Được đăng ngày Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 06:09
Quốc hội Việt Nam đang đau đầu vì vấn nạn án oan. Tỉnh
Sóc Trăng bị xem là nơi có nhiều vụ án oan nhất. Khi vụ án 7 thanh niên bị oan
sai khiến Viện kiểm sát bồi thường trên 500 triệu VND và khởi tố hai
cảnh sát điều tra và một kiểm sát viên vì tội dùng nhục hình tra tấn các nạn
nhân vô tội.
Hài kịch chưa hạ màn khi một trong hai công an điều
tra bị khởi tố lại đi kêu oan. Lần này thì một công an đi... kêu oan. Công an
điều tra tên Triêu Tuấn Hưng sinh năm 1981 ở PC45 Công an Sóc Trăng đang kêu
oan khắp nơi. Nhục là chạy vạy đến các luật sư nhân quyền nhằm can thiệp thì
các luật sư nhân quyền đều từ chối. Dù rằng công an cũng là con người, cũng là
nạn nhân nhưng dường như làn sóng ghét công an khiến cho cac luật sư ngại khi
can thiệp. Và hơn ai hết các luật sư hiểu rằng những con chốt thí này cũng là
quân cờ tế thần nên càng ngại sự trả thù của công an. Chẳng hạn công an Nguyễn
Thân Thành Thảo ở Tuy Hòa - Phú Yên cũng là nạn nhân kiểu này.
Chúng
tôi xin tóm tắt sự việc vụ án và nguyên do vì sao Triệu Tuần Hưng đi kêu oan : Vào đêm 4/7/2013 tại
ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, nạn nhân Lý Văn Dũng (SN
1970, trú tại huyện Trần Đề), làm nghề xe ôm, bị sát hại và bị cướp tài sản.
Công an Sóc Trăng khởi tố vụ án bắt 7 thanh niên vô tội, dùng nhục hình ép
cung, tra tấn đến nỗi 7 thanh niên vô tội phải nhận tội. Nhưng bất ngờ một cô
gái tên Lê Mỹ Duyên (ngụ Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) đã đến Công an Thành
phố Hồ Chí Minh ra đầu thú, thừa nhận Duyên và Phan Thị Kim nhận tội giết ông
Lý Văn Dũng cướp xe. Thế là công an Sóc Trăng đình chỉ vụ án và trả tự do cho 7
thanh niên vô tội, gồm các anh Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ,
Khâu Sóc, Thạch Sô Phách (cùng huyện Trần Đề) và Nguyễn Thị Bé Diễm (nhân viên
phục vụ quán nhậu).
Thạch Sô Phách, một trong 7 thanh niên bị bắt oan sai. Ảnh: Ngọc Thạch.
Ngày 31/3/2015 thì Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã
kết luận điều tra vụ án "dùng nhục hình" và "thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tỉnh Sóc Trăng, đồng thời đề nghị
truy tố ba bị can về hai tội danh nêu trên. Viện Kiểm sát tối cao đã khởi tố vụ
án.
Theo đó, ba bị can là Nguyễn Hoàng Quân (SN 1977) và
Triệu Tuấn Hưng (SN 1981) nguyên cán bộ công an tỉnh Sóc Trăng, về tội
"dùng nhục hình" ; Phạm Văn Núi (SN 1958), nguyên kiểm sát viên Viện
Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng".
Thế nhưng công an Triệu Tuấn Hưng kêu oan vì, theo
anh ta, hoàn toàn không can thiệp gì vụ án kia. Nguyên do là một điều tra viên,
cháu của Giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng tham gia điều tra, dùng nhục hình ép
cung 7 thanh niên vô tội. Nhưng khốn nỗi là khi công an điều tra thì hay dùng
tên giả. Các nạn nhân bị tra tấn chỉ nhớ người treo cổ mình lên nhằm bức cung
nói anh ta tên Hưng. Nhưng thực ra lúc này Triệu Tuấn Hưng đang công tác ở PC
45. Viện kiểm sát tối cao dựa vào lời Khai của các nạn nhân thì khởi tố công an
Triệu Tuấn Hưng chứ không đi xác minh rõ là lúc đó anh tham gia vụ án gây oan
sai hay không.
Thế là gia đình của Triệu Tuấn Hưng vào cuộc đi kêu
oan. Hiện nay chưa có luật sư nào dám can thiệp. Họ tìm kiếm đến các luật sư
nhân quyền ủng hộ dân chủ nhờ can thiệp cũng chưa có ai muốn tham gia bào chữa
cho một công an làm vật tế thần.
Các công an mật chuyên làm việc mờ ám và điều tàn độc
hãy xem đây là bài học cho mình khi đi tra tấn, hành hung, giết hại người. Bước
đường cuối cùng khi sa cơ chẳng có ai thương tiếc mà còn bị người đời nguyền rủa.
Trở lại cuộc họp của Quốc hội Việt Nam cộng sản cho
biết trong ba năm qua đã có 71 vụ án oan được đưa ra ánh sáng. Họ dựa vào tỷ lệ
0,02 %, một tỷ lệ rất nhỏ, nhằm ngụy biện.
Căn
cứ này hoàn toàn sai bởi các lý do sau :
1. Thống kê 71 vụ án oan trong ba năm, trung bình mỗi
tháng có hai vụ án oan. Con số này nếu được xem xét thấu đáo rất là kinh khủng.
Như vụ án ở Sóc Trăng có 7 thanh niên vô tội thì số con người, số gia đình
bị thiệt hại về nhân mạng, tài sản, danh giá nhân phẩm là rất lớn và vô
cùng nghiêm trọng.
2. Quốc hội và ủy Ban tư pháp chưa đề cập đến con
số trong ba năm qua có 226 người chết trong các đồn công an. Trung bình mỗi
tháng có 6 người bị chết trong tay công an.
3. Quốc hội cũng chưa đề cập đến trường hợp hàng
nghìn dân oan bị thu hồi đất đai mà chưa viên chức nào bị đưa ra tòa. Trong thực
tế con số dân oan ở 63 tỉnh thành rất là nhiều.
4. Những vụ phát hiện án oan đó là do thủ phạm ra đầu
thú hay người nhà nạn nhân tự điều tra chứ chưa có vụ nào do chính các cơ quan
tiến hành tố tụng phát hiện ra. Cụ thể là ba cơ quan : Công an, Viện Kiểm sát,
Tòa án chưa tìm ra vụ án oan nào. Nghĩa là còn rất nhiều vụ án oan mà nạn nhân
không có điều kiện tự điều tra thì chỉ… chấp nhận cái chết.
Hết thẩm phán đi kêu oan (vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở
Bắc Giang) thì bây giờ đến lượt công an cũng đi kêu oan. Khi công an Nguyễn
Thân Thành Thảo ở Phú Yên đang bị xét xử chưa xong thì đến lượt cán bộ an ninh
Triệu Tuấn Hưng ở Sóc Trăng đi kêu oan. Giá trả cho điều tàn độc đang trở
thành hiện thực.
Hùynh
Bá Hải
------------------------------
GS Nguyễn
Văn Tuấn : Hiểu
như thế nào con số 226 người chết trong trại tạm giam?
No comments:
Post a Comment