Việt Nam bị đưa vào danh sách theo dõi về buộn người
CAMSA
Monday, June 14 @ 09:18:42 EDT
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1910
Hoa Thịnh Đốn, 14/6/2010 - Hôm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình hàng năm về nạn buôn người trên thế giới. Việt
“Trong 2 năm qua chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trưng dẫn chứng cớ không thể chối cãi rằng chính phủ Việt Nam đã dung túng, nếu không muốn nói là đồng loã, với tình trạng buôn lao động ngày càng phổ biến,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu.
Trong rất nhiều năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt
Theo Ts. Thắng, chính phủ Việt
“Một số giới chức chính quyền cao cấp ở Việt Nam khai thác chính sách xoá đói giảm nghèo để khuyến khích người dân quê đi lao động ngoài nước và rồi toa rập với các công ty xuất khẩu lao động để buôn người,” Ông giải thích.
Hiện nay Việt
Đầu năm 2008 BPSOS cùng với một số tổ chức người Việt và quốc tế thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) với mục đích bài trừ tận gốc rễ tình trạng buôn lao động từ Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
Theo Ts. Thắng, cũng là đồng sáng lập viên của Liên Minh CAMSA, liên minh này tập trung vào các quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam như Jordan, Mã Lai, Đài Loan và cả Hoa Kỳ để qua đó chứng minh được rằng có tình trạng buôn người từ Việt Nam.
“Một khi Hoa Kỳ và các quốc gia này xác minh rằng có tình trạng buôn lao động từ Việt Nam thì chính phủ Việt Nam không thể nào phủ nhận được nữa,” Ông nói.
Trong 2 năm hoạt động Liên Minh CAMSA đã thu thập ngày càng nhiều chứng cớ về tình trạng buôn lao động từ Việt
Theo Ts. Thắng, mục tiêu của Liên Minh CAMSA trong 12 tháng tới đây là vận động áp lực quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, để Việt Nam thông qua luật chống buôn người trong đó bao gồm buôn lao động.
“Luật này sẽ là bước tiến quan trọng cho việc bài trừ nạn buôn lao động tận gốc. Việc chấp pháp đúng đắn chắc chắn sẽ là một vấn đề lớn nhưng chúng ta sẽ có căn bản pháp lý để đối phó với thủ phạm, kể cả các giới chức chính quyền liên luỵ, và bảo vệ cho nạn nhân,” Ts. Thắng nói.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nâng Đài Loan lên hạng 1, nghĩa là hàng đầu trong chính sách chống buôn người. BPSOS và sau đó Liên Minh CAMSA đã đóng góp cho nỗ lực thay đổi chính sách của Đài Loan trong 5 năm qua.
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
.
.
.
Chống buôn người: Việt Nam cần chứng minh thiện chí bằng hành động cụ thể
CAMSA
Monday, June 14 @ 19:36:24 EDT
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1911
Ngày hôm nay, 14 tháng 6, 2010, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi (Watch List) vì “Việt Nam đã không chứng minh được tiến bộ trong việc truy tố hình sự và trừng phạt hình sự những kẻ phạm tội buôn lao động và bảo vệ các nạn nhân của mọi hình thức buôn người” (phúc trình tháng 6 năm 2010 của Bộ Ngoại Giao).
Bản phúc trình ghi nhận rằng trong năm 2009 Toà Án Nhân Dân ở Việt Nam truy tố 183 vụ buôn tình dục nhưng hoàn toàn không truy tố bất kỳ một vụ buôn lao động nào. Không những vậy, cuối năm 2009 Toà Án đã hủy bỏ vụ kiện dân sự do một số công nhân thực hiện đối với bốn công ty xuất khẩu lao động-họ là các nạn nhân được Liên Minh CAMSA giải cứu ở Jordan vào đầu năm 2008.
Bản phúc trình đưa ra những khuyến cáo cụ thể, hầu như đều tập trung vào vấn đề buôn lao động (trang 350 của bản phúc trình):
Ông Mark Taylor, đặc trách bản phúc trình về buôn người của Bộ Ngoại Giao, và Cô Amy Wang, nghiên cứu sinh của CAMSA, tại buổi công bố bản phúc trình ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 14/6/2010 (ảnh CAMSA)
http://www.machsong.org/spaw/images/MarkTaylor_AmyWang.JPG
Đọc bản phúc trình về Việt Nam
(1) Cấm và trừng phạt hình sự mọi vi phạm về buôn lao động;
(2) Truy tố hình sự những ai can dự vào buôn lao động, tuyển người với mục tiêu buôn lao động, hoặc gian lận trong việc tuyển lao động;
(3) Soạn các thể thức chính thức nhằm nhân diện nạn nhân buôn lao động, dựa vào các chỉ dấu được thừa nhận về lao động cưỡng bách, như việc thu giữ sổ thông hành bởi chủ sử dụng lao động hay bởi môi giới lao động;
(4) Nhận diện các người Việt lao động ngoài nước đã bị ép vào tình trạng lao động cưỡng bách và cung cấp cho họ những dịch vụ dành cho nạn nhân;
(5) Gia tăng nỗ lực bảo vệ người Việt đi lao động ngoài nước thông qua các công ty xuất khẩu lao động;
(6) Bảo đảm rằng các công ty xuất khẩu lao đông được nhà nước cấp giấy phép hoạt động sẽ không can dự vào vấn đề lừa đảo hoặc lấy phí hoa hồng bất hợp pháp cho việc đưa người đi lao động ở ngoại quốc;
(7) Có biện pháp để bảo đảm rằng các nạn nhân buôn lao động không bị hăm doạ hoặc trừng phạt vì phản đối tình trạng lao động hoặc rời bỏ nơi làm việc, ở Việt
(8) Bảo đảm việc cung cấp sự bảo vệ nạn nhân và dịch vụ trợ giúp cho các nạn nhân nam và các nạn nhân của buôn lao động;
(9) Bảo đảm là công nhân có những biện pháp pháp lý để đòi công lý trước nạn buôn lao động;
(10) Nỗ lực nhiều hơn trong việc hợp tác chặt chẽ với các quốc gia tiếp nhận để điều tra và truy tố các hồ sơ buôn người, bao gồm buôn lao động;
(11) Cải thiện các nỗ lực hợp tác liên cơ quan nhằm chống buôn người; và
(12) Thực thi cũng như hỗ trợ một chiến dịch nâng ý thức chống buôn người nhắm vào các thân chủ của kỹ nghệ tình dục.
Trang 41 của bản phúc trình có phần đặc biệt tường trình về hiện tượng "hợp đồng lường gạt và tráo hợp đồng" (contract fraud and contract switching) và các điều khoản vi phạm nhân quyền trong hợp đồng mà các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam bắt công nhân phải ký kết theo mẫu chỉ dẫn của nhà nước. Các điều khoản này bao gồm cấm công nhân tham gia nghiệp đoàn ở các quốc gia tiếp nhận và cấm công nhân quan hệ tình cảm, lấy chồng hay có bầu với người bản xứ. Tình trạng tráo hợp đồng rất phổ biến ở Việt Nam, gồm có: (1) bắt công nhân phải ký hai bản hợp đồng có nội dung khác nhau-hợp đồng nội ký ở Việt Nam và hợp đồng ngoại sau khi lên máy bay; (2) lừa công nhân ký bản hợp đồng có nội dung khác với bản mẫu mà họ được đọc.
Bản phúc trình cho thấy Liên Minh CAMSA đã thành công trong việc chứng minh có tình trạng buôn lao động rất trầm trọng ở Việt
Mục tiêu của Liên Minh CAMSA cho 12 tháng tới gồm có:
(1) Việt Nam tôn trọng lệnh toà án American Samoa và bồi thường 3.2 triệu Mỹ kim cho 250 nạn nhân buôn lao động ở đảo American Samoa. Hai công ty xuất khẩu lao động can dự trong vụ này là hai công ty quốc doanh.
(2) Việt Nam điều tra và truy tố các công ty, các “cò”, và các giới chức chính quyền liên can đến số hồ sơ buôn lao động mà Liên Minh CAMSA đã can thiệp từ trước đến giờ, ảnh hưởng tổng cộng 3 ngàn nạn nhân.
(3) Việt Nam bãi bỏ và vô hiệu hoá các điều khoản vi phạm nhân quyền trong hợp đồng ký kết với công nhân và bắt các công ty xuất khẩu lao động có hành động “tráo hợp đồng” phải hoàn trả toàn bộ các khoản phí dịch vụ đã thu của công nhân.
(4) Việt Nam ban hành đạo luật chống buôn người, gồm cả buôn lao động.
(5) Việt Nam ký Nghị Định Thư
Đây sẽ là các chuẩn mực để đo lường thiện chí của Việt
Theo luật chống buôn người của Hoa Kỳ, quốc gia nào nằm trong Danh Sách Theo Dõi trong hai năm liên tiếp thì tự động bị rơi xuống Hạng 3. Các quốc gia ở Hạng 3 bị chế tài trừ khi có sự bãi miễn đặc biệt của Tổng Thống Hoa Kỳ. Hơn nữa các công ty quốc tế có uy tín thường không muốn làm ăn buôn bán với các chính phủ bị xếp Hạng 3.
***
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
.
.
.
Mỹ cảnh báo các nước không có cố gắng chống nạn buôn người (VOA)
.
VN vào danh sách quan ngại về buôn người (BBC)
Lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa Việt Nam, cùng với Singapore, Thái Lan và Lào, vào danh sách các nước cần theo dõi về tệ nạn buôn người
.
.
.
No comments:
Post a Comment