Lê Quốc Tuấn. X-Cafe chuyển ngữ
Mon, 11/14/2011 - 06:24
Tin từ Hải Phòng/VN: Phải đối mặt với một nước Trung Quốc táo bạo và trang bị vũ khí mạnh trong bế tắc về lãnh thổ, Việt Nam đang tìm cách thổi phồng thanh danh hải quân của mình với việc tăng cường hỏa lực và khơi lại niềm tự hào trong ngành hàng hải từ trong quá khứ.
Mặc dù có một bờ biển dài 3.200 km, sức mạnh hải quân hầu như không được ai biết đến của Việt Nam, đang hết sức muốn biểu thị nỗ lực của mình cho hai quần đảo chiến lược quan trọng nổi tiếng giàu tài nguyên trong khu vực Biển Đông vốn cũng bị Bắc Kinh đòi hỏi về chủ quyền.
Các chuyên gia cho biết, trong những năm gần đây, Hà Nội cũng đã đẩy mạnh chi tiêu cho sức mạnh trên biển để chống lại sự thống trị ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc và trấn an một dân số Việt Nam cảnh giác với người hàng xóm lớn hơn từng là thực dân cũ của mình.
Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn còn ít ai biết đến, từng được miền Bắc Cộng sản sử dụng trong cuộc chiến chống lại miền Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã mang lại một cơ hội tuyên truyền đúng đắn để minh chứng rằng khi nói đến chiến đấu với Hà Nội, thì (kẻ) lớn hơn không có nghĩa là giỏi hơn.
Tại một sự kiện gần đây nhằm đánh dấu kỷ niệm 50 năm đường mòn Hồ Chí Minh trên biển - một đường tiếp liệu cung cấp binh sĩ, thuốc men và vũ khí cho Việt Cộng – đa phần đã được tạo nên từ những câu chuyện của những thủy thủ kém về hỏa lực nhưng đã đánh lừa được một kẻ thù hùng mạnh.
Lịch sử đang được sử dụng cho các tranh chấp hiện nay. Đấy là một minh chứng rằng Việt Nam có một truyền thống về hàng hải", Carl Thayer , chuyên gia về Việt Nam của Đại học New South Wales ở Úc nhận xét.
Ông cho biết việc tập trung vào lễ kỷ niệm ấy "tác động vào chủ nghĩa yêu nước và khiến cho chính phủ trờ nên hợp pháp hơn vì là người thừa kế hiện đại của di sản ấy".
Một buổi lễ tại thành phố biển Hải Phòng, vào khoảng hai giờ lái xe về phía bắc của Hà Nội, có sự tham dự của Chủ tịch Trương Tấn Sang , được phát sóng trực tiếp trên truyền hình và tường thuật nổi bật trên các báo chí nhà nước.
.
"Trong khoảng thời gian từ năm 1961 và 1975, những con tàu nhỏ này đã chiến thắng vũ khí hiện đại của Mỹ", Sang cho biết, và nói thêm rằng "hàng ngàn vũ khí và hàng chục nghìn binh sĩ" đã từng được vận chuyển bằng đường biển.
.
"Trong khoảng thời gian từ năm 1961 và 1975, những con tàu nhỏ này đã chiến thắng vũ khí hiện đại của Mỹ", Sang cho biết, và nói thêm rằng "hàng ngàn vũ khí và hàng chục nghìn binh sĩ" đã từng được vận chuyển bằng đường biển.
Cựu chiến binh Nguyễn Quang Mùi, trông như vẫn dành nhiều thời gian trong bộ đồng phục hải quân của mình, tự hào nói với các phóng viên về thời gian của ông trên "đội tàu không số", được gọi tên như vậy vì tàu của họ phải tước bỏ các dấu vết có thể xác định danh tính.
"Chúng tôi được lệnh bảo vệ lực lượng của mình và bí mật đưa hàng vào bờ bằng bất cứ giá nào ... Chúng tôi không hề nghĩ đến cái chết", người cựu chiến binh 70 tuổi nói với AFP tại sự kiện kỷ niệm tháng trước như thế.
Mùi mô tả chuyến đi “nguy hiểm nhất" của mình, khi được giao nhiệm vụ cung cấp vũ khí cho bờ biển miền Nam Việt Nam dưới sự che của bóng tối, khi con tàu đã thấy mình bị bao vây bởi ba chiếc tàu Mỹ.
Mặc dù kẻ thù "hiện đại hơn cả trăm lần", nhiệm vụ đã vẫn hoàn tất.
Kẻ cựu thù ấy giờ đã trở thành một đồng minh trong bối cảnh của cuộc tranh cãi ngày nay với việc Trung Quốc khẳng định về cơ bản tất cả vùng Biển Đông, tuyến đường thương mại quan trọng toàn cầu, đã khiến Mỹ phải cam kết tiếp tục hiện diện trong khu vực.
Ngân sách mua sắm hải quân hàng năm của Việt Nam đã tăng 150% kể từ năm 2008 đến 276 triệu trong năm nay và dự kiến sẽ đạt gần 400 triệu vào năm 2015, theo thông tin từ nhóm Quốc phòng và an ninh tình báo IHS Jane.
Nhưng trong tháng Tám, Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu tổng thể có liên quan đến quân sự của Trung Quốc là hơn 160 tỷ trong năm 2010 và cho biết Bắc Kinh đã ngày càng tập trung vào sức mạnh hải quân, với việc đầu tư vào vũ khí công nghệ cao mới.
Cùng vào tháng đó, Việt Nam đã tiếp nhận chiếc thứ hai của hai khu trục hạm do Nga sản xuất từng được đặt mua vài năm trước đây như là một phần của một cuộc nâng cấp hải quân bao gồm cả các máy bay tuần tra hàng hải và sáu chiếc tàu ngầm.
Nhà phân tích Alex Page của IHS cho biết, "Trước cuộc mua sắm gần đây từ Nga, ngành hải quân từng ở trong tình trạng nghèo nàn, với phần lớn thiết bị là lỗi thời".
Hầu hết các mua sắm gần đây của Việt Nam là các chiến hạm trang bị tên lửa nhỏ hơn để sẽ là một răn đe đối với lực lượng hải quân trang bị mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng "sẽ không thể sống sót trong một kịch bản chiến tranh trực tiếp và kéo dài" ông nói thêm.
Trong khi xung đột vẫn chỉ là một mối đe dọa, một bài xã luận trên tờ Toàn Cầu Thời báo của Trung Quốc, tháng trước đã cảnh báo các quốc gia tranh chấp lãnh thổ hãy "chuẩn bị nghe âm thanh của các khẩu trọng pháo".
Những nước láng giềng bất hòa về quần đảo Trường Sa - vốn cũng bị khiếu nại chủ quyền bởi các nước Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia - cũng như quần đảo Hoàng Sa, bị sáp nhập vào Trung Quốc năm 1974, được cho rằng đã được sử dụng để thu thập tin tình báo.
Trong tháng Năm, Việt Nam đã cáo buộc các con tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò một chiếc tàu khảo sát dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Một đoạn phim trên YouTube rõ ràng cho thấy một chiếc tàu Việt Nam không xác định đâm vào một tàu giám sát của Trung Quốc cũng đã nổi lên gần đây, mặc dù cả hai bên đều không xác minh sự kiện này.
Tháng trước, Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết giải quyết tranh chấp của họ thông qua hiệp thương hữu nghị".
Tuy nhiên, vấn đề lãnh hải đã gây ra một loạt các cuộc biểu tình yêu nưóc quy mô nhỏ nhưng chưa từng có ở các thành phố lớn của Việt Nam trong những tháng gần đây, thoạt đầu đã được các cơ quan có thẩm quyền bỏ qua, nhưng sau đó đã bị bẻ gãy với việc những người biểu tình bị bắt giữ.
Tại sự kiện lễ kỷ niệm, các mô hình tàu gần đây mua từ Nga được phô diễn nổi bật, cùng với các bức áp phích lãng mạn mô tả một người thủy thủ mắt đanh thép với lưỡi lê sẵn sàng bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Một quan chức địa phương, chỉ tay vào một áp phích, nói với AFP rằng Trung Quốc muốn chiếm các quần đảo Việt Nam - ông kêu lên "Đấy là một sự bất công!".
Nguồn: Economic Times
.
.
.
No comments:
Post a Comment