FB Thùy Linh
13-04-2015
13-04-2015
(đây là kí ức của một bác sỹ, mình chỉ làm người
chuyển tải)
Anh năm nay 61 tuổi nhưng vẫn còn trẻ lắm, trẻ từ bề
ngoài phong độ đến cách nói chuyện với tụi trẻ ranh bọn mình. Năm 72 anh học
năm thứ nhất trường Y thì được lệnh tổng động viên ra chiến trường. Nhóm HN bẩy
người cùng tiểu đoàn với anh đến từ các trường bách khoa, tổng hợp sau khi huấn
luyện được tung ngay vào Lộc Ninh – Bình Phước, một trong những cối xay thịt
người dữ dội nhất bấy giờ, theo lời anh kể.
Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng đồng đội anh từ HN vào SG đông lắm, người muốn đi thăm chiến trường xưa, người muốn thăm thú SG sau 40 năm thắng cuộc… Ai vào anh cũng nhiệt tình đưa đón, đi đâu anh cũng bỏ phòng mạch dẫn đi, có điều sau khi bạn bè thăm thú khắp nơi xong xuôi anh đưa về viếng nghĩa trang Bình An, nơi có hơn vạn người lính cộng hòa đang yên nghỉ. Ai ngạc nhiên thì anh giải thích, cũng là đồng bào mình, cũng là cùng một Mẹ nên thắp nén nhang an ủi họ đỡ cô quạnh phần nào. Ai nhỡ miệng ơ đây là nghĩa trang của ngụy mà, anh nổi điên chửi té tát ai là ngụy, ai là kẻ thù, chúng mày hơn 60 tuổi rồi mà vẫn ngu như con chó…
Anh kể, cuối năm 72 vào đến Lộc Ninh, lính HN có 7 thằng thì vào được ba ngày hai thằng dính pháo chết ngay lập tức khi chưa biết sợ là gì. Tuần sau 3 thằng nữa cũng thăng thiên không một lời từ tạ. Thằng thứ 6 bị quả đạn cối nổ ngay miệng hầm trào hết cả máu mũi máu tai nên giả điếc được đưa ra hậu phương. Còn anh, vẫn trụ lại cho đến năm 73, anh bảo, trong một trận đánh thằng chính trị viên hô xung phong, anh và ba thằng nữa liều mạng xông lên đến lúc quay lại thì thằng chính trị viên chạy mất.
Cuối năm 74 anh bị thương, mảnh đạn pháo găm phần trên bên đùi trái ngay sát bẹn,thêm 3 phân nữa thì tan bộ tâm sự. Hai thằng lính mới do sợ quá nằm bẹp trong hầm và hai thằng y tá cứu thương được lệnh đưa anh về trạm xá, chúng nó khiêng anh một hồi lòng vòng lạc vào đúng trận địa bên địch, đạn bắn như mưa thế là cả bốn thằng quẳng anh ở lại chạy trối chết. Anh nằm lại hơn bốn tiếng đồng hồ lĩnh thêm ba phát đạn vào chân nữa thì hai thằng y tá quay lại gọi, anh P ơi, anh bò vào đây em khiêng về, anh thì thào, tao đau lắm đéo bò được, chúng mày ra đây mà khiêng. Hai thằng đùn đẩy nhau xong rồi một thằng bò ra kéo hai chân anh xềnh xệch lôi về, anh bảo lúc ấy đau quá giá có quả lựu đạn thì quăng mẹ vào hai thằng bên mình này.
Về trạm xá, anh được xếp vào loại trung thương nên một ngày sau mới được mổ, gây tê nên tỉnh táo, nó cắt hết quần, thấy cái thắt lưng da trung quốc thằng y tá cởi ngay da đeo vào bụng nó. Anh chửi, thắt lưng của bố mày chứ, nó nhơn nhơn, chắc đéo gì đã sống được đến sáng mai mà mày đòi thắt lưng…
Năm 74, đơn vị anh bắt sống một đại úy cộng hòa, tay đại úy tỏ ra rất bình tĩnh, không hề hoảng loạn sợ hãi, đề nghị các ông hãy đối xử với tôi như tù binh chiến tranh và hãy cho tôi gặp người ngang cấp với tôi. Mấy thằng lính nhà quê hầm hè gặp gặp cái đ.m mày, quỳ xuống, không quỳ à, bốp bốp, cả cái báng súng ak phang giữa mặt viên đại úy cộng hòa, máu me be bét. Trước khi ngất đi ánh mắt tay đại úy vẫn tỏ ra ngạc nhiên rồi từ ngạc nhiên lóe nên một tia khinh bỉ chứ không sợ hãi, anh kể. Giờ già rồi mà mỗi khi nhớ đến cái tia khinh bỉ trong mắt viên đại úy ấy mà anh vẫn không ngủ được, cảm giác nhục nhã đến cùng cực.. Nếu ông ấy còn sống chắc hơn tuổi mình, anh thở dài...
Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng đồng đội anh từ HN vào SG đông lắm, người muốn đi thăm chiến trường xưa, người muốn thăm thú SG sau 40 năm thắng cuộc… Ai vào anh cũng nhiệt tình đưa đón, đi đâu anh cũng bỏ phòng mạch dẫn đi, có điều sau khi bạn bè thăm thú khắp nơi xong xuôi anh đưa về viếng nghĩa trang Bình An, nơi có hơn vạn người lính cộng hòa đang yên nghỉ. Ai ngạc nhiên thì anh giải thích, cũng là đồng bào mình, cũng là cùng một Mẹ nên thắp nén nhang an ủi họ đỡ cô quạnh phần nào. Ai nhỡ miệng ơ đây là nghĩa trang của ngụy mà, anh nổi điên chửi té tát ai là ngụy, ai là kẻ thù, chúng mày hơn 60 tuổi rồi mà vẫn ngu như con chó…
Anh kể, cuối năm 72 vào đến Lộc Ninh, lính HN có 7 thằng thì vào được ba ngày hai thằng dính pháo chết ngay lập tức khi chưa biết sợ là gì. Tuần sau 3 thằng nữa cũng thăng thiên không một lời từ tạ. Thằng thứ 6 bị quả đạn cối nổ ngay miệng hầm trào hết cả máu mũi máu tai nên giả điếc được đưa ra hậu phương. Còn anh, vẫn trụ lại cho đến năm 73, anh bảo, trong một trận đánh thằng chính trị viên hô xung phong, anh và ba thằng nữa liều mạng xông lên đến lúc quay lại thì thằng chính trị viên chạy mất.
Cuối năm 74 anh bị thương, mảnh đạn pháo găm phần trên bên đùi trái ngay sát bẹn,thêm 3 phân nữa thì tan bộ tâm sự. Hai thằng lính mới do sợ quá nằm bẹp trong hầm và hai thằng y tá cứu thương được lệnh đưa anh về trạm xá, chúng nó khiêng anh một hồi lòng vòng lạc vào đúng trận địa bên địch, đạn bắn như mưa thế là cả bốn thằng quẳng anh ở lại chạy trối chết. Anh nằm lại hơn bốn tiếng đồng hồ lĩnh thêm ba phát đạn vào chân nữa thì hai thằng y tá quay lại gọi, anh P ơi, anh bò vào đây em khiêng về, anh thì thào, tao đau lắm đéo bò được, chúng mày ra đây mà khiêng. Hai thằng đùn đẩy nhau xong rồi một thằng bò ra kéo hai chân anh xềnh xệch lôi về, anh bảo lúc ấy đau quá giá có quả lựu đạn thì quăng mẹ vào hai thằng bên mình này.
Về trạm xá, anh được xếp vào loại trung thương nên một ngày sau mới được mổ, gây tê nên tỉnh táo, nó cắt hết quần, thấy cái thắt lưng da trung quốc thằng y tá cởi ngay da đeo vào bụng nó. Anh chửi, thắt lưng của bố mày chứ, nó nhơn nhơn, chắc đéo gì đã sống được đến sáng mai mà mày đòi thắt lưng…
Năm 74, đơn vị anh bắt sống một đại úy cộng hòa, tay đại úy tỏ ra rất bình tĩnh, không hề hoảng loạn sợ hãi, đề nghị các ông hãy đối xử với tôi như tù binh chiến tranh và hãy cho tôi gặp người ngang cấp với tôi. Mấy thằng lính nhà quê hầm hè gặp gặp cái đ.m mày, quỳ xuống, không quỳ à, bốp bốp, cả cái báng súng ak phang giữa mặt viên đại úy cộng hòa, máu me be bét. Trước khi ngất đi ánh mắt tay đại úy vẫn tỏ ra ngạc nhiên rồi từ ngạc nhiên lóe nên một tia khinh bỉ chứ không sợ hãi, anh kể. Giờ già rồi mà mỗi khi nhớ đến cái tia khinh bỉ trong mắt viên đại úy ấy mà anh vẫn không ngủ được, cảm giác nhục nhã đến cùng cực.. Nếu ông ấy còn sống chắc hơn tuổi mình, anh thở dài...
No comments:
Post a Comment