Friday, June 11, 2010

THẾ GIỚI THEO CÁI NHÌN CỦA TRUNG QUỐC

Thế giới theo cái nhìn của Trung Quốc

Piotr Wołejko - Lê Diễn Đức dịch

Tháng Sáu 11, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/06/11/th%e1%ba%bf-gi%e1%bb%9bi-theo-cai-nhin-c%e1%bb%a7a-trung-qu%e1%bb%91c/

Trung Quốc bị gạt ra khỏi mọi hệ tư tưởng. Người ta không biết Trung Quốc đứng trên cái gì, tại sao lại đối đầu hay liệu có ý định khuyếch trương cái gì không. Chỉ biết tại thời điểm này Trung quốc hành xử khá thực dụng, nhưng không đặt ra cho mình những mục đích thật lớn lao.

.

Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong những năm qua có thể nhận thấy thực sự ở khắp mọi nơi. Ngoại giao cũng không là ngoại lệ trong vấn đề này.

.

Sự phát triển kinh tế năng động đã cho phép Trung Quốc trở thành một cầu thủ lớn trên trường quốc tế. Cảm nhận được sức mạnh riêng, Bắc Kinh đã trở nên quyết đoán hơn và với sự cả quyết lớn hơn trong mục đích bảo vệ quyền lợi của mình. Tiếng nói của Trung Quốc ngày nay không thể đánh giá thấp.

Khốn nỗi là người ta lại thường phải nghe tiếng nói từ Trung Quốc. Thậm chí chẳng cần yêu cầu nó. Sẽ không có vấn đề gì nếu người ta nhờ Ban chấp hành Trung ương ở Bắc Kinh lưu tâm về những sự kiện ở tận đâu đó ở đầu bên kia của của thế giới. Nhưng vấn đề sẽ xuất hiện khi trên sân sau của Trung Quốc có những điều xấu xảy ra, và Trung Quốc sẽ giữ im lặng hoặc lên tiếng bằng nửa miệng. Đó là trường hợp của Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu chiến của Hàn Quốc. Phản ứng Trung Quốc đối với hành vi bất thường của chế độ Kim Jong-Il bình thản và nhẹ nhàng như thể chuyện đập ruồi, chứ không phải là sự cố làm thiệt mạng gần 50 thủy thủ.

.

Gác lại những vấn đề phức tạp của mối quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều Tiên, cần lưu ý rằng Trung Quốc rõ ràng là thiếu hẳn một chiến lược ngoại giao có quy mô toàn cầu. Nếu muốn được xếp vào hạng đầu bảng, không thể cho phép mình thiếu sự chuẩn bị hoặc phản ứng chậm trễ. Tuy nhiên, thật là khó khăn để đòi hỏi Trung Quốc có phản ứng nhanh, khi mà Bắc Kinh đơn giản là không biết ứng xử thế nào trong một số tình huống. Theo như phân tích trên các trang “Newsweek” của Fareed Zakaria [*], trước vô số việc Trung Quốc nằm vào tình thế nước đôi.

.

Theo Zakaria, Trung Quốc không có sự chuẩn bị cho vai trò của một tiềm lực toàn cầu. Ngay đến Hoa Kỳ cũng phải từ từ thích ứng với vai trò chủ chốt trên trường quốc tế. Thế nhưng, giữa Trung Quốc ngày hôm nay và Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XX là một sự khác biệt quan trọng – Trung Quốc bị gạt ra khỏi mọi hệ tư tưởng. Người ta không biết Trung Quốc đứng trên cái gì, tại sao lại đối đầu hay liệu có ý định khuyếch trương cái gì không. Chỉ biết tại thời điểm này Trung quốc hành xử khá thực dụng, nhưng không đặt ra cho mình những mục đích thật lớn lao. Nhấn mạnh tầm quan trọng của mình, nhưng Trung Quốc chơi dưới tiềm năng đang có. Rất khó để xác định, thế giới được nhìn như thế theo Trung Quốc. Ngay cả những người ở Bắc Kinh cũng không biết.

.

Nguồn: Newsweek ngày 8/06/2010

[*]: Fareed Zakaria là Tổng biên tập “Newsweek International”

.

.

.

No comments: