Biết
cười, cũng cần biết nhục
Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng
Tuesday, April 07, 2015 6:36:27 PM
Dân Hà Nội đang truyền miệng một bài đồng dao (bài
hát của trẻ em) mở đầu bằng mấy câu:
“Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu là con chó vện
Nhanh hơn cả điện là chặt cây xanh
Giải thích loanh quanh: Ủy Ban Thành Phố
Họp báo nhí nhố là lão Quốc Hùng
Ăn nói như khùng là anh Tuyên Giáo
Hay hỏi đâu đâu là con chó vện
Nhanh hơn cả điện là chặt cây xanh
Giải thích loanh quanh: Ủy Ban Thành Phố
Họp báo nhí nhố là lão Quốc Hùng
Ăn nói như khùng là anh Tuyên Giáo
Bài này không ghi tên tác giả (Khuyết Danh), xuất hiện
trên Facebook của Nguyễn Lân Thắng. Hai câu đầu là thơ Trần Ðăng Khoa, dân Hà Nội
theo truyền thống Ba Giai (Nguyễn Văn Giai) đã đặt thêm, thành một bài dài, vừa
đọc cho nhau nghe vừa sửa chữa thành nhiều bản. Xin trích dẫn mấy đoạn sau để đồng
bào khắp bốn biển năm châu được nghe tiếng cười của người Hà Nội:
Hứa rồi bội ước: Tấn Dũng mồm to
Nhắm mắt gật gù: Mấy quan nghị gật
Như con lật đật là mấy thằng dân
Mặt méo mày nhăn là người lao động
Nhắm mắt gật gù: Mấy quan nghị gật
Như con lật đật là mấy thằng dân
Mặt méo mày nhăn là người lao động
Mồm to, miệng rộng: Ðám dư luận viên
Thay đổi triền miên: Luật và quần lót
Làm xấu nói tốt: Báo cáo hàng năm
Nói như thằng hâm là anh Hùng hói
Thay đổi triền miên: Luật và quần lót
Làm xấu nói tốt: Báo cáo hàng năm
Nói như thằng hâm là anh Hùng hói
Sợ Tàu hỏi tội, là Phùng Quang Thanh
Lạy giặc làm anh, là lão Trọng Lú
Chén anh chén chú, là đám quan tham
Ngớ ngẩn quanh năm là Ban Tư Tưởng
Lạy giặc làm anh, là lão Trọng Lú
Chén anh chén chú, là đám quan tham
Ngớ ngẩn quanh năm là Ban Tư Tưởng
Ăn nằm vất vưởng là cụ dân oan
Suốt ngày khóc than là bà mất đất
Ngai vàng ngây ngất, Tổng Mạnh về hưu
Vẽ vượn, bày hươu “Hội đồng lú lẫn”
Suốt ngày khóc than là bà mất đất
Ngai vàng ngây ngất, Tổng Mạnh về hưu
Vẽ vượn, bày hươu “Hội đồng lú lẫn”
Dân nghèo mạt kiếp, nhờ đảng tiên phong
Suốt ngày long nhong, làm thuê các nước...
Chỉ một mơ ước, đủ ăn hàng ngày
Cho hết kiếp này, cuộc đời ông chủ.
Suốt ngày long nhong, làm thuê các nước...
Chỉ một mơ ước, đủ ăn hàng ngày
Cho hết kiếp này, cuộc đời ông chủ.
Tuy bài đồng dao trên xuất hiện ở Hà Nội nhưng phong
cách lại giống mấy bài “hát lô tô” rất quen thuộc với người miền Nam. Trong Nam
vẫn có lối đặt vè, như:
Nghe vẻ nghe ve - Nghe vè Quản Rớt,
Mặt tuồng ăn ớt - Làm bộ hơi lanh,
Nghe hơi tiêu hành - Lò mò đi tới.
Làm tuồng khách quới - Mà chẳng ai ưa,
Uống rượu say sưa - Tiền không nhứt điếu.
Bây giờ mới hiểu - Là đứa bãi buôi,
Làm chức lôi thôi - Là Hương Quản Rớt.
Mặt tuồng ăn ớt - Làm bộ hơi lanh,
Nghe hơi tiêu hành - Lò mò đi tới.
Làm tuồng khách quới - Mà chẳng ai ưa,
Uống rượu say sưa - Tiền không nhứt điếu.
Bây giờ mới hiểu - Là đứa bãi buôi,
Làm chức lôi thôi - Là Hương Quản Rớt.
Những câu vè này để lại cái tên “Quản Rớt” cho đời
sau biết đến, cũng như bài “đồng dao” mới ở Hà Nội sẽ lưu truyền những tên tuổi
“bãi buôi” mới như (Nguyễn) Tấn Dũng, Trọng Lú (Nguyễn Phú Trọng), “Như người
khác cõi, là lão Tấn Sang,” rồi tới Tổng Mạnh (Nông Ðức Mạnh), Hùng hói (Nguyễn
Sinh Hùng) Phùng Quang Thanh, phó chủ tịch thành phố Nguyễn Quốc Hùng, cùng
toàn thể cái Hội đồng lú lẫn (Hội đồng lý luận) chuyên nói hươu nói vượn!
Trào phúng là cách người yếu thế tấn công bọn cường quyền. Vì ngôn ngữ là vũ khí duy nhất trong tay dân đen, đứng trước dùi cui và còng số 8. Trong câu nói hàng ngày, người dân đặt ra bao nhiều từ ngữ mới, cách nói mới, tất cả đều là phản ứng chống lại những lời lẽ văn hoa, đao to búa lớn, trịnh trọng, hùng hồn tràn ngập các bài diễn văn, nghị quyết, cương lĩnh của bọn cầm quyền. Những cách nói năng dùng “ngôn ngữ bất hợp pháp,” đặc biệt khi giới trẻ nói với nhau, chủ ý phá phách cả những quy tắc văn phạm, “xé rào” các tiêu chuẩn từ vựng, cho thấy thái độ đối nghịch và phản kháng của người dân trước “ngôn ngữ quan quyền.”
Chúng ta có thể làm bảng “từ vựng phản kháng” của những tù nhân cải tạo trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, của giới giang hồ trong tiểu thuyết Xe Lên Xe Xuống của Nguyễn Bình Phương, để nghiên cứu “ngôn ngữ phản kháng” trong thời đại họ viết. Dân chúng chán ngấy thứ “văn đóng hộp” trên các tờ “báo đảng” vẫn mô phỏng “văn báo cáo” của công an hoặc các “văn chỉ đạo” của Ban Văn Hóa Tư Tưởng. Chế độ độc tài nào cũng có cái vẻ mặt “nghiêm nghị của các con thú.” Người Ðức dùng thành ngữ “tierischer Ernst” bởi vì họ thấy các loài vật đều có vẻ mặt nghiêm trọng, lúc nào chúng “nghiêm và buồn,” không cười bao giờ cả!
Những bài vè chế nhạo băng đảng cầm quyền cho thấy dân khí đã lên cao, người ta không còn sợ hãi nữa. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Mấy chữ “Lạy giặc làm anh” gợi lại tên bài phú “Lạy đá làm anh” của Phan Bội Châu (Bái thạch vi huynh). Ðầu thế kỷ 20, cụ Phan đã nhận xét trong Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư: “Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ.” Cụ nêu lên các triệu chứng của tình trạng dân khí thấp: “Quen thói sợ hãi; thiếu hiểu biết.” Hai triệu chứng này, hiện giờ đã “thuyên giảm.” Khi thấy cả ngàn gốc cây bị “tàn sát man rợ,” người Hà Nội biết môi trường sống bị phá hoại, một trình độ hiểu biết cao hơn trước. Chấn Dân Khí tức là làm sao con người Việt Nam không hèn nhát, không ỷ lại, không ích kỷ, không sợ cường quyền. Người ta dám đi biểu tình, dám lên tiếng phản đối, tức là bệnh sợ hãi đã nhẹ bớt. Cho nên bài đồng dao còn tố cáo:
Trào phúng là cách người yếu thế tấn công bọn cường quyền. Vì ngôn ngữ là vũ khí duy nhất trong tay dân đen, đứng trước dùi cui và còng số 8. Trong câu nói hàng ngày, người dân đặt ra bao nhiều từ ngữ mới, cách nói mới, tất cả đều là phản ứng chống lại những lời lẽ văn hoa, đao to búa lớn, trịnh trọng, hùng hồn tràn ngập các bài diễn văn, nghị quyết, cương lĩnh của bọn cầm quyền. Những cách nói năng dùng “ngôn ngữ bất hợp pháp,” đặc biệt khi giới trẻ nói với nhau, chủ ý phá phách cả những quy tắc văn phạm, “xé rào” các tiêu chuẩn từ vựng, cho thấy thái độ đối nghịch và phản kháng của người dân trước “ngôn ngữ quan quyền.”
Chúng ta có thể làm bảng “từ vựng phản kháng” của những tù nhân cải tạo trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, của giới giang hồ trong tiểu thuyết Xe Lên Xe Xuống của Nguyễn Bình Phương, để nghiên cứu “ngôn ngữ phản kháng” trong thời đại họ viết. Dân chúng chán ngấy thứ “văn đóng hộp” trên các tờ “báo đảng” vẫn mô phỏng “văn báo cáo” của công an hoặc các “văn chỉ đạo” của Ban Văn Hóa Tư Tưởng. Chế độ độc tài nào cũng có cái vẻ mặt “nghiêm nghị của các con thú.” Người Ðức dùng thành ngữ “tierischer Ernst” bởi vì họ thấy các loài vật đều có vẻ mặt nghiêm trọng, lúc nào chúng “nghiêm và buồn,” không cười bao giờ cả!
Những bài vè chế nhạo băng đảng cầm quyền cho thấy dân khí đã lên cao, người ta không còn sợ hãi nữa. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Mấy chữ “Lạy giặc làm anh” gợi lại tên bài phú “Lạy đá làm anh” của Phan Bội Châu (Bái thạch vi huynh). Ðầu thế kỷ 20, cụ Phan đã nhận xét trong Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư: “Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ.” Cụ nêu lên các triệu chứng của tình trạng dân khí thấp: “Quen thói sợ hãi; thiếu hiểu biết.” Hai triệu chứng này, hiện giờ đã “thuyên giảm.” Khi thấy cả ngàn gốc cây bị “tàn sát man rợ,” người Hà Nội biết môi trường sống bị phá hoại, một trình độ hiểu biết cao hơn trước. Chấn Dân Khí tức là làm sao con người Việt Nam không hèn nhát, không ỷ lại, không ích kỷ, không sợ cường quyền. Người ta dám đi biểu tình, dám lên tiếng phản đối, tức là bệnh sợ hãi đã nhẹ bớt. Cho nên bài đồng dao còn tố cáo:
Tàn sát man rợ: chủ trương cấp trên
Kiểm điểm liên miên là thằng cấp dưới
Tiền bỏ đầy túi là các quan to
Chịu trận ốm o, mấy anh tẹp nhẹp
Kiểm điểm liên miên là thằng cấp dưới
Tiền bỏ đầy túi là các quan to
Chịu trận ốm o, mấy anh tẹp nhẹp
Phan Bội Châu cũng mô tả dân khí thấp kém vào 100
năm trước: “...người dưới làm điều đê tiện mà không biết hổ, chịu sự ô nhục mà
không biết thẹn; người trên lo trang sức cho đẹp mắt, giữ hủ lậu cho yên thân.”
Một cách cụ thể hơn: “Nghe một lời nói khác mình thì khiếp sợ như nghe sấm sét;
thấy một người làm khác mình thì cho là quái lạ như Thục khuyển phệ Nhật, Việt
khuyển phệ tuyết.” (Chó nước Thục sủa mặt trời, chó nước Việt sủa tuyết).
Làm sao để chấn hưng dân khí? Cụ Phan nêu lên hai việc
phải làm. Một: “Cốt yếu là phải tuyệt đường hối lộ để khích lệ lòng liêm sỉ.”
Hai: “(Quan lại) Phải bớt lệnh áp bức để cổ võ chí khí cương cường.” Phan Bội
Châu coi chống tham nhũng, hối lộ là phương tiện. Liêm sỉ mới là cứu cánh. Phải
chấm dứt nạn tham nhũng hối lộ, thì mới tập cho người dân Việt biết thế nào là
liêm sỉ.
“Tuyệt đường hối lộ,” và “Bớt lệnh áp bức” là hai phương thuốc để phục hồi khí phách dân Việt! Việc thứ nhất là phần người dân. Việc thứ hai là phần quan lại. Việc thứ hai khó hơn. Một chế độ do súng đẻ ra, tồn tại nhờ còng số 8, rất khó “bớt lệnh áp bức!” Người Việt đã biết đây là một chế độ “Hèn với giặc, ác với dân,” cho nên không thể ngồi đó chờ họ “bớt lệnh áp bức!”
Nhưng dân Việt Nam có thể “phản kháng bất bạo động” bằng cách từ chối mọi đòi hỏi hối lộ, bắt đầu bằng dưới lên. Từ chối không hối lộ trong cuộc sống hàng ngày, thà mất thời giờ cái lý, cãi luật chứ không chịu nhục nhã! Muốn cổ động được một phong trào như vậy, trước hết người ta phải nhìn ra rằng hối lộ không phải chỉ là một “chi phí” được tính bằng tiền. Hối lộ là một mối nhục. Chấp nhận phải hối lộ là một thái độ hèn hạ, nhục nhã. Ðưa tiền hối lộ là một hành động hèn hạ, nhục nhã. Không hối lộ mới là người có liêm sỉ.
Hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều coi việc chấn dân khí là quan trọng nhất trong công cuộc phục hồi phẩm giá và danh dự cho dân tộc Việt Nam. Một trăm năm sau, điều này vẫn đúng.
Phan Bội Châu viết Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư ở Huế, mượn tên đảo Lưu Cầu, Riu Kiu, vì số phận dân họ cũng giống dân Việt Nam thời đó. Lưu Cầu vốn là một vương quốc độc lập, không giống dân Nhật. Quốc gia này bị Nhật Bản chiếm nhiều lần và bị nhập vào từ năm 1879, đổi tên thành quần đảo Xung Thằng (Okinawa), họ mất nước từ đó tới nay. Người Việt Nam rất xấu hổ trước mối nhục mất nước, nhưng bây giờ còn phải biết cảm thấy nhục nhã khi phải cúi đầu dưới một chế độ tham nhũng khinh dân, nước vẫn còn mà như đã mất rồi!
“Tuyệt đường hối lộ,” và “Bớt lệnh áp bức” là hai phương thuốc để phục hồi khí phách dân Việt! Việc thứ nhất là phần người dân. Việc thứ hai là phần quan lại. Việc thứ hai khó hơn. Một chế độ do súng đẻ ra, tồn tại nhờ còng số 8, rất khó “bớt lệnh áp bức!” Người Việt đã biết đây là một chế độ “Hèn với giặc, ác với dân,” cho nên không thể ngồi đó chờ họ “bớt lệnh áp bức!”
Nhưng dân Việt Nam có thể “phản kháng bất bạo động” bằng cách từ chối mọi đòi hỏi hối lộ, bắt đầu bằng dưới lên. Từ chối không hối lộ trong cuộc sống hàng ngày, thà mất thời giờ cái lý, cãi luật chứ không chịu nhục nhã! Muốn cổ động được một phong trào như vậy, trước hết người ta phải nhìn ra rằng hối lộ không phải chỉ là một “chi phí” được tính bằng tiền. Hối lộ là một mối nhục. Chấp nhận phải hối lộ là một thái độ hèn hạ, nhục nhã. Ðưa tiền hối lộ là một hành động hèn hạ, nhục nhã. Không hối lộ mới là người có liêm sỉ.
Hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều coi việc chấn dân khí là quan trọng nhất trong công cuộc phục hồi phẩm giá và danh dự cho dân tộc Việt Nam. Một trăm năm sau, điều này vẫn đúng.
Phan Bội Châu viết Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư ở Huế, mượn tên đảo Lưu Cầu, Riu Kiu, vì số phận dân họ cũng giống dân Việt Nam thời đó. Lưu Cầu vốn là một vương quốc độc lập, không giống dân Nhật. Quốc gia này bị Nhật Bản chiếm nhiều lần và bị nhập vào từ năm 1879, đổi tên thành quần đảo Xung Thằng (Okinawa), họ mất nước từ đó tới nay. Người Việt Nam rất xấu hổ trước mối nhục mất nước, nhưng bây giờ còn phải biết cảm thấy nhục nhã khi phải cúi đầu dưới một chế độ tham nhũng khinh dân, nước vẫn còn mà như đã mất rồi!
No comments:
Post a Comment