“Từ Việt Nam tới Hoa Kỳ: Cuộc hành trình dài trở về nhà” và Thân phận những người con lai Việt-Mỹ
Giang Nguyen (CNN) – Trường Sơn dịch
Tháng Sáu 5, 2010
Thế giới chung quanh Faithe Chu đã sụp đổ khi cô gái tròn 18 tuổi.
Là một cô bé con lai Mỹ, cô Faithe Chu đã quen dần với cuộc sống bị hất hủi trong một xã hội Việt nam sau khi chiến tranh kết thúc.
Tuy nhiên không có gì đau đớn hơn khi biết rằng người mẹ nuôi tốt lành, từng tử tế bao bọc cô trong quá khứ chính thực là người mẹ ruột của mình, vì quá xấu hổ với mọi người mà không thừa nhận đứa con ruột dị chủng của mình.
Cô Chu đã cảm thấy thất thần khi nghe được lời kể của cô em cùng cha khác mẹ về lý lịch thật sự của mình với một người em họ.
.
Cuộc sống thường nhật đã trở nên khó khăn với tất cả mọi người ở Miền Nam Việt
.
Hầu hết những người con lai đều có hình hài vóc dáng na ná giống như hình dáng của người Mỹ. Vô hình trung, họ đã trở thành mục tiêu của sự nhạo báng và kỳ thị trong xã hội.
Cô Faithe Chu có mái tóc nâu, và làn da trắng. Cô ta viết trong iReport của hãng thông tấn CNN: “Mẹ tôi đã nhuộm tóc tôi đen, để tôi có thể trà trộn với bạn bè, và tránh khỏi những cặp mắt dò xét của chế độ”.
Phần lớn những đứa con lai như cô Faithe Chu đều bị chính cha ruột mình bỏ rơi, và nhiều khi cũng bị cả mẹ ruột mình từ chối, vì mặc cảm tội lỗi và xấu hổ.
.
Ký giả CNN Brian Hjort đã từng gặp gỡ và tiếp xúc với những đứa con lai bị bỏ rơi và lang thang ngoài phố khi ông tới Việt nam lần đầu vào năm 1992.
Ông Brian Hjort kể rằng: “Khi tôi ở Sài Gòn, có những đứa trẻ với đôi mắt xanh, có đứa cao lớn, có đứa thì to mập. Chúng nó không giống bất cứ một người Việt
.
Những công dân Mỹ tới Việt Nam lần đầu sau khi đất nước này chấm dứt nạn “cấm vận” đã chú ý ngay tới những đứa trẻ mang dòng máu Hoa kỳ này, và cảnh ngộ thương tâm đó đã đánh thức lương tâm của công luận Hoa Kỳ.
Năm 1988, quốc hội Hoa kỳ đã thông qua đạo luật ” Amerasian Homecoming Act”, cho phép những những đứa con lai Mỹ này được di dân tới Hoa Kỳ.
Chương trình này đã đưa được khoảng 25 ngàn con lai và thân nhân tới Hoa Kỳ, dù rằng sau đó không có biện pháp nào giúp những đứa trẻ đó tìm lại cha ruột của mình.
.
Khi ký giả Brian Hjort trở lại Đan Mạch, ông ta bắt đầu một kế hoạch giúp đỡ những con lai Mỹ.
Ông Hjort cho biết là đã xem xét qua 2000 thỉnh cầu tìm kiếm cha ruột, và đã truy tìm thành công khoảng 200 trường hợp. Có nhiều người cha quân nhân đã tử trận. Và có khoảng 50 hay 50 người cha có ý muốn đoàn tụ hoặc là trò chuyện với con mình.
” Thật không dễ dàng chút nào”, ông Hjort cho biết. “Vì sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, cha-con đã không hiểu và không biết nói gì với nhau qua điện thoại”.
.
Cô Faithe Chu không muốn tìm lại cha ruột của mình.
Hai năm đầu tiên, cô Chu và mẹ định cư tại
Hai mẹ con Chu phải sống chung với một gia đình Việt
Người đàn ông Việt
Cô Chu còn nhớ lại là khi đó mình không hề biết một chữ tiếng Anh. Sau một thời gian học hỏi sinh ngữ với kết quả xuất sắc, cô đã thuyết phục được nhân viên chính phủ tiếp tục hổ trợ cho hai mẹ con tiền trợ cấp và thực phẩm thêm một năm nữa. Và sau năm đó, cô
Mỗi lần nghĩ tới người cha ruột chưa hề gặp của mình là cô
Sau ba năm trên đất Mỹ, cô
“Khi lên đại học, tôi hoàn toàn quên đi”,
.
Một thiểu số con lai Mỹ vẫn còn sót lại ở Việt Nam. Hy vọng được định cư ở Hoa kỳ ngày càng mong manh. Ông Hjort cho biết rằng đã phỏng vấn thêm 70 trường hợp thỉnh nguyện tìm kiếm cha ruột của các con lai trong năm nay. Ông Hjort nói rằng: “Ngày nay những người con lai còn sót lại ở Việt nam gần như tuyệt vọng. Họ đã thất vọng vì đã bị bỏ rơi”.
Cô Chu tâm sự rằng: “Không biết đạo luật The Homecoming Act có phải là phương tiện cứu vớt những người con lai hay không? Nhưng mà, đó là điều tốt đẹp nhất đã đến trong cuộc đời tôi ….”. Cô Chu tự tin: “Tôi thật là hạnh phúc, như thể tôi đã trở về quê hương thật sự của mình”.
.
Nguồn: CNN, 2/06/2010 với tựa đề “Từ Việt Nam tới Hoa Kỳ: Cuộc hành trình dài trở về nhà”
Bản tiếng Việt © Trường Sơn & Lê Diễn Đức Weblog
.
****
.
Lê Diễn Đức:
Trong tháng 11/2006, sau khi tham dự buổi Hội ngộ với những người con lai Mỹ ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, do Little Saigon Radio và tuần báo Viet Tide tổ chức, tôi có viết bài phóng sự “Houston và những người con lai Việt- Mỹ”. Xin giới thiệu với bạn đọc để biết thêm về thân phận của những người con lai Việt-Mỹ.
.
Đêm hội ngộ với những người con lai Việt Mỹ tại
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/luuvu4.jpg?w=455&h=196
.
Những cảm nhận đầu tiên về Houston
Nói đến tiểu bang Texas, trong suy nghĩ, tôi thường mường tượng ngay đến hình ảnh những đàn bò, những anh cao bồi với bộ quần áo jeans, đội mũ rộng vành, phi ngựa điêu luyện trên sa mạc mênh mông. Rất tiếc, tôi chưa được ngắm những cảnh thiên nhiên đầy thú vị ấy. Tôi chỉ mới bén chân tới
Cái ấn tượng đầu tiên đập vào mắt khi tới thành phố trên 2 triệu dân này là hệ thống giao thông.
Từ phi trường quốc tế mang tên cựu tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush (1989-1993), tôi cùng Mai Khanh và Đinh Quang Anh Thái về thẳng trụ sở Little Saigon Radio. Hai người vừa mới đáp xuống phi trường từ Lousiana, nên chờ đón tôi luôn.
Trụ sở Little Saigon Radio là một toà nhà 3 tầng khang trang, nằm sát ngay xa lộ 59. Chỉ kịp chào hỏi xã giao anh chị em nhân viên trong đài, tuy là khách, tôi được mời dự – làm “quan sát viên”, ngay cuộc họp phân nhiệm cho nhân viên của đài, chuẩn bị chương trình ngày mai, 19/11: Buổi hội ngộ với những người con lai Mỹ Việt.
Nhìn nhà báo Đinh Quang Anh Thái với khuôn mặt mệt mỏi, thỉnh thoảng che tay ngáp, tôi thầm khâm phục sức làm việc của hai người. Từ hôm 31/10/2006, chia tay nhau sau hội nghị bàn về quyền công nhân tại Ba Lan, Warsaw 2006, với những ngày liên tục thức khuya dậy sớm, lịch làm việc khép kín, tôi được biết hai người hầu như chưa có một ngày rảnh rỗi để nghỉ ngơi, ngủ lấy sức, nhất là cơ thể luôn bị thay đổi thích ứng với sự chênh lệch thời gian. Ngay sau hội nghị Warsaw, họ đã có mặt tại Bergen Na Uy để đưa tin về buổi lễ trao tặng giải thưởng nhân quyền cho Hoà thượng Thích Quảng Độ; trở về Hoa Kỳ, những chuyến đi đi, về về Houston – California lo giải quyết các công việc tồn đọng trong những ngày vắng mặt; ngày 15/11 gặp gỡ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington D.C nhân chuyến đi Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh APEC của tổng thống Bush; 17/11 đi Lousiana làm phóng sự; sáng sớm 18/11 về Houston, lao vào ngay chương trình “Hội ngộ con lai”, cùng với việc tất bật đưa đón, lo ăn ở chu tất cho khách mời, bè bạn từ nhiều nơi về tham dự, trong đó có tôi – của báo Đàn Chim Việt, đến từ Ba Lan.
Tôi có cảm tưởng, thời gian của mọi người như bị nén lại. Trong khi ai làm việc nấy, tôi bị ngay Khôi Nguyên “bắt cóc” vào studio phỏng vấn, dài 44 phút, trao đổi về quá trình phát triển của báo Đàn Chim Việt, dự tính cho tương lai, về sự đóng góp của nó trong dòng truyền thông hải ngoại đối với phong trào dân chủ hoá đất nước…
Tôi chưa dám nói nhiều về
.
Đêm hội ngộ đầy xúc cảm
Ngày chủ nhật, 19/11. Trời nắng đẹp. Chúng tôi đi đến địa điểm tổ chức cuộc gặp mặt. Tôi thích thú nhìn những đàn chim dàn hàng ngang, đậu san sát nhau trên các giây điện chạy ngang đường, một cảnh tượng không dễ gặp nơi các thành phố công nghiệp, đông người. Hoàng hôn đang xuống. Tuyệt vời. Mặt trời màu đỏ cam từ từ lặn giữa những áng mây chen nhau như vẩy cá, vàng rực. Đinh Quang Anh Thái nổi hứng “chế biến” một câu nổi tiếng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên tiểu bang Texas”, ý muốn nói Texas là tiểu bang có diện tích từ đông qua tây, rộng thứ hai của Hoa Kỳ, sau Alaska.
Chúng tôi có mặt sớm hơn giờ chính thức, và vì được giới thiệu đến từ Ba Lan, tôi được ông chủ nhà hàng, một người Việt gốc Hoa có dáng dấp nhỏ bé, khiêm nhường, vui vẻ dẫn đi giới thiệu toàn bộ nhà hàng.
“Phoenix Seafood Restaurant” nằm trên đại lộ Bellaire, có mặt bằng sử dụng khoảng 3.600 mét vuông, gồm nhiều phòng ăn trang trí khác nhau, dành cho các party 15, 30, 50, 100 người và đặc biệt là phòng ăn lớn bề thế, sang trọng, nơi Litlle Saigon Radio và Việt Tide tổ chức buổi hội ngộ, có sức chứa tới 1.000 thực khách với sân khấu, hệ thống âm thanh 3 chiều (surround system) hiện đại.
Người ta thường nói, để đánh giá đẳng cấp một nhà hàng, (hay cả nhà ở) trước hết nên để ý đến bếp và phòng vệ sinh (restroom), sau cùng mới là thực đơn. Hầu như ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà hàng của người Việt, người Hoa có vẻ ít chú ý đến điều này như người Âu – Mỹ. Thế nhưng, nhận xét này không đúng với
Tôi bỗng chạnh lòng nghĩ đến cộng đồng người Việt ở Ba Lan nói riêng và Đông Âu nói chung. Một cộng đồng mà đa số nguời lao động Việt
Ban tổ chức có vẻ sốt ruột với thói quen đến không đúng giờ của người Việt. Theo kế hoạch, buổi hội ngộ sẽ được khai mạc vào lúc 6 giớ 15 phút và chương trình đã được sắp đặt kỹ càng từng phút cho các diễn tiến sự việc. Cuối cùng, dù mọi người vẫn đang lục đục kéo đến, sau 7 giờ chương trình được bắt đầu.
Các nghi thức lễ tân cho buổi hội ngộ nhẹ nhàng, ngắn gọn. Các vị đại biểu, dân biểu liên bang, tiểu bang, chỉ phát biểu từ 3 đến 5 phút, dài nhất – bài giới thiệu mục đích của đêm hội ngộ của chủ nhà, anh Nguyễn Kiên, cũng chỉ 10 phút (vừa tiếng Anh, vừa chuyển ngữ qua tiếng Việt). Trước đó, trong cuộc họp hôm qua, tôi thấy Mai Khanh tính toán động tác thực hiện tặng hoa cho các vị khách và các mạnh thường quân. Nếu giới thiệu từng người đi lên sân khấu nhận hoa, chờ mọi người vỗ tay tán thưởng xong, đi xuống, do phòng rất rộng, thời gian của mỗi người sẽ chiếm mất 10 phút. Với danh sách khá dài, nếu như vậy thì bữa tiệc và chương trình văn nghệ không biết bao giờ mới có thể bắt đầu, chưa kể là lỡ kém may mắn, vị nào đó nhận hoa, nổi hứng thuyết trình và cám ơn thì… vỡ kế hoạch. Vì thế, người giới thiệu trên sân khấu đọc luôn một loạt, đến tên ai, các cô gái đã chuẩn bị sẵn hoa mang đến trao tặng ngay tại bàn ngồi. Điều này chứng tỏ ban tổ chức đã rất có kinh nghiệm.
Với tôi, ấn tượng sâu sắc nhất của buổi hội ngộ, làm xao động trái tim mọi người là cuốn phim tài liệu được giới thiệu trên màn ảnh lớn với tên “Những mảnh đời rách nát”; tiếp theo là hình ảnh những người con lai trong buổi hội ngộ hò reo, vỗ tay không ngớt và đồng loạt đứng dậy theo yêu cầu của dân biểu liên bang Al Green; và cuối cùng là những bài hát của các ca sĩ con lai: Randy đến từ Minesota, Vân Anh và Hồng Hạnh đến từ California, Trường Thanh ở Houston và 3 ca sỹ Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc và Thuỵ Mai… Các ca sĩ đã đến đây phục vụ chương trình không lấy thù lao.
Cuốn phim “Những mảnh đời rách nát” do một số Việt kiều lai Mỹ Việt thực hiện tại Việt
.
Các tác giả của bộ phim "Những mảnh đời rách nát" - Ảnh: Vân Anh
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/mdrn.jpg?w=323&h=200
.
Tôi nghĩ rằng, trong niềm vui và nụ cười hy vọng của những người con lai trong buổi tối hội ngộ này có cả những dòng nước mắt, khi dân biểu Al Green, nói: “Tôi không thể nói thay cho những người đồng đội của mình, nhưng họ đang hiện diện với chúng ta. Những người con lai Mỹ-Á là những người mang quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng chúng ta đã không công nhận họ và chúng ta phải thay đổi. (…) Tôi sẽ cùng với bà dân biểu Jackson Lee và các dân biểu khác đấu tranh để lấy được quyền mang quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái những người lính Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam”.
Nguyễn Kiên, tác giả cuốn sách tự truyện về chính thân phận mình “The Unwanted”, trong bài phát biểu với tư cách là chủ tịch Litlle Saigon Radio nói: “Tôi là một người con lai, mang hai dòng máu Việt Mỹ. Mẹ tôi là một phụ nữ Việt, và cha là người chưa bao giờ gặp”. Nguyễn Kiên sinh ra trong một đất nước mà ngay từ thưở thơ ấu đã bị người đời khinh miệt, “liệt vào chủng tộc hạ đẳng”. Do không được học hành, những người con lai sang đến Mỹ, ngoài một số rất ít may mắn, thành đạt, đa số cho đến nay vẫn còn không biết đọc và viết tiếng Mỹ. Do đó, với họ, thi để lấy quốc tịch là một việc vô cùng khó khăn, nếu không nói là bất khả thi. Họ không có chọn lựa nào khác để kiếm sống bằng những nghề lao động chân tay, làm thuê, làm mướn. Chính vì thế, Nguyễn Kiên nói rằng, Hội Con Lai, “là một hội mới mẻ, nhỏ bé và yếu ớt”, nhìn nhận “viễn cảnh đen tối của mình”, hãy cùng nhau đoàn kết để tranh đấu cho quyền lợi bình đẳng trong xã hội, đó là “được trở thành công dân Mỹ”. Nguyễn Kiên cũng mong mỏi sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người, của chính phủ Hoa Kỳ, nhằm tạo cho những người có dòng máu huyết thống của công dân Mỹ, những người lính Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam, có cơ hội công bằng để tiến thân. Và đây chính cũng là lý do mà Litlle Saigon Radio và báo Việt Tide đã lobby, tạo điều kiện để các đại diện của người dân Hoa Kỳ như các vị dân biểu liên bang, tiểu bang, các cơ quan truyền thông, các cá nhân và đoàn thể tại Houston có dịp gặp gỡ trực tiếp những người con lai Việt Mỹ từ khắp các tiểu bang về hội ngộ trong buổi tối chủ nhật 19/11/2006. Mọi người hoan hô tán thưởng khi một cô gái lai, không có trong chương trình, đã “run run” (như cô nói) lên sân khấu bày tỏ nguyện vọng có thêm những cuộc hội ngộ thường niên như hôm nay.
Chương trình được kết thúc sau 11 giờ đêm. Hơn 500 khách mời như còn muốn lưu lại để kéo dài thêm cuộc vui, không biết có phải vì thức ăn khá phong phú còn lại rất nhiều trên bàn hay không. Tôi gặp một người con lai và kéo lại hỏi: “Tôi là khách từ xa tới. Anh có thể cho biết cảm nghĩ của anh về buổi hôm nay?”. Anh ta trả lời, giọng đầy xúc động: “15 năm nay cơ cực, đây là lần đầu tiên em vui và không bị mặc cảm xấu hổ khi người ta nói hai tiếng “Con lai”. Ban tổ chức cho kết thúc sớm quá, Chắc tụi em sẽ kéo nhau đi đâu đó nhậu thêm thì mới đã…”. Gặp một cô gái lai Mỹ-African khác, đẹp rụng rời, tôi nói đùa: “Đẹp như em thì làm sao bất hạnh được. Với lại nhìn em, ai biết là con lai Mỹ Việt đâu?”. Cô gái cười, nói tiếng Việt, giọng Nam Bộ rất sõi: “Hiện nay thì em happy, nhưng nếu có dịp gặp lại, em sẽ kể cho anh quãng thời gian “rách nát” của em, như trên bộ phim hồi nãy. Anh không thể tưởng tượng nổi đâu”…
Trước khi đi Houston, tôi đã có cuộc tâm tình với Lê Phước Tuấn, một người con lai sắp đi thụ án tù vì đã đấm vào mặt Phó Văn phòng Chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải tháng 6/2005. Tôi đã được nghe Tuấn nói về những số phận khốn cùng của những đứa con lai, những cuộc đời bị bỏ rơi và bị khinh rẻ, sỉ nhục. Tôi không cần phải nghe cô gái kể lại mà cũng có thể tự phác hoạ cho mình những bức tranh về quá khứ đau thương của cô gái trên, về những tương lai đầy bất trắc cùng với nỗi niềm hy vọng, của rất nhiều người con lai có mặt và không có mặt hôm nay tại buổi hội ngộ Houston và còn đang ở Việt Nam.
Tiếng hát buồn, thăm thẳm của những ca sĩ con lai trong chương trình liên hoan văn nghệ cứ ẩn hiện, quay quắt. “Một chén cơm chiều làm sao ấm lòng…” – Randy đã hát như thế về người Mẹ. Nhưng Randy còn có Mẹ nuôi để mà viết thơ, viết nhạc. Để da diết hướng về quê hương Việt
Houston-Atlanta 19-20/11/2006
© Lê Diễn Đức Weblog
.
.
.
No comments:
Post a Comment