Hongkong không bao giờ để tội ác của chế độ cộng sản Bắc Kinh bị lãng quên
Lê Diễn Đức
Tháng Sáu 5, 2010
.
Hongkong ngày 4 tháng 6 năm 2010 - Ảnh: PAP
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/hk.jpg?w=375&h=285
.
Theo Newsweek, ngày 4 tháng 6 năm nay, có đến khoảng 150.000 người đã tập trung tại công viên Victoria Park ở Hong Kong để làm lễ tưởng niệm 21 năm cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Cựu thủ tướng Lý Bằng trong dịp này cũng cho người Trung Quốc biết những kỷ niệm của ông về vụ thảm sát này.
Theo hãng AFP, những người biểu tình ở Hồng Kông đã mang theo tượng “Nữ thần Dân Chủ” (được cảnh sát trả lại), hoa và đốt nến như thông cầu nguyện cho nạn nhân. Trong bài phát biểu ngắn, người ta đã kêu gọi chấm dứt hệ thống độc đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Tại Hong Kong, nơi có quy chế tự trị đặc biệt và được hưởng quyền tự do lớn hơn phần còn lại của Trung Quốc, cứ đến ngày 4 tháng 6 mỗi năm lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn thu hút hàng chục ngàn người mỗi lần.
Như đã đưa tin, trước đó, hôm thứ Bảy ngày 29/05, cảnh sát địa phương đã tịch thu bức tượng “Nữ thần Dân chủ” – một bản sao của bức tượng đã được dựng lên vào năm 1989 trong cuộc biểu tình tại Thiên An Môn. Cảnh sát cũng đã bắt giữ 13 người với lý do gây trở ngại cho việc thi hành nhiệm vụ, tuy nhiên tất cả đã được trả tự do cùng ngày.
Các phương tiện truyền thông Hồng Kông trong dịp này công bố sẽ phát hành cuốn sách “Nhật ký của Thiên An Môn” của Li Peng (Lý Bằng), vào năm 1989 là Thủ tướng Trung Quốc, được cho là người ủng hộ việc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên bằng bạo lực.
Nếu như tính xác thực của cuốn sách được xác nhận, nhà xuất bản “New Century Press” sẽ cho phát hành vào cuối tháng này. Đây là một trong số ít các tài liệu nói về Thiên An Môn từ quan điểm của những người lãnh đạo Trung Quốc. Trong ấn phẩm của mình, cựu Thủ tướng Lý Bằng đã đưa ra con số nạn nhân cao hơn so với chính thức đã được công bố là chỉ có 313 thiệt mạng, trong đó có 42 sinh viên và 23 lính.
Sự kiện đã xảy ra 21 năm nhưng vẫn là đề tài bị cấm kỵ ở Trung Quốc, thậm chí tường lửa được dựng lên chặn mọi sự truy cập trên mạng tìm kiếm tư liệu về vụ thảm sát dã man này. Mọi hoạt động liên quan tới sự kiện này được coi là hành động chống chính quyền. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền vẫn bị quản thúc tại gia. Ngay cả các các bà mẹ bị mất con của tổ chức Hội Mẹ Thiên An Môn trong ngày 4/06 hàng năm cũng bị cấm tập trung cầu nguyện.
Thanh thiếu niên trong độ tuổi đôi mươi hôm nay ở Trung Quốc hầu như không biết gì chuyện đã xảy ra vào ngày 4/06/1989 vì bị bưng bít thông tin tuyệt đối. Cho nên chẳng phải “họ biết điều hơn” với chính quyền như phát biểu của một công dân Bắc Kinh, hay lời nói của một thanh niên: “Ngày 4/06 à? Chuyện gì đã xảy ra vào ngày 4 tháng Sáu à? Xin lỗi, không tôi không biết gì cả!” (trong videoclip của BBC Việt ngữ hôm 4/06).
Tuy vậy, những cuộc tưởng niệm hàng năm ở Hongkong, cùng với ký ức của những người thuộc thế hệ trước từng chứng kiến vụ thảm sát, chắc chắn sẽ không bao giờ để cho tội ác tày trời này của chế độ cộng sản Trung Nam Hải bị lãng quên. Điều này được chứng tỏ bằng sự lo ngại của nhà cầm quyền trong suốt hơn hai thập niên nay. Vào dịp ngày 4 tháng 6 trong các năm trước cũng như năm nay, họ vẫn phải điều động quân đội, công an, an ninh canh giữ quảng trường Thiên An Môn đề phòng mọi thách thức có thể xảy ra. ■
.
Xem videoclip về cuộc biểu tình tại Hongkong ngày 4/06/2010:
HK June 4th Candlelight Vigil 2010 -- 150,000 people turned up
http://www.youtube.com/watch?v=nNZUE1Yvu1M&feature=player_embedded
.
.
.
Hồng Kông : hơn 100 ngàn người tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn
Thứ bảy 05 Tháng Sáu 2010
Khoảng 150 ngàn người dân Hồng Kông tham gia biểu tình đánh dấu 21 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.
.
Vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 năm 1989, ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc ra lệnh cho quân đội dập tắt trong biển máu phong trào tranh đấu bất bạo động đòi dân chủ kéo dài trong 7 tuần lễ. Hàng trăm và cũng có thể hàng ngàn sinh viên công nhân đã chết trước nòng súng và xích sắt xe tăng.
.
Theo AFP, cũng nhân dịp tưởng niệm vụ thãm sát , hôm qua (4/6) bộ ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho các tù nhân còn bị giam cầm từ phòn trào Mùa Xuân Bắc KInh và công khai hóa danh sách những người bị giết, bị tù và mất tích.
.
Washington cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt các hành vi sách nhiễu những người đã từng tham gia phong trào Thiên An Môn và gia đình của các nạn nhân.
.
Còn tại Hồng Kông, chiều ngày 4/6 hàng trăm ngàn người tập họp về quảng trường Victoria, tay cấm nến và hoa. Người biểu tình , trong không khí trang nghiêm, lắng nghe âm nhạc và thông điệp kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài tại Hoa Lục.
.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật :
« Theo thời gian, biểu tình tưởng niệm ngày 4 tháng 6 trở thành một thông lệ. 113 ngàn người, theo thẩm định của cảnh sát ,150 ngàn theo xác định của ban tổ chức, đã tập họp trong trật tự và nghiêm trang để cùng tưởng niệm đêm xảy ra biến cố đẫm máu cách nay đúng 21 năm, vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Bắc Kinh.
Tại Hoa Lục, thời kỳ đen tối này bị bị xếp vào loại cấm kỵ, đa số thế hệ trẻ hoàn toàn không nghe nói đến. Hồng Kông là nơi duy nhất trong lãnh thổ Trung Quốc, vụ thảm sát được tưởng niệm công khai và hợp pháp. Sự thành công vượt bực của đêm canh thức hôm qua làm ngạc nhiên cả những người trong ban tổ chức.
Cách nay một tuần, 13 thành viên của phong trào bị cảnh sát câu lưu vì họ dựng lên trước cửa một thương xá ngay trung tâm thành phố một « bức tượng tự do » lấy ý từ tượng « nữ thần dân chủ » mà sinh viên Trung Quốc dựng lên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Cuối cùng cảnh sát đã trả « bức tượng tự do » lại cho sinh viên Hồng Kông. Sau lễ canh thức, hàng trăm sinh viên kéo về cư xá đại học tiếp tục tập họp bên nhau bất chấp lệnh cấm biểu tình trong khuôn viên đại học.
Phong trào đấu tranh vì dân chủ và tự do ngôn luận cho Trung Quốc đã ghi dấu một chiến thắng. Cuộc tranh đấu này cũng vì tương lai của Hồng Kông. »
.
.
.
No comments:
Post a Comment