết lầm hơn bỏ sót, pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư (chỉ vì các khu này tình cờ nằm gần các căn cứ quân sự Mỹ hay Việt Nam Cộng Hoà), bắn giết dân lành vô tội ngay trong lúc họ đang chạy trốn Thần Chiến Tranh do chính họ thả ra, tạo nên những Ðại Lộ Kinh Hoàng và Quốc Lộ Máu vang danh trong lịch sử. Nhưng vì sao Ông Trời lại để cho họ chiến thắng? Tại sao Ông Trời lại bắt những người cầm súng bảo vệ dân lành và tự do cho dân tộc như các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải thua, phải chết thảm? Nếu còn phải đợi tới "ngày phán xét cuối cùng" lúc đó Ông Tròi mới chịu ra tay trừ bạo thì ai còn biết Ông Trời ở đâu?
(25) Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu, nghĩa là Lưới Trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không ai có thể thoát ra được. ý nói con người dù có thể thoát được luật pháp trần gian (nhờ cướp được chính quyền nên khỏi bị thế gian trừng trị) nhưng không thể thoát khỏi lưới Trời, bởi vì Thượng Ðế chí công và đầy quyền năng sẽ trừng phạt những kẻ gian ác, cho dù kẻ đó hiện đang cầm quyền sinh sát trong tay.
(26) Một giáo sư trường Cao Ðẳng Sư Phạm Sàigòn đã tâm sự như vậy với các giáo sinh của mình về tình hình trường trại và trình độ học vấn của học sinh Miền Bắc Việt Nam từng là học sinh của bà trước đây.
(27) Người Việt Nam tại quê nhà hiện nay, có lẽ vì quá thiếu thốn nhưng lại ham hưởng thụ vì cuộc đời tuyệt vọng, luôn luôn đánh giá Việt kiều hải ngoại về thăm quê hương qua cách chi tiền rộng hay hẹp của mấy người này. Thương thay cho những Việt kiều nào tiền thì không có là bao mà tình yêu quê hương đất nước thì dạt dào như biển rộng, sông dài và đại dương bát ngát, chi tiền nhỏ giọt như xê-rum phòng mổ nên mới bị người thương xỉa xói là đồ Việt kiều kẹo kéo!
(28) Nguyễn Thuỳ & Trần Minh Xuân viết về khả năng hội nhập các nền văn hoá nước ngoài của dân tộc Việt Nam như sau: "Cái cốt tuỷ, tinh hoa cuả các thứ du nhập hầu như không có đất tốt để thị hiện mà chỉ có cái phần đuôi cặn bã của những thứ đó mới tung hoành ngang dọc trên mảnh đất này [Việt Nam]. Tóm lại, chúng ta chạy theo cái đuôi cuả mọi nền văn hoá bên ngoài mà không thực sự nắm bắt được cái tinh lý ảo diệu của các luồng tư tưởng ngoại lai." (sđd).
(29) Tôi làm tôi mất nước, bút ký cuả Lê Văn Phúc. Nhà xuất bản Ðại Nam, Hoa Kỳ.
(30) Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, trong một bài nói chuyện trước các chiến hữu Không Quân của ông cách nay vài năm tại Texas, đã hô hào một cuộc hợp tác chính trị với Cộng Sản Việt Nam như là một cách thế để người Việt trong và ngoài nước cùng nhau bắt tay kiến tạo quê hương. Lời hô hào của vị cựu tướng Không Quân đã lập tức bị những người Việt chống Cộng tại khắp nơi trên thế giới phản đối kịch liệt, cho là đón gió trở cờ. Dường như thời gian gần đây cựu Tướng Kỳ đã có những tiếp xúc không chính thức với Hà Nội để mưu cầu một chỗ đứng chính trị nào đó nơi quê nhà, vì vị cựu Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, người từng đem máy bay ra oanh tạc Bắc Việt hồi 1965, coi như không làm nên được chuyện gì kể từ khi qua sống lưu vong bên Mỹ. Có tin là một cựu tướng lãnh khác cuả Miền Nam Việt Nam, Nguyễn Khánh, cũng đang thực hiện những cuộc phiêu lưu chính trị tương tự. Cũng như ông Kỳ, vị cựu tướng lãnh này vẫn tin rằng một ngày nào đó Cộng Sản sẽ phải cần tới ông. Riêng cựu Tổng Thống Dương Văn Minh thì đã công bố kế hoạch về sinh sống tại Việt Nam với Cộng Sản. Vị cựu tướng bốn sao từng có công sát hại một trong những địch thủ lợi hại nhứt của Cộng sản là Tổng Thống Diệm của Miền Nam Việt Nam trong một cuộc đảo chánh hồi năm 1963, nghĩ rằng mình đã lại có công đưa Việt Nam Cộng Hoà vào chỗ đầu hàng không điều kiện quân Cộng Sản Bắc Việt hồi tháng Tư năm 1975, tiết kiệm được nhiều xương máu cho cả đôi bên trong cuộc chiến.
(31) Bà Hạnh Phước, Hoa Hậu Phu Nhơn Liệt Quốc Trong Vũ Trụ, 1995 (Mrs. All Nations Universal, 1995), Giám Ðốc Thẩm Mỹ Viện Hạnh Phước tại Houston, Texas, vì lý do cạnh tranh nghề nghiệp, đã bị một tờ báo Việt ngữ điạ phương chửi bới liên tục. Vị chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo trịnh trọng tuyên bố: "Chừng nào Bà Hạnh Phước còn thì tờ báo chúng tôi vẫn còn," ý nói tờ báo này được sinh ra với sứ mạng chửi Bà Hạnh Phước! Thiệt là: "Truyện Kiều còn thì tiếng Việt hãy còn" (Phạm Quỳnh), và "Tôi chửi bới, vậy tôi hiện hữu" (kiểu Descartes).
(32) Tất cả những trại "học tập cải tạo" tại Miền Nam Việt Nam đều có một giáo trình 10 bài học chính trị cơ bản cho sĩ quan, viên chức "ngụy" (tức chế độ Việt Nam Cộng Hoà cũ), bắt đầu bằng Bài Số 1 "Ðất nước ta giàu đẹp, dân tộc ta anh hùng". Các bài còn lại là về cuộc chiến đấu chống Thực dân Pháp và Ðế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính sách "khoan hồng nhân đạo" của Chính phủ Cách mạng (Cộng sản) dành cho "nguỵ quân, nguỵ quyền"... Trên lý thuyết, "cải tạo viên" học xong 10 bài này thì coi như mãn khoá và được trả về nguyên quán. Nhưng vì 10 bài này có xào tới, nấu lui cũng chỉ lâu khoảng hai tháng cho nên không có ai được về, mà tất cả đều phải ở lại tiếp tục "cải tạo lao động" cho đến khi "thật sự tiến bộ". "Cải tạo lao động" tức là đi lao động khổ sai tại đồng ruộng hay núi rừng. Muốn được coi là thật sự tiến bộ, cải tạo viên phải ở lại trại tập trung từ ba đến năm hay mười năm hay lâu hơn nữa, thường là tuỳ ở sức nặng của món "nợ máu" đối với nhân dân (tức là Cộng sản) mà "cải tạo viên" đã vay trong cuộc chiến.
(33) Xin xem Paris By Night 40, chủ đề Mẹ, cuả Nhà Thuý Nga Paris. Giám đốc sản xuất là Tô Văn Lai; biên tập & giới thiệu chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn.
(34) Ðoạn cuối bản quốc thiều nước Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [Cộng Sản Nam Việt Nam] trước ngày bị chính đàn anh Cộng Sản Bắc Việt yêu dấu của họ thủ tiêu: Vận nước đã đến rồi, nguyện hy sinh đến cùng. Dựng xây non nước sáng tươi muôn đời... Giải Phóng Miền Nam Hành Khúc.
(35) Nguyễn Thuỳ & Trần Minh Xuân: Chúng ta có thể có một đôi cá nhân thông minh, xuất sắc, nhưng để tạo nên một cái tiếng chứ trên thực tế không có một đóng góp nào đáng giá. (sđd).
(36) Nguyễn Thuỳ & Trần Minh Xuân: "Kể không hết những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Ðến nay, những thói xấu đó càng trở nên lộ liễu khiến cả thế giới phát sợ." (sđd). Trên thực tế, tại hải ngoại đang có hiện tượng chối phăng nguồn gốc Việt Nam khi nào có thể được, điễn hình là một số người trong giới ca sĩ chuộng sĩ diện. Ca sĩ hát tiếng Việt Nam gì mà hễ được hỏi tới nguồn gốc thì cứ khai mình là người Tàu! Vì sao được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nói tiếng Việt Nam từ thuở mới lọt lòng mẹ, và nhờ có người Việt Nam đổ máu ra trong chiến tranh mới được quốc tế cho đi tỵ nạn mà lại không dám nhận mình là người Việt Nam? Té ra là vì sợ. Mà điều gì làm cho mấy người này phải sợ? Hỏi tức là trả lời.
(37) Khổng Tử: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nghĩa là: Trước hết phải tu dưỡng tánh tình để trở thành người có đạo đức. Sau đó mới tính tới chuyện quản lý gia đình. Kế đó mới đem tài năng ra mà trị nước. Và sau cùng, khi đất nước đã thịnh vượng, ta mới tính đến chuyên mang lại an lạc, thanh bình cho tất cả mọi người trên thế gìan.
(38) Lời nhạc trong Chuyến Ðò Vĩ Tuyến của Lam Phương.
.
.
.
No comments:
Post a Comment