Thursday, November 3, 2011

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI : THE FUTURE OF POWER của JOSEPH S. NYE, JR . (Đoàn Thanh Liêm)


11/02/2011

Giới Thiệu Sách Mới: The Future of Power - Tương Lai của Quyền Lực by Joseph S. Nye, Jr.
(Tủsách Public Affairs Books, New York ấn hành năm 2011)
Đoàn Thanh Liêm

Trong bài viết gần đây nhan đề: Tìm hiểu về Sức mạnh Mềm của Trung quốc hiện nay, tôi có ghi rõ tài liệu tham khảo chính yếu là từ cuốn sách The Future of Power (Tương lai của Quyền lực) của tác giả Joseph S. Nye, Jr.

Vì có vài bạn đọc lại yêu cầu tôi giới thiệu luôn về cuốn sách này, có bạn còn nói : “Đàng nào thì anh cũng đã đọc ri, nay nhân tin anh cũng nên cho bn chúng tôi biết thêm na v cun sách có giá tr này thì tht là quý hóa lm đấy”. Vì thế mà tôi thy rng mình cn phi đáp ứng lại sự quan tâm ưu ái chân thật của các bạn hữu thân tình này. Đó là lý do mà bài giới thiệu sách này được viết ra trong thời gian sớm nhất vậy.

Cuốn sách vừa được Tủ sách Public Affairs Books cho ra mắt công chúng vào đầu năm 2011, của tác giả Joseph S. Nye, Jr. là một vị giáo sư chuyên giảng dậy về môn bang giao quốc tế và đã từng giữ chức vụ Khoa trưởng tại Đại học danh tiếng Harvard. Ông cũng từng giữ nhiều chức vụ cao cấp đặc trách về An ninh trong chính phủ Liên bang Hoa kỳ. Và giáo sư Nye cũng là tác giả của nhiều cuốn sách rất có giá trị chuyên đề cập đến những vấn đề nổi cộm có tầm vóc chiến lược của một siêu cường vào lọai thượng thặng trong thế giới ngày nay. Điển hình như mấy cuốn mới nhất sau đây: Soft Power: The Means to Success in World Politics (được xut bn năm 2004) - The Powers to Lead (2008) - và cun Understanding International Conflicts : An Introduction to Theory and History (7th edition, 2009).

1- Cuốn sách được giới thức giả đánh giá cao
Xin trích dẫn mấy lời giới thiệu của một số nhân vật có tên tuổi viết ra để ca ngợi công trình biên sọan này.
a/ Bà Madeleine K Albright, cựu Bộ trưởng Ngọai giao Mỹ thì viết : Giáo sưJoseph Nye viết sách vi s hiu biết thu đáo, mà mt v Tng thng hay Ngai trưởng nào thì cũng phải nhìn nhận là có giá trị. Và giáo sư đã làm cho chính sách ngọai giao trở thành bớt xa lạ đối với bất kỳ độc giả nào. Nếu mục tiêu của bạn là tìm hiểu về vấn đề của thế giới trong thế kỷ XXI, thì không thể có một sựhướng dẫn nào tốt hơn cuốn The Future of Power này vậy.
b/ Ông Walter Isaacson, Tổng giám đốc Viện Aspen thì ghi nhận : Đã có mt thi quyn lc đến t kh năng kim sóat được đường giao thông trên bin c. Giáo sưJoe Nye thì gii thích, trong tương lai quyn lc s xut phát t kh năng di chuyển trên những kênh thông tin của không gian mạng (Cyberspace) và kiểm sóat được sự mô tả diễn giải nào (narrative) mà có được ảnh hưởng đối với quần chúng. Bao quát trong các đề tài, mà lại rõ rệt chính xác nơi các thí dụ minh họa, cuốn sách này đọc thì thật hấp dẫn, mà càng nghiền ngẫm thì lại càng thấy say mê lôi cuốn.
c/ Ông Strobe Talbott, một nhà nghiên cứu và tác giả nổi danh, thì viết : Joseph Nye đã cô đọng kết tinh t nhiu thp niên suy nghĩ có k lut, thc dng và có nh hưởng v vn đề thế nào là quyn lc và sc mnh đó phi được s dng ra sao. Vi s kết hợp quen thuộc giữa tính chất khúc chiết sáng sủa và thuyết phục, ông Nye đã cung ứng cho chúng ta cái liều thuốc chống lại nỗi khiếp sợ đối với những cường quốc mới nổi lên, và những nỗi lo lắng về sự sa sút của nước Mỹ.

2- Những nét chính yếu trong cuốn sách

Cuốn sách dày cỡ 300 trang, được chia thành 3 phần rõ rệt như sau
Phần I - Những lọai quyền lực gồm 4 chương ( chương 1,2,3,4 : đáng chú ý là chương 4 nói về Quyền lực Mềm = Soft Power)
Phần II - Những chuyển dịch về quyền lực : Phân tán và Chuyển biến (chương 5,6 = Power Shifts : Diffusion and Transitions)
Phần III - Chính sách (chương 7 : Quyền lực khôn ngoan = Smart Power).

Là một nhà nghiên cứu và giảng dậy lâu năm, mà cũng đã từng tham gia chính quyền tại Bộ ngọai giao và Bộ Quốc phòng với chức vụ Phụ tá Bộ trưởng, nên tác giả Joseph Nye đã biên sọan rất công phu và nghiêm túc, dựa trên các tài liệu sách báo được cập nhật khá đày đủ và mới nhất trong các năm gần đây 2008, 2009 và 2010, cụ thểlà các bài báo được tham khảo cho đến giữa năm 2010. Các ghi chú cho tất cả 7 chương sách đã được trưng dẫn ra trong 45 trang ở phần cuối cuốn sách.

Với lối phân tích gọn gàng chặt chẽ, tác giả đã đưa ra những gợi ý cho việc thảo luận về chủ đề nòng cốt : Làm thế nào để Hoa k vn gi được nh hưởng tt đẹp nơi cộng đồng thế giới trong thế kỷ XXI hiện nay? Ông nhc nh rng trong thi đại Internet được ph biến rng rãi ngày nay, vai trò ca các cá nhân và t chc tư nhân - c th là các t hp công ty đa quc, các t chc phi chính ph NGO, kc các nhóm khng bố - hiện cũng đang nắm giữ một vị thế rất quan trọng trong nền chính trị tòan cầu. Chứ đó không phải như xưa nay chỉ là một lãnh vực duy nhất, chuyên biệt dành riêng cho các chính quyền, dù đó là một siêu cường như nước Mỹchẳng hạn. Và tác giả kết luận rằng : Nước M cn phi phát trin mt chiến lược v Quyn lc Khôn ngoan (Smart Power Strategy) trong s hp tác chân thành vi các quc gia khác, ch không th c thế vào Quyn lc Cng (Hard Power) như sc mnh kinh tế quân s, để mà mc sc tung hòanh khuynh lóat áp đảo trên trường quốc tế như vẫn áp dụng từ xưa đến nay được nữa.

Ta sẽ đi sâu vào chi tiết hơn trong mục tiếp theo sau đây.

3- Tóm lược một số chương đáng chú ý

Nói chung, thì tất cả 7 chương của cuốn sách này đều trình bày khá súc tích những suy tư nghiên cứu của tác giả. Nhưng vì bài giới thiệu không thể kéo dài miên man với mọi chi tiết lý thú rải rác trong công trình biên sọan của một tác giảcó tên tuổi như giáo sư Nye ở đây, nên tôi chỉ xin giới hạn vào việc tóm lược mấy ý chính trong các chương 4, 5, 6 và 7 là phần cuối của cuốn sách.

A/ Chương 4 : Quyền lực Mềm (trang 81 - 109)
Tác giả xác định : Quyền lực Mềm của một quốc gia dựa trên 3 yếu tố căn bản, đó là : Văn hóa, những giá trị chính trị và chính sách ngọai giao. Nói chung, thì nước Mỹ cũng như các nước Âu châu đều có sự hấp dẫn đối với nhiều nơi trên thế giới về các phương diện này.
Và ông ghi nhận : Rõ ràng là Trung quốc còn xa mới có thể ngang hàng với Mỹ và Âu châu trong lãnh vực Quyền lực Mềm. Nhưng thật là điên rồ (foolish) nếu không đếm xỉa gì đến những tiến bộ mà Trung quốc đang thâu lượm được trong địa hạt này. May mắn cho chúng ta là những tiến bộ này có thể là điều tốt cho chính Trung quốc, và cũng tốt cho tòan thể thế giới nữaNếu Trung quc và M, c hai đều tr thành hấp dẫn trước con mắt của mỗi bên, thì khả năng của những tranh chấp tai hại sẽ bị giảm thiểu hẳn đi. Nếu sự gia tăng Quyền lực Mềm của Trung quốc mà làm giảm bớt được sự tranh chấp như thế, thì đó có thể coi là một phần của mi tương quan s cng tích cực (a positive - sum relationship). Ch không nht thiết phi là mt trò chơi trit tiêu ln nhau (a zero - sum game), mà trong đó mi li ca nước này thì c bt buc phi là sthua l ca nước khác vy.

B/ Chương 5 : Phân tán và Quyền lực Mạng (Diffusion and Cyberpower, trang 113 - 151)
Trong chương này, tác giả đưa ra những số liệu và dữ kiện mới nhất liên quan đến tình hình của Không gian Mạng, An ninh Mạng, Quyền lực Mạng (Cyberspace, Cybersecurity,Cyberpower)trong thi đại bùng n thông tin ngày nay. Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi nước Mỹ phải đưa ra sáng kiến mới trong địa hạt quyền lực Mạng, và các chính phủ khác cũng đã đi theo hướng phát triển này. Ngũ giác đài của Bộ Quốc phòng Mỹ có đến 7 triệu máy computers trong 15,000 mạng lưới mà các người bên ngòai truy cập lên đến nhiu trăm ngàn ln mi ngày.
Nhưng các tác viên không phải là chính quyền nhà nước (Nongovernment Actors) như là các tập đòan kinh tế, các tổ chức phi-chính phủ NGO, kể cả các nhóm khủng bố cũng đang chiếm lãnh một khu vực đáng kể trên không gian Mạng. Liên hiệp quốc ước lượng có đến 214 triệu di dân trên khắp địa cầu và họ đều liên lạc gắn bó với quê nhà qua phương tiện truyền thông hiện đại.
Mặt khác, chỉ riêng trong một năm 2008 mà thôi, thì các nhóm tội phạm Mạng (cybercriminal groups) đã ăn cắp đến trên 1,000 tỉ dollar (1 trillion) giá trịvề dữ liệu và sở hữu trí tuệ (data and intellectual property) rồi. Và các chính phủ đang phải vất vả đối phó với cái nạn khủng bố Mạng (Cyberterrorism) cũng đang mỗi ngày mở rộng thêm hiện nay. Nhưng các quốc gia vẫn chưa làm sao có được một sự đồng thuận trong việc bảo vệ an ninh trên lãnh vực không gian Mạng. Sự bế tắc này hiện vẫn đang còn là một mối ưu tư của nhiều quốc gia, kể cả các siêu cường nữa.

C/ Chương 6: Sự Chuyển biến Quyền lực (Power Transition, trang 153 - 204)

* Mối liên hệ giữa Mỹ với Âu châu và Nhật bản.
Ngày nay, nước Mỹ không phải là một siêu cường duy nhất, dù là khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo đã sụp đổ tan hoang. Liên hiệp Âu châu (EU = European Union) hiện gồm 27 quốc gia với dân số tổng cộng 500 triệu đang có một triển vọng biến thành một siêu cường với cả quyền lực cứng và mềm thật vững mạnh. Và Nhật bản dù bị suy thóai từ vài chục năm nay, thì vẫn còn giữ vững được một nền kinh tế phát triển cao độ với lợi tức tính theo đầu người rất lớn. Trong tương lai vài ba chục năm nữa, mối liên hệ giữa Mỹ với Âu châu và với Nhật bản vẫn có chiều hướng thuận hảo tốt đẹp, vì tất cả các quốc gia này đều cùng dựa trên một cơ sở văn hóa tinh thần là tôn trọng dân chủ, tự do, công bằng xã hội và phát huy nhân quyền.

* BRICs là cái gì thế nhỉ?
BRICs là một chữ viết tắt gồm những chữ đầu của 4 quốc gia do công ty đầu tư Goldman Sachs đưa ra từ năm 2001, để chỉ cái khối 4 nước đang trở thành cường quốc trong thế giới ngày nay, đó là Brazil, Russia, China và India. Trong số này, Trung quốc là nước lớn nhất, hùng mạnh và có tham vọng bá quyền bành trướng nhất. Trung quốc tìm cách liên kết với Nga, với Brazil và cả với Ấn độ để tạo thành một thế đối trọng với khối Mỹ và Tây Âu, Nhật bản. Nhưng xem ra, việc liên kết này khó có cơ thành đạt được, kể cả việc kết hợp từng cặp giữa Trung quốc với 1 trong 3 nước nói trên. Tác giả đưa ra những số liệu chi tiết cụ thể về ưu, khuyếtđiểm của từng nước trong BRICs, và nêu ra những trở ngại mà Trung quốc không thểnào vượt qua, để mà thực hiên cho được cái mộng làm bá chủ thế giới qua sự liên kết thành một khối BRICs với khả năng lọai trừ được ảnh hưởng của khối Mỹ+Tây Âu+Nhật bản.

D/ Chương 7 : Quyền lực Khôn ngoan (Smart Power, đây là chương cuối cùng từ trang 207- 234)

Giáo sư Nye là người đầu tiên đã xướng xuất ra ngôn từ  Soft Power t năm 1990. Nhưng khái nim Smart Power  li phát xut t chính quyn do Tng thng Barack Obama lãnh đạo. Đó là s hi nhp khôn khéo và nối kết của ngành ngọai giao, quốc phòng, phát triển, và những công cụ của quyn lc cng và mm - theo vin kiến ca Tng thng Obama và Ngai trưởng Hillary Clinton.
Tác giả cho rằng mọi quốc gia đều có thể theo đuổi những chiến lược quyền lực khôn ngoan, chứ không phải đó là chỉ dành riêng cho cường quốc Hoa kỳ mà thôi. Ông viết : các nước nhỏ như Singapore, Thụy sĩ, Na Uy, mà cả đến Qatar một bán đảo trong vùng vịnh, thì cũng đã áp dụng khá thành công những chiến lược quyền lực khôn ngoan này.

Vì chương sách này được đặt trong phần III nói về Chính sách của Hoa kỳ, nên tác giả đã nêu ra tất cả 5 bước để xây dựng chiến lược quyền lực khôn ngoan cho nước Mỹ. Và giáo sư đã đi đến kết luận rằng : Nước Mỹ cần đến một chiến lược thích ứng với sự tri dy ca phần còn lại của thế giới(the rise of the rest) - gia các quc gia cũng như các tác nhân không phi là quc gia. Đó là mt th đường hướng cùng chia s quyn lc vi thế gii trong thi đại thông tin tòan cu ca thế k XXI. Ông nhn mnh : đây là th Quyn lc Vi (Power With), ch không phi là th Quyn lc Trên(Power Over) - như là th quyn lc mà các đế quc xưa nay vn thường hay áp dng.

4- Để tóm tắt lại

Bài viết đến đây kể đã dài rồi, tôi chỉ xin ghi thêm ít dòng thật ngắn gọn, đại để như sau : Đây là một cuốn sách biên sọan rất công phu, nghiêm túc chừng mực. Tác giả đã nêu ra những số liệu, dữ kiện rất chính xác, trung thực mà người đọc nào cũng có thể kiểm chứng được. Và những nhận định của giáo sư cũng rất vững vàng, dựa trên cơ sở phân tích tình hình thế giới thật là quân bình phải chăng, với tinh thần nhân bản và sự công tâm của một bậc thức giả đã từng có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành khoa học nhân văn hiện đại của nước Mỹ.

Vì thế, tôi xin trân trọng giới thiệu công trình biên sọan rất đáng chú ý này đến với giới độc giả người Việt, đặc biệt đối với những ai có sự quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của đất nước chúng ta trong bối cảnh của tòan thế giới vào thế kỷ XXI và trước nguy cơ ngọai xâm cũng như nội xâm cực kỳ thâm độc, tàn bạo hiện nay. Nhiều điểm tác giả nêu ra trong cuốn sách The Future of Power này còn có th được dùng làm đề tài gi ý cho vic trao đổi tho lun công khai rng rãi ca người Việt trong nước, cũng như ngòai nước trong khuôn khổ của một thứ Hi ngh Diên Hngvào thi đại Internet ngày nay na vy./

Costa Mesa, ngày đầu tháng 11 năm 2011
Đoàn Thanh Liêm

Ghi chú về một vài danh từ mới.
1-Soft Power = Quyền lực mềm hay Sức mạnh mềm. Trong bài này, tôi dùng chữ Quyền lực để nêu rõ tính cách nhất quán trong tòan bộ cuốn sách.
2-Cyberpower, Cyberspace, Cybersecurity = Quyền lực Mạng, Không gian Mạng, An ninh Mạng.
3-Narrative = Mô tả / Trình bày Diễn giải. Có nơi tác giả Joseph Nye lại còn sử dung chữ Story thay cho ch Narrativena.
Người viết xin gửi lời cảm ơn đến với nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên vì anh đã góp ý cho việc dịch những danh từ ở mục 2 và 3 trên đây./
.
.
.

No comments: