Sunday, November 13, 2011

CÁI GIÁ CHO DANH HIỆU KỲ QUAN THẾ GIỚI KHÔNG HỀ CAO (blog Mẹ Nấm)



Me. Nâ'm 's Blog
Nov 13, '11 4:18 AM

Sáng nay bạn tôi nói: "Mày không hề ý thức được thế nào tự hào dân tộc. Những chuyện nhỏ có thể làm như nhắn tin góp đá cho Trường Sa, nhắn tin để bầu chọn cho vịnh Hạ Long... là những chuyện đơn giản mà ai cũng có thể làm. Những việc này đúng ra phải nên làm vì lòng tự hào dân tộc đó..."
Ngồi trao đổi với bạn một chặp về lòng tự hào dân tộc, bạn hết à, rồi ừ, rồi im lặng.

Chúng tôi cùng làm trong ngành du lịch, và bạn biết rõ rằng, để bán một sản phẩm du lịch người ta phải xây dựng nó một cách bài bản, chỉn chu và có kế hoạch phát triển nó mà không làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của nó.
Đó là nguyên tắc cơ bản.

Ở đây, chúng ta làm ngược lại, chúng ta đi rao bán sản phẩm, hay nói đúng hơn là làm đủ mọi cách để mua được một cái mác cho vịnh Hạ Long "bất chấp thủ đoạn", rồi lại gán ghép việc bầu chọn (lẽ ra là quyền tự do) với lòng tự hào dân tộc rất ngớ ngẩn.

Hôm nay trên báo VNExpress, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) trả lời phóng viên khi được hỏi:

VNExpress : Với hơn 24 triệu tin nhắn, Việt Nam đã chi hơn 15 tỷ đồng, cùng với nhiều chi phí tổ chức các sự kiện, ông suy nghĩ gì về cái giá mà chúng ta trả cho danh hiệu kỳ quan thế giới mới?

Ông Nguyễn Văn Tình : Tổ chức NewOpenWorld không quy định mỗi người được gửi bao nhiêu lần tin nhắn, mỗi tin nhắn trị giá 630 đồng thì ngành bưu chính viễn thông trừ 30 đồng tiền thuế cho nhà nước, còn lại 600 đồng có chia cho tổ chức NewOpenWorld. Vì vậy, nếu có nhiều người bầu thì tổ chức đó thấy được hiệu quả kinh tế và đánh giá ý thức của người bầu. Nếu qua Internet thì chỉ được bầu một lần với một email, tổ chức kia có kiểm soát và có gửi thư phản hồi.
Vấn đề ở đây mà bạn tôi và nhiều người khác không hề biết Tổ chức NewOpenWorld là gì? Và mức độ ảnh hưởng của tổ chức này đến đâu đối với cục diện du lịch thế giới.

Ngay từ đầu, đã có sự nhập nhằng khi đưa ra lời kêu gọi bình chọn cho vịnh Hạ Long, đó là một tổ chức tư nhân, không liên quan gì đến UNESCO cả.

Trên Diễn đàn lịch sử, thành viên Champion có viết :

Tổ chức lừa tiền thế giới
New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.
Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.
Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.
Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế
Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”
Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu.
Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Nguồn tại đây.


Trả lời Tạp chí Ngày nay, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm TTK Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới (WFUCA), cũng đã phát biểu:
Tôi xin mạnh dạn nhận xét rằng:
Khẩu hiệu ”Bầu cho Hạ Long là yêu nước” có thể đúng và có ý nghĩa trong một bối cảnh khác chứ không phải trong cuộc chạy đua do một tổ chức tư nhân như NOWC thao túng.
Lòng yêu nước của nhân ta vô cùng thiêng liêng, non sông của chúng ta cùng với các di sản văn hoá do cha ông ta để lại là báu vật vô giá, là phước thiêng của dân tộc, không phải là của riêng của địa phương nào, bộ ngành nào.
Vì vậy việc huy động tất cả những thứ thiêng liêng ấy cho một cuộc chạy đua không rõ tiêu chí, không rõ ràng về hiệu lực thi hành là một điều cần được mạnh dạn xem xét đánh giá lại.
Như vậy mới thực sự là yêu nước, là có ý thức tự tôn dân tộc, là có trách nhiệm đối với nhân dân và Tổ quốc.
Nguồn tại đây.

Vì vậy, trong không khí rộn rã ăn mừng chiến thắng của vịnh Hạ Long, tôi nghĩ rằng:
Các bạn, những người đã tự nguyên nhắn tin bầu chọn cho vịnh Hạ Long, cùng những người bị ép buộc nhắn tin nên biết rõ những thông tin trên. Vì sao tôi dùng chữ ép buộc?? Bởi đã có trường hợp ở một trường tiểu học, yêu cầu phụ huynh nhắn tin bình chọn thay con em mình.
Lố bịch!

Mỗi người có quyền lựa chọn thái độ và hành động của mình, đừng vì mình thiếu tìm hiểu thông tin để hiểu rõ bản chất vấn đề của việc bầu chọn mà cho rằng người khác không có lòng tự hào dân tộc.
Lòng tự hào dân tộc, không phải là thứ để mặc cả.
Và, nếu phải bỏ tiền để mua lấy sự tự hào như thế này, thì dân tộc chúng ta, thảm hại lắm thay.

(*) Tựa bài của VNExpress

--------------------------------



Nguyễn Phương Linh / Lê Nguyên Anh (danlambao) lược dịch
Posted on12/11/2011

- Một người Việt Nam quan sát và cho rằng phải chi lãnh đạo đảng Cộng sản có cùng sự nhiệt thành đối với sự tham gia của quần chúng trong việc thực hiện chính sách cho những vấn đề nghiêm trọng của quốc gia thì tương lai của đất nước hẳn sẽ tươi sáng hơn nhiều...

*

Đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất Châu Á và một hệ thống ngân hàng cực k rủi ro, theo đánh giá của cơ quan xếp hạng tín dụng  Standard & Poor’s, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam đã gửi ra một thông cáo khẩn cấp đến các tổ chức tài chính Việt Nam vào tuần này.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã không cảnh báo các tổ chức này gia tăng bảng chi thu hoặc làm sạch những kế hoạch cho vay rủi ro. Thay vào đó, họ yêu cầu các nhân viên bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long, một trong nhữngđiểm đến du lịch phổ biến nhất của Việt Nam, để chiếm được vị trí một trong bảy k quan thiên nhiên mới của thế giới.

Sau bốn năm cho một danh sách dự thi ngắn ngủi, cuộc bỏ phiếu toàn cầu cho cuộc thi để chọn ra bảy k quan thiên nhiên mới của thế giới sẽ kết thúc vào thứ Sáu.

Hạ Long, một vùng vịnh rộng lớn rải rác với hàng ngàn đỉnh núi đá vôi, phải cạnh tranh gay gắt với 27 địa điểm khác để lọt vào vòng chung kết khác, trong đó có các địa danh như: núi Kilimanjaro, Grand Canyon và Uluru (Ayers Rock), hay các k quan thiên nhiên ít được biết đến như núi lửa bùn Azerbaijan và hồ Masurian ở Ba Lan.

Thường thì các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không thiết tha đến việc thúc đẩy bỏ phiếu cạnh tranh, nhưng nay họ đã tích cực tham gia bầu chọn cho lá phiếu đặc biệt này.

Các quan chức cấp cao từ Bộ trưởng Văn hóa cho đến Phó Thủtướng, đã thúc đẩy công dân Việt Nam xem việc bỏ phiếu cho Vịnh Hạ Long là một nhiệm vụ. Nhiều đoàn tình nguyện viên thanh niên Cộng sản cởi xe đạp trên các đường phố của Hà Nội vẫy các biểu ngữ hỗ trợ chiến dịch bình bầu cho Vịnh Hạ Long. Và các ngân hàng, nhận được hướng dẫn từ ngân hàng trung ương đã yêu cầu nhân viên của họ sử dụng tin nhắn để gửi (600 tin nhắn SMS cho mỗi nhân viên tại ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước) và cam kết sẽ hoàn trả chi phí.

Các quan chức từ các nước khác như Australia Israel  cũng đã khuyến khích người dân bỏ phiếu của mình cho k quan tự nhiên của quốc gia mình.

Tuy nhiên, các quan chức Việt Nam, có lẽ quá chú tâm về tầm quan trọng ngày càng tăng của du lịch đối với nền kinh tế, nên đã gia tăng nỗ lực, sử dụng nhiều mức độ kiểm soát lan tỏa có được của đảng để bảo đảm chiến thắng.

Trong khi chấp nhận rằng việc thắng giải bình chọn sẽ gia tăng sự chú ý của dư luận, một số quan chức đầu ngành du lịch cũng cho rằng rằng việc chú trọng đến mức ám ảnh đối với cuộc thi đua này là sai lầm, nhất là khi mà vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Họ cho rằng, tốt hơn hết là dành số tiền và thời gian đã bỏ ra để làm sạch tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ ở Vịnh Hạ Long, nâng cao tiêu chuẩn an toàn trên những chiếc thuyền du lịch sau sự cố hai tàu chở khách bị chìm khiến nhiều người tử vong trong những năm gần đây, và cải thiện môi trường tổng thể cho nền du lịch.

Không giống như Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan, Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn để có một kế hoạch thuyết phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Theo lời một số quan chức đầu ngành du lịch, các yêu cầu thị thực nhập cảnh tạo phản cảm lớn lao cho đa phần các du khách phương Tây.

Mặc dù Việt Nam đã nhận được một kỷ lục 5 triệu du khách năm ngoái, tăng 35% so với kỷ lục đạt được trong cuộc khủng hoảng năm 2009, thì lượng khách du lịch đến Việt Nam vẫn ít hơn so với Bulgaria, Syria và Ukraine.

Một người Việt Nam quan sát và cho rằng phải chi lãnh đạo đảng Cộng sản có cùng sự nhiệt thành đối với sự tham gia của quần chúng trong việc thực hiện chính sách cho những vấn đề nghiêm trọng của quốc gia thì tương lai của đất nước hẳn sẽ tươi sáng hơn nhiều.

Nguyễn Phương Linh
Bản tiếng Anh: Vietnam: the natural wonders of voting


.
.
.

No comments: