Friday, June 11, 2010

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC BẮC HÀN là GIEO RẮC ĐAU KHỔ

Những gì mc kích được Bc Hàn cho thy mt chính sách gieo rắc đau kh

Nguồn: Sharon LaFraniere, The New York Times

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

09.06.2010

http://www.x-cafevn.org/node/493

YANJI, Trung Quốc - Giống như bao nhiêu người Bắc Hàn khác, các công nhân xây dựng luôn sống trong túng quẫn. Đã quá lâu, vị chủ nhân quốc doanh không hề trả lương đến nỗi anh quên cả tiền lương của mình. Thực ra, anh đã đút lót ông chủ của mình để được liệt kê như là một công nhân xoàng hầu có thể rời khỏi hiện trường công việc. Sau đó, anh và vợ anh có thể lẻn ra kiếm sống bằng cách bán những túi nhỏ bột giặt nhỏ ở chợ đen.

Không ai nghĩ rằng cuộc sống có thể tồi tệ hơn nữa. Nhưng sau đó, vào một buổi chiều thứ bảy cuối tháng mười một, người em gái anh đã nhảy bủa vào căn hộ của anh ở Chongjin với một tin động trời: chính phủ Bắc Triều Tiên quyết định phá giá tiền tệ của quốc gia. Thế là tất cả vốn liếng dành dụm của cả gia đình, khoảng 1.560 đồng đã tụt giảm xuống chỉ còn khoảng 30 đồng.

Tháng trước, người công nhân xây dựng này ngồi trong một căn nhà an toàn trong thành phố nhộn nhịp này ở phía bắc Trung Quốc, than tiếc về những năm tháng sự cần kiệm hoài công. Nào là, rau quả cho cha mẹ, thuốc suyễn cho vợ, bộ đồ xanh kiểu hải quân mà đưá con gái 15 tuổi của anh thèm khát - tất cả đều đã như cá trê trôi ống vì một sự giả dối rằng, ngay cả như ở Bắc Hàn, cũng đáng phải dành dụm cho tương lai.

"Đau quá!" anh gào lên, nguyền rủa giữa tiếng nức nở. "Chúng tôi đã cực khổ biết dường nào mới dành dụm được số tiền ấy! Cứ nghĩ đến là tôi lại phát điên lên".

Người Bắc Hàn đã quen với vất vả và khổ đau. Nhưng cuộc phá giá tiền tệ ngày 30 tháng 11 rõ ràng là một nỗ lực để chống đỡ cho một nền kinh tế nhà nước chết đuối, là một trong những thảm trạng tồi tệ nhất kể từ nạn đói đã giết chết hàng trăm ngàn giữa những năm 1990.

Những cuộc phỏng vấn trong tháng qua với tám người Bắc Triều Tiên vừa rời khỏi đất nước - một người trốn tù, những người buôn bán bất hợp pháp, những người lưu vong tạm thời để tìm việc làm tại Trung Quốc và một du khách vốn là vợ một quan chức trong Đảng Lao động cầm quyền - đã vẽ lên một bức chân dung ám ảnh của sự tuyệt vọng bên trong Bắc Hàn, một quốc gia của 24 triệu dân và của sự bất mãn ngày càng tăng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Il thất thường của họ.

Tối thiểu là cho đến nay, dường như điều còn thiếu chính là sự mất ổn định của xã hội. Khó khăn lan rộng, giận dữ phổ biến vì sự đánh giá lại giá trị tiền tệ và sự bất định chính trị tăng trưởng khi ông Kim đang tìm cách đặt người con trai thứ ba của mình vào vị trí kế nhiệm đã không đủ chín mùi để trở thành một sự đối kháng chính phủ có thể nhìn thấy được. Ít nhất có hai trong số những người được phỏng vấn ở Trung Quốc đã thấm nhuần với dòng tuyên truyền chính thức rằng Bắc Hàn là nạn nhân của những kẻ thù dai dẳng, sự nghèo khổ của họ là một âm mưu của phương Tây, sự sống còn của họ bị đe dọa bởi Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Việc Nam Hàn cáo buộc Bắc Hàn đánh chìm Cheonan, một tàu chiến của họ trong tháng Ba là một phần của các âm mưu này, người vợ của một viên chức trong đảng nói.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi phải có vũ khí để bảo vệ chính mình", cô nói trong khi thăm thân nhân ở miền bắc Trung Quốc - và kiếm thêm tiền mặt từ việc làm bồi bàn. "Kẻ thù của chúng tôi đang cố gắng để đánh chúng tôi từ mọi phía, và đó là lý do tại sao chúng tôi thiếu điện và các cơ sở hạ tầng tốt. Bắc Hàn cần phải khoá chặt cửa lại ".

Những người khác nghi ngờ các tuyên truyền của chính phủ hơn, nhưng vẫn xem chiến tranh như một điều không tránh khỏi. "Chúng tôi luôn mong chờ một cuộc xâm lược", một cựu giáo viên trường tiểu học nói. "Con trai tôi nói rằng hắn muốn chiến tranh xảy đến bởi vì cuộc sống khổ quá và đằng nào thì chúng tôi có lẽ cũng chết đói thôi".

Họ và những người Bắc Hàn khác chỉ chịu thổ lộ với điều kiện tên tuổi được giữ kín trong các cuộc trao đổi phần lớn được sắp xếp bởi các nhà thờ ngầm hoạt động tại Trung Quốc chỉ ngay phía bên kia biên giới. Nếu bị phát hiện là đi du lịch hoặc làm việc tại Trung Quốc bất hợp pháp, họ có thể bị trục xuất, bị bỏ tù cùng với thân nhân của mình.

Khoảng một nửa số người được hỏi cho biết họ dự định sẽ quay trở lại Bắc Hàn; một nửa hy vọng trốn được sang Hàn Quốc.

Nhiều chi tiết, các giải thích của họ, dù được cung cấp riêng rẽ, đều ăn khớp với nhau. Tất cả cũng đều củng cố các mô tả của các nhà kinh tế và phân tích chính trị về một đất nước tả tơi.

Một nền kinh tế chao đảo

Trích dẫn không ảnh của những ống khói nhà máy không hề tỏa khói, các nhà kinh tế cho rằng khoảng ba trong số bốn nhà máy của Bắc Hàn đang bỏ không. Nền kinh tế đã chao đảo một cách tồi tệ từ năm 2006, khi Kim Jong-il rút ra khỏi cuộc đàm phán đa quốc gia nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Vụ đánh chìm tàu Cheonan sẽ còn tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế: Hàn Quốc đã đình chỉ gần như tất cả các giao thương, lấy đi 33 triệu giá trị (mỗi năm) các mặt hàng xuất khẩu và hải sản của Bắc Hàn.

Khi bán đảo Triều Tiên được chia hai vào năm 1945, Nam Hàn là nước nghèo hơn. Bây giờ công nhân trung bình của Hàn Quốc kiếm được 15 lần hơn so với người công nhân trung bình của Bắc Hàn, căn cứ theo các dữ liệu đã được điều chỉnh về chi phí sinh hoạt. Lượng người đào thoát trốn được qua ngả Trung Quốc tới Nam Triều Tiên đã liên tục gia tăng trong một thập kỷ, đến mức 3.000 người hồi năm ngoái.

Tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong đã tăng ít nhất 30 phần trăm từ 1993 đến 2008, và tuổi thọ giảm ba năm xuống mức 69 tuổi trong cùng thời kỳ, theo số liệu điều tra dân số của Bắc Hàn và Tiên và Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc.

Chương trình Lương Thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc nói rằng một trong ba đứa trẻ Bắc Hàn dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Nhiều hơn một trong bốn người cần viện trợ lương thực, nhưng trong năm nay chỉ có khoảng một trong 17 người nhận được, một phần vì các nhà tài trợ ngần ngại khi cấp viện cho một quốc gia đã cứ khăng khăng vào việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Sự mất giá tiền tệ chỉ làm tăng thêm khổ đau. Mục đích của việc phá giá tiền tệ là để chuyển số tiền kinh doanh lậu khổng lồ của Bắc Triều Tiên – các thị trường trên phố xá của chúng - cho các doanh nghiệp đói khát tiền mặt của chính phủ.

Các thị trường là nguồn thu nhập duy nhất của nhiều người Bắc Triều Tiên, nhưng các thị trường chính là sự lăng nhục đến cương lĩnh của chính phủ về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Về mặt lý thuyết, tất cả mọi người trừ giới vị thành niên, cao niên và các bà mẹ có con nhỏ đều làm việc cho nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước đã tàn úa trong suốt 30 năm, và người dân Bắc hàn đã làm tất cả những gì mình có thể làm được để thoát khỏi việc phải làm cho các doanh nghiệp nhà nước.

Nông dân chăm tỉa khu vườn riêng của họ khi cỏ dại mọc đầy các trang trại tập thể. Các công nhân đô thị né tránh các nhiệm vụ nhà nước để để bán rong mọi thứ từ kim loại lượm lặt được từ các nhà máy hoang phế đến máy truyền hình nhập lậu từ Trung Quốc.

"Nếu không đi buôn, bạn sẽ chết", người phụ nữ măt tròn, một cựu giáo viên 51 tuổi có tóc kiểu đuôi ngựa nói. Cô đã đi từ một nhân viên biết vâng lời của nhà nước trở nên một người buôn lậu nhưng cũng không thể thoát khỏi cảnh ngộ khốn cùng.

.

Đói quá chẳng học hành gì được

Cô dạy trường tiểu học ở Chongjin 30 năm, thành phố lớn thứ ba của Bắc Hàn với khoảng 500.000 dân. Đó từng là công việc của cả một ngày nhưng đến năm 2004 thì rút ngắn lại chỉ còn một buổi sáng vì trường học phải đóng cửa vào giữa trưa. Ít nhất có đến 15 trong số 50 học sinh của cô đã bỏ học hoặc bỏ về sau một giờ ngồi học vì quá đói không học nổi.

"Thật hết sức khó để mà dạy một đứa trẻ đang chết đói" cô nói. "Ngay cả việc ngồi vào bàn học cũng là khó khăn cho chúng".

Các giáo viên cũng đói. Lương hàng tháng của cô khó mua nổi hai cân gạo, cô nói. Là người tốt nghiệp đại học nhưng cô đã phải kéo con mình ra khỏi lớp ba vào năm 1998 để gửi đến một người hàng xóm mà học may vá.

Cô bỏ dạy vào năm 2004 để bán mì bắp bên ngoài thị trường chính của Chongjin, một khu vực rộng bằng nửa khu phố đầy những quầy hàng và tăng bạt nhựa nơi những con buôn chủ yếu bán các mặt hàng Trung Quốc, bao gồm kem đánh răng, kim may và các dĩa DVD của những vở tuồng Hàn Quốc mùi mẫn bị cấm.

Nhưng buôn mì sợi hầu như không có lợi nhuận vì vậy cô đã liều lĩnh buôn các mặt hàng nhà nước kiểm soát: các loại hạt và quả cây thông đỏ được sử dụng phổ biến trong trà. Ý đồ ấy sụp đổ vào tháng Mười. Sau khi cô và các bạn hàng thu gom được 17 bao tải hàng hóa từ một ngôi làng, một bảo vệ tại trạm kiểm soát tịch thu tất cả thay vì nhận hối lộ để cho họ đi qua. Thế là cô lại mang 300 bạc nợ.

Tương tự như cô, gã công nhân xây dựng 45 tuổi, gầy như que củi với một cái đầu chuyên trị tính toán, từng tính rằng buôn bán tư là con đường cứu rỗi duy nhất cho gia đình mình. Nhưng vì là nam giới, lẩn tránh khỏi công việc nhà nước giao còn khó khăn hơn.

Trên danh nghĩa giấy tờ, anh nói, một công ty xây dựng quốc doanh ở Chongjin thuê anh ta. Nhưng công ty có ít nguồn cung cấp và không có tiền mặt để trả lương nhân viên. Vì vậy, anh cho biết, giống như hơn một phần ba công nhân khác, anh đã trả khoảng 5 đồng một tháng để được hàng ngày đăng nhập nhà máy vào như một công nhân của công ty - sau đó lại đi làm vất vả ở nơi khác.

Một phụ nữ buôn bán 62 tuổi ở Chongjin cho biết, các khoản thanh toán như vậy, phổ biến rộng rãi tại các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ hơn, lẽ ra có thể giữ được tín nhiệm cho doanh nghiệp. Thậm chí một doanh nghiệp lớn như nhà máy lọc kim loại của thành phố đã không trả lương từ năm 2007, cô và những người khác cho biết, mặc dù mỗi tháng công nhân ở đó vẫn nhận được một khẩu phần có giá trị 10 ngày ăn.

"Làm thế nào mà các công ty có thể tồn tại nếu họ đã không nhận được tiền từ các công nhân", cô đã đặt câu hỏi mà không một chút mỉa mai nào.

Gần đây, xí nghiệp của các công nhân xây dựng đã khởi sắc hơn. Nhà nước đã khôi phục con đường tráng nhựa duy nhất của Chongjin, xây dựng một bệnh viện và trường đại học cho dịp kỷ niệm một trăm tuổi năm vào năm 2012 sự ra đời của Kim Il-sung, cha của Kim Jong-il và là người sáng lập Bắc Hàn.

Thế nhưng dự án lại gánh một chi phí: mỗi gia đình bị yêu cầu phải cung cấp hàng tháng 17 bao sỏi cho Đảng uỷ ở địa phương tại của mình. Các công nhân xây dựng phải đăng ký cha mẹ già của mình để lùng sục các lòng sông và các cánh đồng đá tảng để mọi người trong nhà hè nhau đập vỡ ra thành các mảnh nhỏ bằng hai tay không.

Không có tiền lương nhà nước, anh kiếm tiền bằng trí khôn của mình. Mỗi tháng Mười, anh bán cá mực đánh bắt được từ một con thuyền lèo lái trong vùng biển nguy hiểm ven biển. Vào những tháng khác, anh đạp xe khoảng 20 dặm mỗi ngày săn lùng hàng hóa để bán, chủ yếu là một loại chất tẩy rửa thường mua được từ một nhà máy để vợ anh bán lại với lợi nhuận 12 phần trăm ở một lều bạt màu tím bên ngoài ngôi chợ chính.

Theo định kỳ, chính phủ vẫn cố gắng kiểm soát, kiềm chế thị trường, điều tiết giá cả, giờ giấc mua bán, các mặt hàng hoá bán ra, giới tính và độ tuổi của người bán buôn thậm chí cho dù họ chở hàng trên xe đạp hoặc cõng trên lưng.

.

Của dành dụm bị mất trắng

Trong một thông cáo Uỷ ban Trung ương năm 2007, Kim Jong-il phàn nàn rằng các thị trường đã trở thành "một nơi sinh sản ra tất cả các loại thực hành phi xã hội chủ nghĩa" Cuộc phá giá tiền tệ ngày 30 tháng 11 đã lật úp các thị trường. Nghị định quy định rằng một loại đồng won nhà nước mới, có giá trị hơn sẽ thay thế đồng tiền cũ, nhưng lại quy định rằng các gia đình chỉ có thể đổi 100.000 đồng won, giá trị khoảng 30 đô theo tỷ giá chợ đen cho đồng tiền mới. Biện pháp này đã tiêu diệt hoàn toàn các dự trữ tiền bạc của tư nhân.

Để xoa dịu cú đánh này, các công nhân nói, họ được hứa hẹn rằng tiền lương của họ sẽ được phục hồi nếu họ quay lại làm việc cho chính phủ. Trong thực tế, các công nhân xây dựng và những người khác cho biết, họ đã được trả chỉ một tháng lương hồi tháng Giêng, trước khi tiền lương biến mất một lần nữa.

Một số người có đưọc các mối quen biết chính trị đã tránh né được những sự tồi tệ nhất. Một phụ nữ từ Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Bắc Triều Tiên, cho biết rằng vị giám đốc ngân hàng địa phương đã cho phép thân nhân của bà đổi được 3 triệu đồng won, gấp 30 lần giới hạn chính thức.

Người vợ của viên chức Đảng này, với mái tóc hơi uốn xoăn và một túi xách hàng hiệu dỏm bên hông, tự hào về ngôi nhà sáu phòng với hai truyền hình màu và một khu vườn. Trong lời thì thào kế tiếp, cô ca ngợi việc phá giá đồng bạc như một sự trừng phạt xứng đáng đến những người đã lừa dối nhà nước, mặc dù cô cũng thừa nhận rằng sự việc ấy có dẫn đến hỗn loạn và ghi nhận rằng một quan chức tài chính hàng đầu đã bị xử tử vì áp dụng sai chính sách.

"Rất nhiều người xấu đã trỏ nên giàu có nhờ kinh doanh phi pháp với Trung Quốc, trong khi những người tốt ở các công ty nhà nước lại không có đủ tiền", cô nói. "Vì vậy, họ phải cho lại những người không có".

Người cựu giáo viên đã đi cho tất cả những gì mình đã có. Cô nói, sau khi các chủ nợ tước đi tất cả tiền của mình, cô đã băng ngang sông Tumen đông giá vào ban đêm để đến Trung Quốc tìm sự giúp đỡ từ họ hàng của cô ở đó. Đói khát và sợ hãi, cô cho biết mình đã cứ gõ đại các cánh cửa người lạ cho đến khi một người không quen biết đã giúp cô liên lạc với người thân.

Bây giờ, được an toàn trong nhà người thân của mình, cô nói, cô ngạc nhiên về việc làm sao mà họ có thể thưởng thức được những món ngon như món dưa chuột vào giữa mùa đông. Tuy nhiên, tạm thời phải bỏ lại người con trai và con gái của mình, cả hai đang ở giữa tuổi 20, đã để lại cảm giác tội lỗi căn rứt khiến đôi khi cô không thể nuốt trôi được thức ăn. "Tôi không biết liệu các con tôi có kiếm được tiền hay chúng sẽ phải chết đói", cô nói mà đôi mắt rưng rưng lệ.

Đối với anh công nhân xây dựng, tin tức về sự phá giá sắp tới của người chị mang lại đã làm tung ra một cuộc tranh dành giận dữ để cứu lấy tổ trứng của gia đình. Anh đã đổ tất cả các ngăn kéo tủ phòng khách vốn cất giữ tiền tiết kiệm của họ, chia cả cho vợ và con gái và bảo họ, "Hãy đi mua ngay bất cứ điều gì có thể mua được, càng nhanh càng tốt".

Ba chiếc xe đạp phóng vội ra chợ Chongjin. "Y như một bãi chiến trường" anh nói.

Hàng ngàn người điên cuồng thách giá lẫn nhau để đổi cho được những đồng tiền sắp trở thành giấy lộn lấy một cái gì đó hữu hình. Trước khi những cuộc trao đổi đóng cửa, một số giá cả tăng lên đến 10.000 phần trăm, anh nói, cũng sớm nhận rằng lợi nhuận của họ cũng trở nên vô giá trị.

Cả ba nói rằng họ trở về nhà với 66 cân gạo, một cái thủ lợn và 220 cân đậu. Các cô con gái của người công nhân xây dựng đã dành mua được một cái thớt nhỏ và một cặp quần kaki cũ. Cả nhà, anh nói, đã dành mua được những món hàng trị giá 860 đồng vốn chỉ tương đương với dưới 20 đồng trong ngày hôm trước.

Con gái anh đã cố gắng an ủi "Cha ơi, con sẽ giữ cho đôi quần cũ này cho đến con chết!", cô đã hứa. Anh bảo con gái rằng cái thớt sẽ là quà cưới tương lai của nó.

"Lúc ấy, tôi thực muốn tự sát" anh nói. Anh nhìn ra phía cửa sổ xa về phía màn đêm của thành phố Yanji, sáng rực rỡ và ồn ào xe cộ. "Ở đấy không như ở đây" anh nói. "Ở đây, kiếm tiền không phải là một việc gì lớn lao. Còn ở đó là đau khổ và đau khổ, hy sinh và hy sinh ".

Anh nói rằng sau đó anh đã nằm thao thức đêm này qua đêm khác, nhìn dán mắt vào bộ đồ màu xanh hải quân mà con gái mình đã từng thèm muốn. Con gái anh bảo rằng bộ đồ này đẹp hơn hẳn cái áo len mùa đông và những chiếc quần dài xoàng xĩnh. Anh đã lờ ý muốn của con mình đi bởi vì những bộ rẻ nhất cũng đã gần 15 đồng. Khi đứa con gái cứ nhắc hoài, anh đã nguyền rủa nó và giận dữ la tướng lên rằng “Mọi người trong nhà này cần cái đổ vào miệng trước đã!”.

"Tôi không thể diễn tả được là mình đã cảm thấy ray rứt đến thế nào khi đã không mua bộ quần áo cho con gái mình" anh run rẩy nói.

.

Một sự cô lập khắc nghiệt

Những người Bắc Hàn chưa bao giờ vượt qua biên giới không có cách nào hiểu được tinh thần khổ nạn của họ. Không có Internet. Truyền hình và radio luôn gắn dính vào các kênh của chính phủ. Ngay ả phu nhân của viên chức đảng cũng thiếu cái điện thoại và luôn than thở về sự mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Câu đầu tiên cô thưòng hỏi một người nước ngoài là "Tôi có xinh đẹp không ?".

Tuy nhiên, dần dà, các tin tức cũng rò rỉ vào được. Những thương nhân trở về từ Trung Quốc thuật lại rằng thiên hạ giàu có hơn và tương đối tự do hơn, và rằng người Nam Hàn còn giàu và tự do hơn cả thế. Một số thương nhân có điện thoại di động liên kết đến các mạng di động của Trung Quốc và có thể lén vay mượn được với chi phí cắt cổ.

Hình phạt cho chuyện xem phim và chương trình truyền hình nước ngoài rất nghiêm khắc. Người thương nhân cho biết, năm ngoái một người hàng xóm 35 tuổi, đã bị nhốt sáu tháng trong một trại lao động vì đã lén lút xem phim "Twin Dragons", một phim hành động Hong Kong do Thành Long đóng. Thế mà, trước sự kinh hoảng của người cựu giáo viên, cậu con trai 26 tuổi của bà vẫn cứ mạo hiểm xem phim như thường.

Chị gái của cô kết hôn với một quan chức chính phủ tại thủ đô Bình Nhưỡng, cô nói, nhưng cả hai đều không phải là người hâm mộ Kim Jong-il. Trong chuyến thăm gần đây nhất của cô, cô nói, em gái của cô thì thầm với cô, "nhân dân đi theo ông ta vì sợ hãi chứ không phải vì tình yêu ".

Kể từ sau vụ phá giá tiền tệ, cô và những người khác nói, mọi người đang chú ý mạnh bạo hơn với ý kiến đó.

"Bây giờ, nếu bạn ra chợ, mọi người đều nói toạc ra cả " người công nhân xây dựng cho biết. "Họ sẽ nói rằng chính phủ là một thằng ăn cắp - ngay cả giữa ban ngày."

Vợ ông đã không được ở trong số bày tỏ thẳng thừng đó. Anh nói, sau tuần lễ bị mất giá cô ấy nằm bất động, trầm cảm trên tấm thảm nơi phòng khách. "Tôi chẳng còn hơi sức để nói bất cứ điều gì với cô ta nữa " anh nói.

Cuối cùng, anh nói với nàng hãy ngồi dậy. Đó là lúc để bắt đầu lại tất cả.

.

.

.

No comments: