Thursday, June 15, 2023

THẤY GÌ TỪ VỤ ÁN CÔ DUNG?! (Lê Ngọc Luân)

 


NỘI DUNG :

 

Thấy gì từ vụ án cô Dung?!

Lê Ngọc Luân

.

BẤT NGỜ: Toà tỉnh Nghệ An ra thông cáo báo chí  

 LS Lê Ngọc Luân

.

============================================

 .

 

.

Thấy gì từ vụ án cô Dung?!

Lê Ngọc Luân

14/06/2023

https://baotiengdan.com/2023/06/14/thay-gi-tu-vu-an-co-dung/

 

Tôi đã quan sát thật kỹ và cố gắng chắt lọc các thông tin để nhận thấy rằng phán quyết của TAND tỉnh Nghệ An tuyên giảm từ 5 năm tù xuống 15 tháng tù nó hiện rõ mồn một bức tranh nền tư pháp Việt Nam hiện nay. Vì sao? Xin đặt ra các giả thiết để các bạn tự cho mình nhận định vậy!

 

1) Giả sử nếu sau khi toà sơ thẩm tuyên 5 năm tù và dư luận, báo chí truyền thông không lên tiếng kịch liệt thì có khả năng xảy ra bản án phúc thẩm giảm sâu như vậy không?

 

2) Sau khi toà sơ thẩm tuyên, trước áp lực dư luận, Chánh án toà Hưng Nguyên cho rằng chúng tôi cũng trăn trở, đã tuyên thấp nhất của khung hình phạt (5 năm tù) do cô Dung không có các tình tiết giảm nhẹ đủ theo Điều 51 và 54 BLHS nên không thể tuyên thấp hơn.

 

Vậy câu hỏi đặt ra tại sao phiên toà phúc thẩm cô Dung vẫn kêu oan nhưng toà cấp phúc thẩm vẫn chuyển khung và giảm sâu mức án, chỉ còn mấy ngày nữa ra tù?

 

3) Nếu cô Dung có tội (đầy đủ chứng cứ căn cứ pháp lý thuyết phục) chúng ta có tin rằng toà phúc thẩm sẽ tuyên án 15 tháng tù (khung hình phạt cao nhất là 10 năm)? Và giả sử nếu như cô Dung không bị bắt giam thì toà có tuyên miễn hình phạt như cô Hương (do không bị giam ngày nào)? Có phải do cô Dung bị bắt giam nên tuyên gần bằng mức tạm giam để phù hợp hay đó là mức án hợp tình hợp lý? Dư luận có đặt câu hỏi tuyên án gần bằng mức tạm giam để tránh bồi thường oan ai như bà Lê Thị Thu Ba – Phó trưởng ban chỉ đạo cải cách Tư pháp từng phát biểu mang tính thời sự rằng “có trường hợp lỡ bắt rồi nên phải xử, phải tuyên phạt cho tương xứng”?

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/06/2-13.jpg

Bà Lê Thị Thu Ba, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách tư pháp VN

 

4) Trong vụ việc này, toà Hưng Nguyên hoặc toà tỉnh Nghệ An một trong hai toà có toà sai, chắc chắn! Vậy nếu sai thì trách nhiệm của những người thẩm phán xét xử sẽ thế nào?

 

Tiếng kêu thấu trời xanh của thân phận con người đối với những người cầm chiếc búa có đặt trái tim của mình vào đó trước khi giáng xuống số phận đồng loại không?

 

5) VKS tỉnh Nghệ An kháng nghị (ai đọc cũng hiểu là điều tra để làm rõ số tiền lớn hơn, nếu vậy cô Dung sẽ chịu án nặng hơn 5 năm). Tuy nhiên, toà bác kháng nghị, vậy VKS kháng nghị đúng không? Nếu đúng thì có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm để tránh bỏ lọt tội phạm không? Nếu sai thì VKS có ý kiến hay trách nhiệm gì với yêu cầu kháng nghị sai của mình?

 

6) Sẽ có bao nhiêu vụ án như cô Dung? Và có bao nhiêu thân phận con người trên đất nước này vướng lao lý có được “may mắn” dư luận lên tiếng? Vậy những thân phận không may mắn ấy giờ sẽ phải thế nào?

 

P/S: Bài viết này, không chỉ chia sẻ riêng với những người đọc trên Facebook mà tôi còn mong muốn lớn hơn những người đứng đầu Quốc Gia hãy nhìn xuống phía nhân dân để thấu hiểu rằng – còn có rất nhiều tiếng kêu ai oán!

 

Cô Dung là một hạt cát bé nhỏ có “chút may mắn” trong hàng tỷ hạt cát “không may mắn” giữa đại dương mênh mông này.

 

Cuối cùng, tôi gửi lời chúc mừng đến các đồng nghiệp của mình đã nỗ lực, tận hiến bảo vệ tốt nhất cho Thân chủ!

 

 

4 COMMENTS   

 

Thinh Nguyen Duc

Vụ án cô Lê Thị Dung chỉ cần xét xử theo Luật CCVC và Điều lệ đảng CSVN . Bản chất vụ án là cô Dung sai phạm về Tài chính , không phải hành vi tham nhũng cá nhân . Đề nghị trả tự do ngay và lập tức cho cô Dung. Đề nghị khai trừ đảng và buộc thôi việc đối với thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xử cô Dung 5 năm tù giam . Khai trừ Đảng và cách chức đối với Giám đốc Sở GD tỉnh Nghệ An .

 

Van Hoang Dang

Để chứng tỏ với quốc tế , Việt Nam là quốc gia có pháp luật , có dân chủ ...đảng Cộng sản cho luật sư tồn tại , thực tế tổ chức này chỉ là bù nhìn ? Nếu không có đông đảo người dân can đảm lên tiếng vạch rõ bộ mặt thật của bọn Công an bẩn , Viện Kiểm sát bẩn , Tòa án bẩn ? ( Bọn đã dùng quyền lực để chà đạp lên pháp luật , treo vào cổ người dân những bản án vô nhân đạo , đầy oan khuất ) nạn nhân Dung phải chịu nhiều năm trong lao tù ?

 

Van Nguyen

Các nưóc đôc tài và các nưóc XHCN mà có môt nên tư pháp công băng, chính trưc mơí là chụyên lạ ?! Dưá trẻ con nào sinh ra tại các nưóc này cũng đêù bíêt tòa án, lụât sư chỉ là nhưng con rôí có nhịêm vụ tô son, đỉêm phân cho chê đô mà thôi !

 

Nguyễn Đình Cống

Van Nguyen viết : "Dưá trẻ con nào sinh ra tại các nưóc này cũng đêù bíêt tòa án, lụât sư chỉ là nhưng con rốí có nhịêm vụ tô son, đỉêm phân cho chê đô mà thôi !. Đó chỉ là mong ước của tầng lớp thống trị, họ đạt được một số thành công, nhưng không hoàn toàn. Nó chạm vào tự trọng của một số "Luật sư và thẩm phán biết tự trọng, dám đấu tranh để bảo vệ công lý".Tòa án xét xử vụ Tạ Định Đề là một dẫn chứng. Nên chữa lại câu trên như sau: " Dưá trẻ con nào sinh ra tại các nưóc này cũng đêù bíêt, Tầng lớp thống trị rất muốn biến tòa án, luật sư thành những con rối có nhiệm vụ tô son điểm phấn cho chế độ mà thôi.

 

===============================================

.

.

BẤT NGỜ: Toà tỉnh Nghệ An ra thông cáo báo chí  

 LS Lê Ngọc Luân

14-6-2023  05:57    · 

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid09aHveFB5G4Xkf11t46Lj7qUndvvURa4ptjFQLnK1s7Bz6p8wN4fTsWTPYUtTo8Rcl&id=100009641314161&mibextid=qC1gEa

 

Lần đầu tiên trong năm tháng hành nghề luật sư của mình, tôi gặp trường hợp sau phiên xử toà án lại phát lên truyền thông của cái gọi là “thông cáo báo chí”. Trong đó, nhận định về việc vi phạm tố tụng, toà cho rằng “có vi phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.

 

Trước đó khi xét xử sơ thẩm xong, Chánh án toà Hưng Nguyên trả lời báo chí, “chúng tôi cũng trăn trở lắm, do cô Dung không nhận tội, không nộp tiền khắc phục nên không thể chuyển khung, phải tuyên mức 5 năm tù là thấp nhất…”. Ông Chánh án toà Hưng Nguyên không là thành viên xét xử sơ thẩm vụ cô Dung nhưng lại phân trần với báo chí xử này xử kia. Cớ là làm sao?

 

Câu hỏi đặt ra, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rất rõ và then chốt, “thẩm phán, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vậy trên thực tế có án bỏ túi, có việc thẩm phán thỉnh thị án với chánh án không? Có việc xin ý kiến tham khảo của toà cấp trên trước khi xử không? Sự việc rành rành không thể chối cãi được.

 

Khi những người luật sư biện hộ cho các thân phận lao lý và những con người bị vướng, họ sẽ nhận thấy rõ mọi điều. Vì vậy, những lúc ấy nếu luật sư hay thân phận con người gặp được những người công an, kiểm sát viên, thẩm phán có tâm đức thì không quá khi nói rằng mình thật may mắn có được “phước báu”.

 

Việc cần thay đổi phải từ gốc, chứ không phải phần ngọn.

 

Khi viết những dòng này, trong tôi lại gợi nhớ đến vụ án chàng trai ở Quảng Ngãi kêu oan hơn 10 năm tội “Hiếp d^m và giao c@u trẻ em”, chàng trai đã từng bị kết án 12 năm tù, sau đó cả 2 bản án bị huỷ bỏ (vụ này cả một câu chuyện ly kỳ tâm linh đằng sau đó). Và khi điều tra lại thì huỷ tội “Hiếp d^m” nhưng vẫn tuyên tội giao c@u bằng mức tạm giam 3 năm 6 tháng 9 ngày, trả tự do tại toà.

 

Phiên toà mà cả HĐXX cấp sơ thẩm và phúc thẩm lần 2 cũng nhận định “có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Trong đó, chi tiết quan hệ 30 lần và nạo phá thai nhưng kỳ lạ, có một không hai trên thế giới “màng trinh không rách”. Thế nhưng, toà án vẫn kết tội. Chúng tôi chờ đợi lá đơn kêu oan của chàng trai đã gửi đến Chánh án và Viện trưởng VKS Cấp cao tại Đà Nẵng và cả Tối cao, xem sẽ trả lời như thế nào về vụ việc “vô tiền khoáng hậu” đã, đang xảy ra tại Quảng Ngãi.

 

P/S: Liệu rằng lịch sử ngành tư pháp Việt Nam có thể xảy ra trường hợp tuyên một con người phạm tội “giao c@u” nhưng bị hại thì “màng trinh không rách dù đã quan hệ vài chục lần và nạo phá thai”!?





No comments: