Elon
Musk, tỉ phú kiêm mưu sĩ trong chính quyền Trump ngày càng bị chống đối
Thụy My - RFI
Đăng
ngày: 25/03/2025 - 13:11 - Sửa đổi ngày: 25/03/2025 - 13:43
Việc
Elon Musk làm mưa làm gió trong chính quyền Donald Trump bắt đầu gây ra những
chống đối. Anh lo lắng về « mối quan hệ đặc biệt » với Hoa Kỳ, trong
khi Việt Nam cố tránh bị Mỹ áp thuế hải quan. Mỹ quốc ngày càng giống nước Nga
của các nhà tài phiệt thời Liên Xô mới sụp đổ. Đó là một số bài viết đáng chú ý
trên báo Pháp ngày 24/03/2025.
HÌNH
:
Tỉ
phú Elon Musk trong cuộc họp nội các tại Nhà Trắng, Washington D.C., Hoa Kỳ
ngày 24/03/2025. REUTERS - Carlos Barria
Việt
Nam đứng thứ tư trong các nước thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ
Trước
hết liên quan đến Việt Nam, Le Figaro nhận xét « Quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ,
Việt Nam cố gắng tránh bị áp thuế », sau khi được lợi trong cuộc
thương chiến Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump. Quốc gia Đông Nam Á
nhỏ bé đã tranh thủ được chiến lược « derisking » - giảm bớt rủi ro với Trung
Quốc - của các công ty Mỹ và châu Âu. Việt Nam trở thành nơi sản xuất chính của
những tên tuổi lớn như Apple, Google, Nike hay Intel. Kể từ 2018, các công ty
Trung Quốc cũng tổ chức lại chuỗi sản xuất, thông qua Việt Nam để né thuế Mỹ.
Françoise
Huang, nhà kinh tế của Allianz Trade giải thích : « Việt Nam mang lại
nhiều ưu thế cạnh tranh như ở gần Trung Quốc, nhân công rẻ, môi trường kinh
doanh và chính trị ổn định ». Christine Peltier, ngân hàng BNP Paribas
xác nhận : « Các nước Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam đã củng cố vai
trò trong sản xuất và xuất khẩu đồng thời nâng cao chất lượng. Họ giành được một
phần khá lớn thị phần ở Bắc Mỹ mà Trung Quốc đã mất đi từ sáu năm qua ».
Năm
ngoái, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lên đến gần 130 tỉ đô la so với 40 tỉ năm
2017 trước khi ông Trump lên cầm quyền. Năm 2023, Việt Nam còn vượt qua đối tác
lớn của Mỹ là Canada, xếp hàng thứ tư về thặng dư thương mại chỉ sau Trung Quốc,
Liên Hiệp Châu Âu và Mêhicô. Nếu so với tổng thể thương mại song phương của Hoa
Kỳ, thì cán cân thanh toán với Việt Nam mất cân bằng nhiều nhất - theo Michael
McAdoo, thuộc Boston Consulting Group.
Hà
Nội cố tránh bị Mỹ áp thuế
Le
Figaro cho
biết, lo ngại Donald Trump sẽ ra đòn trả đũa, một phái đoàn chính thức do bộ
trưởng thương mại Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến Washington giữa tháng Ba. Tuần
trước một phái đoàn đại diện khoảng 60 doanh nghiệp Mỹ đã được tiếp ở Hà Nội,
trong đó có Boeing, Apple, Coca-Cola…
Vấn
đề hết sức quan trọng vì xuất khẩu chiếm 84 % GDP Việt Nam, trong đó 30 % vào
thị trường Mỹ. Chuyên gia của Allianz Trade thì cho rằng chênh lệnh về tỉ lệ
thuế không nhiều, nhưng Việt Nam cần giữ quan hệ tốt với một đối tác lớn như vậy,
mục tiêu là đạt được thỏa thuận để tránh lo ngại cho doanh nghiệp. Một loạt hợp
đồng đã được ký với trị giá 4,15 tỉ đô la trong lãnh vực hàng không, năng lượng,
khai thác dầu khí và nhập sản phẩm hóa dầu. Hà Nội cũng cam kết giảm thuế quan
và mua nhiều hàng Mỹ hơn, nhất là khí hóa lỏng, nông sản, hàng công nghệ cao.
Michael
McAdoo cho rằng Việt Nam dễ tổn thương vì trọng lượng nền kinh tế không mang lại
ưu thế trong thương lượng. Chuyên gia Hubert Testard của Sciences Po nêu ra các
động thái để làm vui lòng Washington như hợp đồng mua 250 chiếc Boeing 737 Max
của Vietjet Air và Vietnam Airlines, chưa kể việc linh hoạt cho Starlink của
Elon Musk hoạt động, trái với quy định lâu nay. Một chiến lược khác là đa dạng
hóa thị trường và kỹ nghệ : Việt Nam có đến 17 hiệp ước tự do mậu dịch trong đó
có EU và ASEAN.
Elon
Musk, « pháp sư » ở Nhà Trắng
Về
những thay đổi ở Hoa Kỳ, trong bài « Pháp sư của Nhà Trắng », Le
Figaro nhận định từ khi khởi đầu nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump, nước
Mỹ có vẻ giống như Nga thời hậu Liên Xô. Một nhóm tài phiệt ở đỉnh cao quyền lực
chính phủ - 13 nhà tỉ phú có gia tài tổng cộng 450 tỉ đô la, trong đó riêng
Elon Musk đã là 327 tỉ. Tài phiệt tạo ảnh hưởng trên chính trường không phải là
điều mới, ít nhất từ John D. Rockefeller hồi thế kỷ 19. Nhưng chưa bao giờ sự
giàu có cực kỳ và quyền lực chính trị hội tụ như vậy.
Musk có mặt
khắp nơi, liên tục tập kích vào các bộ và cơ quan chính phủ, cắt giảm tối đa để
tạo « hiệu quả ». Phần nổi của tảng băng là hàng ngàn công chức bị sa thải hoặc
đình chỉ, các định chế bị đóng cửa, nhiều chương trình bị hủy bỏ mà không hề có
nghiên cứu trước về tác động. Còn phần chìm là những máy tính của nhà tỉ phú kết
nối với hệ thống Nhà nước, hút lấy những dữ liệu được bảo vệ của công dân, một
kho tàng vô giá.
Nhà
ảo thuật của Nhà Trắng không có khuynh hướng định hình tính cách hay niềm tin của
ông chủ. Musk không thể sửa đổi Hiến Pháp Hoa Kỳ, nhưng có thể để nước Mỹ nằm
trong tay các tài phiệt thêm một thế hệ nữa. Với điều kiện ngôi sao của ông ta
không bị mờ nhạt quá sớm. Đế chế của Elon Musk đã bị ảnh hưởng, Tesla bị tẩy
chay, phá hoại, biểu tình phản đối. Ngày mà tổng thống nghĩ rằng có thể không cần
đến Musk nữa, rằng ông ta lấn át mình, có lẽ không còn quá xa. Le
Figaro kết luận, cũng như ở Nga, cuộc sống các tài phiệt đầy rủi ro.
Ông
chủ Tesla ngày càng bị chống đối
Thông
tín viên Le Figaro thuật lại những cuộc biểu tình chống Musk
ngày càng đông đảo, như ở Philadelphia với các khẩu hiệu « Chẳng
ai bầu cho Elon », « Nói không với các tỉ phú muốn làm vua » …Cùng
lúc, mấy chục cuộc biểu tình khác cũng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Phong
trào phản kháng Elon Musk hiện là sự trả đũa chính quyền mới rõ ràng nhất,
trong khi đảng Dân Chủ còn im hơi lặng tiếng. Steve, lập trình viên 46 tuổi cho
biết nhắm vào Musk - hoàn toàn không có tính chính danh và tính cách rất đáng
ngại - là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của truyền thông. Ông chủ hãng xe
Tesla, nhà sản xuất hỏa tiễn SpaceX chủ mạng xã hội X không chỉ khiến phe Dân
Chủ giận dữ mà cả những người Cộng Hòa phản đối sự cắt giảm thô bạo chi tiêu
liên bang.
Một
thăm dò của kênh bảo thủ Fox News mới đây cho biết, cứ 10 người Mỹ chỉ có 4 ủng
hộ cách làm việc của Musk ở DOGE. Jenn Larson, một người biểu tình khác tố
cáo : « Musk làm việc chỉ vì lợi ích của riêng ông ta, và lại
có quyền hành vô hạn định ». Những người khác nói về « vụ đảo chánh
của tài phiệt », « xu hướng tân phát-xít » … Những tuần
gần đây, song song với các cuộc xuống đường ôn hòa là một số hành động cực
đoan, nhắm vào các đại lý Tesla hay trạm sạc điện : vẽ bậy lên trụ sở hay
bắn vỡ cửa kính, đốt xe… Donald Trump dọa « 20 năm tù » cho
những « kẻ khủng bố nhắm vào Elon Musk và Tesla ».
Tesla
bị tẩy chay ở nhiều nơi, số bán xe giảm sút tại Hoa Kỳ và châu Âu, cổ phiếu
không ngừng lao dốc. Những người phản đối Elon Musk nhấn mạnh nguy cơ xung đột
lợi ích. Theo Washington Post, các công ty của Musk trong 20 năm qua đã hưởng lợi
38 tỉ đô la từ liên bang gồm hợp đồng, tài trợ, tín dụng, miễn thuế ;
trong đó trên 6 tỉ đô la chỉ riêng năm 2024. New York Times cho biết thêm, tân
chính phủ vừa đình chỉ các công chức liên quan đến một số trong 32 cuộc điều
tra hay kiện tụng nhắm vào đế chế của Elon Musk.
Le
Monde chú
ý đến việc thượng nghị sĩ Dân Chủ Bernie Sanders, dù đã 83 tuổi vẫn xông xáo đi
khắp nơi để vận động chống lại tài phiệt, tập hợp được rất nhiều những người phản
đối hay thất vọng về chính sách của Donald Trump. Đặc phái viên tại Denver cho
biết cuộc mít-tinh của ông hôm 21/03 thu hút trên 30.000 người. Từng hai lần
tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ của Dân Chủ năm 2016 và 2020, tổ chức rất nhiều
cuộc mít-tinh, nhưng thượng nghị sĩ nói rằng chưa bao giờ tập hợp được đông đảo
như vậy. Chiến dịch « Fight the oligarchy » của ông đã trở thành một
hiện tượng.
Nước
Mỹ ngày nay giống Nga lúc Liên Xô vừa sụp đổ
Nhìn
lại lịch sử, Les Echos tìm hiểu « Gốc rễ thực sự của
chủ nghĩa Trump ». Sau cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir
Putin, cựu đại sứ Nga ở Paris Alexandre Orlov vui mừng cho rằng thời kỳ hòa
hoãn đã trở lại, nhưng liệu nhận xét này có cơ sở hay không ?
Vào
đầu thập niên 70, tức 10 năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Hoa Kỳ và Liên
Xô đều muốn hạn chế nguy cơ tận thế vì nguyên tử, và giảm chạy đua vũ trang.
Nhưng trước đó vào tháng 10 năm 1917, sau khi phe bôn-sê-vích giành được quyền
hành, người Nga rút khỏi Đệ nhất Thế chiến dẫn đến liên minh sụp đổ, người Mỹ
tham chiến đã giúp thăng bằng trở lại. Một sự thay đổi chế độ đã làm đảo lộn một
liên minh ; còn nay với Donald Trump, nước Mỹ đang « chuyển sang phía đông »
trên trường quốc tế vì đã rời khỏi con đường dân chủ trong đối nội.
Để hiểu được
Mỹ quốc của Trump II, có năm điều cần so sánh. Trước tiên là so châu Âu thập
niên 30 với nước Mỹ ngày nay : có yếu tố Mussolini nơi Donald Trump. Thứ hai,
thái độ của những ông chủ công nghệ cao ở Mỹ cũng giống các tài phiệt Nga sau
khi Liên Xô sụp đổ vào thập niên 90, mà người đứng đầu là Elon Musk với xu hướng
nguy hiểm là lẫn lộn lợi ích công và tư. Thứ ba, nước Mỹ năm 2025 đang diễn ra
một cuộc cách mạng văn hóa gợi nhớ đến Trung Quốc thập niên 60 - thù địch với
văn hóa và các định chế, sự thèm khát hủy diệt một cách thô bạo. Bao giờ thì đến
« sách đỏ » của tổng thống Trump ? Đội ngũ bao quanh ông phải chăng như « Hồng
vệ binh » của Mao ?
Hai
điều so sánh còn lại là với chính nước Mỹ thời kỳ tái thiết (1865-1877) sau cuộc
nội chiến, và chủ nghĩa đàn áp chính trị Mc Carthy (1947-1954). Sau hai nhiệm kỳ
của tổng thống da đen đầu tiên, nước Mỹ ngày nay lại xuất hiện ý định trả thù
như sau khi chế độ nô lệ được bãi bỏ. Và việc tố cáo xu hướng « woke » - dù là
đúng vì sự thái quá của phong trào « thức tỉnh » - gợi nhớ đến cáo buộc cộng sản
thời McCarthy. Một trong những nhà báo uy tín nhất nước Mỹ băn khoăn : «
Tôi còn tiếp tục được tự do viết bao lâu nữa ? »
« Quan
hệ đặc biệt » Anh-Mỹ bị lung lay dưới thời Trump
Le
Monde nói
về « Mối quan hệ đặc biệt của Anh trước thách thức Donald
Trump ». Bức tượng Winston Churchill được tặng cho Nhà trắng sau
các vụ khủng bố ngày 11/9 nhằm khẳng định Anh luôn có mặt bên Mỹ trong thời điểm
khó khăn, bị Obama gỡ đi, đã được Trump cho đặt lại, được Luân Đôn tự an ủi là
sự đền bù việc thủ tướng Anh được tiếp ba ngày sau tổng thống Pháp – trái với
truyền thống xưa nay.
Anh
chưa bị đe dọa áp thuế như EU, nhưng Trump thương lượng với Putin về Ukraina mà
không hề tham khảo ý kiến của Kiev, Luân đôn hay các đồng minh châu Âu khác.
Trump tự so sánh với tên tuổi lớn Churchill, ca ngợi vua Charles III, nhưng để
cho Musk và Vance cáo buộc Anh quốc. Quan hệ Anh-Mỹ vốn vô cùng thân thiết nhất
là từ Đệ nhị thế chiến. Anh giúp Mỹ khởi động dự án Manhattan về vũ khí nguyên
tử, giúp nhau giải mã của Đức và Nhật, ký kết hiệp ước quân sự hỗ tương, hợp
tác trong liên minh Five Eyes…
Suốt
nhiều thập niên, Luân Đôn luôn gọi cho Washington đầu tiên khi xảy ra những sự
kiện đáng chú ý trên thế giới. Ai cũng biết về mối thâm tình giữa thủ tướng
Thatcher và tổng thống Reagan, cả hai cùng chia sẻ sự thù địch với Liên Xô và ủng
hộ tự do kinh tế. Nhưng nay ngân sách quân sự của Anh chỉ là 81 tỉ đô la, không
thể so sánh với Hoa Kỳ 968 tỉ.
Từ
khi chiến tranh lạnh kết thúc, Washington nhìn sang khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương, và Luân Đôn bắt đầu lo về xu hướng biệt lập của Mỹ, muốn đóng vai cầu nối
giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của châu Âu. Obama và Biden coi Brexit làm giảm lợi
thế này của Anh, ngược lại Trump hoan nghênh vì cho rằng « Liên Hiệp Châu
Âu được thành lập để quấy nhiễu Hoa Kỳ ». Dù Donald Trump xử sự với Anh tử
tế hơn Bruxelles, mối quan hệ đặc biệt vẫn đang bị đe dọa.
No comments:
Post a Comment