Hoa
Kỳ trong thế trận tranh giành ảnh hưởng ở Châu Á
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Monday, April 06, 2015 3:35:48 PM
Dù dùng
lời lẽ ngoại giao nào, không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là đối thủ chính của
Hoa Kỳ tại Á Châu và trên toàn thế giới ngày nay. Ít nhất trong một tương lai gần,
sự đối đầu chắc chắn không phải là về mặt quân sự mà sẽ là về kinh tế và trên mặt
trận ngoại giao.
Trong sự tranh đoạt ảnh hưởng, Hoa Kỳ vừa bị coi là
thua hiệp đầu trong vụ AIIB, dù chưa chắc đây là chủ tâm của Trung Quốc.
Bây giờ đến hiệp nhì sẽ là TPP , trong tình hình còn đang chưa ngã ngũ và còn
nhiều khó khăn.
Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) là dự
án dược Trung Quốc nêu lên bên lề hội nghị APEC ờ Bắc Kinh tháng 10 năm ngoái.
Mỹ không hưởng ứng cho nên nhiều nước đồng minh cũng đứng ngoài. Tại hội nghị
G-120 sau đó, Thủ Tướng Australia Tony Abbott và Tổng Thống Obama giải thích điều
này. Những lý được nêu ra bao gồm hoài nghi về sự thiếu các tính cách công khai
minh bạch và quy trách phân minh như Ngân Hàng Thế Giới (WB) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế (IMF), đồng thời với nhiều điều kiện khác về tôn trọng nhân quyền hay
bảo vệ môi trường.
Cho đến khi nước đồng minh cố cựu nhất là Anh
công bố gia nhập rồi lần lượt đến Đúc, Pháp, Ý, cũng noi theo thì Hoa Kỳ hiểu rằng
sự phản đối là không còn ý nghĩa và có hại. Cho đến nay hơn 40 quốc gia đã nhận
lời làm đồng sáng lập viên của AIIB bao gồm nhiều nước bạn quan trọng của Mỹ ở
Á Châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Ẩn Độ và như thế hiệp 1 trên võ đài đã chấm
dứt với Trung Quốc thắng điểm tuy chưa phải là hạ đo ván.
Bây giờ Mỹ cần tăng gia nỗ lực ở Hiệp Định Đối Tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Obama cổ vũ là thỏa ước mậu dịch của
thế hệ tương lai. Là sáng kiến trọng yếu nhất về quan hệ mậu dịch được
trù hoạch sau khi Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) không đạt tới kết quả ở vòng
đàm phán Doha năm 2001. TPP đem vào trong một khối chiếm 40% sản lượng của thế
giới hai nền kinh tế đứng hàng nhất và ba – Hoa Kỳ và Nhật Bản. TPP cũng là thể
hiện cụ thể về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Thái Bình Dương.
Thách thức đăt vào sự thành công của dự án này rất
cao. Nếu TPP không giải quyết được những bất đồng, hay tệ hơn nếu hoàn toàn
không thể đi đến kết luận, thì sẽ là một bước lùi nặng nề cho chính sách ngoại
giao Hoa Kỳ ở khu vực.
TPP đã bỏ lơ Trung Quốc ngay từ đầu, vì nhiều phần
hãy còn chính sách tập trung hoạch định và nền kinh tế quá cồng kềnh khó đưa
vào trong một cơ chế nặng hình thức khoa trương như thế. Ngược lại thì Việt
Nam, cũng ở tình trạng tương tự, lại được coi như sẽ tham gia, thể hiện một sự
lắt léo trong đường lối ngoại giao. Mặt khác trong chính sách chuyển trục về
châu Á, khía cạnh quân sự vẫn tiềm tàng bên cạnh kinh tế, và sự hiện diện của
Trung Quốc có lẽ sẽ làm phiền cho các thành viên khác hơn là trấn an họ.
Khó khăn chính của TPP là một số điều khoản được
xem như xâm nhập vào nội bộ của quốc gia họ. Ngoài vấn đề quan thuế còn
có tài chính và đầu tư, những quy định về bản quyền trí tuệ. Ngay cả hai đồng
minh thân cận của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Australia cũng hoài nghi về các sự xen
lấn ấy. Mặc dầu Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định là sẽ quyết tâm kết thúc TPP, nhiều
tin tức cho biết một số trở ngại hãy còn tồn tại và thời điểm chung quyết có thể
còn kéo dài. Trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng hồi đầu tháng 3 với Việt Nam tại
Hawaii, không có một thông cáo chính thức nào cho biết những thỏa thuận cụ thể
gì đã đạt được.
Người ta có thể hoài nghi về sự giải thích TPP chưa
thu nhận Trung Quốc để cho Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng cần đổi mới hơn nữa để rồi
gia nhập sau đó. Do đó động thái dễ hiểu của Trung Quốc là tìm cách thúc đẩy
các thỏa hiệp mậu dịch khu vực, nhỏ hẹp hơn và tất nhiên trong ấy không có Hoa
Kỳ.
Cũng đừng nên quên là TPP khó khăn với nhiều vấn đề
nội bộ tại Hoa Kỳ. Các công ty Mỹ chưa hoàn toàn tin tưởng rằng TPP dễ dàng đem
lại nhiều lợi ích cho họ như chủ trương. Ngay một số người đảng Dân Chủ cũng lo
ngại sự xuất cảng công việc làm của dân Mỹ và giảm thu nhập trong giới trung
lưu. Giới tiêu thụ lo ngại TPP sẽ không bảo vệ an toàn cho họ trước rất nhiều vấn
đề phức tạp và mánh khóe ở các nguồn xuất cảng Á Châu.
TPP nếu thành công sẽ là một trong những di sản lớn
nhất của Tổng Thống Obama trong chính sách đối ngoại. Vì vậy dù cho nhiều người
đảng Cộng Hòa ủng hộ tự do mậu dịch nhưng thành phần Tea Party trong đảng không
sẵn sáng chấp nhận. Cuối cùng thì Quốc Hội có lẽ sẽ thông qua, nhưng người ta
không tin rắng Tổng Thống được dành cho thủ tục 'fast track', đặc quyền dễ dãi
trong việc thương thuyết.
Chưa biết hiệp 2 của võ đài Mỹ – Trung sẽ ra sao
nhưng sau khi đã tạm thua hiệp 1, chắc chắn Hoa Kỳ vẫn còn cần phải tìm cách
tranh thủ trở lại một phần nào ở đó.
--------------------------
CÙNG
CHỦ ĐỀ :
Cuộc
chiến tiền tệ (Định Nguyên
- Thông Luận) 8-4-2015
Toàn bài diễn văn của Ash Carter tại Arizona State
University: Remarks on the
Next Phase of the U.S. Rebalance to the Asia-Pacific (Defense Dept
6-4-15)
Mỹ muốn AIIB hợp tác với
Ngân Hàng Thế Giới (R F I)
23/03/2015
Tại
sao Anh, Đức, Pháp, Ý vào AIIB?
(Ngô Nhân Dụng)
20-3-2015
No comments:
Post a Comment