Việt Luận Phỏng vấn Chị Đặng Mỹ Dung, tác giả Ngàn Giọt Lệ Rơi
http://www.ngangiotleroi.com/index.php?option=com_content&view=article&id=67&Itemid=111
Lời toà soạn: Cuộc chiến Bắc–Nam kéo dài hơn 20 năm đã làm cho hầu hết những gia đình Việt Nam đều phải chịu cảnh con xa cha, vợ xa chồng, gây ra những mất mát quá lớn về cả vật chất lẫn tinh thần; và sau cuộc chiến chấm dứt vẫn còn để lại biết bao vết thương, thù hận, lòng người chia cắt... kéo dài đến hôm nay.
Gia đình chị Đặng Mỹ Dung là một trường hợp khá tiêu biểu của những gia đình ở Miền Nam Việt
Tất cả những chi tiết đó và cuộc đời của mình đều được chị kể lại trong cuốn tự truyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ xuất bản bằng tiếng Việt trong năm nay.
Nhân dịp chị Đặng Mỹ Dung qua Úc để thăm bạn bè và thăm lại những người từng là trẻ mồ côi trong Cô Nhi Viện Minh Trí tại Sài Gòn trước đây và hiện đang sống tại Úc, Việt Luận có buổi tâm tình với chị hầu có thể giúp cho độc giả biết thêm về người phụ nữ bản lãnh này.
.
Việt Luận: Tuổi thơ ấu của chị trải qua gần 10 năm trong mật khu chống Pháp, chị có thể nói thêm về tuổi thơ của mình được không?
Chị Đặng Mỹ Dung: Tôi sanh ra trong một gia đình đi làm cách mạng chống thực dân Pháp. Hai người anh và một người em trai của má tôi là bạn thân của ba tôi thuở còn đi học, gia đình bên nội các chú các bác đều là Việt Minh. Cuối năm 1939 đàn ông trong đại gia đình của chúng tôi bị Tây bắt đày ra Côn Đảo, đến năm 1945 cùng với muôn ngàn người tù khác ba tôi được trả tự do. Năm 1946 tôi ra đời tại tỉnh lỵ Cần Thơ nhưng chưa đầy một tuổi thì ba tôi dẫn vợ con vô vùng giải phóng.
Tôi rất thích khi Việt Luận hỏi đến tuổi thơ của tôi, bởi vì nó như một cuốn film trắng đen vẫn còn mới trong tâm khảm của tôi, nó vẫn còn linh động, vẫn còn âm thanh quen thuộc dù đã qua 50 năm rồi. Hình ảnh trong tuổi thơ của tôi là những năm tản cư, chạy giặc, bom đạn trên máy bay của Tây từ trên máy bay bắn xuống nhưng tôi nhớ hoài mỗi lần Tây bắn xong người trong làng xúm tìm nhau coi ai còn ai chết. Người sống tiếp tục đấu tranh không có ai bỏ cuộc. Được nuôi dưỡng trong cái nôi cách mạng, tiếng hát ru em là những hùng ca nặng tình nhà, tình dân tộc. Gương sáng là những người yêu nước ở mọi từng lớp trong xã hội Việt
Tôi còn nhớ những buổi chiều vàng thật đẹp trên sông trước cửa nhà tôi, anh em tôi ngồi nghe má kể chuyện đời xưa, còn ba tôi thì chờ đêm tối không trăng kể chuyện ma.
Lúc tôi lên chín tuổi, Việt Minh thắng trận, Tây về Tây. Đất nước thanh bình chỉ được một thời gian ngắn, nhưng hoà bình trong nhà tôi chỉ được có mấy tháng thôi vì ba tôi cho vợ con biết Hiệp Định Genève đã ký; còn nhỏ quá tôi chỉ biết cái tên xa lạ đó nhưng không biết Genève ở đâu, chỉ biết ở đó đã định đoạt cho cảnh phân ly của gia đình tôi. Ba tôi đi tập kết ra Bắc, má tôi và sáu chị em ở lại miền
Tôi may mắn được nuôi dưỡng trong cái nôi cách mạng để lớn lên tôi biết yêu nước, may mắn hơn nữa là được làm công dân ở Miền
.
Việt Luận: Sau khi ba chị tập kết ra Bắc vào năm 1954, yếu tố nào đã nung đúc chị có một tinh thần chống cộng rõ ràng, chớ không giống như phần đông những gia đình có cha theo Cộng sản khác?
Đặng Mỹ Dung: Má tôi làm vợ của một nhà cách mạng chống Pháp, dù không có gia nhập Hội Phụ Nữ như những người vợ cách mạng khác nhưng má tôi sát cánh bên chồng, bên con cho nên má tôi hiểu khi Việt Minh ló đuôi Cộng Sản. Anh chị em chúng tôi lớn lên với thăng trầm của đất nước, qua tình yêu nước của ba tôi mà anh chị em chúng tôi biết yêu nước. Sau khi ba tôi đi tập kết chúng tôi tản cư về ở với ông ngoại. Ông lại là người yêu nước thuần túy hơn, ông chống Cộng sản, ông chống Hồ Chí Minh, nhưng ông yêu thương những người con, người rể của ông; nhờ ông ngoại cho tôi thấy phân biệt rõ ràng nầy mà tôi không đi lạc đường, mà tôi vẫn không thấy mình tội lỗi khi tôi từ chối không nối gót ba tôi.
.
Việt Luận: Làm sao chị tạo được mối quan hệ với những nhân viên ngoại giao và gián điệp của Cộng sản Việt
Đặng Mỹ Dung: Tháng 5 năm 1975, ba tôi trở về Miền Nam trong chiến thắng của Hà Nội, nhưng cá nhân của ông là chiến bại vì vợ con sợ Cộng sản quá nên đã bỏ chạy qua Mỹ trước đó hai tuần. Trời thương gia đình tôi cho nên đưa đẩy cho ba má tôi gặp nhau trên nước Pháp do ông Lê Duẩn bạn chí thân của ba tôi đứng sau lưng giúp đỡ. Trong Bộ Ngoại Giao của Hà Nội lúc đó ai cũng biết là ông Lê Duẩn tin tưởng ba tôi lắm. Được biết trong lịch sử của đảng Cộng sản, ba tôi là đảng viên lần đầu được nhà nước cho phép gặp vợ con ở nước ngoài; cho nên khi tôi gặp ba tôi ở Paris thì những cán bộ của hai toà đại sứ Hà Nội và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đều đón tiếp con gái của ba tôi một cách nồng nhiệt. Phải thành thật mà nói có những đồng chí của ba tôi cũng ở cùng hoàn cảnh xa vợ xa con suốt thời kỳ chiến tranh, nên họ hết lòng giúp cuộc hội ngộ nầy trọn vẹn cho ba má tôi và tôi. Nhưng khi tới Paris, gặp một vài ông cán bộ tình báo thì mới biết họ đã làm “home work” kỹ càng về tôi, biết chồng tôi là sĩ quan tình báo của Hải Quân Mỹ làm việc tại Ngũ Giác Đài, là phi công của Hải Quân, họ muốn làm thân với tôi vì con mồi lớn kia cùng một lúc Hà Nội bắt đầu củng cố lại nội bộ của Việt Kiều Yêu Nước. Bất đắc dĩ tôi nhận lời làm tai mắt cho ông chủ tịch của Việt Kiều Yêu Nước, trụ sở tại Paris. Trùm gián điệp Cộng sản Việt
Mọi liên hệ giữa tôi và cán bộ Cộng sản Việt
Nói tóm lại, nhân viên Bộ Ngoại Giao và gián điệp của Cộng sản Việt
Vụ án của Trương Đình Hùng đã có nhiều báo chí, sách vở nói đến, trong A Thousand Tears Falling tôi cũng có ghi chép lại những chi tiết từ ngày đầu tôi được tình báo Cộng sản Việt Nam giới thiệu tôi với Trương Đình Hùng cho đến ngày ông ấy bị FBI bắt.
.
Việt Luận: Xin lỗi cho hỏi một câu riêng tư. Sau khi giúp chính phủ Mỹ phá vỡ được mạng lưới gián điệp lớn Cộng sản Việt Nam tại Mỹ, thì mối liên hệ giữa chị và cha chị ra sao? Chị có bao giờ thuyết phục ba chị bỏ lý tưởng cộng sản?
Đặng Mỹ Dung: Cộng sản chia đôi đất nước, làm cho con xa cha, vợ xa chồng chúng tôi không được lớn lên bên cạnh ba tôi, rồi khi ba tôi gìa yếu chúng tôi cũng không được chăm sóc ông; nhưng gia đình tôi được cái phước là dù xa nhau trên 20 năm nhưng chúng tôi thương yêu nhau, kính trọng nhau trong tinh thần của những người Việt Nam yêu nước. Một khi anh yêu nước thật sự, hành động và việc làm của anh nói lên tình yêu đó. Ba tôi biết tôi yêu nước, ba tôi biết tôi không chấp nhận sự có mặt của Cộng sản tại Miền Nam Việt
Sau 30 tháng 4 năm 1975 tôi được gặp ba tôi ba lần, lần nào tôi cũng nói khéo khuyên ba tôi hưu trí tìm một quốc gia nào khác ở dưỡng gìa với má tôi, dĩ nhiên không phải là tỵ nạn Cộng sản ở nước Mỹ. Ba lần tôi mời ba tôi ở lại, ba lần tôi làm cho ba tôi thất vọng vô cùng vì ba tôi cho đó là một ý nghĩ vô cùng ích kỷ. Ông muốn tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc dù biết Đảng của ông đã phản bội ông rồi.
Tình cha con của chúng tôi không sứt mẻ, chỉ buồn cho gia đình tôi là ngày ba tôi qua đời Cộng sản Việt
.
Việt Luận: Yếu tố nào đã thúc đẩy chị viết tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi?
Đặng Mỹ Dung: Câu chuyện của những người đi tập kết đâu có giấy mực nào ghi chép hết. Phần tôi, tôi viết để thế hệ con cháu của tôi biết gia đình Việt
Tôi nhớ hoài câu nói ngắn ngủi nhưng thành thật vô cùng của một đảng viên Cộng sản: “Con viết giùm cho ba, hoàn cảnh chưa cho phép những người như ba viết hồi ký, chỉ có chánh phủ mới được viết hồi ký thôi con à.”
.
Việt Luận: Được biết chị đang dịch tác phẩm này sang tiếng Việt, xin chị cho biết khi nào thì hoàn thành?
Đặng Mỹ Dung: Tôi cám ơn chồng con, bè bạn và Việt Luận đã hỏi thăm tới đứa con tinh thần của tôi. Cho phép tôi trả lời rất dài dòng để tất cả biết tại sao 10 năm sau khi bản Anh ngữ A Thousand Tears Falling xuất bản rồi mà tôi chưa hoàn thành bản Việt ngữ. Việt Luận là người thứ mấy chục hỏi tôi câu nầy, nhưng Việt Luận là người đầu tiên tôi trả lời rõ ràng. Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con, nó lớn nhanh quá làm cho tôi luống cuống, viết lại quyển sách nầy bằng Việt ngữ cũng gần giống như nhìn con tôi trưởng thành, đủ lông đủ cánh nó bay đi. Nó là một đứa con tuyệt vời của vợ chồng tôi, khi nó trưởng thành nó có bổn phận với đời, với xã hội của nó. Cũng như con của tôi, cuốn sách nầy sẽ được vô nhà in, sẽ được đến tận tay của độc giả xa gần—cho tôi bồng bế nó tới cuối năm nay.
.
Việt Luận: Trong đời chị, chị đã làm được nhiều “chuyện lớn”, nhưng điều gì làm chị hãnh diện nhất và chị có điều gì hối tiếc không?
Đặng Mỹ Dung: Chuyện lớn nhứt là có con, thương con và được nó thương lại. Điều tôi mong ước thầm kín nhứt nhưng ít khi nào nhắc đến trước công chúng đó là được cùng với ba tôi viết một quyển sách. Thôi thì kiếp sau vậy.
.
Bài liên quan:
Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose
.
.
.
No comments:
Post a Comment