Sài Gòn: Âm ỉ tin đồn Trung Quốc tấn công Trường Sa mùa World Cup
(06/16/2010)
Tin đồn về việc Trung Quốc có thể nhân cơ hội World Cup để tấn công chiếm đảo Trường Sa đang làm nhiều người trong nước hoang mang. Những lời bình luận về tin đồn này, cùng với việc dự đoán tình hình, tổng hợp tin tức, đang mỗi lúc làm cho hình ảnh của một cuộc xâm lăng chớp nhoáng từ Bắc Kinh đang rõ nét hơn trong trí tưởng của nhiều người.
Trên các trang blog tự do, đang xôn xao các nguồn tin nói về chuyện Trung Quốc chọn những ngày thế giới đang quan tâm đến cuộc chơi bóng đá và chiếm lấy Trường Sa trong một mưu mô khó lường. Nhiều nhà phân tích nói rằng khả năng này rất có thể xảy ra khi đối chiếu lại sự kiện Nga đánh Georgia cũng có tình huống tương tự.
Bên cạnh việc âm ỉ những tin đồn đó, các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang có vẻ như ngày càng mở rộng, và có vẻ chỉ một hành động đáp trả bất kỳ nào của Việt Nam sẽ là ngòi nổ, mở màn cho cuộc thống lĩnh toàn bộ vùng Biển Đông. Kịch bản của một cuộc xâm lăng có vẻ như rất hiện thực.
"Nếu Trung Quốc không tìm thấy sự đáp trả nào, họ cũng có thể dựng nên một sự kiện như tự đánh chìm một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa và tiến hành đột kích," P., một người quan sát thời sự trong nước nói. "Thủ thuật này, giới Cộng Sản vẫn sử dụng thường xuyên, ngay cả Việt Nam cũng đã áp dụng, từng dụ Khmer Đỏ vào bẫy khi mở cửa biên giới An Giang vào năm 1979 để phản công, sau đó tiến chiếm Cambodia.”
Một trong những yếu tố mở của loạt khiêu khích này là vào ngày 12 tháng 6, hàng loạt báo Trung Quốc đưa tin của viện nghiên cứu thăm dò thủy sản Trung Quốc về việc khuyến khích ngư dân Trung Quốc tới vùng biển Trường Sa để đánh bắt, vì ở đây có lượng cá lớn và đa dạng lại có loại cá ngừ vây xanh, loại cá có giá trị cao và có trọng lượng trên 80 kg.
Bên cạnh tuyên bố đó, Trung Quốc cho biết sẽ dùng nhiều loại tàu ngư chính đi theo đoàn đánh cá của ngư dân Trung Quốc, bảo vệ việc đánh bắt cũng như chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, tức là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay trong đêm Bắc Kinh tuyên bố về tiềm năng ngư trường, một cuộc hành hung trên biển lại diễn ra. Một chiếc tàu đánh cá cùng 18 ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đường hành nghề từ Trường Sa về vùng biển Bình Định đã bị tàu lạ đâm chìm rồi bỏ chạy. Mặc dù ngôn ngữ tàu lạ được xướng lên như một thói quen của truyền thông nhà nước, hầu như ai cũng tin và hiểu rằng đó là một loại tàu tuần duyên của Trung Quốc, có nhiệm vụ luôn hành hung ngư dân Việt để giành biển.
"Không phải đơn giản mà người Mỹ bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của mình ở Biển Đông, cũng như khuyến cáo Trung Quốc không được sử dụng vũ lực trên biển," P. nói. "Chắc chắn là tin tình báo Mỹ đã nhận thấy có những chuyển động quân sự đáng kể của Trung Quốc cần phải được chỉ ra nên họ đã lên tiếng."
"Mất đảo và biển, đối với Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi,” người bình luận này buồn bã nói.
Bên cạnh những thông tin đồn đoán về việc Trung Quốc sẽ nhân dịp chiếm đảo vào mùa World Cup, những bộ đội đang đóng quân tại Trường Sa kể rằng từ nhiều tuần nay, máy bay do thám của Trung Quốc từ chiến hạm luôn bay vòng quanh Trường Sa lúc 7 giờ tối, khiến các khu vực quân sự và quan yếu của đảo được lệnh phải tắt đèn và im lặng theo dõi, phòng thủ cho đến khi máy bay trở ra chiếm hạm.
Một nguồn tin khác từ Hà Nội cho biết hàng loạt các loại tên lửa đất đối hải P-5 Shaddock (SS-N-3, mà Việt
Cũng có nhiều người không tin Trung Quốc sẽ liều lĩnh tấn công Trường Sa mùa World Cup, nhưng cũng có nhiều người tin rằng Trung Quốc đang sốt ruột, và đây là thời cơ vàng có được mọi thứ, trước khi Việt Nam đẩy mạnh việc quốc tế hóa Biển Đông, cùng với sự yểm trợ của Mỹ, khiến tương lai làm bá chủ Biển Đông sẽ khó khăn nhiều hơn.
.
.
.
No comments:
Post a Comment