Chuyên cơ tứ trụ và những câu chuyện liên quan
Dongsongxanh
Monday May 25, 2009 - 07:21am (CST)
http://blog.360.yahoo.com/blog-E3O5ezo8eqhJy1OJkhW0qjAxaCb4tHLU2Zo-?cq=1&p=683#comments
Nói về chuyên cơ của lãnh đạo cũng là điều đáng bàn, theo tiêu chuẩn nhà nước qui định thì đối với tứ trụ triều đình khi đi công cán nước ngoài đều được sử dụng riêng một máy bay. Máy bay này là của hãng hàng không Vietnam Airlines, khi phục vụ lãnh đạo được gọi tên chung là chuyên cơ, khi không chở lãnh đạo thì lại quay về phục vụ bà con trong nước. Chỉ tiếc là 4 cụ nhà ta phải thay nhau đi chung 1 chiếc chuyên cơ chứ chưa được hoành tráng như chiếc Không lực 1 dành riêng cho Tổng thống Mỹ. Ấy nhưng xét trên tổng thể Việt Nam ta có khi còn “chịu chơi và chịu chi” hơn cả siêu cường Mỹ ở chỗ ngoài Tổng thống ra thì các vị khác như Chủ tịch Thượng, Hạ viện hay chủ tịch các Đảng của Mỹ làm gì có tiêu chuẩn chuyên cơ. Thế mới biết làm lãnh đạo ở Việt Nam sướng thật, ai nghèo thì nghèo còn lãnh đạo cứ ung dung, đủng đỉnh trên những chiếc máy bay riêng mặc kệ người đời bàn tán.
(tác giả câu nói: "tôi yêu sự chân thật, ghét sự giả dối")
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200810/original/images1644100_0.jpg
Thường thì các cụ nhà ta đi công cán nước ngoài hay sử dụng chuyên cơ cho nó oách, và cũng có thể chỉ vì các cụ ngại phải di chuyển trên nhiều chặng đường cũng như phải thay đổi máy bay cho mệt mỏi. Sử dụng chuyên cơ thì đương nhiên là tiện lợi và nhanh nhất rồi, muốn đi lúc nào thì đi không phụ thuộc vào thời gian biểu của ngành hàng không. Tuy nhiên có điều tổn hại là nó rất tốn kém cho ngân sách quốc gia. Bởi thường một chuyến đi thăm song phương ngoại quốc chí ít cũng phải mất 4- 5 ngày, nhiều thì lên tới cả tuần, chẳng hạn như các cụ nhà ta mà có đi thăm Trung Quốc thì coi như là về “nhà mình” rồi, có chuyến nào dưới một tuần đâu. Ngoài ra nếu thăm đa phương thì còn lâu hơn nữa. Thế nên đã có những trường hợp sau xảy ra khi các cụ trưng dụng chuyên cơ:
1. Trong lúc các cụ trưng dụng máy bay để công tác thì Vietnam Airlines buộc phải thuê nóng máy bay của hãng khác để phục vụ yêu cầu vận tải trong và ngoài nước của mình với giá rất cao.
2. Gặp lúc quẫn bách về nhu cầu vận chuyển, chuyên cơ của Vietnam Airlines khi đưa đoàn tới nơi xong hoặc sau ít ngày nằm không tại sân bay đã phải vội vã quay trở về nước để tiếp tục chở khách và tới khi đoàn chuẩn bị về nước thì lại quay sang đón. Bởi nếu có nằm lại bên đó thì cũng chỉ đỗ yên vị một chỗ, ngoài ra còn phải trả tiền thuê sân bay, phí an ninh bảo vệ và thu xếp ăn ở cho nhân sự phục vụ thêm tốn kém.
Một ngày bay chuyên cơ thực hiện công vụ, nghĩa là không kinh doanh thương mại, cũng như một ngày máy bay nằm yên không hoạt động thì hãng cũng đã bị thất thu hàng trăm ngàn đô la Mỹ (ví dụ 1 máy bay 250 chỗ ngồi, với giá vé 100 đô Mỹ/người cho chặng HN-Tp.HCM với tần suất 1ngày/5 chuyến thì doanh thu đã là 125.000 đô/ngày). Và nếu quí vị biết tính chất của các chuyến đi này không hề mang lại lợi ích gì cho đất nước thì mới thấy hành động tiêu tiền của nhân dân như vậy không khác gì tham nhũng cả. Tính trung bình một tứ trụ một năm đi nước ngoài khoảng 2,5 chuyến, mỗi chuyến tốn trung bình khoảng 500.000 đô Mỹ thì như vậy 4 vị trong một năm tiêu hết của ngân sách khoảng 5 triệu đô Mỹ rồi, tương đương với 90 tỉ VND. Tính trung bình mỗi đoàn đi tổng cộng khoảng 30- 40 người, số tiền này mà dùng để đi máy bay thương mại thì đi được khoảng 10 năm. Quả là vô cùng lãng phí.
(chủ nhân của câu nói nổi tiếng: "nuôi con gì, trồng cây gì")
http://www.dcvonline.net/php/images/022008/manh_kim.jpg
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200710/original/images1431157_NewFile
Các nguyên thủ nước ngoài sử dụng máy bay thương mại để thăm viếng nước khác là chuyện rất bình thường và gần như đó là qui tắc ứng xử chung của các nước biết trân trọng tiền đóng thuế của nhân dân. Trên thế giới hiện nay, các quốc gia duy trì chế độ chuyên cơ cho nguyên thủ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, danh sách đó rơi vào hai trường hợp hoặc là các nước cực kỳ giàu hoặc là các nước cực kỳ nghèo mà thôi. Còn nhớ năm 2006, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sang Việt Nam tham dự Hội nghị APEC đã quyết định không sử dụng chuyên cơ riêng mà mua vé tàu bay giá rẻ để tiết kiệm tiền cho ngân sách, mặc dù thu nhập bình quân trên đầu người của đất nước này thuộc dạng giàu có bậc nhất trên thế giới. Các lãnh đạo nhà nước khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp… thường xuyên sử dụng máy bay phổ thông thì không nói làm gì nữa.
Nói tiếp về các chuyện xung quanh chuyến công tác bằng chuyên cơ của các cụ.
Đôi khi cũng để được việc mình cho nhanh nên khi chuyên cơ hạ cánh xuống mặt đất và bắt đầu dỡ hạ hành lý cho đoàn thì nhân viên của hãng này thường tranh thủ dỡ hàng của mình trước mà xếp cho hành lý của đoàn lấy sau (không hiểu sao mà đội bay và tiếp viên chỉ có vài người mà hàng hóa nhiều vậy?). Đây là việc làm thể hiện cung cách làm việc không chuyên nghiệp của hãng này, có lần đã ảnh hưởng tới tiến độ phối hợp chung của đoàn.
(nổi tiếng không kém với phát biểu: "bỏ điều 4 Hiến pháp là chúng ta tự sát")
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=156563
Còn chuyện hành lý gửi theo chuyên cơ cũng là chuyện đáng bàn. Trước lúc bay sang nước bạn thì khâu kiểm tra an ninh hàng hóa ở trong nước làm khá chặt chẽ. Thế nhưng khi sang bên kia rồi thì cũng bởi là đáp chuyên cơ, thế nên một chiếc máy bay mấy trăm chỗ ngồi mà chỉ chở có mấy chục con người kèm theo mấy chục vali bỗng trở nên to lớn, rộng rãi không ngờ. Ngoài việc lãnh đạo hoặc cán bộ đi theo đoàn tha hồ mua hàng thồ về thì những người bên sứ quán cũng lấy đó làm cơ hội. Thế nên cán bộ, nhân viên sứ quán thường nhờ đoàn chuyển những kiện hàng về trong nước. Lý do hàng hóa không phải chịu thuế, thứ nữa là không phải tính cước, ai gửi được bao nhiêu thì gửi, hàng hóa đôi khi chỉ kiểm tra sơ sài khâu an ninh rồi sau đó cứ ào ào đưa lên, máy bay không lo quá tải mà rơi xuống Thái bình dương.
Cũng bởi hành lý gửi về quá nhiều, với lại mấy chú phục vụ đoàn thường làm ăn tắc trách, xuống sân bay lấy hành lý mình xong là biến lên xe cho nhanh, hành lý người sứ quán gửi lấy đủ hay không ít khi quan tâm. Thế nên, sau mỗi đợt chuyên cơ về nước thì bao giờ cũng xảy ra hiện tượng người nhà hoặc cán bộ của sứ quán lại sang hỏi tìm hành lý được gửi. May thì nhận đủ, rủi mà thiếu thì ráng chịu thôi. Âu cũng là cách thức làm ăn xưa nay của đội ngũ cán bộ nhà nước CHXHCN nó vậy.
Tiện thể nói thêm một chút về đội ngũ phục vụ cho các cụ. Phần lớn đã được vào làm việc ở nơi này thì đều phải có quan hệ đặc biệt hoặc dựa dẫm vào thế lực nào đó mới vào làm được. Bởi vậy không thuộc dạng tài giỏi xuất sắc thì cũng là diện con ông cháu cha, hoặc con nhà khá giả bố mẹ lo lót tiền của vào làm lấy cái tiếng với đời. Tiếc rằng, tài giỏi tới mấy mà vào đây làm việc thì cũng không tồn tại được lâu, vì nơi đây không phải là chỗ cho tài năng phát triển, muốn đi lên chỉ có cách cúi khom lưng hoặc bò, thế nên cuối cùng thì cũng chỉ còn sót lại toàn lũ con ông cháu cha cả. Hệ quả là làm việc thì ít mà phá phách thì nhiều, coi trời bằng vung và không coi ai ra gì, kể cả lãnh đạo trong mắt chúng thì cũng toàn diện nói một đằng mà làm một nẻo, không một chút giá trị cần phải tôn trọng. Cứ nghe những lời nói thật lòng của lũ đó trong lúc trà dư tửu hậu hay tại các quán xá lúc rượu bia đã ngà ngà thì hiểu. Kể ra thì cũng đúng thôi, bố mẹ thế nào thì sinh ra lũ con cháu như vậy. Cuối cùng thì các cụ cũng lại lãnh hậu quả của tụi nó. Còn nhớ một lần các bác lãnh đạo cấp cao được mấy chú này phục vụ, không hiểu có chú hứng chí kiểu gì mà bất chấp nội qui an toàn hàng không, cứ mặc sức làm theo ý muốn, bất chấp lời nhắc nhở cảnh báo của tiếp viên trên máy bay về việc cấm hút thuốc, thậm chí chú ấy còn thản nhiên nằm lăn trên sàn máy bay ở khoang cuối vì phê… rượu. Sau vụ này chú ấy đã chịu kỷ luật và suýt nữa đã bị đuổi khỏi cơ quan nếu không vì ông bố còn đang tại vị và có tầm ảnh hưởng lớn.
(Chủ tịch Hội đồng lú lẫn TW với câu nói: "kiên trì chủ nghĩa Mark Lê nhất định sẽ thành công")
http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ngocha/20081126/vnc.jpg
Tháp tùng các chuyến công du của tứ trụ, đặc biệt là Thủ tướng và Chủ tịch nước thì thường có đám quan chức và chủ tịch các tập đoàn doanh ngiệp nhà nước, hoặc các doanh nghiệp tư nhân lớn. Thế nhưng nhóm này cũng là điều đáng bàn. Xu hướng thứ nhất, hiện có 1 lớp doanh nhân sau nhiều năm làm ăn cấu kết với đám quan chức đã trở nên giàu có, lại chuyển sang tham gia vào bộ máy chính quyền, ứng cử các chức danh chính trị dân cử hoặc đề cử quan trọng như vào Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội, hoặc các chức danh lớn trong các cơ quan đầu não Chính phủ nhờ chạy chọt tiền bạc, vật chất. Dongsongxanh không kể ra thì chắc quí vị cũng biết những nhân vật này là ai rồi. Xu hướng thứ hai, Chủ tịch các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhà nước bỗng dưng một lúc nào đó lại xin thôi đảm nhiệm các vị trí này để xin chuyển sang một vị trí lãnh đạo nào đó trong các cơ quan Chính phủ hoặc ban Đảng. Quí vị tự lý giải điều này nhé. Không quá khó đâu. Chỉ xin gợi ý rằng có 2 mục đích, một là tiếp tục những mục tiêu, tham vọng cao hơn, ở địa vị lớn hơn, hai là tìm bãi đáp an toàn cho bản thân và tài sản tham nhũng bất minh bởi vỏ bọc chính trị bất khả xâm phạm.
Vậy là xã hội sẽ tiếp tục bị vận hành một cách méo mó và hỗn loạn, và sẽ bị thao túng và chi phối bởi đám bất lương này. Đây là một hiện tượng không mới, nhưng những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng
Trong các chuyến công du kiểu này, thường thì đám doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ các quan lớn một cách nhiệt thành kể cả chiều chuộng hết mực để đổi lại những lợi ích béo bở về sau.
Đó là kể chuyện các chuyến đi nước ngoài bằng chuyên cơ của lãnh đạo, thế còn đi công tác trong nước thì sao. Lãnh đạo của chúng ta đôi khi cũng thực hiện vài chuyến vi vu trên trời nhưng ở phạm vi nội địa, như thế thì không có tiêu chuẩn chuyên cơ, chỉ trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt thôi. Thế không gọi là chuyên cơ thì gọi là gì, nó sẽ được gọi là chuyên khoang. Nghĩa là sẽ được ưu tiên dành hẳn một khoang trên máy bay cho lãnh đạo và đám tùy tùng ngồi. Lão bách tính sẽ được sắp xếp để ngồi các khoang phía sau.
Đôi khi chúng ta thấy máy bay của Vietnam Airlines hay bị trễ giờ hoặc gặp phải những lời chỉ trích phàn nàn của hành khách rằng máy bay trễ chuyến mà không có thông báo lý do cụ thể. Xin quí vị hãy thông cảm cho ngành hàng không, bởi có khi là máy bay đang phải chờ lãnh đạo. Vì nếu lãnh đạo chưa tới thì làm sao máy bay tự tiện cất cánh “đúng giờ” được. Đừng trách mấy cô tiếp viên xinh xắn kẻo mang tiếng oan cho chúng em lắm đó.
Dongsongxanh
Kỳ sau: Chuyên xa của lãnh đạo và những câu chuyện liên quan
Sunday, May 31, 2009
SỰ KHÁC NHAU GIỮA DÂN CHỦ và TỰ DO
Sự khác nhau giữa Dân Chủ và Tự Do
Hà Sĩ Phu
28/05/2009 12:05 sáng
http://www.talawas.org/?p=4903
Hai khái niệm Tự do (Liberty) và Dân chủ (Democracy) xưa nay thường được hiểu là tương tự, hoặc ít ra thì cũng rất gần nhau, theo hướng giải phóng con người. Quả thực, trong các nước dân chủ phương Tây thì hai yếu tố ấy cũng bện chặt vào nhau để tạo nên một nền Dân chủ - Tự do (liberal democracy). Hầu hết chúng ta đều hiểu Dân chủ và Tự do là hai yếu tố biến thiên cùng chiều như một cặp bài trùng. Vì thế cũng không ai mổ xẻ tách bạch sự khác nhau giữa hai khái niệm ấy làm gì.
Song thực tiễn chính trị đã khiến cho hai từ Dân chủ và Tự do buộc phải được hiểu một cách chính xác hơn (nhưng vẫn cùng chiều), rồi thật bất ngờ, dưới bàn tay nhào nặn khéo léo của một số nhà chính trị ở một số quốc gia, Dân chủ và Tự do không bện chặt vào nhau nữa, chẳng những rời nhau ra mà có thể còn chống lại nhau. Từ đó hình thành và phát triển những hệ thống chính trị Dân chủ - nhưng không Tự do (illiberal democracy).
“Nhiều chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, thậm chí các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, lại càng bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và những tự do căn bản của người dân“.
Sự phát hiện điều nghịch lý và khái quát thành lý luận này của Fareed Zakaria, một nhà báo, nhà triết học chính trị với vốn sống chính trị phong phú, thuộc số những nhà trí thức hàng đầu có nhiều ảnh hưởng nhất hiện nay [1], theo tôi là một phát kiến rất lớn, mặc dù nhiều học giả của thế kỷ 18 và 19 cũng đã bắt đầu “nhìn thấy trong Dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho Tự do”.
Thật vậy, Dân chủ trước hết và chủ yếu được hiểu là quyền làm chủ của dân, là sự can dự của dân vào quá trình hình thành bộ máy cai trị. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, bộ máy cầm quyền do lá phiếu của người dân bầu ra, không ai áp đặt, chúng ta gọi quốc gia đó là dân chủ.
Còn Tự do, theo nghĩa truyền thống và thường được hiến định, là các quyền tự nhiên, bất khả nhượng nên còn gọi là Tự do hiến định (constitutional liberalism), nhằm bảo vệ tính độc lập tự chủ và nhân phẩm của con người trước những chèn ép về chính trị, xã hội, tôn giáo và những cái khác.
Nếu muốn coi Dân chủ cũng là biểu hiện của Tự do thì đó là Tự do chính trị, còn quyền Tự do hiến định chính là Tự do dân sự; một đằng tạo ra chính quyền, một đằng không ngừng chỉnh lý, khống chế chính quyền ấy. Vì Tự do là nền tảng, Dân chủ là thượng tầng nên quan hệ giữa Tự do và Dân chủ là quan hệ hầu như một chiều: Chủ nghĩa Tự do hiến định dẫn đến Dân chủ, nhưng Dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Gốc nào thì quả ấy, cho nên “Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị” (Zakaria).
Nếu vội vàng tạo lập Dân chủ nơi chính quyền trong khi chưa giành được những quyền tự do dân sự trong dân chúng thì đó là thứ Dân chủ không có gốc, nó dễ dàng trở thành phản bội.
Chúng ta vẫn thường nghĩ một cách đạo đức và đơn giản rằng: sự cảnh giác chỉ cần khi chính quyền đối lập với nhân dân, chứ khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. Xin thưa, Alexandr Lukashenko sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus một cách dân chủ với đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994, khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, thì chính nhà độc tài này đã tuyên bố “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân!“
Cũng đừng tưởng rằng khi người cầm quyền do dân bầu ra mà chống lại tự do của dân thì dân sẽ không bầu nữa. Trái lại có thể dân vẫn bầu, mà còn bầu với số phiếu cao nữa kia! Bởi nếu những quyền tự do hiến định không được thực hiện thì những thủ thuật để chiếm lòng dân, để tạo sức mạnh của số đông, để dân lại tiếp tục bầu là điều không khó khăn gì.
Đối với pháp trị, lòng tin dễ thành thuốc độc, bởi tinh thần căn bản của luật pháp là dựa trên sự nghi ngờ. Khi đã cố xây dựng lòng tin làm cẩm nang, làm tiên đề để điều hành xã hội thì luật pháp sẽ bị vận dụng méo mó, sẽ mất hiệu năng và đó là mầm mống bành trướng của quyền lực tuyệt đối.
Sau một diễn tiến Dân chủ thường tạo được lòng tin, nhưng lòng tin lại gây mất cảnh giác nơi dân chúng và là mảnh đất phát sinh lạm quyền, rồi sự lạm quyền sẽ quay lại chống Tự do. Con đường Dân chủ chống lại Tự do cứ khép một đường vòng như vậy. Đừng bao giờ quên rằng khi có quyền trong tay người ta có thể biến thành một người hoàn toàn khác. Chỉ trong một xã hội có Tự do dân sự vững chắc thì sự tha hoá của quyền lực mới được kiềm chế và đường vòng phản hồi chống dân chủ kia mới có khả năng ngăn chặn. Biết đặt sự nghi ngờ lên trước để xử lý thì lòng tin sẽ đến theo sau.
Bằng con mắt tinh tường và với một quan điểm lý luận có hệ thống, Zakaria đã điểm mặt những vùng địa lý chính trị, nơi nào có Dân chủ-Tự do điển hình, nơi nào tuy chưa thật dân chủ nhưng lại có Tự do, ngược lại nhiều nơi chưa có Tự do nhưng lại được xếp vào nước có Dân chủ…
Đặc biệt ông đã nhận ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu thế Dân chủ phi Tự do (illiberal democracy), như một lối thoát được ngụy trang rất khôn ngoan của những chính quyền cố giữ cho được sự cai trị độc đoán trước một trào lưu dân chủ toàn cầu không thể chống lại. Những chính quyền ở Peru, Palestin, Sierra Leon, Slovakia, Kazakstan, Kyrgystan, Pakistan, Belarus,… và những nhân vật chính trị như Boris Yeltsin, Alexandr Lukashenko, Alberto Fujimori, Carlos Menem,… là những ví dụ điển hình (khi ấy là năm 1997, sau này phải kể thêm Vladimir Putin). Theo Zakaria thì lúc ấy một nửa số các quốc gia đang dân chủ hoá lại là các chế độ Dân chủ phi tự do (illiberal democracy).
Trước sự trỗi dậy của xu thế có Dân chủ nhưng không có Tự do như thế, dân Việt Nam phải làm gì để khỏi sa vào?
Chính trị cũng như thị trường, chẳng qua cũng một Quy luật cung cầu chi phối cả. Có “cầu” ắt có “cung“, và thế nào cũng xuất hiện bọn “cung đểu” (bọn làm hàng giả), quy luật cạnh tranh sinh tồn vốn tiềm tàng tính “bất thiện” như thế. Nhân dân cần Dân chủ và Tự do ư? (và nghĩ rằng hai thứ đó giống nhau), thì sẽ có giới cầm quyền đứng ra nhận thoả mãn nhu cầu ấy. Nhưng đối với giới cầm quyền thì món hàng Dân chủ có “giá thành” rẻ hơn lại ít nguy hiểm hơn so với Tự do, nên họ cứ trưng cái nửa Dân chủ ra trước đã. Nếu dân là người tiêu dùng hồn nhiên, gặp kẻ tiếp thị có nghề là “bập” vào ngay. Thế là dân hoan nghênh, dân bầu ngay, tín nhiệm ngay, rất tự giác, rất dân chủ.
Nhưng như thế là “thượng đế” bị sa bẫy rồi, cái bẫy có tên là Dân chủ phi Tự do. Khi cái ghế quyền lực đã “đúc bê tông” thì số phận cái nửa Tự do kia sẽ thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải”!
Chỉ khi nào dân trí đã khôn, đã từng trải, mới biết “nắm đằng chuôi”, mới biết khước từ món “mì chính trị ăn liền” thường rất đậm đà màu sắc địa phương, mà đòi cho được quyền Tự do hiến định, tức Tự do dân sự như dân các nước văn minh được hưởng. Điều tưởng như rất bình dị này mới chính là sản phẩm quốc tế chất lượng cao, đã được lịch sử kiểm định. Người khôn ngoan không đòi ngay con cá mà cố giành lấy chiếc cần câu chính là như vậy.
Trong lúc tôi đang băn khoăn, thai nghén những ý tưởng về chủ đề này thì may mắn thay, cùng một lúc tôi được đọc hai tài liệu cùng của Fareed Zakaria: cuốn Tương lai của Tự do (The Future of Freedom) do trang mạng X-café dịch và đăng nhiều kỳ và bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) do Phạm Hồng Sơn dịch và Mai Thái Lĩnh hiệu đính (và được phép chính thức của tạp chí Foreign Affairs). Bài tiểu luận này viết năm 1997 chính là nòng cốt để tác giả phát triển thành cuốn The Future of Freedom năm 2003.
Với những độc giả không có nhu cầu tìm hiểu rộng và chi tiết, chỉ cần nắm được luận điểm chính và những ví dụ điển hình, tôi nghĩ đọc bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” là thích hợp, trong đó tác giả trình bày ý tưởng một cách ngắn gọn, súc tích và sắc xảo.
Xin chân thành cảm ơn cả hai dịch giả của hai tác phẩm nói trên.
Tháng 5-2009
© 2009 Hà Sĩ Phu
© 2009 talawas blog
---------------------
[1] Fareed Zakaria là một nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sinh năm 1964 tại thành phố Mumbai (tên cũ là Bombay) thuộc bang Maharashtra - Ấn Độ, trong một gia đình Hồi giáo. Cha ông là Rafiq Zakaria (1920-2005), một học giả Hồi giáo và là một chính trị gia của Đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress). Mẹ ông, Fatima Zakaria, đã có thời là biên tập viên của tuần báo Times of India (Thời báo Ấn độ). Sau khi học trung học tại Ấn Độ, Zakaria du học tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Cử nhân (B.A.) tại Đại học Yale và lấy bằng tiến sĩ chính trị học (Ph.D. in Political Science) tại Đại học Havard - nơi đây ông được hướng dẫn bởi các vị giáo sư chính trị học nổi tiếng như Samuel P. Huntington và Stanley Hoffmann. Ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 2001.
Sau khi tham gia một công trình nghiên cứu của Đại học Havard về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Zakaria trở thành biên tập viên điều hành (managing editor) của tạp chí Foreign Affairs (Các vấn đề đối ngoại) và giữ chức vụ này trong 7 năm (từ năm 1993 đến năm 2000). Tạp chí này là một tập san chuyên đề bàn về các quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, được phát hành hai tháng một lần bởi Hội đồng về Các Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations, CFR). Tháng 10 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm tổng biên tập (editor) của tạp chí Newsweek International (tức ấn bản quốc tế của tạp chí Newsweek). Với chức vụ này, ông chịu trách nhiệm trông nom các ấn bản tiếng Anh ở hải ngoại của tờ tạp chí nổi tiếng này, được phát hành khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông với trên 3 triệu ruỡi độc giả. Ngoài nhiệm vụ đó, ông còn thường xuyên viết bài cho các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, New Republic, v.v… Ông còn cộng tác với nhiều đài truyền hình nổi tiếng như PBS (2005-2007), ABC (2002-2007) và CNN (từ tháng 6 năm 2008). Không chỉ là nhà báo, Zakaria còn là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như: The Future of Freedom (Tương lai của Tự do, 2003) và The Post-American World (Thế giới hậu - Hoa Kỳ, 2008).
Năm 1999, tạp chí Esquire vinh danh ông là “một trong 21 nhân vật quan trọng của thế kỷ 21″. Năm 2007 ông được các tạp chí Foreign Policy và Prospect xếp vào danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu được nhiều người biết đến của thế giới. Tháng 1 năm 2009, tạp chí Forbes xếp Zakaria vào danh sách 25 nhà tự do (liberals) có ảnh hưởng nhất trong giới truyền thông Hoa Kỳ.
Bài báo “Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi-tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) công bố trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng 11 năm 1997 là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất của Zakaria.
(Tư liệu do nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh cung cấp.)
-------------------------------
Phản hồi
Nguyễn Đình Đăng nói:
28/05/2009 lúc 10:37 sáng
Dân Chủ là phương tiện, là cách để nhà nước đảm bảo Tự Do cho nhân dân. Tự Do là mục đích cuối cùng. Hiểu Dân Chủ = Tự Do có nghĩa là đã biến phương tiện thành mục đích vậy.
Thực sự mà nói một nhà nước cho dù được dân bầu, nhưng không đảm bảo các quyền tự do cao nhất của con người là Tự Do Biểu Hiện và Tự Do Ngôn Luận (bao gồm tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập đảng đối lập) thì chưa thể được coi là một nhà nước dân chủ vì chưa bảo đảm được Tự Do cho người dân. Nhà nước như vậy mới ở mức “do dân” (bầu lên) nhưng chưa “vì dân”.
Chính vì vậy mà nền Dân Chủ thực sự phải là Dân Chủ Tự Do (liberal democracy) trong đó Dân Chủ là phương tiện, Tự Do là mục đích.
Dưới đây là diễn từ về Bốn quyền Tự Do do Tổng thống Franklin D. Roosevelt đọc tại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 1/6/1941.
“Trong tương lai mà chúng ta cố gắng bảo đảm an toàn, chúng ta hướng tới một thế giới được xây dựng trên 4 quyền tự do cơ bản của con người.
Thứ nhất là tự do ngôn luận và biểu hiện - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ hai là tự do cho mỗi người được thờ phụng Chúa Trời theo cách của riêng mình - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ ba là tự do khỏi sự thiếu thốn - mà nói một cách phố thông có nghĩa là những điều kiện kinh tế để mỗi quốc gia bảo đảm cho các công dân của mình một cuộc sống hoà bình khoẻ mạnh - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ tư là tự do khỏi sự sợ hãi - mà theo cách diễn đạt toàn cầu có nghĩa là cắt giảm vũ khí trên toàn thế giới triệt để tới mức mà không quốc gia nào có thể có hành động xâm lược bất cứ láng giềng nào - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đó không phải là viễn cảnh xa vời ngàn năm. Đó là nền tảng rõ ràng cho một hình thức thế giới có thể đạt được trong thời đại và thế hệ của chúng ta. Một thế giới như vậy thực sự là một phản đề của cái gọi là trật tự mới của chính thể chuyên chế mà các nhà độc tài cố gắng tạo dựng bằng các vụ nổ bom.”
Bốn quyền tự do cơ bản này đã được ghi tường minh trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau này (1948) (Xem http://en.wikipedia.org/wiki/United_Nations_Declaration_of_Human_Rights).
Hà Sĩ Phu
28/05/2009 12:05 sáng
http://www.talawas.org/?p=4903
Hai khái niệm Tự do (Liberty) và Dân chủ (Democracy) xưa nay thường được hiểu là tương tự, hoặc ít ra thì cũng rất gần nhau, theo hướng giải phóng con người. Quả thực, trong các nước dân chủ phương Tây thì hai yếu tố ấy cũng bện chặt vào nhau để tạo nên một nền Dân chủ - Tự do (liberal democracy). Hầu hết chúng ta đều hiểu Dân chủ và Tự do là hai yếu tố biến thiên cùng chiều như một cặp bài trùng. Vì thế cũng không ai mổ xẻ tách bạch sự khác nhau giữa hai khái niệm ấy làm gì.
Song thực tiễn chính trị đã khiến cho hai từ Dân chủ và Tự do buộc phải được hiểu một cách chính xác hơn (nhưng vẫn cùng chiều), rồi thật bất ngờ, dưới bàn tay nhào nặn khéo léo của một số nhà chính trị ở một số quốc gia, Dân chủ và Tự do không bện chặt vào nhau nữa, chẳng những rời nhau ra mà có thể còn chống lại nhau. Từ đó hình thành và phát triển những hệ thống chính trị Dân chủ - nhưng không Tự do (illiberal democracy).
“Nhiều chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, thậm chí các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, lại càng bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và những tự do căn bản của người dân“.
Sự phát hiện điều nghịch lý và khái quát thành lý luận này của Fareed Zakaria, một nhà báo, nhà triết học chính trị với vốn sống chính trị phong phú, thuộc số những nhà trí thức hàng đầu có nhiều ảnh hưởng nhất hiện nay [1], theo tôi là một phát kiến rất lớn, mặc dù nhiều học giả của thế kỷ 18 và 19 cũng đã bắt đầu “nhìn thấy trong Dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho Tự do”.
Thật vậy, Dân chủ trước hết và chủ yếu được hiểu là quyền làm chủ của dân, là sự can dự của dân vào quá trình hình thành bộ máy cai trị. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, bộ máy cầm quyền do lá phiếu của người dân bầu ra, không ai áp đặt, chúng ta gọi quốc gia đó là dân chủ.
Còn Tự do, theo nghĩa truyền thống và thường được hiến định, là các quyền tự nhiên, bất khả nhượng nên còn gọi là Tự do hiến định (constitutional liberalism), nhằm bảo vệ tính độc lập tự chủ và nhân phẩm của con người trước những chèn ép về chính trị, xã hội, tôn giáo và những cái khác.
Nếu muốn coi Dân chủ cũng là biểu hiện của Tự do thì đó là Tự do chính trị, còn quyền Tự do hiến định chính là Tự do dân sự; một đằng tạo ra chính quyền, một đằng không ngừng chỉnh lý, khống chế chính quyền ấy. Vì Tự do là nền tảng, Dân chủ là thượng tầng nên quan hệ giữa Tự do và Dân chủ là quan hệ hầu như một chiều: Chủ nghĩa Tự do hiến định dẫn đến Dân chủ, nhưng Dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Gốc nào thì quả ấy, cho nên “Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị” (Zakaria).
Nếu vội vàng tạo lập Dân chủ nơi chính quyền trong khi chưa giành được những quyền tự do dân sự trong dân chúng thì đó là thứ Dân chủ không có gốc, nó dễ dàng trở thành phản bội.
Chúng ta vẫn thường nghĩ một cách đạo đức và đơn giản rằng: sự cảnh giác chỉ cần khi chính quyền đối lập với nhân dân, chứ khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. Xin thưa, Alexandr Lukashenko sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus một cách dân chủ với đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994, khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, thì chính nhà độc tài này đã tuyên bố “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân!“
Cũng đừng tưởng rằng khi người cầm quyền do dân bầu ra mà chống lại tự do của dân thì dân sẽ không bầu nữa. Trái lại có thể dân vẫn bầu, mà còn bầu với số phiếu cao nữa kia! Bởi nếu những quyền tự do hiến định không được thực hiện thì những thủ thuật để chiếm lòng dân, để tạo sức mạnh của số đông, để dân lại tiếp tục bầu là điều không khó khăn gì.
Đối với pháp trị, lòng tin dễ thành thuốc độc, bởi tinh thần căn bản của luật pháp là dựa trên sự nghi ngờ. Khi đã cố xây dựng lòng tin làm cẩm nang, làm tiên đề để điều hành xã hội thì luật pháp sẽ bị vận dụng méo mó, sẽ mất hiệu năng và đó là mầm mống bành trướng của quyền lực tuyệt đối.
Sau một diễn tiến Dân chủ thường tạo được lòng tin, nhưng lòng tin lại gây mất cảnh giác nơi dân chúng và là mảnh đất phát sinh lạm quyền, rồi sự lạm quyền sẽ quay lại chống Tự do. Con đường Dân chủ chống lại Tự do cứ khép một đường vòng như vậy. Đừng bao giờ quên rằng khi có quyền trong tay người ta có thể biến thành một người hoàn toàn khác. Chỉ trong một xã hội có Tự do dân sự vững chắc thì sự tha hoá của quyền lực mới được kiềm chế và đường vòng phản hồi chống dân chủ kia mới có khả năng ngăn chặn. Biết đặt sự nghi ngờ lên trước để xử lý thì lòng tin sẽ đến theo sau.
Bằng con mắt tinh tường và với một quan điểm lý luận có hệ thống, Zakaria đã điểm mặt những vùng địa lý chính trị, nơi nào có Dân chủ-Tự do điển hình, nơi nào tuy chưa thật dân chủ nhưng lại có Tự do, ngược lại nhiều nơi chưa có Tự do nhưng lại được xếp vào nước có Dân chủ…
Đặc biệt ông đã nhận ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu thế Dân chủ phi Tự do (illiberal democracy), như một lối thoát được ngụy trang rất khôn ngoan của những chính quyền cố giữ cho được sự cai trị độc đoán trước một trào lưu dân chủ toàn cầu không thể chống lại. Những chính quyền ở Peru, Palestin, Sierra Leon, Slovakia, Kazakstan, Kyrgystan, Pakistan, Belarus,… và những nhân vật chính trị như Boris Yeltsin, Alexandr Lukashenko, Alberto Fujimori, Carlos Menem,… là những ví dụ điển hình (khi ấy là năm 1997, sau này phải kể thêm Vladimir Putin). Theo Zakaria thì lúc ấy một nửa số các quốc gia đang dân chủ hoá lại là các chế độ Dân chủ phi tự do (illiberal democracy).
Trước sự trỗi dậy của xu thế có Dân chủ nhưng không có Tự do như thế, dân Việt Nam phải làm gì để khỏi sa vào?
Chính trị cũng như thị trường, chẳng qua cũng một Quy luật cung cầu chi phối cả. Có “cầu” ắt có “cung“, và thế nào cũng xuất hiện bọn “cung đểu” (bọn làm hàng giả), quy luật cạnh tranh sinh tồn vốn tiềm tàng tính “bất thiện” như thế. Nhân dân cần Dân chủ và Tự do ư? (và nghĩ rằng hai thứ đó giống nhau), thì sẽ có giới cầm quyền đứng ra nhận thoả mãn nhu cầu ấy. Nhưng đối với giới cầm quyền thì món hàng Dân chủ có “giá thành” rẻ hơn lại ít nguy hiểm hơn so với Tự do, nên họ cứ trưng cái nửa Dân chủ ra trước đã. Nếu dân là người tiêu dùng hồn nhiên, gặp kẻ tiếp thị có nghề là “bập” vào ngay. Thế là dân hoan nghênh, dân bầu ngay, tín nhiệm ngay, rất tự giác, rất dân chủ.
Nhưng như thế là “thượng đế” bị sa bẫy rồi, cái bẫy có tên là Dân chủ phi Tự do. Khi cái ghế quyền lực đã “đúc bê tông” thì số phận cái nửa Tự do kia sẽ thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải”!
Chỉ khi nào dân trí đã khôn, đã từng trải, mới biết “nắm đằng chuôi”, mới biết khước từ món “mì chính trị ăn liền” thường rất đậm đà màu sắc địa phương, mà đòi cho được quyền Tự do hiến định, tức Tự do dân sự như dân các nước văn minh được hưởng. Điều tưởng như rất bình dị này mới chính là sản phẩm quốc tế chất lượng cao, đã được lịch sử kiểm định. Người khôn ngoan không đòi ngay con cá mà cố giành lấy chiếc cần câu chính là như vậy.
Trong lúc tôi đang băn khoăn, thai nghén những ý tưởng về chủ đề này thì may mắn thay, cùng một lúc tôi được đọc hai tài liệu cùng của Fareed Zakaria: cuốn Tương lai của Tự do (The Future of Freedom) do trang mạng X-café dịch và đăng nhiều kỳ và bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) do Phạm Hồng Sơn dịch và Mai Thái Lĩnh hiệu đính (và được phép chính thức của tạp chí Foreign Affairs). Bài tiểu luận này viết năm 1997 chính là nòng cốt để tác giả phát triển thành cuốn The Future of Freedom năm 2003.
Với những độc giả không có nhu cầu tìm hiểu rộng và chi tiết, chỉ cần nắm được luận điểm chính và những ví dụ điển hình, tôi nghĩ đọc bài tiểu luận “Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do” là thích hợp, trong đó tác giả trình bày ý tưởng một cách ngắn gọn, súc tích và sắc xảo.
Xin chân thành cảm ơn cả hai dịch giả của hai tác phẩm nói trên.
Tháng 5-2009
© 2009 Hà Sĩ Phu
© 2009 talawas blog
---------------------
[1] Fareed Zakaria là một nhà báo Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sinh năm 1964 tại thành phố Mumbai (tên cũ là Bombay) thuộc bang Maharashtra - Ấn Độ, trong một gia đình Hồi giáo. Cha ông là Rafiq Zakaria (1920-2005), một học giả Hồi giáo và là một chính trị gia của Đảng Quốc Đại Ấn Độ (Indian National Congress). Mẹ ông, Fatima Zakaria, đã có thời là biên tập viên của tuần báo Times of India (Thời báo Ấn độ). Sau khi học trung học tại Ấn Độ, Zakaria du học tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Cử nhân (B.A.) tại Đại học Yale và lấy bằng tiến sĩ chính trị học (Ph.D. in Political Science) tại Đại học Havard - nơi đây ông được hướng dẫn bởi các vị giáo sư chính trị học nổi tiếng như Samuel P. Huntington và Stanley Hoffmann. Ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 2001.
Sau khi tham gia một công trình nghiên cứu của Đại học Havard về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Zakaria trở thành biên tập viên điều hành (managing editor) của tạp chí Foreign Affairs (Các vấn đề đối ngoại) và giữ chức vụ này trong 7 năm (từ năm 1993 đến năm 2000). Tạp chí này là một tập san chuyên đề bàn về các quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, được phát hành hai tháng một lần bởi Hội đồng về Các Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations, CFR). Tháng 10 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm tổng biên tập (editor) của tạp chí Newsweek International (tức ấn bản quốc tế của tạp chí Newsweek). Với chức vụ này, ông chịu trách nhiệm trông nom các ấn bản tiếng Anh ở hải ngoại của tờ tạp chí nổi tiếng này, được phát hành khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông với trên 3 triệu ruỡi độc giả. Ngoài nhiệm vụ đó, ông còn thường xuyên viết bài cho các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, New Republic, v.v… Ông còn cộng tác với nhiều đài truyền hình nổi tiếng như PBS (2005-2007), ABC (2002-2007) và CNN (từ tháng 6 năm 2008). Không chỉ là nhà báo, Zakaria còn là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như: The Future of Freedom (Tương lai của Tự do, 2003) và The Post-American World (Thế giới hậu - Hoa Kỳ, 2008).
Năm 1999, tạp chí Esquire vinh danh ông là “một trong 21 nhân vật quan trọng của thế kỷ 21″. Năm 2007 ông được các tạp chí Foreign Policy và Prospect xếp vào danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu được nhiều người biết đến của thế giới. Tháng 1 năm 2009, tạp chí Forbes xếp Zakaria vào danh sách 25 nhà tự do (liberals) có ảnh hưởng nhất trong giới truyền thông Hoa Kỳ.
Bài báo “Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi-tự do” (The Rise of Illiberal Democracy) công bố trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng 11 năm 1997 là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất của Zakaria.
(Tư liệu do nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh cung cấp.)
-------------------------------
Phản hồi
Nguyễn Đình Đăng nói:
28/05/2009 lúc 10:37 sáng
Dân Chủ là phương tiện, là cách để nhà nước đảm bảo Tự Do cho nhân dân. Tự Do là mục đích cuối cùng. Hiểu Dân Chủ = Tự Do có nghĩa là đã biến phương tiện thành mục đích vậy.
Thực sự mà nói một nhà nước cho dù được dân bầu, nhưng không đảm bảo các quyền tự do cao nhất của con người là Tự Do Biểu Hiện và Tự Do Ngôn Luận (bao gồm tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập đảng đối lập) thì chưa thể được coi là một nhà nước dân chủ vì chưa bảo đảm được Tự Do cho người dân. Nhà nước như vậy mới ở mức “do dân” (bầu lên) nhưng chưa “vì dân”.
Chính vì vậy mà nền Dân Chủ thực sự phải là Dân Chủ Tự Do (liberal democracy) trong đó Dân Chủ là phương tiện, Tự Do là mục đích.
Dưới đây là diễn từ về Bốn quyền Tự Do do Tổng thống Franklin D. Roosevelt đọc tại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 1/6/1941.
“Trong tương lai mà chúng ta cố gắng bảo đảm an toàn, chúng ta hướng tới một thế giới được xây dựng trên 4 quyền tự do cơ bản của con người.
Thứ nhất là tự do ngôn luận và biểu hiện - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ hai là tự do cho mỗi người được thờ phụng Chúa Trời theo cách của riêng mình - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ ba là tự do khỏi sự thiếu thốn - mà nói một cách phố thông có nghĩa là những điều kiện kinh tế để mỗi quốc gia bảo đảm cho các công dân của mình một cuộc sống hoà bình khoẻ mạnh - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thứ tư là tự do khỏi sự sợ hãi - mà theo cách diễn đạt toàn cầu có nghĩa là cắt giảm vũ khí trên toàn thế giới triệt để tới mức mà không quốc gia nào có thể có hành động xâm lược bất cứ láng giềng nào - ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đó không phải là viễn cảnh xa vời ngàn năm. Đó là nền tảng rõ ràng cho một hình thức thế giới có thể đạt được trong thời đại và thế hệ của chúng ta. Một thế giới như vậy thực sự là một phản đề của cái gọi là trật tự mới của chính thể chuyên chế mà các nhà độc tài cố gắng tạo dựng bằng các vụ nổ bom.”
Bốn quyền tự do cơ bản này đã được ghi tường minh trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau này (1948) (Xem http://en.wikipedia.org/wiki/United_Nations_Declaration_of_Human_Rights).
SỰ TRỖI DẬY CỦA CÁC CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ PHI TỰ DO (1)
Sự trỗi dậy của các chế độ dân chủ phi tự do (1)
Fareed Zakaria
“The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997
http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Người dịch: Phạm Hồng Sơn (với sự cho phép của tạp chí Foreign Affairs)
Người hiệu đính và chú thích: Mai Thái Lĩnh
28/05/2009 12:10 sáng
http://www.talawas.org/?p=357
Làn sóng sắp tới
Nhà ngoại giao người Mỹ Richard Holbrooke trằn trọc suốt đêm trước ngày bầu cử tại Bosnia vào tháng Chín năm 1996, cuộc bầu cử nhằm khôi phục lại đời sống dân sự cho đất nước bị tàn phá do xung đột. “Cứ giả thiết rằng cuộc bầu cử là tự do và công bằng,” ông ta nghĩ, “và những người được bầu lại là những người có tư tưởng phân biệt chủng tộc, phát-xít hoặc ly khai - những người đang công khai chống lại tiến trình hòa bình và tái hòa nhập”. Đó thực sự là một tình thế tiến thoái lưỡng nan không chỉ đối với Liên bang Nam Tư cũ mà còn là tình trạng đang trở nên phổ biến trên thế giới. Các chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, nhất là các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, thường bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và tự do căn bản của người dân. Từ chính quyền tại Peru đến các cơ quan quyền lực của Palestine, từ chính quyền ở Sierra Leone, Pakistan đến Slovakia hay Philippines, chúng ta đều thấy sự trỗi dậy của một hiện tượng đáng lo ngại trong đời sống quốc tế. Đó là sự trỗi dậy của chế độ Dân chủ phi Tự do.
Rất khó để nhận ra vấn đề này, vì suốt gần một thế kỷ qua tại phương Tây, dân chủ thường được hiểu là dân chủ tự do - một hệ thống chính trị được xác định không chỉ bằng thiết chế bầu cử tự do và công bằng, mà còn bằng chế độ pháp trị (rule of law), sự chia tách quyền lực và thiết chế bảo vệ các tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo và tự do sở hữu tài sản. Trên thực tế, tập hợp các quyền tự do vừa kể - chúng ta có thể gọi chúng bằng thuật ngữ “chủ nghĩa tự do hiến định” (constitutional liberalism), về lý thuyết là khác và về lịch sử là tách biệt với từ dân chủ. Như nhà chính trị học, Philippe Schmitter, đã chỉ rõ:”Chủ nghĩa tự do, với tư cách là một quan niệm về tự do chính trị hay một học thuyết kinh tế, có thể đã trùng hợp với sự trỗi dậy của dân chủ. Nhưng nó (chủ nghĩa tự do -ND) chưa bao giờ được gắn một cách bất biến hay rõ ràng với việc thực hành dân chủ.” Hiện nay, hai thành tố đó của nền dân chủ tự do (liberal democracy), được bện chặt với nhau trong các hệ thống chính trị phương Tây, lại đang tự lan truyền sang phần còn lại của thế giới một cách riêng rẽ. Dân chủ đúng là đang nở rộ. Nhưng chủ nghĩa tự do hiến định thì không.
118 trong tổng số 198 quốc gia trên toàn thế giới hiện nay đã trở thành dân chủ, bao gồm một đa số của cư dân toàn thế giới (chính xác là chiếm 54,8%), là một phát triển rộng lớn trong một thập niên đã qua. Với sự thành công như thế, lẽ ra người ta có thể đã háo hức trông đợi các chính trị gia và trí thức phương Tây sẽ còn tiến một bước xa hơn cả E.M.Forster[1] và nhiệt liệt ăn mừng cho dân chủ. Nhưng thay vì thế, thế giới lại đang lo lắng hơn cho sự gia tăng nhanh các cuộc bầu cử đa đảng, đang diễn ra tại khắp nam-trung Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, có thể vì những gì đã xảy ra sau các cuộc bầu cử đó. Những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Boris Yeltsin[2] tại Nga, Carlos Menem[3] tại Argentina đang phớt lờ cả quốc hội và đang cai trị bằng các sắc lệnh tổng thống - những hành vi đang gây xói mòn các thiết chế hiến định. Trong khi đó, quốc hội Iran - đã được bầu ra một cách tự do hơn hầu hết các quốc gia khác tại Trung Đông, lại đang áp đặt các biện pháp khắc nghiệt đối với ngôn luận, hội họp và thậm chí cả về trang phục, làm giảm đi sự tự do vốn đã rất ít ỏi của đất nước này. Chính phủ tuyển cử tại Ethiopia lại đang dùng lực lượng an ninh để đối xử với nhà báo và các đối thủ chính trị, gây ra những tổn hại thường xuyên cho quyền con người và cả tính mạng con người.
Theo lẽ tự nhiên, hiện đang có một “phổ chính trị”[4] của thể chế dân chủ phi tự do, bắt đầu từ những loại ít hà khắc nhất như Argentina cho tới các loại gần-như-bạo-quyền (near-tyrannies) như Kazakstan và Belarus, và ở giữa là các nước như Romania hay Bangladesh. Phần lớn trong “phổ” này, các cuộc bầu cử đều ít khi được tự do và công bằng như tại phương Tây hiện nay, nhưng chúng đều phản ánh một hiện thực là dân chúng đã tham gia vào sinh hoạt chính trị và ủng hộ những người đắc cử. Các ví dụ cho hiện thực này không phải là cá biệt hay phi điển hình. Cuộc điều tra của Freedom House thực hiện năm 1996-1997 phản ánh qua báo cáo “Tự do trên Thế giới” (Freedom in the World)[5], đã xếp hạng riêng hai loại tự do chính trị và tự do dân sự, hai yếu tố gần tương đương với hai khái niệm dân chủ và tự do hiến định. Trong số các quốc gia nằm giữa thể chế độc tài cứng ngắc và thể chế dân chủ trưởng thành, có 50% thực hiện tự do chính trị tốt hơn tự do dân sự. Nói một cách khác, một nửa số các quốc gia đang dân chủ hóa hiện nay là các chế độ dân chủ phi tự do (illiberal democracies)[6].
Đúng là thể chế dân chủ phi tự do đang phát triển. Cách đây 7 năm chỉ có 22% các quốc gia đang dân chủ hóa có thể được xếp vào loại này, và chỉ hai năm sau đó, chỉ số này đã tăng lên tới 35%. Đến hôm nay, chỉ có một vài nền dân chủ phi tự do đã chuyển được sang dân chủ tự do, số còn lại thì đang chuyển sang xu hướng phi tự do tăng cường. Dù đã thoát xa khỏi giai đọan tạm thời hay quá độ, nhưng dường như phần lớn các quốc gia đó đang chuyển thành một dạng chính quyền pha trộn giữa một mức độ đáng kể về dân chủ với một mức độ đáng kể về chủ nghĩa phi tự do. Chính vì các quốc gia trên khắp thế giới hiện nay đã trở nên sung túc với nhiều biến thể của chủ nghĩa tư bản, nên chúng cũng có thể chấp nhận dễ dàng và duy trì nhiều dạng thức dân chủ khác nhau. Nền dân chủ tự do phương Tây có thể đang chứng tỏ không phải là đích đến cuối cùng trên con đường dân chủ, nhưng đúng là một trong nhiều lối thoát có thể có[7].
Dân chủ và Tự do
Từ thời Herodotus[8] cho đến nay, dân chủ luôn có nghĩa, đầu tiên và trước hết, là sự cai trị của dân. Quan niệm này về dân chủ - với ý nghĩa là một qui trình để chọn lựa ra chính quyền, đã được nhiều học giả nói rõ, từ Alexis de Tocqueville[9] đến Joseph Schumpeter[10], Robert Dahl[11], vẫn được các nhà xã hội học hiện nay sử dụng một cách rộng rãi.
Trong tác phẩm Làn Sóng Thứ Ba (The Third Wave), Samuel P. Huntington đã lý giải tại sao:
Bầu cử, với đặc tính mở rộng, tự do và công bằng, là cốt lõi của dân chủ, một điều kiện thiết yếu không thể thiếu. Song, các chính quyền được tạo ra bởi các cuộc bầu cử có thể không hiệu suất[12], đồi bại, thiển cận, vô trách nhiệm, bị chế ngự bởi những lợi ích riêng và không có khả năng chấp nhận các chính sách theo đòi hỏi của lợi ích công. Những phẩm chất xấu vừa kể tạo nên một chính quyền không mong muốn, nhưng chúng lại không làm cho các chính quyền đó trở thành thiếu dân chủ. Dân chủ là một phẩm hạnh công, nhưng không phải là độc nhất. Và mối quan hệ giữa dân chủ với các phẩm hạnh công và các tật xấu khác của xã hội, chỉ có thể nhận biết được nếu dân chủ được phân biệt rõ ràng với các đặc trưng khác của hệ thống chính trị.
Định nghĩa vừa nói về dân chủ cũng phù hợp với nhận thức phổ thông về thuật ngữ này. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, chúng ta sẽ gọi quốc gia đó là dân chủ. Khi tỷ lệ dân chúng tham gia vào chính trị tăng lên, ví dụ khi phụ nữ được thừa nhận quyền bầu cử, chúng ta sẽ coi đó là dấu hiệu của gia tăng dân chủ. Đương nhiên, một cuộc bầu cử phải có tính mở và công bằng và điều này đòi hỏi phải có sự bảo vệ ở một mức độ nào đó đối với quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Tuy nhiên, chỉ khi vượt qua được định nghĩa tối thiểu này và chỉ xếp một quốc gia vào dân chủ khi quốc gia đó đảm bảo được một danh mục đầy đủ, toàn diện về các quyền xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo; từ “dân chủ”, lúc đó, mới trở thành một danh hiệu nhằm tôn vinh hơn là một phạm trù để mô tả. Sau cùng, Thụy Điển có một hệ thống kinh tế mà nhiều người cho là cắt xén các quyền sở hữu cá nhân, nước Pháp cho đến gần đây vẫn còn độc quyền nhà nước về truyền hình, và nước Anh có một tôn giáo được công nhận chính thức[13]. Nhưng tất cả các quốc gia đó đều là những nền dân chủ rõ ràng và có thể nhận dạng. Do vậy, nếu nhận định một cách chủ quan, cho rằng có dân chủ là có “một chính quyền tốt” (a good government), thì định nghĩa này sẽ làm cho khái niệm “dân chủ” trở thành vô dụng[14].
Mặt khác, chủ nghĩa tự do hiến định không liên quan đến các thủ tục để chọn ra chính quyền, mà đúng hơn là nói đến các mục tiêu của chính quyền. Nó (chủ nghĩa tự do hiến định-ND) dựa trên truyền thống lâu đời của các nước phương Tây luôn tìm cách bảo vệ tính tự trị của cá nhân và phẩm giá con người chống lại sự áp bức có thể đến từ bất cứ nguồn gốc nào - nhà nước, giáo hội hay xã hội. Thuật ngữ này hàm chứa hai ý niệm đã được bện chặt với nhau. Ý niệm Tự do được rút ra từ xu hướng triết học nhấn mạnh tự do cá nhân[15], khởi đầu từ các triết gia Hy lạp. Ý niệm Hiến định dựa vào truyền thống pháp trị (rule of law), khởi đầu từ những người La Mã. Chủ nghĩa tự do hiến định (constitutional liberalism) đã phát triển tại Tây Âu và nước Mỹ với ý nghĩa là phương tiện bảo vệ cho quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân. Nhằm đảm bảo an toàn cho các quyền đó, chủ nghĩa tự do hiến định nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát đối với quyền lực của mỗi ngành trong chính quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, các thẩm phán và tòa án không thiên vị, và sự tách rời giữa nhà nước và giáo hội. Những nhân vật đại diện kinh điển cho trường phái này có nhà thơ John Milton[16], luật gia William Blackstone[17]; các chính trị gia như Thomas Jefferson[18], James Madison[19], và các triết gia như Thomas Hobbes[20], John Locke[21], Adam Smith[22], Nam tước Montesquieu[23], John Stuart Mill[24] và Isaiah Berlin[25]. Hầu như tất cả các biến thể của chủ nghĩa tự do hiến định đều công nhận rằng con người có những quyền tự nhiên (hay “không thể chuyển nhượng”) và rằng chính quyền phải chấp nhận một đạo luật cơ bản, nhằm hạn chế chính quyền lực của nó, và bảo toàn các quyền tự nhiên đó. Vì lẽ đó, năm 1215 tại Runnymede, các quý tộc của nước Anh đã buộc nhà vua phải tuân thủ một số luật về đất đai đã ổn định và dựa trên tập quán lâu đời. Tại các thuộc địa ở châu Mỹ, những điều luật như thế cũng đều được tuyên bố rõ ràng và vào năm 1638 thị trấn Hartford đã thông qua một hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử hiện đại. Trong những năm 1970, các quốc gia phương Tây đã điển pháp hóa các chuẩn mực ứng xử cho các chế độ trên toàn thế giới. Magna Carta[26], Các quy định cơ bản Connecticut[27], Hiến pháp Hoa Kỳ và Tuyên bố chung tại Helsinki (Helsinki Final Act)[28] đều là những biểu hiện của chủ nghĩa tự do hiến định.
Đường tới nền Dân chủ Tự do
Kể từ năm 1945 đa phần các chính quyền tại phương Tây đều thể hiện cả hai yếu tố dân chủ và chủ nghĩa tự do hiến định. Vì vậy thật khó hình dung được hai yếu tố đó lại có thể tách biệt nhau: dưới dạng dân chủ phi tự do (illiberal democracy) hay dạng độc đoán tự do (liberal autocracy). Trên thực tế thì cả hai hình thức đó đã từng hiện hữu trong quá khứ và vẫn tồn tại đến ngày nay. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn các quốc gia Tây Âu vẫn chỉ là các chế độ độc đoán tự do hoặc khá nhất là nửa-dân chủ (semi-democracy). Quyền bầu cử lúc đó vẫn bị hạn chế chặt chẽ, cơ quan lập pháp do tuyển cử chỉ có chút ít quyền hạn. Vào năm 1830, nước Anh, ở một mức độ nào đó là nước dân chủ nhất ở châu Âu lúc đó, cũng chỉ cho phép 2% dân số đi bầu một viện của Nghị viện, sau đó tăng lên 7% vào sau năm 1867 và đạt được khoảng 40% vào những năm 1880. Chỉ đến cuối những năm 1940, phần lớn các quốc gia phương Tây mới trở thành các nền dân chủ có “đủ lông, đủ cánh”, với hệ thống bầu cử phổ thông cho tất cả người thành niên. Nhưng, 100 năm trước đó, quãng cuối những năm 1840, phần lớn các quốc gia đó đều đã thừa nhận các thành tố quan trọng của chủ nghĩa tự do hiến định: nguyên tắc pháp trị, quyền sở hữu tài sản tư nhân và với mức độ ngày càng tăng, công nhận sự chia tách giữa các quyền lực, cũng như các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp. Trong phần lớn lịch sử hiện đại, cái làm thành đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị.
Lịch sử hiện đại của các quốc gia Đông Á cũng đang đi theo lộ trình phương Tây. Sau giai đoạn ngắn ngủi ve vãn chế độ dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các chế độ tại Đông Á đều chuyển thành độc đoán. Rồi dần dần chuyển từ độc đoán sang độc đoán tự do hóa và, đối với một số trường hợp, chuyển tiếp sang nửa-dân chủ tự do hóa[29]. Đa phần các chế độ tại Đông Á hiện tại vẫn chỉ là nửa-dân chủ, với những lãnh đạo kiểu gia trưởng hoặc với hệ thống độc đảng chỉ tiến hành các cuộc bầu cử nhằm tạo bộ mặt hợp pháp cho quyền lực chứ không phải là tranh cử thực sự. Tuy nhiên, các chế độ này đã chấp nhận cho các công dân một không gian rộng hơn về các quyền kinh tế, dân sự, tôn giáo và các quyền chính trị có giới hạn. Giống như tại phương Tây, quá trình tự do hóa tại Đông Á cũng bao gồm tự do hóa về kinh tế - yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cả tăng trưởng kinh tế lẫn dân chủ tự do. Lịch sử đã cho thấy các yếu tố có quan hệ mật thiết nhất với một nền dân chủ tự do trưởng thành là: kinh tế tư nhân (chủ nghĩa tư bản), một giai cấp tư sản và một chỉ số cao về tổng sản phẩm quốc dân (GNP:gross national product) tính theo đầu người. Tình hình hiện nay tại Đông Á, cũng gần giống như các chính phủ phương Tây vào khoảng năm 1900, là sự pha trộn giữa dân chủ, tự do, tư bản, độc quyền chính trị và tham nhũng.
Chúng ta đã thấy chủ nghĩa tự do hiến định đã dẫn đến dân chủ, nhưng dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Tương phản với các con đường của phương Tây và Đông Á, trong vòng hai thập niên qua tại Mỹ Latinh, châu Phi và một số nơi khác ở châu Á, các chính thể độc tài với một chút ít nền móng của chủ nghĩa tự do hiến định đã mở đường cho dân chủ. Nhưng kết quả vẫn không đáng khích lệ. Ở bán cầu phía tây, không tính đến Cuba, với tất cả các cuộc bầu cử được tiến hành ở tất cả các nước, một nghiên cứu của học giả Larry Diamond năm 1993 đã cho thấy 10 trong số 22 quốc gia quan trọng tại Châu Mỹ La tinh “đã có mức độ xâm phạm nhân quyền không tương thích với sự củng cố chế độ dân chủ (tự do)”[30]. Tại châu Phi, quá trình dân chủ hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh đặc biệt. Chỉ trong 6 tháng của năm 1990, rất nhiều các quốc gia dùng tiếng Pháp đã bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đa đảng. Nhưng cho dù phần lớn các quốc gia cận Sahara (gồm 45 quốc gia), từ năm 1991, đã tổ chức bầu cử (riêng năm 1996 đã có 18 cuộc bầu cử), đã có sự thụt lùi về tự do tại nhiều nước. Một trong những nhà quan sát cẩn trọng nhất về làn sóng dân chủ hóa tại châu Phi là Michael Chege đã rút ra một bài học là lục địa này “đã quá nhấn mạnh vào các cuộc bầu cử đa đảng…và một cách tương ứng đã sao nhãng những nguyên tắc cơ bản của cách lãnh đạo quốc gia theo kiểu tự do.” Tại Trung Á, các cuộc bầu cử khá tự do, như tại Kyrgyzstan và Kazakstan, đã tạo ra các bộ máy hành pháp mạnh, và các cơ quan lập pháp và tư pháp yếu ớt và chỉ có một chút tự do về dân sự và kinh tế. Còn trong thế giới Hồi giáo, từ cơ quan quyền lực của Palestine cho tới Iran, Pakistan, dân chủ hóa đều đưa đến sự gia tăng vai trò của chính trị thần quyền, gây xói mòn truyền thống của chủ nghĩa thế tục và tính khoan dung đã được định hình từ lâu. Tại nhiều quốc gia Hồi giáo như Tunisia, Morocco, Ai-Cập và một số quốc gia vùng Vịnh sẽ có những cuộc bầu cử vào nay mai, nhưng có một điều gần như chắc chắn là các chính quyền sau các cuộc bầu cử đó sẽ thiếu tính tự do hơn các chính quyền hiện nay.
Nhưng mặt khác, nhiều nước Trung Âu đã chuyển đổi thành công từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ tự do bằng cách trải qua một quá trình tự do hóa mà không có dân chủ giống như các nước châu Âu khác đã làm trong thế kỷ 19. Thực vậy, đế quốc Áo-Hung, mà hầu hết các nước Trung Âu lúc đó trực thuộc, đã từng là một chế độ độc đoán tự do (liberal autocracy) cổ điển. Thậm chí ở ngoài châu Âu, nhà chính trị học Myron Weiner đã phát hiện ra một liên hệ đáng ngạc nhiên giữa chế độ hiến định trong quá khứ với chế độ dân chủ tự do hiện tại. Ông chỉ ra rằng, cho đến năm 1983, “tất cả các quốc gia độc lập trong Thế giới thứ Ba, nổi lên từ chế độ thuộc địa sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, với ít nhất một triệu dân (cùng với hầu hết các thuộc địa nhỏ hơn) và có một kinh nghiệm dân chủ liên tục, đều là cựu thuộc địa Anh quốc.”[31] Cách cai trị của người Anh thời thuộc địa không phải là dân chủ (chế độ thực dân theo định nghĩa là chế độ phi dân chủ) nhưng là chế độ theo chủ nghĩa tự do hiến định. Di sản của chế độ thực dân Anh về pháp luật và quản trị hành chính đã chứng tỏ có ích hơn chính sách của Pháp trao quyền bầu cử cho một số dân chúng tại thuộc địa.
Như vậy chế độ chuyên chế tự do có thể đã có mặt trong quá khứ, nhưng ai có thể hình dung được là nó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay? Mãi cho đến gần đây thôi, vẫn có một chế độ điển hình như thế, nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, phát triển ngay cạnh lục địa châu Á - đó là Hồng Công. Trong suốt 156 năm, tới tận ngày 01 tháng 07 năm 1997, Hồng Công được đặt dưới sự cai trị của Nữ Hoàng Anh, thông qua một Toàn quyền được bổ nhiệm. Tới năm 1991, Hồng Công chưa bao giờ tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử có ý nghĩa nào, nhưng chính quyền của nó luôn là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa tự do hiến định: bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, điều hành một hệ thống tòa án và một bộ máy hành chính công bằng. Bài xã luận ngày 08 tháng 09 năm 1997 trên tờ Washington Post đã giật một tít buồn bã “Đang giải thể chế độ dân chủ Hồng Công.” Nhưng thực tế, Hồng Công có quá ít dân chủ đáng giá để giải thể. Cái mà nó có chỉ là một khung rõ ràng cho các quyền công dân và pháp luật. Các đảo quốc nhỏ có thể không đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong thế giới hôm nay, nhưng chúng có thể giúp cho người ta lượng định được tương quan về giá trị tương đối giữa chế độ dân chủ và chế độ tự do hiến định. Ví dụ, khi bạn cần lựa chọn nơi để sống giữa Haiti - một chế độ dân chủ phi - tự do và Antigua - một chế độ nửa-dân chủ tự do. Sự lựa chọn của bạn chắc sẽ không phải dựa vào yếu tố thời tiết, là cái đều dễ chịu ở cả hai nơi, mà phải dựa vào không khí chính trị, là cái mà ở hai nơi không giống nhau [32].
-----------------------------------
Nguyên tác: Fareed Zakaria, “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997: http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Ngoài những chú thích của người hiệu đính, các chú thích của chính tác giả đều có ghi chữ (F.Z.)
(Còn 2 kì)
----------------------------------------
[1] Edward Morgan Forster (1879 - 1970), nhà văn Anh. Trong tiểu luận «Tôi tin tưởng vào điều gì?» (What I believe?) viết vào năm 1939 , Forster hoan nghênh dân chủ vì hai lý do : (1) Dân chủ coi trọng cá nhân (ít nhất là so với các chế độ độc đoán) và (2) Chế độ dân chủ cho phép phê bình. Do đó, ông kêu gọi « hai lần hoan hô dân chủ », nhưng lập luận rằng lần thứ ba là không cần thiết. Hai lần hoan hô dân chủ (Two Cheers for Democracy) cũng là nhan đề của tuyển tập xuất bản vào năm 1951, có đăng bài tiểu luận nói trên.
[2] Boris Yeltsin (1931 - 2007): là thành viên của Bộ chính trị Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1986, ông bị buộc phải từ bỏ chức vụ bí thư thủ đô Moscow vào năm 1987 và sau đó rời khỏi Bộ chính trị. Tháng 5.1990, ông trở thành Chủ tịch Xô-viết tối cao (tức Quốc hội) của nước Nga và một năm sau, trở thành Tổng thống nước Cộng hòa xô-viết Nga (thuộc Liên Xô). Tháng 8.1991, ông góp phần làm thất bại cuộc đảo chính của phái bảo thủ nhằm lật đổ Tổng thống Gorbachev (tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô). Sau khi Liên Xô tan rã, ông (Boris Yeltsin) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga (nhiệm kỳ 1991-1999).
[3] Carlos Menem (sinh 1930): luật sư, chính trị gia. Tổng thống Argentina trong hai nhiệm kỳ (1989-99).Giai đoạn cầm quyền của ông được ghi dấu bằng nhiều tai tiếng về tham nhũng.
[4] Nguyên văn : spectrum. Tác giả dùng từ này với ý nghĩa như political spectrum (phổ chính trị).
[5] Freedom House (Ngôi nhà Tự do) là một tổ chức quốc tế phi-chính phủ đặt trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu và bảo vệ dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền. Nhà ngôn ngữ học bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Mỹ - Noam Chomsky, một trí thức có quan điểm vô chính phủ (anarchist) và tự do phóng túng xã hội chủ nghĩa (libertarian socialist), đã chỉ trích tổ chức này nhận tiền và hỗ trợ quyền lợi của chính phủ Mỹ. Một số quốc gia như Cuba, Trung Quốc,… cũng cực lực chỉ trích tổ chức này. Tuy nhiên, bản báo cáo thường niên của tổ chức này - “Freedom in the World” (Tự do trên Thế giới), là một bản đánh giá hàng năm về mức độ nhận thấy được về các quyền tự do dân chủ trong từng nước, lại thường được dùng trong nghiên cứu khoa học chính trị.
[6] Roger Kaplan, ed., Freedom Around the World, 1997, New York: Freedom House, 1997, pp. 21-22. Bản điều tra xếp hạng các quốc gia theo hai thang 7 điểm, thang cho quyền chính trị và thang cho tự do dân sự (điểm thấp hơn thể hiện tiến bộ hơn). Tôi đã coi tất cả các quốc gia có điểm phối hợp giữa 5 và 10 là đang trong quá trình dân chủ hóa. Số phần trăm (%) dựa trên số liệu của Freedom House, nhưng trong trường hợp cá biệt của từng quốc gia, tôi không dựa hẳn vào xếp hạng của bản điều tra. Mặc dù bản Điều tra là một kỳ công đặc biệt - toàn diện và trí tuệ - nhưng phương pháp luận của nó lại đánh đồng một số quyền hiến định với các thủ tục dân chủ, gây lẫn lộn các vấn đề. Hơn nữa, tôi đã sử dụng các quốc gia làm ví dụ (mặc dù không có trong bảng dữ liệu) như Iran, Kazakstan và Belarus, những quốc gia này thậm chí về các điều khỏan thủ tục cũng chỉ được cùng lắm là nửa-dân chủ. Nhưng các quốc gia này vẫn đáng viện dẫn để làm rõ các vấn đề quan tâm, vì phần lớn các nhà lãnh đạo trong các quốc gia đó đều là những người đã được đắc cử, tái đắc cử hay vẫn đang được lòng dân. (F.Z.)
[7] Freedom in the World: The Annual Survey of Political Rights and Civil Liberties, 1992-1993, pp. 620-26; Freedom in the World, 1989-1990, pp. 312-19. (F.Z.)
[8] Herodotus hay Herodotus xứ Halicarnassus: sử gia Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, thường được coi là “người cha của sử học” trong nền văn hóa phương Tây. Tác phẩm duy nhất của ông là cuốn Historíai (ἱστορίαι) - một cuốn ghi chép bao gồm những điều tra nhằm truy tìm nguồn gốc của cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (490-479 trước c.n.). Historíai trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là «điều tra», «truy tìm», về sau được chuyển thành từ historia trong tiếng La-tinh trước khi mang ý nghĩa là “lịch sử, sử học” (history, histoire) như ngày nay chúng ta thường hiểu.
[9] Alexis de Tocqueville (1805-1859): Nhà khoa học chính trị, sử học, và chính trị gia người Pháp, nổi tiếng với tác phẩm Démocratie en Amérique (Nền dân chủ ở Mỹ, bản dịch tiếng Việt của Phạm Toàn có nhan đề “Nền Dân Trị Mỹ” - Nxb Trí Thức, 2007), một phân tích sâu sắc về hệ thống chính trị và xã hội của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 19.
[10] Joseph A. Schumpeter (1883-1950): nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ gốc Moravia (lúc đó thuộc đế quốc Áo-Hung, nay thuộc Cộng hòa Czech). Nổi tiếng về các lý thuyết bàn về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và các chu kỳ kinh doanh. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế.
[11] Robert Alan Dahl (sinh 1915), giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Là cựu chủ tịch của Hội Khoa học Chính trị Mỹ (American Political Science Association) và là một trong những nhà chính trị học xuất sắc nhất của nước Mỹ đương đại.
[12] Nguyên văn “inefficient” (vẫn tạo ra được kết quả mong muốn nhưng với chi phí tốn kém)
[13] Giáo hội chính thống ở Anh là Anh giáo (the Church of England, Anglican Church).
[14] Như ta sẽ thấy trong phần sau, Zakaria cho rằng một chính quyền dân chủ chưa phải đã là một chính quyền tốt, mà một “chính quyền tốt” trước hết phải là một chính quyền bảo đảm các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do hiến định.
[15] Thuật ngữ « liberal » được sử dụng ở đây theo nghĩa cổ hơn của châu Âu, hiện nay thường được gọi là chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism). Hiện tại ở Mỹ, từ này đang chuyển sang một ý nghĩa hoàn toàn khác: cụ thể là các chính sách ủng hộ nhà nước phúc lợi hiện đại. (F.Z.)
[16] John Milton II (1608-1674): một trong những nhà thơ lớn nhất trong văn chương ngôn ngữ Anh. Ông cũng là một sử gia, một học giả, và là một công chức dưới thời Cộng hòa Anh (Commonwealth of England). Trong số các nhà thơ của nước Anh, Milton được xếp thứ hai, chỉ sau Shakespeare. Bài thơ nổi tiếng của ông, Paradise Lost, được đánh giá là bài sử thi hay nhất trong ngôn ngữ Anh.
[17] Sir William Blackstone (1723- 1780): nhà luật học người Anh và là một giáo sư, tác giả của Commentaries on the Laws of England (Chú giải về luật của nước Anh) - một tác phẩm kinh điển về thông luật (common laws). Công trình này trở thành nền tảng của giáo dục luật học ở Anh và Mỹ.
[18] Thomas Jefferson (1743- 1826): người sọan thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ (1801-09). Trong một thời gian dài là “vị thánh tông đồ của tự do”, trong phạm vi học thuật ông lại trở thành đối tượng chỉ trích do bởi quan niệm về chế độ nô lệ (tin rằng xã hội Mỹ là lãnh địa của người da trắng). Vực thẳm ngăn cách giữa sự bày tỏ các lý tưởng tự do và thực tế của cuộc đời ông biến ông thành vị anh hùng đầy nghịch lý và, theo ý kiến của nhiều người, là vị anh hùng khó hiểu nhất của nước Mỹ.
[19] James Madison (1751-1836): Tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ (1809-17) và là một trong những người sọan thảo Hiến pháp Mỹ. Là thành viên của Hạ viện, ông bảo trợ mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp, thường được gọi là Đạo luật về Nhân quyền (Bill of Rights).
[20] Thomas Hobbes (1588-1679): Nhà triết học và lý thuyết chính trị người Anh, tác giả của cuốn Leviathan. Các quan niệm của ông về an ninh cá nhân (individual security) và khế ước xã hội (social contract) là những phát biểu quan trọng, mở đường cho cả hai xu hướng: chủ nghĩa tự do (liberalism) và chủ nghĩa chuyên chế tuyệt đối trong lĩnh vực chính trị (political absolutism).
[21] John Locke (1632-1704): nhà triết học người Anh, là người mở đường cho thời kỳ Khai sáng (Enlightment) ở Anh và Pháp, là tác giả của Hai khảo luận về chính quyền (Two Treatises of Government, 1689) - một tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của chủ nghĩa tự do hiến định. Bản dịch tiếng Việt (phần khảo luận thứ hai) của Lê Tuấn Huy có nhan đề Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự, Nxb Tri Thức, 2007.
[22] Adam Smith (1723-1790): nhà triết học xã hội và kinh tế chính trị học người Scotland. Là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về tình cảm đạo đức, 1759) và The Wealth of Nations (Sự giàu có của các Quốc gia, 1776), ông được coi là người sáng lập cả hai khoa: triết học đạo đức và kinh tế học hiện đại. Trong cuốn Sự giàu có của các quốc gia, Smith giải thích rằng thị trường tự do, tuy bề ngòai có vẻ hỗn lọan và không bị kiềm chế, trên thực tế chịu sự điểu khiển của một “bàn tay vô hình” (invisible hand), do đó việc sản xuất ra số lượng và chủng lọai hàng hóa được điều chỉnh một cách hợp lý. Ông tin rằng khi một cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta hỗ trợ cho lợi ích của xã hội nhiều hơn là khi anh ta có ý định làm điều tốt cho xã hội. Là người bảo vệ cho thị trường tự do, ông cho rằng cuộc cạnh tranh vì lợi ích riêng trong thị trường tự do sẽ có xu hướng làm lợi cho xã hội xét như một tòan thể bằng cách giữ cho giá thấp, trong khi vẫn khích lệ sự đa dạng của các chủng lọai hàng hóa và dịch vụ.
Mặc dù được coi là nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa tự do trong kinh tế (economic liberalism), nhưng theo một số nhà nghiên cứu gần đây (như nhà viết lịch sử kinh tế Jacob Viner), Adam Smith không hề ủng hộ một cách giáo điều cho chủ trương tự do kinh tế - không can thiệp (laisser-faire) như một số người đã giải thích một cách cường điệu. Ông vẫn có thái độ thận trọng đối với giới doanh nhân và chống sự hình thành của các độc quyền kinh tế.
[23] Montesquieu(1689-1755): là bút danh của Charles Louis de Secondat, nam tước (baron) của lãnh địa La Brède (thừa kế từ người mẹ) và lãnh địa Montesquieu (thừa kế từ một người chú từ năm 1716). Là một nhà triết học chính trị người Pháp thuộc thế kỷ Ánh sáng, tác giả của De l’esprit des Lois - một trong những cuốn “tân thư” được truyền bá vào nước ta từ đầu thế kỷ 20 qua bản chữ Hán nhan đề “Vạn pháp tinh lý”. Bản dịch tiếng Việt (chưa đầy đủ) của Hoàng Thanh Đạm có nhan đề Bàn về tinh thần của pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, 2006.
[24] John Stuart Mill (1806 - 1873): nhà triết học, kinh tế chính trị học người Anh, một nhà tư tưởng cổ điển theo chủ nghĩa tự do có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 19. Tác giả của On liberty (1859, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Trọng có đầu đề Bàn về tự do - Nxb Trí Thức, 2005).
[25] Sir Isaiah Berlin (1909-1997): triết gia, nhà viết lịch sử tư tưởng người Anh gốc Latvia, được coi là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của phái tự do trong thế kỷ 20.
[26] Magna Carta (Great Charter, Đại hiến chương): là bản hiến chương về các quyền tự do do Vua John ban hành tại Anh vào năm 1215 dưới áp lực của giới quý tộc. Được xem là một biểu tượng chống áp bức, bản hiến chương này cũng là một trong những nguồn gốc sớm nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Magna Carta có ảnh hưởng rất lớn đến luật pháp của các nước Anglo-Saxon, nhất là nội dung liên quan đến Lệnh định quyền giam giữ (writ of habeas corpus). Lệnh định quyền giam giữ là một lệnh triệu tập có hiệu lực như một lệnh tòa án được gửi đến người đang giam giữ (vd: một viên chức của nhà tù), yêu cầu phải đưa người bị giam giữ (tù nhân) ra trước tòa án cùng với những bằng cớ để tòa xác định xem người giam giữ có quyền hợp pháp để bắt giam hay không, nếu không thì phải trả tự do ngay cho người đó. Người bị bắt giam hay một người khác nhân danh người đó có quyền thỉnh cầu tòa án hay một thẩm phán phát hành lệnh định quyền giam giữ. Quyền thỉnh cầu để có được một lệnh định quyền giam giữ từ lâu đã nổi tiếng là cách bảo vệ tốt nhất đối với quyền tự do của cá nhân.
[27] Các quy định cơ bản (The Fundamental Orders) được Thuộc địa Connecticut công nhận vào năm 1638. Các quy định này mô tả cơ cấu của chính quyền tự quản của các thị trấn trên bờ sông Connecticut. Nó có những đặc điểm của một bản hiến pháp thành văn và được một số học giả coi là bản hiến pháp thành văn sớm nhất trong truyền thống phương Tây.
[28] Tuyên bố chung Helsinki (Helsinki Final Act): còn gọi là Tuyên bố Helsinki (Helsinki Declaration) hay Thỏa ước Helsinki (Helsinki Accords): là bản Tuyên bố chung của Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference on Security and Co-operation in Europe) năm 1975 họp tại Helsinki (thủ đô Phần Lan). Được ký bởi 35 quốc gia (Mỹ, Canada và tất cả các nước châu Âu chỉ trừ Albania và Andorra) vào ngày 1.8.1975, bản Tuyên bố này lúc đầu được coi là một nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa phương Tây với khối Cộng sản. Nhưng trong thực tế, nó không giải thể được cả NATO lẫn Liên minh quân sự Varsaw. Điều bất ngờ nhất xuất phát từ bộ khuyến cáo thứ ba (thường được gọi là giỏ thứ ba, basket III) liên quan đến vấn đề nhân quyền. Chính những khuyến cáo này là nguồn gốc của sự hình thành một số tổ chức phi-chính phủ và phi-lợi nhuận nhằm theo dõi vấn đề nhân quyền trong các nước cộng sản và trên thế giới. Một trong những tổ chức nổi tiếng nhất là Quan sát Helsinki (Helsinki Watch) ra đời vào năm 1978, đến năm 1988 trở thành Human Rights Watch (« Tổ chức theo dõi nhân quyền » hoặc « Tổ chức quan sát nhân quyền », HRW) - một tổ chức thường bị báo chí chính thống của Việt Nam gán cho cái âm mưu là « hoạt động chống phá Việt nam », mặc dù phạm vi họat động của họ không nhằm vào riêng Việt Nam mà nhằm vào tất cả các nước trên thế giới. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2005, HRW đã đệ đơn kiện Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó) tại tòa án tại Illinois, cáo buộc Rumsfeld đã cố tình dung túng cho việc tra tấn trong các trại giam của quân đội Hoa Kỳ.
[29] Indonesia, Singapore và Malaysia là những ví dụ cho các chế độ độc đoán đang tự do hóa (liberalizing autocracies), trong khi Nam Hàn, Đài Loan và Thailand là các chế độ nửa-dân chủ có tính tự do (liberal semi-democracies). Cả hai nhóm này, dầu sao, cũng có nhiều tính tự do hơn là tính dân chủ, đây cũng là đặc điểm đúng với trường hợp dân chủ tự do duy nhất trong vùng là Nhật Bản. Papua New Guinea và ở mức độ kém hơn là Philippines chỉ là các ví dụ của nền dân chủ phi tự do (illiberal democracy) ở Đông Á. (F.Z.)
[30] Larry Diamond, “Democracy in Latin America,” in Tom Farer, ed., Beyond Sovereignty: Collectively Defending Democracy in a World of Sovereign States, Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1996, p. 73. (F.Z.)
[31] Myron Weiner, “Empirical Democratic Theory,” in Myron Weiner and Ergun Ozbudun, eds., Competitive Elections in Developing Countries, Durham: Duke University Press, 1987, p. 20. Hiện nay tuy có những nền dân chủ đang vận hành trong Thế giới Thứ ba không phải là cựu thuộc địa của Anh, nhưng đa số các nền dân chủ đó đều là cựu thuộc địa của Anh.(F.Z.)
[32] Ngụ ý của tác giả là ta có thể chọn Antigua (nơi có nhiều quyền tự do) hơn là chọn Haiti (nơi ít quyền tự do).
Fareed Zakaria
“The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997
http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Người dịch: Phạm Hồng Sơn (với sự cho phép của tạp chí Foreign Affairs)
Người hiệu đính và chú thích: Mai Thái Lĩnh
28/05/2009 12:10 sáng
http://www.talawas.org/?p=357
Làn sóng sắp tới
Nhà ngoại giao người Mỹ Richard Holbrooke trằn trọc suốt đêm trước ngày bầu cử tại Bosnia vào tháng Chín năm 1996, cuộc bầu cử nhằm khôi phục lại đời sống dân sự cho đất nước bị tàn phá do xung đột. “Cứ giả thiết rằng cuộc bầu cử là tự do và công bằng,” ông ta nghĩ, “và những người được bầu lại là những người có tư tưởng phân biệt chủng tộc, phát-xít hoặc ly khai - những người đang công khai chống lại tiến trình hòa bình và tái hòa nhập”. Đó thực sự là một tình thế tiến thoái lưỡng nan không chỉ đối với Liên bang Nam Tư cũ mà còn là tình trạng đang trở nên phổ biến trên thế giới. Các chính quyền được bầu lên một cách dân chủ, nhất là các chính quyền được bầu lại hoặc được tái xác nhận thông qua trưng cầu dân ý, thường bất chấp các giới hạn quyền lực do hiến pháp qui định và thường tước đi các quyền và tự do căn bản của người dân. Từ chính quyền tại Peru đến các cơ quan quyền lực của Palestine, từ chính quyền ở Sierra Leone, Pakistan đến Slovakia hay Philippines, chúng ta đều thấy sự trỗi dậy của một hiện tượng đáng lo ngại trong đời sống quốc tế. Đó là sự trỗi dậy của chế độ Dân chủ phi Tự do.
Rất khó để nhận ra vấn đề này, vì suốt gần một thế kỷ qua tại phương Tây, dân chủ thường được hiểu là dân chủ tự do - một hệ thống chính trị được xác định không chỉ bằng thiết chế bầu cử tự do và công bằng, mà còn bằng chế độ pháp trị (rule of law), sự chia tách quyền lực và thiết chế bảo vệ các tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo và tự do sở hữu tài sản. Trên thực tế, tập hợp các quyền tự do vừa kể - chúng ta có thể gọi chúng bằng thuật ngữ “chủ nghĩa tự do hiến định” (constitutional liberalism), về lý thuyết là khác và về lịch sử là tách biệt với từ dân chủ. Như nhà chính trị học, Philippe Schmitter, đã chỉ rõ:”Chủ nghĩa tự do, với tư cách là một quan niệm về tự do chính trị hay một học thuyết kinh tế, có thể đã trùng hợp với sự trỗi dậy của dân chủ. Nhưng nó (chủ nghĩa tự do -ND) chưa bao giờ được gắn một cách bất biến hay rõ ràng với việc thực hành dân chủ.” Hiện nay, hai thành tố đó của nền dân chủ tự do (liberal democracy), được bện chặt với nhau trong các hệ thống chính trị phương Tây, lại đang tự lan truyền sang phần còn lại của thế giới một cách riêng rẽ. Dân chủ đúng là đang nở rộ. Nhưng chủ nghĩa tự do hiến định thì không.
118 trong tổng số 198 quốc gia trên toàn thế giới hiện nay đã trở thành dân chủ, bao gồm một đa số của cư dân toàn thế giới (chính xác là chiếm 54,8%), là một phát triển rộng lớn trong một thập niên đã qua. Với sự thành công như thế, lẽ ra người ta có thể đã háo hức trông đợi các chính trị gia và trí thức phương Tây sẽ còn tiến một bước xa hơn cả E.M.Forster[1] và nhiệt liệt ăn mừng cho dân chủ. Nhưng thay vì thế, thế giới lại đang lo lắng hơn cho sự gia tăng nhanh các cuộc bầu cử đa đảng, đang diễn ra tại khắp nam-trung Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, có thể vì những gì đã xảy ra sau các cuộc bầu cử đó. Những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Boris Yeltsin[2] tại Nga, Carlos Menem[3] tại Argentina đang phớt lờ cả quốc hội và đang cai trị bằng các sắc lệnh tổng thống - những hành vi đang gây xói mòn các thiết chế hiến định. Trong khi đó, quốc hội Iran - đã được bầu ra một cách tự do hơn hầu hết các quốc gia khác tại Trung Đông, lại đang áp đặt các biện pháp khắc nghiệt đối với ngôn luận, hội họp và thậm chí cả về trang phục, làm giảm đi sự tự do vốn đã rất ít ỏi của đất nước này. Chính phủ tuyển cử tại Ethiopia lại đang dùng lực lượng an ninh để đối xử với nhà báo và các đối thủ chính trị, gây ra những tổn hại thường xuyên cho quyền con người và cả tính mạng con người.
Theo lẽ tự nhiên, hiện đang có một “phổ chính trị”[4] của thể chế dân chủ phi tự do, bắt đầu từ những loại ít hà khắc nhất như Argentina cho tới các loại gần-như-bạo-quyền (near-tyrannies) như Kazakstan và Belarus, và ở giữa là các nước như Romania hay Bangladesh. Phần lớn trong “phổ” này, các cuộc bầu cử đều ít khi được tự do và công bằng như tại phương Tây hiện nay, nhưng chúng đều phản ánh một hiện thực là dân chúng đã tham gia vào sinh hoạt chính trị và ủng hộ những người đắc cử. Các ví dụ cho hiện thực này không phải là cá biệt hay phi điển hình. Cuộc điều tra của Freedom House thực hiện năm 1996-1997 phản ánh qua báo cáo “Tự do trên Thế giới” (Freedom in the World)[5], đã xếp hạng riêng hai loại tự do chính trị và tự do dân sự, hai yếu tố gần tương đương với hai khái niệm dân chủ và tự do hiến định. Trong số các quốc gia nằm giữa thể chế độc tài cứng ngắc và thể chế dân chủ trưởng thành, có 50% thực hiện tự do chính trị tốt hơn tự do dân sự. Nói một cách khác, một nửa số các quốc gia đang dân chủ hóa hiện nay là các chế độ dân chủ phi tự do (illiberal democracies)[6].
Đúng là thể chế dân chủ phi tự do đang phát triển. Cách đây 7 năm chỉ có 22% các quốc gia đang dân chủ hóa có thể được xếp vào loại này, và chỉ hai năm sau đó, chỉ số này đã tăng lên tới 35%. Đến hôm nay, chỉ có một vài nền dân chủ phi tự do đã chuyển được sang dân chủ tự do, số còn lại thì đang chuyển sang xu hướng phi tự do tăng cường. Dù đã thoát xa khỏi giai đọan tạm thời hay quá độ, nhưng dường như phần lớn các quốc gia đó đang chuyển thành một dạng chính quyền pha trộn giữa một mức độ đáng kể về dân chủ với một mức độ đáng kể về chủ nghĩa phi tự do. Chính vì các quốc gia trên khắp thế giới hiện nay đã trở nên sung túc với nhiều biến thể của chủ nghĩa tư bản, nên chúng cũng có thể chấp nhận dễ dàng và duy trì nhiều dạng thức dân chủ khác nhau. Nền dân chủ tự do phương Tây có thể đang chứng tỏ không phải là đích đến cuối cùng trên con đường dân chủ, nhưng đúng là một trong nhiều lối thoát có thể có[7].
Dân chủ và Tự do
Từ thời Herodotus[8] cho đến nay, dân chủ luôn có nghĩa, đầu tiên và trước hết, là sự cai trị của dân. Quan niệm này về dân chủ - với ý nghĩa là một qui trình để chọn lựa ra chính quyền, đã được nhiều học giả nói rõ, từ Alexis de Tocqueville[9] đến Joseph Schumpeter[10], Robert Dahl[11], vẫn được các nhà xã hội học hiện nay sử dụng một cách rộng rãi.
Trong tác phẩm Làn Sóng Thứ Ba (The Third Wave), Samuel P. Huntington đã lý giải tại sao:
Bầu cử, với đặc tính mở rộng, tự do và công bằng, là cốt lõi của dân chủ, một điều kiện thiết yếu không thể thiếu. Song, các chính quyền được tạo ra bởi các cuộc bầu cử có thể không hiệu suất[12], đồi bại, thiển cận, vô trách nhiệm, bị chế ngự bởi những lợi ích riêng và không có khả năng chấp nhận các chính sách theo đòi hỏi của lợi ích công. Những phẩm chất xấu vừa kể tạo nên một chính quyền không mong muốn, nhưng chúng lại không làm cho các chính quyền đó trở thành thiếu dân chủ. Dân chủ là một phẩm hạnh công, nhưng không phải là độc nhất. Và mối quan hệ giữa dân chủ với các phẩm hạnh công và các tật xấu khác của xã hội, chỉ có thể nhận biết được nếu dân chủ được phân biệt rõ ràng với các đặc trưng khác của hệ thống chính trị.
Định nghĩa vừa nói về dân chủ cũng phù hợp với nhận thức phổ thông về thuật ngữ này. Khi một quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng, có cạnh tranh, chúng ta sẽ gọi quốc gia đó là dân chủ. Khi tỷ lệ dân chúng tham gia vào chính trị tăng lên, ví dụ khi phụ nữ được thừa nhận quyền bầu cử, chúng ta sẽ coi đó là dấu hiệu của gia tăng dân chủ. Đương nhiên, một cuộc bầu cử phải có tính mở và công bằng và điều này đòi hỏi phải có sự bảo vệ ở một mức độ nào đó đối với quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Tuy nhiên, chỉ khi vượt qua được định nghĩa tối thiểu này và chỉ xếp một quốc gia vào dân chủ khi quốc gia đó đảm bảo được một danh mục đầy đủ, toàn diện về các quyền xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo; từ “dân chủ”, lúc đó, mới trở thành một danh hiệu nhằm tôn vinh hơn là một phạm trù để mô tả. Sau cùng, Thụy Điển có một hệ thống kinh tế mà nhiều người cho là cắt xén các quyền sở hữu cá nhân, nước Pháp cho đến gần đây vẫn còn độc quyền nhà nước về truyền hình, và nước Anh có một tôn giáo được công nhận chính thức[13]. Nhưng tất cả các quốc gia đó đều là những nền dân chủ rõ ràng và có thể nhận dạng. Do vậy, nếu nhận định một cách chủ quan, cho rằng có dân chủ là có “một chính quyền tốt” (a good government), thì định nghĩa này sẽ làm cho khái niệm “dân chủ” trở thành vô dụng[14].
Mặt khác, chủ nghĩa tự do hiến định không liên quan đến các thủ tục để chọn ra chính quyền, mà đúng hơn là nói đến các mục tiêu của chính quyền. Nó (chủ nghĩa tự do hiến định-ND) dựa trên truyền thống lâu đời của các nước phương Tây luôn tìm cách bảo vệ tính tự trị của cá nhân và phẩm giá con người chống lại sự áp bức có thể đến từ bất cứ nguồn gốc nào - nhà nước, giáo hội hay xã hội. Thuật ngữ này hàm chứa hai ý niệm đã được bện chặt với nhau. Ý niệm Tự do được rút ra từ xu hướng triết học nhấn mạnh tự do cá nhân[15], khởi đầu từ các triết gia Hy lạp. Ý niệm Hiến định dựa vào truyền thống pháp trị (rule of law), khởi đầu từ những người La Mã. Chủ nghĩa tự do hiến định (constitutional liberalism) đã phát triển tại Tây Âu và nước Mỹ với ý nghĩa là phương tiện bảo vệ cho quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân. Nhằm đảm bảo an toàn cho các quyền đó, chủ nghĩa tự do hiến định nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát đối với quyền lực của mỗi ngành trong chính quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, các thẩm phán và tòa án không thiên vị, và sự tách rời giữa nhà nước và giáo hội. Những nhân vật đại diện kinh điển cho trường phái này có nhà thơ John Milton[16], luật gia William Blackstone[17]; các chính trị gia như Thomas Jefferson[18], James Madison[19], và các triết gia như Thomas Hobbes[20], John Locke[21], Adam Smith[22], Nam tước Montesquieu[23], John Stuart Mill[24] và Isaiah Berlin[25]. Hầu như tất cả các biến thể của chủ nghĩa tự do hiến định đều công nhận rằng con người có những quyền tự nhiên (hay “không thể chuyển nhượng”) và rằng chính quyền phải chấp nhận một đạo luật cơ bản, nhằm hạn chế chính quyền lực của nó, và bảo toàn các quyền tự nhiên đó. Vì lẽ đó, năm 1215 tại Runnymede, các quý tộc của nước Anh đã buộc nhà vua phải tuân thủ một số luật về đất đai đã ổn định và dựa trên tập quán lâu đời. Tại các thuộc địa ở châu Mỹ, những điều luật như thế cũng đều được tuyên bố rõ ràng và vào năm 1638 thị trấn Hartford đã thông qua một hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử hiện đại. Trong những năm 1970, các quốc gia phương Tây đã điển pháp hóa các chuẩn mực ứng xử cho các chế độ trên toàn thế giới. Magna Carta[26], Các quy định cơ bản Connecticut[27], Hiến pháp Hoa Kỳ và Tuyên bố chung tại Helsinki (Helsinki Final Act)[28] đều là những biểu hiện của chủ nghĩa tự do hiến định.
Đường tới nền Dân chủ Tự do
Kể từ năm 1945 đa phần các chính quyền tại phương Tây đều thể hiện cả hai yếu tố dân chủ và chủ nghĩa tự do hiến định. Vì vậy thật khó hình dung được hai yếu tố đó lại có thể tách biệt nhau: dưới dạng dân chủ phi tự do (illiberal democracy) hay dạng độc đoán tự do (liberal autocracy). Trên thực tế thì cả hai hình thức đó đã từng hiện hữu trong quá khứ và vẫn tồn tại đến ngày nay. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn các quốc gia Tây Âu vẫn chỉ là các chế độ độc đoán tự do hoặc khá nhất là nửa-dân chủ (semi-democracy). Quyền bầu cử lúc đó vẫn bị hạn chế chặt chẽ, cơ quan lập pháp do tuyển cử chỉ có chút ít quyền hạn. Vào năm 1830, nước Anh, ở một mức độ nào đó là nước dân chủ nhất ở châu Âu lúc đó, cũng chỉ cho phép 2% dân số đi bầu một viện của Nghị viện, sau đó tăng lên 7% vào sau năm 1867 và đạt được khoảng 40% vào những năm 1880. Chỉ đến cuối những năm 1940, phần lớn các quốc gia phương Tây mới trở thành các nền dân chủ có “đủ lông, đủ cánh”, với hệ thống bầu cử phổ thông cho tất cả người thành niên. Nhưng, 100 năm trước đó, quãng cuối những năm 1840, phần lớn các quốc gia đó đều đã thừa nhận các thành tố quan trọng của chủ nghĩa tự do hiến định: nguyên tắc pháp trị, quyền sở hữu tài sản tư nhân và với mức độ ngày càng tăng, công nhận sự chia tách giữa các quyền lực, cũng như các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp. Trong phần lớn lịch sử hiện đại, cái làm thành đặc trưng và tạo ra sự khác biệt giữa các chính quyền tại châu Âu và Bắc Mỹ với các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là chủ nghĩa tự do hiến định. Biểu tượng tốt nhất của “Mô hình phương Tây” không phải là hệ thống bầu cử đại chúng mà chính là vị quan tòa không thiên vị.
Lịch sử hiện đại của các quốc gia Đông Á cũng đang đi theo lộ trình phương Tây. Sau giai đoạn ngắn ngủi ve vãn chế độ dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các chế độ tại Đông Á đều chuyển thành độc đoán. Rồi dần dần chuyển từ độc đoán sang độc đoán tự do hóa và, đối với một số trường hợp, chuyển tiếp sang nửa-dân chủ tự do hóa[29]. Đa phần các chế độ tại Đông Á hiện tại vẫn chỉ là nửa-dân chủ, với những lãnh đạo kiểu gia trưởng hoặc với hệ thống độc đảng chỉ tiến hành các cuộc bầu cử nhằm tạo bộ mặt hợp pháp cho quyền lực chứ không phải là tranh cử thực sự. Tuy nhiên, các chế độ này đã chấp nhận cho các công dân một không gian rộng hơn về các quyền kinh tế, dân sự, tôn giáo và các quyền chính trị có giới hạn. Giống như tại phương Tây, quá trình tự do hóa tại Đông Á cũng bao gồm tự do hóa về kinh tế - yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cả tăng trưởng kinh tế lẫn dân chủ tự do. Lịch sử đã cho thấy các yếu tố có quan hệ mật thiết nhất với một nền dân chủ tự do trưởng thành là: kinh tế tư nhân (chủ nghĩa tư bản), một giai cấp tư sản và một chỉ số cao về tổng sản phẩm quốc dân (GNP:gross national product) tính theo đầu người. Tình hình hiện nay tại Đông Á, cũng gần giống như các chính phủ phương Tây vào khoảng năm 1900, là sự pha trộn giữa dân chủ, tự do, tư bản, độc quyền chính trị và tham nhũng.
Chúng ta đã thấy chủ nghĩa tự do hiến định đã dẫn đến dân chủ, nhưng dân chủ thì dường như không mang lại chủ nghĩa tự do hiến định. Tương phản với các con đường của phương Tây và Đông Á, trong vòng hai thập niên qua tại Mỹ Latinh, châu Phi và một số nơi khác ở châu Á, các chính thể độc tài với một chút ít nền móng của chủ nghĩa tự do hiến định đã mở đường cho dân chủ. Nhưng kết quả vẫn không đáng khích lệ. Ở bán cầu phía tây, không tính đến Cuba, với tất cả các cuộc bầu cử được tiến hành ở tất cả các nước, một nghiên cứu của học giả Larry Diamond năm 1993 đã cho thấy 10 trong số 22 quốc gia quan trọng tại Châu Mỹ La tinh “đã có mức độ xâm phạm nhân quyền không tương thích với sự củng cố chế độ dân chủ (tự do)”[30]. Tại châu Phi, quá trình dân chủ hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh đặc biệt. Chỉ trong 6 tháng của năm 1990, rất nhiều các quốc gia dùng tiếng Pháp đã bãi bỏ lệnh cấm hoạt động đa đảng. Nhưng cho dù phần lớn các quốc gia cận Sahara (gồm 45 quốc gia), từ năm 1991, đã tổ chức bầu cử (riêng năm 1996 đã có 18 cuộc bầu cử), đã có sự thụt lùi về tự do tại nhiều nước. Một trong những nhà quan sát cẩn trọng nhất về làn sóng dân chủ hóa tại châu Phi là Michael Chege đã rút ra một bài học là lục địa này “đã quá nhấn mạnh vào các cuộc bầu cử đa đảng…và một cách tương ứng đã sao nhãng những nguyên tắc cơ bản của cách lãnh đạo quốc gia theo kiểu tự do.” Tại Trung Á, các cuộc bầu cử khá tự do, như tại Kyrgyzstan và Kazakstan, đã tạo ra các bộ máy hành pháp mạnh, và các cơ quan lập pháp và tư pháp yếu ớt và chỉ có một chút tự do về dân sự và kinh tế. Còn trong thế giới Hồi giáo, từ cơ quan quyền lực của Palestine cho tới Iran, Pakistan, dân chủ hóa đều đưa đến sự gia tăng vai trò của chính trị thần quyền, gây xói mòn truyền thống của chủ nghĩa thế tục và tính khoan dung đã được định hình từ lâu. Tại nhiều quốc gia Hồi giáo như Tunisia, Morocco, Ai-Cập và một số quốc gia vùng Vịnh sẽ có những cuộc bầu cử vào nay mai, nhưng có một điều gần như chắc chắn là các chính quyền sau các cuộc bầu cử đó sẽ thiếu tính tự do hơn các chính quyền hiện nay.
Nhưng mặt khác, nhiều nước Trung Âu đã chuyển đổi thành công từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ tự do bằng cách trải qua một quá trình tự do hóa mà không có dân chủ giống như các nước châu Âu khác đã làm trong thế kỷ 19. Thực vậy, đế quốc Áo-Hung, mà hầu hết các nước Trung Âu lúc đó trực thuộc, đã từng là một chế độ độc đoán tự do (liberal autocracy) cổ điển. Thậm chí ở ngoài châu Âu, nhà chính trị học Myron Weiner đã phát hiện ra một liên hệ đáng ngạc nhiên giữa chế độ hiến định trong quá khứ với chế độ dân chủ tự do hiện tại. Ông chỉ ra rằng, cho đến năm 1983, “tất cả các quốc gia độc lập trong Thế giới thứ Ba, nổi lên từ chế độ thuộc địa sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, với ít nhất một triệu dân (cùng với hầu hết các thuộc địa nhỏ hơn) và có một kinh nghiệm dân chủ liên tục, đều là cựu thuộc địa Anh quốc.”[31] Cách cai trị của người Anh thời thuộc địa không phải là dân chủ (chế độ thực dân theo định nghĩa là chế độ phi dân chủ) nhưng là chế độ theo chủ nghĩa tự do hiến định. Di sản của chế độ thực dân Anh về pháp luật và quản trị hành chính đã chứng tỏ có ích hơn chính sách của Pháp trao quyền bầu cử cho một số dân chúng tại thuộc địa.
Như vậy chế độ chuyên chế tự do có thể đã có mặt trong quá khứ, nhưng ai có thể hình dung được là nó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay? Mãi cho đến gần đây thôi, vẫn có một chế độ điển hình như thế, nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, phát triển ngay cạnh lục địa châu Á - đó là Hồng Công. Trong suốt 156 năm, tới tận ngày 01 tháng 07 năm 1997, Hồng Công được đặt dưới sự cai trị của Nữ Hoàng Anh, thông qua một Toàn quyền được bổ nhiệm. Tới năm 1991, Hồng Công chưa bao giờ tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử có ý nghĩa nào, nhưng chính quyền của nó luôn là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa tự do hiến định: bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, điều hành một hệ thống tòa án và một bộ máy hành chính công bằng. Bài xã luận ngày 08 tháng 09 năm 1997 trên tờ Washington Post đã giật một tít buồn bã “Đang giải thể chế độ dân chủ Hồng Công.” Nhưng thực tế, Hồng Công có quá ít dân chủ đáng giá để giải thể. Cái mà nó có chỉ là một khung rõ ràng cho các quyền công dân và pháp luật. Các đảo quốc nhỏ có thể không đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong thế giới hôm nay, nhưng chúng có thể giúp cho người ta lượng định được tương quan về giá trị tương đối giữa chế độ dân chủ và chế độ tự do hiến định. Ví dụ, khi bạn cần lựa chọn nơi để sống giữa Haiti - một chế độ dân chủ phi - tự do và Antigua - một chế độ nửa-dân chủ tự do. Sự lựa chọn của bạn chắc sẽ không phải dựa vào yếu tố thời tiết, là cái đều dễ chịu ở cả hai nơi, mà phải dựa vào không khí chính trị, là cái mà ở hai nơi không giống nhau [32].
-----------------------------------
Nguyên tác: Fareed Zakaria, “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997: http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Ngoài những chú thích của người hiệu đính, các chú thích của chính tác giả đều có ghi chữ (F.Z.)
(Còn 2 kì)
----------------------------------------
[1] Edward Morgan Forster (1879 - 1970), nhà văn Anh. Trong tiểu luận «Tôi tin tưởng vào điều gì?» (What I believe?) viết vào năm 1939 , Forster hoan nghênh dân chủ vì hai lý do : (1) Dân chủ coi trọng cá nhân (ít nhất là so với các chế độ độc đoán) và (2) Chế độ dân chủ cho phép phê bình. Do đó, ông kêu gọi « hai lần hoan hô dân chủ », nhưng lập luận rằng lần thứ ba là không cần thiết. Hai lần hoan hô dân chủ (Two Cheers for Democracy) cũng là nhan đề của tuyển tập xuất bản vào năm 1951, có đăng bài tiểu luận nói trên.
[2] Boris Yeltsin (1931 - 2007): là thành viên của Bộ chính trị Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1986, ông bị buộc phải từ bỏ chức vụ bí thư thủ đô Moscow vào năm 1987 và sau đó rời khỏi Bộ chính trị. Tháng 5.1990, ông trở thành Chủ tịch Xô-viết tối cao (tức Quốc hội) của nước Nga và một năm sau, trở thành Tổng thống nước Cộng hòa xô-viết Nga (thuộc Liên Xô). Tháng 8.1991, ông góp phần làm thất bại cuộc đảo chính của phái bảo thủ nhằm lật đổ Tổng thống Gorbachev (tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô). Sau khi Liên Xô tan rã, ông (Boris Yeltsin) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga (nhiệm kỳ 1991-1999).
[3] Carlos Menem (sinh 1930): luật sư, chính trị gia. Tổng thống Argentina trong hai nhiệm kỳ (1989-99).Giai đoạn cầm quyền của ông được ghi dấu bằng nhiều tai tiếng về tham nhũng.
[4] Nguyên văn : spectrum. Tác giả dùng từ này với ý nghĩa như political spectrum (phổ chính trị).
[5] Freedom House (Ngôi nhà Tự do) là một tổ chức quốc tế phi-chính phủ đặt trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu và bảo vệ dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền. Nhà ngôn ngữ học bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Mỹ - Noam Chomsky, một trí thức có quan điểm vô chính phủ (anarchist) và tự do phóng túng xã hội chủ nghĩa (libertarian socialist), đã chỉ trích tổ chức này nhận tiền và hỗ trợ quyền lợi của chính phủ Mỹ. Một số quốc gia như Cuba, Trung Quốc,… cũng cực lực chỉ trích tổ chức này. Tuy nhiên, bản báo cáo thường niên của tổ chức này - “Freedom in the World” (Tự do trên Thế giới), là một bản đánh giá hàng năm về mức độ nhận thấy được về các quyền tự do dân chủ trong từng nước, lại thường được dùng trong nghiên cứu khoa học chính trị.
[6] Roger Kaplan, ed., Freedom Around the World, 1997, New York: Freedom House, 1997, pp. 21-22. Bản điều tra xếp hạng các quốc gia theo hai thang 7 điểm, thang cho quyền chính trị và thang cho tự do dân sự (điểm thấp hơn thể hiện tiến bộ hơn). Tôi đã coi tất cả các quốc gia có điểm phối hợp giữa 5 và 10 là đang trong quá trình dân chủ hóa. Số phần trăm (%) dựa trên số liệu của Freedom House, nhưng trong trường hợp cá biệt của từng quốc gia, tôi không dựa hẳn vào xếp hạng của bản điều tra. Mặc dù bản Điều tra là một kỳ công đặc biệt - toàn diện và trí tuệ - nhưng phương pháp luận của nó lại đánh đồng một số quyền hiến định với các thủ tục dân chủ, gây lẫn lộn các vấn đề. Hơn nữa, tôi đã sử dụng các quốc gia làm ví dụ (mặc dù không có trong bảng dữ liệu) như Iran, Kazakstan và Belarus, những quốc gia này thậm chí về các điều khỏan thủ tục cũng chỉ được cùng lắm là nửa-dân chủ. Nhưng các quốc gia này vẫn đáng viện dẫn để làm rõ các vấn đề quan tâm, vì phần lớn các nhà lãnh đạo trong các quốc gia đó đều là những người đã được đắc cử, tái đắc cử hay vẫn đang được lòng dân. (F.Z.)
[7] Freedom in the World: The Annual Survey of Political Rights and Civil Liberties, 1992-1993, pp. 620-26; Freedom in the World, 1989-1990, pp. 312-19. (F.Z.)
[8] Herodotus hay Herodotus xứ Halicarnassus: sử gia Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, thường được coi là “người cha của sử học” trong nền văn hóa phương Tây. Tác phẩm duy nhất của ông là cuốn Historíai (ἱστορίαι) - một cuốn ghi chép bao gồm những điều tra nhằm truy tìm nguồn gốc của cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (490-479 trước c.n.). Historíai trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là «điều tra», «truy tìm», về sau được chuyển thành từ historia trong tiếng La-tinh trước khi mang ý nghĩa là “lịch sử, sử học” (history, histoire) như ngày nay chúng ta thường hiểu.
[9] Alexis de Tocqueville (1805-1859): Nhà khoa học chính trị, sử học, và chính trị gia người Pháp, nổi tiếng với tác phẩm Démocratie en Amérique (Nền dân chủ ở Mỹ, bản dịch tiếng Việt của Phạm Toàn có nhan đề “Nền Dân Trị Mỹ” - Nxb Trí Thức, 2007), một phân tích sâu sắc về hệ thống chính trị và xã hội của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 19.
[10] Joseph A. Schumpeter (1883-1950): nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ gốc Moravia (lúc đó thuộc đế quốc Áo-Hung, nay thuộc Cộng hòa Czech). Nổi tiếng về các lý thuyết bàn về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và các chu kỳ kinh doanh. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế.
[11] Robert Alan Dahl (sinh 1915), giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Là cựu chủ tịch của Hội Khoa học Chính trị Mỹ (American Political Science Association) và là một trong những nhà chính trị học xuất sắc nhất của nước Mỹ đương đại.
[12] Nguyên văn “inefficient” (vẫn tạo ra được kết quả mong muốn nhưng với chi phí tốn kém)
[13] Giáo hội chính thống ở Anh là Anh giáo (the Church of England, Anglican Church).
[14] Như ta sẽ thấy trong phần sau, Zakaria cho rằng một chính quyền dân chủ chưa phải đã là một chính quyền tốt, mà một “chính quyền tốt” trước hết phải là một chính quyền bảo đảm các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do hiến định.
[15] Thuật ngữ « liberal » được sử dụng ở đây theo nghĩa cổ hơn của châu Âu, hiện nay thường được gọi là chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism). Hiện tại ở Mỹ, từ này đang chuyển sang một ý nghĩa hoàn toàn khác: cụ thể là các chính sách ủng hộ nhà nước phúc lợi hiện đại. (F.Z.)
[16] John Milton II (1608-1674): một trong những nhà thơ lớn nhất trong văn chương ngôn ngữ Anh. Ông cũng là một sử gia, một học giả, và là một công chức dưới thời Cộng hòa Anh (Commonwealth of England). Trong số các nhà thơ của nước Anh, Milton được xếp thứ hai, chỉ sau Shakespeare. Bài thơ nổi tiếng của ông, Paradise Lost, được đánh giá là bài sử thi hay nhất trong ngôn ngữ Anh.
[17] Sir William Blackstone (1723- 1780): nhà luật học người Anh và là một giáo sư, tác giả của Commentaries on the Laws of England (Chú giải về luật của nước Anh) - một tác phẩm kinh điển về thông luật (common laws). Công trình này trở thành nền tảng của giáo dục luật học ở Anh và Mỹ.
[18] Thomas Jefferson (1743- 1826): người sọan thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ (1801-09). Trong một thời gian dài là “vị thánh tông đồ của tự do”, trong phạm vi học thuật ông lại trở thành đối tượng chỉ trích do bởi quan niệm về chế độ nô lệ (tin rằng xã hội Mỹ là lãnh địa của người da trắng). Vực thẳm ngăn cách giữa sự bày tỏ các lý tưởng tự do và thực tế của cuộc đời ông biến ông thành vị anh hùng đầy nghịch lý và, theo ý kiến của nhiều người, là vị anh hùng khó hiểu nhất của nước Mỹ.
[19] James Madison (1751-1836): Tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ (1809-17) và là một trong những người sọan thảo Hiến pháp Mỹ. Là thành viên của Hạ viện, ông bảo trợ mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp, thường được gọi là Đạo luật về Nhân quyền (Bill of Rights).
[20] Thomas Hobbes (1588-1679): Nhà triết học và lý thuyết chính trị người Anh, tác giả của cuốn Leviathan. Các quan niệm của ông về an ninh cá nhân (individual security) và khế ước xã hội (social contract) là những phát biểu quan trọng, mở đường cho cả hai xu hướng: chủ nghĩa tự do (liberalism) và chủ nghĩa chuyên chế tuyệt đối trong lĩnh vực chính trị (political absolutism).
[21] John Locke (1632-1704): nhà triết học người Anh, là người mở đường cho thời kỳ Khai sáng (Enlightment) ở Anh và Pháp, là tác giả của Hai khảo luận về chính quyền (Two Treatises of Government, 1689) - một tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của chủ nghĩa tự do hiến định. Bản dịch tiếng Việt (phần khảo luận thứ hai) của Lê Tuấn Huy có nhan đề Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự, Nxb Tri Thức, 2007.
[22] Adam Smith (1723-1790): nhà triết học xã hội và kinh tế chính trị học người Scotland. Là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về tình cảm đạo đức, 1759) và The Wealth of Nations (Sự giàu có của các Quốc gia, 1776), ông được coi là người sáng lập cả hai khoa: triết học đạo đức và kinh tế học hiện đại. Trong cuốn Sự giàu có của các quốc gia, Smith giải thích rằng thị trường tự do, tuy bề ngòai có vẻ hỗn lọan và không bị kiềm chế, trên thực tế chịu sự điểu khiển của một “bàn tay vô hình” (invisible hand), do đó việc sản xuất ra số lượng và chủng lọai hàng hóa được điều chỉnh một cách hợp lý. Ông tin rằng khi một cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta hỗ trợ cho lợi ích của xã hội nhiều hơn là khi anh ta có ý định làm điều tốt cho xã hội. Là người bảo vệ cho thị trường tự do, ông cho rằng cuộc cạnh tranh vì lợi ích riêng trong thị trường tự do sẽ có xu hướng làm lợi cho xã hội xét như một tòan thể bằng cách giữ cho giá thấp, trong khi vẫn khích lệ sự đa dạng của các chủng lọai hàng hóa và dịch vụ.
Mặc dù được coi là nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa tự do trong kinh tế (economic liberalism), nhưng theo một số nhà nghiên cứu gần đây (như nhà viết lịch sử kinh tế Jacob Viner), Adam Smith không hề ủng hộ một cách giáo điều cho chủ trương tự do kinh tế - không can thiệp (laisser-faire) như một số người đã giải thích một cách cường điệu. Ông vẫn có thái độ thận trọng đối với giới doanh nhân và chống sự hình thành của các độc quyền kinh tế.
[23] Montesquieu(1689-1755): là bút danh của Charles Louis de Secondat, nam tước (baron) của lãnh địa La Brède (thừa kế từ người mẹ) và lãnh địa Montesquieu (thừa kế từ một người chú từ năm 1716). Là một nhà triết học chính trị người Pháp thuộc thế kỷ Ánh sáng, tác giả của De l’esprit des Lois - một trong những cuốn “tân thư” được truyền bá vào nước ta từ đầu thế kỷ 20 qua bản chữ Hán nhan đề “Vạn pháp tinh lý”. Bản dịch tiếng Việt (chưa đầy đủ) của Hoàng Thanh Đạm có nhan đề Bàn về tinh thần của pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, 2006.
[24] John Stuart Mill (1806 - 1873): nhà triết học, kinh tế chính trị học người Anh, một nhà tư tưởng cổ điển theo chủ nghĩa tự do có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 19. Tác giả của On liberty (1859, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Trọng có đầu đề Bàn về tự do - Nxb Trí Thức, 2005).
[25] Sir Isaiah Berlin (1909-1997): triết gia, nhà viết lịch sử tư tưởng người Anh gốc Latvia, được coi là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của phái tự do trong thế kỷ 20.
[26] Magna Carta (Great Charter, Đại hiến chương): là bản hiến chương về các quyền tự do do Vua John ban hành tại Anh vào năm 1215 dưới áp lực của giới quý tộc. Được xem là một biểu tượng chống áp bức, bản hiến chương này cũng là một trong những nguồn gốc sớm nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Magna Carta có ảnh hưởng rất lớn đến luật pháp của các nước Anglo-Saxon, nhất là nội dung liên quan đến Lệnh định quyền giam giữ (writ of habeas corpus). Lệnh định quyền giam giữ là một lệnh triệu tập có hiệu lực như một lệnh tòa án được gửi đến người đang giam giữ (vd: một viên chức của nhà tù), yêu cầu phải đưa người bị giam giữ (tù nhân) ra trước tòa án cùng với những bằng cớ để tòa xác định xem người giam giữ có quyền hợp pháp để bắt giam hay không, nếu không thì phải trả tự do ngay cho người đó. Người bị bắt giam hay một người khác nhân danh người đó có quyền thỉnh cầu tòa án hay một thẩm phán phát hành lệnh định quyền giam giữ. Quyền thỉnh cầu để có được một lệnh định quyền giam giữ từ lâu đã nổi tiếng là cách bảo vệ tốt nhất đối với quyền tự do của cá nhân.
[27] Các quy định cơ bản (The Fundamental Orders) được Thuộc địa Connecticut công nhận vào năm 1638. Các quy định này mô tả cơ cấu của chính quyền tự quản của các thị trấn trên bờ sông Connecticut. Nó có những đặc điểm của một bản hiến pháp thành văn và được một số học giả coi là bản hiến pháp thành văn sớm nhất trong truyền thống phương Tây.
[28] Tuyên bố chung Helsinki (Helsinki Final Act): còn gọi là Tuyên bố Helsinki (Helsinki Declaration) hay Thỏa ước Helsinki (Helsinki Accords): là bản Tuyên bố chung của Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (Conference on Security and Co-operation in Europe) năm 1975 họp tại Helsinki (thủ đô Phần Lan). Được ký bởi 35 quốc gia (Mỹ, Canada và tất cả các nước châu Âu chỉ trừ Albania và Andorra) vào ngày 1.8.1975, bản Tuyên bố này lúc đầu được coi là một nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa phương Tây với khối Cộng sản. Nhưng trong thực tế, nó không giải thể được cả NATO lẫn Liên minh quân sự Varsaw. Điều bất ngờ nhất xuất phát từ bộ khuyến cáo thứ ba (thường được gọi là giỏ thứ ba, basket III) liên quan đến vấn đề nhân quyền. Chính những khuyến cáo này là nguồn gốc của sự hình thành một số tổ chức phi-chính phủ và phi-lợi nhuận nhằm theo dõi vấn đề nhân quyền trong các nước cộng sản và trên thế giới. Một trong những tổ chức nổi tiếng nhất là Quan sát Helsinki (Helsinki Watch) ra đời vào năm 1978, đến năm 1988 trở thành Human Rights Watch (« Tổ chức theo dõi nhân quyền » hoặc « Tổ chức quan sát nhân quyền », HRW) - một tổ chức thường bị báo chí chính thống của Việt Nam gán cho cái âm mưu là « hoạt động chống phá Việt nam », mặc dù phạm vi họat động của họ không nhằm vào riêng Việt Nam mà nhằm vào tất cả các nước trên thế giới. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2005, HRW đã đệ đơn kiện Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng Mỹ lúc đó) tại tòa án tại Illinois, cáo buộc Rumsfeld đã cố tình dung túng cho việc tra tấn trong các trại giam của quân đội Hoa Kỳ.
[29] Indonesia, Singapore và Malaysia là những ví dụ cho các chế độ độc đoán đang tự do hóa (liberalizing autocracies), trong khi Nam Hàn, Đài Loan và Thailand là các chế độ nửa-dân chủ có tính tự do (liberal semi-democracies). Cả hai nhóm này, dầu sao, cũng có nhiều tính tự do hơn là tính dân chủ, đây cũng là đặc điểm đúng với trường hợp dân chủ tự do duy nhất trong vùng là Nhật Bản. Papua New Guinea và ở mức độ kém hơn là Philippines chỉ là các ví dụ của nền dân chủ phi tự do (illiberal democracy) ở Đông Á. (F.Z.)
[30] Larry Diamond, “Democracy in Latin America,” in Tom Farer, ed., Beyond Sovereignty: Collectively Defending Democracy in a World of Sovereign States, Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1996, p. 73. (F.Z.)
[31] Myron Weiner, “Empirical Democratic Theory,” in Myron Weiner and Ergun Ozbudun, eds., Competitive Elections in Developing Countries, Durham: Duke University Press, 1987, p. 20. Hiện nay tuy có những nền dân chủ đang vận hành trong Thế giới Thứ ba không phải là cựu thuộc địa của Anh, nhưng đa số các nền dân chủ đó đều là cựu thuộc địa của Anh.(F.Z.)
[32] Ngụ ý của tác giả là ta có thể chọn Antigua (nơi có nhiều quyền tự do) hơn là chọn Haiti (nơi ít quyền tự do).
SỰ TRỖI DẬY CỦA CÁC CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ PHI TỰ DO (2)
Sự trỗi dậy của các chế độ dân chủ phi tự do (2)
Fareed Zakaria
“The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997
http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Người dịch: Phạm Hồng Sơn (với sự cho phép của tạp chí Foreign Affairs)
Người hiệu đính và chú thích: Mai Thái Lĩnh
28/05/2009 12:11 sáng
http://www.talawas.org/?p=4956
Quyền lực tuyệt đối
JOHN STUART MILL đã mở đầu cuốn luận văn kinh điển Bàn về Tự do (On Liberty) của ông bằng sự ghi nhận là khi một quốc gia trở thành dân chủ, dân chúng có xu hướng tin rằng “người ta đã quá quan trọng hóa việc giới hạn bản thân quyền lực. Đó…là một sự đáp trả nhằm chống lại những kẻ cai trị có lợi ích đi ngược lại lợi ích của nhân dân.” Một khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. “Dân tộc không cần sự bảo vệ để chống lại ý chí của chính nó.”[1] Để khẳng định lại những lo sợ của Mill, chúng ta hãy xem lại những lời nói của Alexandr Lukashenko[2] sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus với kết quả đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994. Khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, Lukashenko tuyên bố: “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân.”
Sự căng thẳng giữa chủ nghĩa tự do hiến định và dân chủ nằm ở vấn đề phạm vi của quyền lực của chính quyền. Tự do hiến định nói đến việc hạn chế quyền lực còn dân chủ lại nói đến việc tích tụ và sử dụng quyền lực. Do đó, nhiều học giả theo trường phái tự do của thế kỷ 18 và 19 đã nhìn thấy trong dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho tự do. James Madison đã lý giải trong Federalist[3] rằng “nguy cơ đàn áp” trong chế độ dân chủ bắt nguồn từ “phe đa số của cộng đồng.” Tocqueville cũng cảnh báo về “bạo quyền của phe đa số,” và ông viết “bản chất thực sự của một chính quyền dân chủ nằm ở chủ quyền tuyệt đối của phe đa số.”
Khuynh hướng của một chính quyền dân chủ tin rằng nó có chủ quyền tuyệt đối (về quyền lực) có thể dẫn đến sự tập trung quyền lãnh đạo, thường bằng các biện pháp vượt ra khỏi hiến pháp và với những hệ lụy tàn nhẫn. Một thập niên vừa qua cho thấy nhiều chính phủ được bầu ra mặc dù tuyên bố là đại diện cho nhân dân nhưng luôn xâm phạm quyền lực và quyền tự do của các thành phần khác trong xã hội, một sự tiếm quyền trên cả chiều dọc (các cơ quan quyền lực cấp vùng và cấp địa phương, cũng như các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức phi chính phủ) và chiều ngang (các nhánh khác của chính quyền quốc gia). Lukashenko và Alberto Fujimori[4] của Peru chỉ là các tấm gương xấu nhất của thực tiễn đó. (Trong khi các hành động của Fujimori như giải tán quốc hội và đình chỉ hiến pháp làm cho chế độ của ông ta khó được gọi là dân chủ, thì điều đáng nói là ông ta đã thắng cả hai cuộc bầu cử và hết sức được lòng dân cho đến tận gần đây.) Thậm chí nhà cải cách tốt bụng như Carlos Menem đã ban bố gần 300 sắc lệnh tổng thống chỉ trong 8 năm cầm quyền, gấp gần 3 lần toàn bộ các sắc lệnh mà các tổng thống trước đó của Argentina đã từng ban bố, tính từ năm 1853 trở lại đây. Askar Akayev[5] của Kyrgyzstan, được bầu lên với 60% số phiếu, đã đề xuất việc tăng thêm quyền lực cho ông ta bằng cách trưng cầu dân ý, và đã được thông qua một cách dễ dàng vào năm 1996. Quyền lực mới của ông ta bao gồm việc bổ nhiệm tất cả các quan chức cao cấp nhất - chỉ trừ chức thủ tướng, nhưng ông ta lại có quyền giải tán quốc hội nếu cơ quan này bác bỏ ba người mà ông đề cử vào chức thủ tướng.
Sự tiếm quyền theo chiều ngang - thường do các tổng thống tiến hành, thì dễ thấy hơn, nhưng sự tiếm quyền theo chiều dọc lại xảy ra phổ biến hơn. Trong ba thập niên qua, chính quyền của Ấn Độ thường giải tán các cơ quan lập pháp cấp bang vì những lý do vu vơ để đặt các địa phương dưới sự kiểm soát trực tiếp của New Delhi. Bằng một biện pháp ít kịch tính hơn nhưng lại có tính điển hình, chính quyền tuyển cử của Cộng Hòa Trung Phi mới gần đây đã chấm dứt tính độc lập đã có từ lâu của hệ thống giáo dục đại học, biến nó thành một bộ phận của bộ máy nhà nước.
Tiếm quyền đặc biệt lan rộng tại Mỹ La-tinh và các quốc gia trong khối Liên bang Xô-viết cũ, có lẽ vì cả hai vùng này phần lớn đều theo chế độ tổng thống. Hệ thống này có xu hướng tạo ra các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những người thường tin rằng họ đang phát ngôn cho dân chúng - ngay cả khi họ được bầu với số phiếu không quá bán (như Juan Linz đã nêu, Salvador Allende được bầu làm Tổng thống Chi Lê năm 1970 chỉ với 36% số phiếu). Trong những trường hợp tương tự (dưới chế độ nghị viện - ND), một thủ tướng sẽ phải chia sẻ quyền lực trong một chính phủ liên hiệp[6]. Các tổng thống thường đưa các thành phần thân hữu vào nội các hơn là bổ nhiệm các nhân vật cao cấp trong đảng, nhằm duy trì việc kiểm soát nội bộ không đáng kể đối với quyền lực của họ. Và khi quan điểm của họ xung đột với bên lập pháp hoặc thậm chí với bên tòa án, các tổng thống có xu hướng “viện đến toàn dân tộc” để lẩn tránh những khó khăn khi phải thương lượng hay phải xây dựng liên minh. Trong khi các học giả vẫn đang tranh luận về những ưu điểm của hệ thống chính quyền kiểu tổng thống so với kiểu nghị viện, sự tiếm quyền đều có thể xảy ra ở cả hai mô hình một khi thiếu vắng các “trung tâm quyền lực có khả năng chế ước, bổ trợ lẫn nhau” (alternate centers of power) đã phát triển cao như: cơ quan lập pháp mạnh, các tòa án, các đảng chính trị, các chính quyền địa phương, các trường đại học độc lập và hệ thống truyền thông. Mỹ La-tinh hiện nay là sự kết hợp giữa mô hình tổng thống với hệ thống đại diện theo tỷ lệ đang sản sinh ra các lãnh đạo kiểu dân túy (populist)[7] và quá nhiều đảng phái - một sự kết hợp không bền vững.
Nhiều chính phủ và học giả ở phương Tây đang khuyến khích việc hình thành các nhà nước tập quyền mạnh trong Thế giới thứ Ba. Lãnh đạo tại các quốc gia đó lập luận rằng họ cần có quyền lực để kéo đổ chế độ phong kiến, làm rạn vỡ các liên minh cố thủ, gạt bỏ quyền lợi được ban phát và mang lại trật tự cho xã hội đang rối loạn. Nhưng lý luận này đang gây nhầm lẫn giữa nhu cầu cần có một chính quyền chính đáng (legitimate)[8] với nhu cầu có một chính quyền mạnh. Các chính quyền được xem là chính đáng thường có khả năng duy trì được trật tự và theo đuổi những chính sách kiên quyết, mặc dù chậm rãi, bằng việc xây dựng các liên minh. Sau cùng, một vài người lại cho rằng chính quyền tại các nước đang phát triển không nên có lực lượng cảnh sát mạnh; sự rối loạn có nguồn gốc từ tất cả các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế mà các nước đó đang tích lũy. Trong các cuộc khủng hoảng (như nội chiến chẳng hạn), các chính quyền hiến định có thể không có khả năng để lãnh đạo một cách hiệu quả, nhưng phương án thay thế - tức là các nhà nước với bộ máy an ninh rộng lớn đã đình chỉ các quyền hiến định, lại thường không tạo ra được trật tự, cũng không tạo ra được “chính quyền tốt” (good government). Điều thường thấy hơn là các nhà nước đó trở thành những kẻ cướp bóc, duy trì được một trật tự nào đó, nhưng lại bắt bớ những người đối lập, bịt miệng phía bất đồng chính kiến, quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp và tịch thu tài sản. Trong khi tình trạng vô chính phủ có những nguy cơ của nó, thì những đe dọa lớn nhất đối với tự do và hạnh phúc của con người trong thế kỷ này lại không bắt nguồn từ sự mất ổn định mà đến từ các nhà nước tập quyền mạnh và tàn bạo như nước Đức Phát-xít, nước Nga Xô Viết và Trung Hoa của Mao. Thế giới thứ Ba đã bị rải đầy những công trình đẫm máu của các nhà nước mạnh.
Về mặt lịch sử, sự tập trung quyền lực thiếu kiểm soát đã từng và vẫn là kẻ thù của nền dân chủ tự do. Khi sự tham gia chính trị của dân chúng được mở rộng tại châu Âu trong thế kỷ 19, quá trình tập trung quyền lực đã được chấp nhận một cách êm ả tại các nước như Anh và Thụy Điển, nơi mà các thiết chế hội họp (assemblies) thời trung cổ[9], các chính quyền địa phương hay các hội đồng cấp vùng vẫn còn được duy trì mạnh mẽ. Mặt khác, ở các nước như Pháp và Phổ (Prussia), nơi mà chế độ quân chủ đã có quyền lực tập trung một cách hiệu quả (theo chiều dọc lẫn chiều ngang), thì thường kết thúc bằng các chế độ phi tự do và phi dân chủ. Không phải là sự ngẫu nhiên đối với Tây Ban Nha trong thế kỷ 20, thành trì cho chế độ tự do lại nằm ở Catalonia, nơi qua nhiều thế kỷ đã là một vùng độc lập và tự trị một cách ngoan cường. Tại Hoa Kỳ, sự hiện diện của rất nhiều thiết chế với nhiều dạng phong phú - ở cấp bang, cấp địa phương hoặc thiết chế tư nhân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận sự mở rộng quyền bỏ phiếu một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ngay từ đầu thế kỷ 19. Arthur Schlesinger Sr.[10] đã chứng minh bằng tư liệu cho thấy, trong 50 năm đầu tiên của quốc gia Mỹ, hầu như tất cả các bang, các nhóm quyền lợi và các phe phái đã cố làm suy yếu và thậm chí làm sụp đổ chính quyền liên bang như thế nào.[11] Và ngay gần đây thôi, chế độ nửa - dân chủ tự do của Ấn Độ đã sống sót được là nhờ dựa vào - chứ không phải bất chấp, các vùng mạnh mẽ, ngôn ngữ và văn hóa đa dạng và thậm chí nhờ vào các đẳng cấp (castes). Điểm thiết yếu mang tính logic - ngay khi cần phải lặp lại, là: sự đa nguyên trong quá khứ đang giúp đảm bảo sự đa nguyên chính trị trong hiện tại.
Năm mươi năm trước, các chính trị gia tại các nước đang phát triển muốn có một quyền lực phi thường để thực hiện các học thuyết kinh tế thời thượng vào lúc đó như quốc hữu hóa các ngành công nghiệp. Ngày nay, các vị kế nhiệm của họ lại muốn một quyền lực tương tự để tư hữu hóa chính các ngành công nghiệp đó. Sự biện minh của Menem cho các phương pháp của ông ta là: chúng cực kỳ cần thiết để tiến hành các cải cách kinh tế gai góc. Abdala Bucarem của Ecuador và Fujimori cũng đưa ra các lý luận tương tự. Các định chế cho vay như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đồng cảm với những lời cầu khẩn đó và thị trường trái phiếu đã trở nên rất sôi động. Nhưng, ngoại trừ trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, các biện pháp phi-tự do, về dài hạn, là không phù hợp với các mục tiêu tự do nhằm giải phóng con người. Một chính quyền hiến định, trên thực tế, vẫn là cái chìa khóa dẫn đến một đường lối cải cách kinh tế thành công. Kinh nghiệm từ Đông Á và Trung Âu đang gợi ý rằng khi các chế độ dù là độc đoán (như tại Đông Á) hoặc dân chủ tự do (như tại Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech) bảo vệ được các quyền cá nhân - như sở hữu tài sản và ký kết hợp đồng, và tạo ra được một khuôn khổ về luật pháp và quản trị thì chủ nghĩa tư bản và tăng trưởng sẽ đến liền ngay sau đó. Trong bài phát biểu mới đây tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson tại Washington, khi giải thích về những yếu tố đang giúp cho chủ nghĩa tư bản nở rộ, Chủ tịch Cục dự trữ Liên Bang Alan Greenspan đã kết luận là “cơ chế dẫn đạo của một nền kinh tế thị trường tự do…là một bộ luật về các quyền con người, được thực thi bởi một hệ thống tư pháp không thiên vị.”
Điều cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng hơn, là quyền lực được tích lũy nhằm để làm điều tốt sau đó lại có thể được sử dụng để làm điều tồi tệ. Khi Fujimori giải tán quốc hội, tỷ lệ ủng hộ ông ta đã vọt lên tới mức cao nhất. Nhưng các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy phần lớn những người đã từng ủng hộ ông ta, bây giờ lại ước muốn ông ta cần bị khống chế nhiều hơn nữa. Năm 1993 Boris Yeltsin đã nổi tiếng khi tấn công (đúng theo nghĩa đen) quốc hội Nga, nguyên do từ các hành động vi hiến của chính quốc hội. Nhưng sau đó ông ta đã đình chỉ tòa án hiến pháp, giải tán hệ thống chính quyền địa phương và sa thải nhiều thống đốc ở tỉnh. Từ cuộc chiến Chechnya cho tới các chương trình kinh tế, Yeltsin đều thể hiện sự thiếu quan tâm thường có đối với các thủ tục (tiến hành) và các giới hạn được qui định trong hiến pháp. Yeltsin rất có thể có “cái tâm” của một nhà dân chủ tự do, nhưng những hành động của ông đã tạo ra một quyền lực siêu - tổng thống của nước Nga. Chúng ta chỉ có thể hy vọng người kế nhiệm của ông sẽ không lạm dụng điều này[12].
Trong nhiều thế kỷ, giới trí thức phương Tây luôn có xu hướng nhìn chủ nghĩa tự do hiến định như một cách thực hành cổ lỗ, kỳ quặc trong việc ban hành các quy định (rulemaking), hay chỉ là một thứ chủ nghĩa hình thức nhằm dựa vào cái thứ yếu (nguyên văn: back seat) để chống lại những cái ác to lớn hơn trong xã hội. Sự phê phán hùng hồn nhất đối với quan điểm này cho đến nay vẫn là đoạn trao đổi trong vở kịch “Một người của mọi thời” (A Man For All Seasons) của Robert Bolt[13]. Chàng trai cuồng nhiệt William Roper đang khát khao chiến đấu với cái xấu, đã bị tinh thần sùng bái pháp luật của quí ông Thomas More gây tức tối. Quí ông More chỉ nhẹ nhàng phản ứng:
More: Thế con sẽ làm gì? Sẽ phá tan pháp luật để lấy đường đuổi theo con quỉ ư?
Roper: Vâng, con sẽ cắt bỏ mọi dây rợ luật pháp ở Anh để làm điều đó!
More: Thế nếu khi luật pháp bị hạ gục hết cả rồi và con Quỉ quay lại tấn công, con sẽ ẩn nấp ở nơi nào, khi mà tất cả luật pháp đã bị san bằng?
--------------------------------
Nguyên tác: Fareed Zakaria, “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997: http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Ngoài những chú thích của người hiệu đính, các chú thích của chính tác giả đều có ghi chữ (F.Z.)
(Còn 1 kì)
-----------------------------------------
[1] John Stuart Mill, On The Liberty, 1859, chap.1-Introductory. http://www.utilitarianism.com/ol/one.html
Trong khi trích câu này, Zakaria đã sử dụng «a response» (sự đáp trả) thay cho « a resource » (một nguồn lực) trong nguyên văn.
[2] Alexandr Lukashenko (hay Alexander Lukashenko) (sinh 1954): cựu đảng viên cộng sản, từ 1992 là chính trị gia độc lập, không đảng phái; Tổng thống Belarus (Bạch Nga) từ 20.7.1994 đến nay. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, ông từng là sĩ quan quân đội, giám đốc nông trường, giám đốc nhà máy. Nổi tiếng là một nhân vật chống tham nhũng, khi bản hiến pháp mới của Belarus cho phép bầu cử Tổng thống một cách dân chủ vào tháng 7 năm 1994, với khẩu hiệu dân túy « đánh bại mafia », Lukashenko thắng trong vòng hai của cuộc bầu cử với 80,1% số phiếu bầu. Sau nhiệm kỳ đầu tiên (1994-2001), ông lại thắng cử một nhiệm kỳ thứ hai (2001-2006) với 75.65% số phiếu ngay từ vòng 1. Năm 2004, sau một cuộc trưng cầu dân ý cho phép gỡ bỏ hạn chế về nhiệm kỳ tổng thống, Lukashenko lại ra ứng cử một nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2006, và thắng với số phiếu áp đảo 84,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, hội họp, biểu tình của Belarus ngày càng bị thắt chặt và trấn áp. Kết quả của các cuộc bầu cử năm 2001 và 2006 đều bị các tổ chức đối lập trong nước và nhiều tổ chức quan sát quốc tế cho là gian lận. Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice miêu tả chế độ của Lukashenko là « chế độ độc tài cuối cùng ở châu Âu » mặc dù ông này đã được bầu bởi đa số phiếu qua ba cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp với nhiều ứng cử viên cạnh tranh.
[3] Federalist Papers (Văn tập Federalist): nguyên là 85 bài báo do Alexander Hamilton, James Madison, và John Jay viết (với cùng bút danh là Publius) nhằm vận động dân chúng thông qua bản dự thảo Hiến pháp Hoa Kỳ. Các bài báo đăng trên một số tờ báo tại New York, từ tháng 10/1787-tháng 08/1788, bàn về bản chất và các nguyên tắc của chính quyền cộng hòa, về sau được tập hợp lại thành một cuốn sách lấy tên là The Federalist. Sau này Thomas Jefferson đánh giá The Federalist là “cuốn bình luận xuất sắc nhất từng có về các nguyên lý của chính quyền”.
[4] Alberto Fujimori (sinh năm 1938): chính trị gia người Peru gốc Nhật Bản, là Tổng thống Peru từ tháng 7 năm 1990 đến tháng 11 năm 2000. Là một khuôn mặt gây tranh cãi, ông được tín nhiệm vì đã đánh bật gốc chủ nghĩa khủng bố ở Peru cũng như đã phục hồi được sự ổn định kinh tế trên phạm vi vĩ mô, nhưng mặt khác ông lại bị lên án vì đã sử dụng những phương pháp độc đóan và vi phạm nhân quyền. Cuối năm 2000, đối diện với một vụ tai tiếng về tham nhũng, ông trốn sang Nhật Bản, tuyên bố từ chức và sống lưu vong ở đó. Quốc hội Peru đã bác bỏ tuyên bố từ chức của ông và thông qua một quyết định phế truất Tổng thống, đồng thời phát lệnh truy nã Alberto Fujimori trên lãnh thổ Peru về tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Tháng 11 năm 2005, ông bị bắt giữ nhân một chuyến đi thăm Chile và đến tháng 9 năm 2007, bị dẫn độ về Peru để chịu xét xử về tội vi phạm nhân quyền. Ngày 7.4.2009, Fujimori bị kết án 25 năm tù vì vi phạm nhân quyền do trách nhiệm của ông trong những vụ ám sát và bắt cóc mà “biệt đội tử thần” Grupo Colina đã thực hiện trong cuộc chiến chống lại các du kích quân cánh tả vào thập niên 1990. Trước đó, vào tháng 12 năm 2007, trong một phiên tòa khác, ông đã bị kết án 6 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực.
Bản án ngày 7.4.2009 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia được bầu lên một cách hợp pháp đã bị dẫn độ trở về nước và bị xét xử, kết án về những vi phạm nhân quyền.
[5] Askar Akayevich Akayev (sinh 1944): Tổng thống của Kyrgyzstan từ 1990 cho đến khi bị lật đổ vào tháng 3 năm 2005 trong cuộc Cách mạng Hoa Tulip (Tulip Revolution).
Xuất thân là một công nhân luyện kim, Akayev phấn đấu trở thành một nhà khoa học hàng đầu của đất nước. Là chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Kirghiz (1989), nhà khoa học này không mấy quan tâm đến chính trị mãi cho đến khi ông bất ngờ được Xô-viết Tối cao (tức Quốc hội) chọn làm Tổng thống nước Cộng hòa Xô-viết Kirghiz vào ngày 27.10.1990. Tháng 12 năm 1990, Xô-viết Tối cao Kirghiz quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa Kyrgyzstan (năm 1993 lại đổi tên thành Cộng hòa Kyrgyz). Sau cuộc đảo chính bất thành ở Liên Xô (tháng 8 năm 1991), Kyrgyzstan tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô. Akayev được bầu làm tổng thống của quốc gia mới độc lập trong một cuộc bầu cử trực tiếp không có cạnh tranh vào ngày 12.10.1991. Ông được tái cử vào chức vụ Tổng thống hai lần nữa (năm 1995 và năm 2000).
Trong thời gian đầu, Akayev tích cực thực hiện chính sách tư hữu hóa và một đường lối chính trị phóng khoáng, được đánh giá là tổng thống dân chủ nhất trong các nước Trung Á. Dần dần, do tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong, đường lối chính trị của ông ngày càng trở nên cứng rắn. Lòng say mê quyền lực và chủ nghĩa gia đình trị (nepotism) đã làm hư hỏng chế độ chính trị. Cuối 2002, trước những cuộc biểu tình đòi Tổng thống từ chức, Akayev hứa sẽ không tìm cách tiếp tục ứng cử khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10.2005. Nhưng kết quả bầu cử cơ quan lập pháp đầu năm 2005 khiến công chúng nghi ngờ có một âm mưu gian lận để duy trì quyền lực của gia đình Akayev, do đó nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Ngày 24.3.2005, những người biểu tình xông vào trụ sở của chính quyền ở thủ đô Bishkek và nắm quyền kiểm sóat ở thủ đô cũng như ở các thành phố quan trọng. Cùng ngày, Akayev trốn sang nước láng giềng Kazakhstan và sau đó đến nước Nga - nơi đây ông được Tổng thống Vladimir Putin đồng ý cho cư trú. Ngày 4.4.2005, Akayev chính thức xin từ chức Tổng thống khi một phái đoàn của Quốc hội từ Kyrgyzstan đến gặp ông tại Nga. Một tuần sau đó, Quốc hội Kyrgyz chấp thuận đề nghị từ chức, sau khi đã tước bỏ mọi đặc quyền của Akayev và gia đình mà Quốc hội khóa trước đã ban tặng.
Hiện nay Akayev vẫn đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Lomonosov ở Moskva (M. V. Lomonosov Moscow State University).
[6] Trong chế độ nghị viện (parliamentary system), một đảng không đạt đủ đa số phiếu sẽ phải liên minh với một hay vài đảng khác để thành lập một chính phủ liên hiệp. Chính phủ này được gọi là chính phủ thiểu số.
[7] Populist: Các chính trị gia chú tâm lấy lòng tầng lớp dân thường, nghèo, ít hiểu biết. Tổng thống Iran hiện nay, Mahmoud Ahmadinejad, được các nhà chính trị học và giới báo chí đánh giá là một nhà dân túy.
[8] Chính đáng = legitimate, legitimacy khác với hợp pháp = legal, legality. Hai từ “legitimate” và “legal” có khi trùng ý nghĩa, nhưng trong chính trị học lại có chỗ khác nhau. Một chính quyền chính đáng đương nhiên là hợp pháp, nhưng một chính quyền hợp pháp có khi lại không phải là chính đáng.
[9] Ở Thụy Điển, từ cấp làng xã (härad, hundred) cho đến cấp tỉnh (land, province) đều có các hội nghị (thing hay ting, assembly) - nơi người dân địa phương hội họp để bàn các công việc ở địa phương.
[10] Arthur M. Schlesinger, Sr. (1888-1965), nhà sử học người Mỹ, giáo sư tại Đại học Havard. Con trai ông là Arthur M. Schlesinger, Jr. (1917-2007), cũng là một nhà sử học Mỹ và đã từng là phụ tá đặc biệt của Tổng thống John F. Kennedy từ năm 1961 cho đến khi Kennedy bị ám sát .
[11]Arthur Schlesinger, Sr., New Viewpoints in American History, New York: Macmillan, 1922, pp. 220-40. (F.Z.)
[12] Trong thực tế, người kế nhiệm của Yeltsin (tức Putin) chẳng những đã lạm dụng quyền lực đó mà còn nâng cấp nó lên một bước nữa: bản thân ông ta giữ chức vụ nào thì chức vụ đó lập tức trở thành siêu - quyền lực.
[13] Robert Oxton Bolt (1924 -1995) là một nhà viết kịch người Anh hai lần đoạt giải Oscar về viết kịch bản. Vở kịch “Con người của mọi thời” (tên trong tiếng Pháp là “Con người vĩnh cữu, Un homme pour l’éternité) là một kịch bản viết cho đài phát thanh BBC vào năm 1954, nhưng sau đó được viết lại để dựng kịch, và được công diễn lần đầu vào năm 1960. Cốt truyện dựa trên một chuyện có thật về Sir Thomas More, Tể tướng của nước Anh vào thế kỷ 16, người không ủng hộ Vua Henry VIII trong việc ly dị với người hoàng hậu già nua Catherine of Aragon - người không đẻ cho ông một đứa con trai, để có thể cưới Anne Boleyn, em của một tình nhân cũ của nhà vua. Vở kịch miêu tả More như một con người nguyên tắc - một người được các đối thủ như Thomas Cromwell phải ghen tị và được người dân thường cũng như gia đình yêu mến. Bị xử tử hình năm 1535, Thomas More được tuyên phúc vào năm 1886 và được phong thánh vào năm 1935. Thomas More cũng chính là tác giả của tác phẩm nổi tiếng Utopia (Vùng đất không tưởng, bản dịch tiếng Việt của Trịnh Lữ có nhan đề Địa đàng trần gian, Nxb Hội nhà văn, 2007). William Roper, người đối thọai với More trong đọan này là con rể của More, cũng là tác giả của một cuốn tiểu sử viết về cuộc đời của Thomas More.
Fareed Zakaria
“The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997
http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Người dịch: Phạm Hồng Sơn (với sự cho phép của tạp chí Foreign Affairs)
Người hiệu đính và chú thích: Mai Thái Lĩnh
28/05/2009 12:11 sáng
http://www.talawas.org/?p=4956
Quyền lực tuyệt đối
JOHN STUART MILL đã mở đầu cuốn luận văn kinh điển Bàn về Tự do (On Liberty) của ông bằng sự ghi nhận là khi một quốc gia trở thành dân chủ, dân chúng có xu hướng tin rằng “người ta đã quá quan trọng hóa việc giới hạn bản thân quyền lực. Đó…là một sự đáp trả nhằm chống lại những kẻ cai trị có lợi ích đi ngược lại lợi ích của nhân dân.” Một khi nhân dân đã tự gánh vác trách nhiệm thì sự thận trọng là không còn cần thiết. “Dân tộc không cần sự bảo vệ để chống lại ý chí của chính nó.”[1] Để khẳng định lại những lo sợ của Mill, chúng ta hãy xem lại những lời nói của Alexandr Lukashenko[2] sau khi được bầu làm Tổng thống Belarus với kết quả đa số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử tự do năm 1994. Khi được hỏi về việc giới hạn quyền lực của ông ta, Lukashenko tuyên bố: “Chế độ độc tài sẽ không có ở đây. Tôi thuộc về nhân dân, vì vậy tôi sẽ cống hiến vì nhân dân.”
Sự căng thẳng giữa chủ nghĩa tự do hiến định và dân chủ nằm ở vấn đề phạm vi của quyền lực của chính quyền. Tự do hiến định nói đến việc hạn chế quyền lực còn dân chủ lại nói đến việc tích tụ và sử dụng quyền lực. Do đó, nhiều học giả theo trường phái tự do của thế kỷ 18 và 19 đã nhìn thấy trong dân chủ một sức mạnh có thể gây tổn hại cho tự do. James Madison đã lý giải trong Federalist[3] rằng “nguy cơ đàn áp” trong chế độ dân chủ bắt nguồn từ “phe đa số của cộng đồng.” Tocqueville cũng cảnh báo về “bạo quyền của phe đa số,” và ông viết “bản chất thực sự của một chính quyền dân chủ nằm ở chủ quyền tuyệt đối của phe đa số.”
Khuynh hướng của một chính quyền dân chủ tin rằng nó có chủ quyền tuyệt đối (về quyền lực) có thể dẫn đến sự tập trung quyền lãnh đạo, thường bằng các biện pháp vượt ra khỏi hiến pháp và với những hệ lụy tàn nhẫn. Một thập niên vừa qua cho thấy nhiều chính phủ được bầu ra mặc dù tuyên bố là đại diện cho nhân dân nhưng luôn xâm phạm quyền lực và quyền tự do của các thành phần khác trong xã hội, một sự tiếm quyền trên cả chiều dọc (các cơ quan quyền lực cấp vùng và cấp địa phương, cũng như các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức phi chính phủ) và chiều ngang (các nhánh khác của chính quyền quốc gia). Lukashenko và Alberto Fujimori[4] của Peru chỉ là các tấm gương xấu nhất của thực tiễn đó. (Trong khi các hành động của Fujimori như giải tán quốc hội và đình chỉ hiến pháp làm cho chế độ của ông ta khó được gọi là dân chủ, thì điều đáng nói là ông ta đã thắng cả hai cuộc bầu cử và hết sức được lòng dân cho đến tận gần đây.) Thậm chí nhà cải cách tốt bụng như Carlos Menem đã ban bố gần 300 sắc lệnh tổng thống chỉ trong 8 năm cầm quyền, gấp gần 3 lần toàn bộ các sắc lệnh mà các tổng thống trước đó của Argentina đã từng ban bố, tính từ năm 1853 trở lại đây. Askar Akayev[5] của Kyrgyzstan, được bầu lên với 60% số phiếu, đã đề xuất việc tăng thêm quyền lực cho ông ta bằng cách trưng cầu dân ý, và đã được thông qua một cách dễ dàng vào năm 1996. Quyền lực mới của ông ta bao gồm việc bổ nhiệm tất cả các quan chức cao cấp nhất - chỉ trừ chức thủ tướng, nhưng ông ta lại có quyền giải tán quốc hội nếu cơ quan này bác bỏ ba người mà ông đề cử vào chức thủ tướng.
Sự tiếm quyền theo chiều ngang - thường do các tổng thống tiến hành, thì dễ thấy hơn, nhưng sự tiếm quyền theo chiều dọc lại xảy ra phổ biến hơn. Trong ba thập niên qua, chính quyền của Ấn Độ thường giải tán các cơ quan lập pháp cấp bang vì những lý do vu vơ để đặt các địa phương dưới sự kiểm soát trực tiếp của New Delhi. Bằng một biện pháp ít kịch tính hơn nhưng lại có tính điển hình, chính quyền tuyển cử của Cộng Hòa Trung Phi mới gần đây đã chấm dứt tính độc lập đã có từ lâu của hệ thống giáo dục đại học, biến nó thành một bộ phận của bộ máy nhà nước.
Tiếm quyền đặc biệt lan rộng tại Mỹ La-tinh và các quốc gia trong khối Liên bang Xô-viết cũ, có lẽ vì cả hai vùng này phần lớn đều theo chế độ tổng thống. Hệ thống này có xu hướng tạo ra các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những người thường tin rằng họ đang phát ngôn cho dân chúng - ngay cả khi họ được bầu với số phiếu không quá bán (như Juan Linz đã nêu, Salvador Allende được bầu làm Tổng thống Chi Lê năm 1970 chỉ với 36% số phiếu). Trong những trường hợp tương tự (dưới chế độ nghị viện - ND), một thủ tướng sẽ phải chia sẻ quyền lực trong một chính phủ liên hiệp[6]. Các tổng thống thường đưa các thành phần thân hữu vào nội các hơn là bổ nhiệm các nhân vật cao cấp trong đảng, nhằm duy trì việc kiểm soát nội bộ không đáng kể đối với quyền lực của họ. Và khi quan điểm của họ xung đột với bên lập pháp hoặc thậm chí với bên tòa án, các tổng thống có xu hướng “viện đến toàn dân tộc” để lẩn tránh những khó khăn khi phải thương lượng hay phải xây dựng liên minh. Trong khi các học giả vẫn đang tranh luận về những ưu điểm của hệ thống chính quyền kiểu tổng thống so với kiểu nghị viện, sự tiếm quyền đều có thể xảy ra ở cả hai mô hình một khi thiếu vắng các “trung tâm quyền lực có khả năng chế ước, bổ trợ lẫn nhau” (alternate centers of power) đã phát triển cao như: cơ quan lập pháp mạnh, các tòa án, các đảng chính trị, các chính quyền địa phương, các trường đại học độc lập và hệ thống truyền thông. Mỹ La-tinh hiện nay là sự kết hợp giữa mô hình tổng thống với hệ thống đại diện theo tỷ lệ đang sản sinh ra các lãnh đạo kiểu dân túy (populist)[7] và quá nhiều đảng phái - một sự kết hợp không bền vững.
Nhiều chính phủ và học giả ở phương Tây đang khuyến khích việc hình thành các nhà nước tập quyền mạnh trong Thế giới thứ Ba. Lãnh đạo tại các quốc gia đó lập luận rằng họ cần có quyền lực để kéo đổ chế độ phong kiến, làm rạn vỡ các liên minh cố thủ, gạt bỏ quyền lợi được ban phát và mang lại trật tự cho xã hội đang rối loạn. Nhưng lý luận này đang gây nhầm lẫn giữa nhu cầu cần có một chính quyền chính đáng (legitimate)[8] với nhu cầu có một chính quyền mạnh. Các chính quyền được xem là chính đáng thường có khả năng duy trì được trật tự và theo đuổi những chính sách kiên quyết, mặc dù chậm rãi, bằng việc xây dựng các liên minh. Sau cùng, một vài người lại cho rằng chính quyền tại các nước đang phát triển không nên có lực lượng cảnh sát mạnh; sự rối loạn có nguồn gốc từ tất cả các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế mà các nước đó đang tích lũy. Trong các cuộc khủng hoảng (như nội chiến chẳng hạn), các chính quyền hiến định có thể không có khả năng để lãnh đạo một cách hiệu quả, nhưng phương án thay thế - tức là các nhà nước với bộ máy an ninh rộng lớn đã đình chỉ các quyền hiến định, lại thường không tạo ra được trật tự, cũng không tạo ra được “chính quyền tốt” (good government). Điều thường thấy hơn là các nhà nước đó trở thành những kẻ cướp bóc, duy trì được một trật tự nào đó, nhưng lại bắt bớ những người đối lập, bịt miệng phía bất đồng chính kiến, quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp và tịch thu tài sản. Trong khi tình trạng vô chính phủ có những nguy cơ của nó, thì những đe dọa lớn nhất đối với tự do và hạnh phúc của con người trong thế kỷ này lại không bắt nguồn từ sự mất ổn định mà đến từ các nhà nước tập quyền mạnh và tàn bạo như nước Đức Phát-xít, nước Nga Xô Viết và Trung Hoa của Mao. Thế giới thứ Ba đã bị rải đầy những công trình đẫm máu của các nhà nước mạnh.
Về mặt lịch sử, sự tập trung quyền lực thiếu kiểm soát đã từng và vẫn là kẻ thù của nền dân chủ tự do. Khi sự tham gia chính trị của dân chúng được mở rộng tại châu Âu trong thế kỷ 19, quá trình tập trung quyền lực đã được chấp nhận một cách êm ả tại các nước như Anh và Thụy Điển, nơi mà các thiết chế hội họp (assemblies) thời trung cổ[9], các chính quyền địa phương hay các hội đồng cấp vùng vẫn còn được duy trì mạnh mẽ. Mặt khác, ở các nước như Pháp và Phổ (Prussia), nơi mà chế độ quân chủ đã có quyền lực tập trung một cách hiệu quả (theo chiều dọc lẫn chiều ngang), thì thường kết thúc bằng các chế độ phi tự do và phi dân chủ. Không phải là sự ngẫu nhiên đối với Tây Ban Nha trong thế kỷ 20, thành trì cho chế độ tự do lại nằm ở Catalonia, nơi qua nhiều thế kỷ đã là một vùng độc lập và tự trị một cách ngoan cường. Tại Hoa Kỳ, sự hiện diện của rất nhiều thiết chế với nhiều dạng phong phú - ở cấp bang, cấp địa phương hoặc thiết chế tư nhân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận sự mở rộng quyền bỏ phiếu một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ngay từ đầu thế kỷ 19. Arthur Schlesinger Sr.[10] đã chứng minh bằng tư liệu cho thấy, trong 50 năm đầu tiên của quốc gia Mỹ, hầu như tất cả các bang, các nhóm quyền lợi và các phe phái đã cố làm suy yếu và thậm chí làm sụp đổ chính quyền liên bang như thế nào.[11] Và ngay gần đây thôi, chế độ nửa - dân chủ tự do của Ấn Độ đã sống sót được là nhờ dựa vào - chứ không phải bất chấp, các vùng mạnh mẽ, ngôn ngữ và văn hóa đa dạng và thậm chí nhờ vào các đẳng cấp (castes). Điểm thiết yếu mang tính logic - ngay khi cần phải lặp lại, là: sự đa nguyên trong quá khứ đang giúp đảm bảo sự đa nguyên chính trị trong hiện tại.
Năm mươi năm trước, các chính trị gia tại các nước đang phát triển muốn có một quyền lực phi thường để thực hiện các học thuyết kinh tế thời thượng vào lúc đó như quốc hữu hóa các ngành công nghiệp. Ngày nay, các vị kế nhiệm của họ lại muốn một quyền lực tương tự để tư hữu hóa chính các ngành công nghiệp đó. Sự biện minh của Menem cho các phương pháp của ông ta là: chúng cực kỳ cần thiết để tiến hành các cải cách kinh tế gai góc. Abdala Bucarem của Ecuador và Fujimori cũng đưa ra các lý luận tương tự. Các định chế cho vay như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đồng cảm với những lời cầu khẩn đó và thị trường trái phiếu đã trở nên rất sôi động. Nhưng, ngoại trừ trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, các biện pháp phi-tự do, về dài hạn, là không phù hợp với các mục tiêu tự do nhằm giải phóng con người. Một chính quyền hiến định, trên thực tế, vẫn là cái chìa khóa dẫn đến một đường lối cải cách kinh tế thành công. Kinh nghiệm từ Đông Á và Trung Âu đang gợi ý rằng khi các chế độ dù là độc đoán (như tại Đông Á) hoặc dân chủ tự do (như tại Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech) bảo vệ được các quyền cá nhân - như sở hữu tài sản và ký kết hợp đồng, và tạo ra được một khuôn khổ về luật pháp và quản trị thì chủ nghĩa tư bản và tăng trưởng sẽ đến liền ngay sau đó. Trong bài phát biểu mới đây tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson tại Washington, khi giải thích về những yếu tố đang giúp cho chủ nghĩa tư bản nở rộ, Chủ tịch Cục dự trữ Liên Bang Alan Greenspan đã kết luận là “cơ chế dẫn đạo của một nền kinh tế thị trường tự do…là một bộ luật về các quyền con người, được thực thi bởi một hệ thống tư pháp không thiên vị.”
Điều cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng hơn, là quyền lực được tích lũy nhằm để làm điều tốt sau đó lại có thể được sử dụng để làm điều tồi tệ. Khi Fujimori giải tán quốc hội, tỷ lệ ủng hộ ông ta đã vọt lên tới mức cao nhất. Nhưng các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy phần lớn những người đã từng ủng hộ ông ta, bây giờ lại ước muốn ông ta cần bị khống chế nhiều hơn nữa. Năm 1993 Boris Yeltsin đã nổi tiếng khi tấn công (đúng theo nghĩa đen) quốc hội Nga, nguyên do từ các hành động vi hiến của chính quốc hội. Nhưng sau đó ông ta đã đình chỉ tòa án hiến pháp, giải tán hệ thống chính quyền địa phương và sa thải nhiều thống đốc ở tỉnh. Từ cuộc chiến Chechnya cho tới các chương trình kinh tế, Yeltsin đều thể hiện sự thiếu quan tâm thường có đối với các thủ tục (tiến hành) và các giới hạn được qui định trong hiến pháp. Yeltsin rất có thể có “cái tâm” của một nhà dân chủ tự do, nhưng những hành động của ông đã tạo ra một quyền lực siêu - tổng thống của nước Nga. Chúng ta chỉ có thể hy vọng người kế nhiệm của ông sẽ không lạm dụng điều này[12].
Trong nhiều thế kỷ, giới trí thức phương Tây luôn có xu hướng nhìn chủ nghĩa tự do hiến định như một cách thực hành cổ lỗ, kỳ quặc trong việc ban hành các quy định (rulemaking), hay chỉ là một thứ chủ nghĩa hình thức nhằm dựa vào cái thứ yếu (nguyên văn: back seat) để chống lại những cái ác to lớn hơn trong xã hội. Sự phê phán hùng hồn nhất đối với quan điểm này cho đến nay vẫn là đoạn trao đổi trong vở kịch “Một người của mọi thời” (A Man For All Seasons) của Robert Bolt[13]. Chàng trai cuồng nhiệt William Roper đang khát khao chiến đấu với cái xấu, đã bị tinh thần sùng bái pháp luật của quí ông Thomas More gây tức tối. Quí ông More chỉ nhẹ nhàng phản ứng:
More: Thế con sẽ làm gì? Sẽ phá tan pháp luật để lấy đường đuổi theo con quỉ ư?
Roper: Vâng, con sẽ cắt bỏ mọi dây rợ luật pháp ở Anh để làm điều đó!
More: Thế nếu khi luật pháp bị hạ gục hết cả rồi và con Quỉ quay lại tấn công, con sẽ ẩn nấp ở nơi nào, khi mà tất cả luật pháp đã bị san bằng?
--------------------------------
Nguyên tác: Fareed Zakaria, “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, November 1997: http://www.fareedzakaria.com/articles/other/democracy.html
Ngoài những chú thích của người hiệu đính, các chú thích của chính tác giả đều có ghi chữ (F.Z.)
(Còn 1 kì)
-----------------------------------------
[1] John Stuart Mill, On The Liberty, 1859, chap.1-Introductory. http://www.utilitarianism.com/ol/one.html
Trong khi trích câu này, Zakaria đã sử dụng «a response» (sự đáp trả) thay cho « a resource » (một nguồn lực) trong nguyên văn.
[2] Alexandr Lukashenko (hay Alexander Lukashenko) (sinh 1954): cựu đảng viên cộng sản, từ 1992 là chính trị gia độc lập, không đảng phái; Tổng thống Belarus (Bạch Nga) từ 20.7.1994 đến nay. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, ông từng là sĩ quan quân đội, giám đốc nông trường, giám đốc nhà máy. Nổi tiếng là một nhân vật chống tham nhũng, khi bản hiến pháp mới của Belarus cho phép bầu cử Tổng thống một cách dân chủ vào tháng 7 năm 1994, với khẩu hiệu dân túy « đánh bại mafia », Lukashenko thắng trong vòng hai của cuộc bầu cử với 80,1% số phiếu bầu. Sau nhiệm kỳ đầu tiên (1994-2001), ông lại thắng cử một nhiệm kỳ thứ hai (2001-2006) với 75.65% số phiếu ngay từ vòng 1. Năm 2004, sau một cuộc trưng cầu dân ý cho phép gỡ bỏ hạn chế về nhiệm kỳ tổng thống, Lukashenko lại ra ứng cử một nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2006, và thắng với số phiếu áp đảo 84,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, hội họp, biểu tình của Belarus ngày càng bị thắt chặt và trấn áp. Kết quả của các cuộc bầu cử năm 2001 và 2006 đều bị các tổ chức đối lập trong nước và nhiều tổ chức quan sát quốc tế cho là gian lận. Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice miêu tả chế độ của Lukashenko là « chế độ độc tài cuối cùng ở châu Âu » mặc dù ông này đã được bầu bởi đa số phiếu qua ba cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp với nhiều ứng cử viên cạnh tranh.
[3] Federalist Papers (Văn tập Federalist): nguyên là 85 bài báo do Alexander Hamilton, James Madison, và John Jay viết (với cùng bút danh là Publius) nhằm vận động dân chúng thông qua bản dự thảo Hiến pháp Hoa Kỳ. Các bài báo đăng trên một số tờ báo tại New York, từ tháng 10/1787-tháng 08/1788, bàn về bản chất và các nguyên tắc của chính quyền cộng hòa, về sau được tập hợp lại thành một cuốn sách lấy tên là The Federalist. Sau này Thomas Jefferson đánh giá The Federalist là “cuốn bình luận xuất sắc nhất từng có về các nguyên lý của chính quyền”.
[4] Alberto Fujimori (sinh năm 1938): chính trị gia người Peru gốc Nhật Bản, là Tổng thống Peru từ tháng 7 năm 1990 đến tháng 11 năm 2000. Là một khuôn mặt gây tranh cãi, ông được tín nhiệm vì đã đánh bật gốc chủ nghĩa khủng bố ở Peru cũng như đã phục hồi được sự ổn định kinh tế trên phạm vi vĩ mô, nhưng mặt khác ông lại bị lên án vì đã sử dụng những phương pháp độc đóan và vi phạm nhân quyền. Cuối năm 2000, đối diện với một vụ tai tiếng về tham nhũng, ông trốn sang Nhật Bản, tuyên bố từ chức và sống lưu vong ở đó. Quốc hội Peru đã bác bỏ tuyên bố từ chức của ông và thông qua một quyết định phế truất Tổng thống, đồng thời phát lệnh truy nã Alberto Fujimori trên lãnh thổ Peru về tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Tháng 11 năm 2005, ông bị bắt giữ nhân một chuyến đi thăm Chile và đến tháng 9 năm 2007, bị dẫn độ về Peru để chịu xét xử về tội vi phạm nhân quyền. Ngày 7.4.2009, Fujimori bị kết án 25 năm tù vì vi phạm nhân quyền do trách nhiệm của ông trong những vụ ám sát và bắt cóc mà “biệt đội tử thần” Grupo Colina đã thực hiện trong cuộc chiến chống lại các du kích quân cánh tả vào thập niên 1990. Trước đó, vào tháng 12 năm 2007, trong một phiên tòa khác, ông đã bị kết án 6 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực.
Bản án ngày 7.4.2009 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia được bầu lên một cách hợp pháp đã bị dẫn độ trở về nước và bị xét xử, kết án về những vi phạm nhân quyền.
[5] Askar Akayevich Akayev (sinh 1944): Tổng thống của Kyrgyzstan từ 1990 cho đến khi bị lật đổ vào tháng 3 năm 2005 trong cuộc Cách mạng Hoa Tulip (Tulip Revolution).
Xuất thân là một công nhân luyện kim, Akayev phấn đấu trở thành một nhà khoa học hàng đầu của đất nước. Là chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Kirghiz (1989), nhà khoa học này không mấy quan tâm đến chính trị mãi cho đến khi ông bất ngờ được Xô-viết Tối cao (tức Quốc hội) chọn làm Tổng thống nước Cộng hòa Xô-viết Kirghiz vào ngày 27.10.1990. Tháng 12 năm 1990, Xô-viết Tối cao Kirghiz quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa Kyrgyzstan (năm 1993 lại đổi tên thành Cộng hòa Kyrgyz). Sau cuộc đảo chính bất thành ở Liên Xô (tháng 8 năm 1991), Kyrgyzstan tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô. Akayev được bầu làm tổng thống của quốc gia mới độc lập trong một cuộc bầu cử trực tiếp không có cạnh tranh vào ngày 12.10.1991. Ông được tái cử vào chức vụ Tổng thống hai lần nữa (năm 1995 và năm 2000).
Trong thời gian đầu, Akayev tích cực thực hiện chính sách tư hữu hóa và một đường lối chính trị phóng khoáng, được đánh giá là tổng thống dân chủ nhất trong các nước Trung Á. Dần dần, do tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong, đường lối chính trị của ông ngày càng trở nên cứng rắn. Lòng say mê quyền lực và chủ nghĩa gia đình trị (nepotism) đã làm hư hỏng chế độ chính trị. Cuối 2002, trước những cuộc biểu tình đòi Tổng thống từ chức, Akayev hứa sẽ không tìm cách tiếp tục ứng cử khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10.2005. Nhưng kết quả bầu cử cơ quan lập pháp đầu năm 2005 khiến công chúng nghi ngờ có một âm mưu gian lận để duy trì quyền lực của gia đình Akayev, do đó nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Ngày 24.3.2005, những người biểu tình xông vào trụ sở của chính quyền ở thủ đô Bishkek và nắm quyền kiểm sóat ở thủ đô cũng như ở các thành phố quan trọng. Cùng ngày, Akayev trốn sang nước láng giềng Kazakhstan và sau đó đến nước Nga - nơi đây ông được Tổng thống Vladimir Putin đồng ý cho cư trú. Ngày 4.4.2005, Akayev chính thức xin từ chức Tổng thống khi một phái đoàn của Quốc hội từ Kyrgyzstan đến gặp ông tại Nga. Một tuần sau đó, Quốc hội Kyrgyz chấp thuận đề nghị từ chức, sau khi đã tước bỏ mọi đặc quyền của Akayev và gia đình mà Quốc hội khóa trước đã ban tặng.
Hiện nay Akayev vẫn đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Lomonosov ở Moskva (M. V. Lomonosov Moscow State University).
[6] Trong chế độ nghị viện (parliamentary system), một đảng không đạt đủ đa số phiếu sẽ phải liên minh với một hay vài đảng khác để thành lập một chính phủ liên hiệp. Chính phủ này được gọi là chính phủ thiểu số.
[7] Populist: Các chính trị gia chú tâm lấy lòng tầng lớp dân thường, nghèo, ít hiểu biết. Tổng thống Iran hiện nay, Mahmoud Ahmadinejad, được các nhà chính trị học và giới báo chí đánh giá là một nhà dân túy.
[8] Chính đáng = legitimate, legitimacy khác với hợp pháp = legal, legality. Hai từ “legitimate” và “legal” có khi trùng ý nghĩa, nhưng trong chính trị học lại có chỗ khác nhau. Một chính quyền chính đáng đương nhiên là hợp pháp, nhưng một chính quyền hợp pháp có khi lại không phải là chính đáng.
[9] Ở Thụy Điển, từ cấp làng xã (härad, hundred) cho đến cấp tỉnh (land, province) đều có các hội nghị (thing hay ting, assembly) - nơi người dân địa phương hội họp để bàn các công việc ở địa phương.
[10] Arthur M. Schlesinger, Sr. (1888-1965), nhà sử học người Mỹ, giáo sư tại Đại học Havard. Con trai ông là Arthur M. Schlesinger, Jr. (1917-2007), cũng là một nhà sử học Mỹ và đã từng là phụ tá đặc biệt của Tổng thống John F. Kennedy từ năm 1961 cho đến khi Kennedy bị ám sát .
[11]Arthur Schlesinger, Sr., New Viewpoints in American History, New York: Macmillan, 1922, pp. 220-40. (F.Z.)
[12] Trong thực tế, người kế nhiệm của Yeltsin (tức Putin) chẳng những đã lạm dụng quyền lực đó mà còn nâng cấp nó lên một bước nữa: bản thân ông ta giữ chức vụ nào thì chức vụ đó lập tức trở thành siêu - quyền lực.
[13] Robert Oxton Bolt (1924 -1995) là một nhà viết kịch người Anh hai lần đoạt giải Oscar về viết kịch bản. Vở kịch “Con người của mọi thời” (tên trong tiếng Pháp là “Con người vĩnh cữu, Un homme pour l’éternité) là một kịch bản viết cho đài phát thanh BBC vào năm 1954, nhưng sau đó được viết lại để dựng kịch, và được công diễn lần đầu vào năm 1960. Cốt truyện dựa trên một chuyện có thật về Sir Thomas More, Tể tướng của nước Anh vào thế kỷ 16, người không ủng hộ Vua Henry VIII trong việc ly dị với người hoàng hậu già nua Catherine of Aragon - người không đẻ cho ông một đứa con trai, để có thể cưới Anne Boleyn, em của một tình nhân cũ của nhà vua. Vở kịch miêu tả More như một con người nguyên tắc - một người được các đối thủ như Thomas Cromwell phải ghen tị và được người dân thường cũng như gia đình yêu mến. Bị xử tử hình năm 1535, Thomas More được tuyên phúc vào năm 1886 và được phong thánh vào năm 1935. Thomas More cũng chính là tác giả của tác phẩm nổi tiếng Utopia (Vùng đất không tưởng, bản dịch tiếng Việt của Trịnh Lữ có nhan đề Địa đàng trần gian, Nxb Hội nhà văn, 2007). William Roper, người đối thọai với More trong đọan này là con rể của More, cũng là tác giả của một cuốn tiểu sử viết về cuộc đời của Thomas More.
Subscribe to:
Posts (Atom)