Nguồn: Văn phòng dân biểu Ed Royce
Ngọc Thu dịch
Posted by basamnews on 14/01/2012
Quốc hội Hoa Kỳ
Washington, DC 20515
Ngày 12 tháng 1 năm 2012
Kính gửi bà Hillary Rodham Clinton
Ngoại trưởng
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street, N.W.
Washington, DC 20520
Đồng kính gửi: ông Kurt Campbell, Phụ tá Ngoại trưởng
Đồng kính gửi: ông Michael Postner, Phụ tá Ngoại trưởng
Kính thưa bà Ngoại trưởng,
Chúng tôi viết thư này để mong bà đưa vào trong các báo cáo sắp tới về việc thực thi quyền con người, các thông tin chi tiết về một số vấn đề quan trọng về nhân quyền ở Việt Nam đã làm cho chúng tôi chú ý. Chúng tôi tin rằng Báo cáo Quốc gia là một công cụ vô giá trong cuộc công đấu tranh về quyền con người trên toàn thế giới. Trường hợp Việt Nam, các báo cáo đã làm tốt việc cung cấp thông tin chính xác về một số trường hợp vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người bất đồng chính kiến, cư trú tại Hà Nội, Sài Gòn, và các khu vực dân cư lớn khác. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng các báo cáo sắp tới sẽ dành sự chú ý cẩn thận và chi tiết đối với một số vấn đề.
I. Việt Nam thiếu tiến bộ về nhân quyền trong khi gia tăng các cam kết quốc tế
Khi Việt Nam tìm kiếm mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và một thỏa thuận tự do thương mại đa phương, thông qua quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, chính phủ Việt Nam tiếp tục trừng phạt và dập tắt những tiếng nói bất đồng, đã có ít nhất 29 nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa bị chính phủ kết án, với tổng số thời gian giam giữ là 165 năm tù giam và 70 năm quản chế, [khi họ] thực hiện các quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Một trường hợp nổi tiếng, Việt Nam đã từ chối trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, sau khi ông thi hành xong bản án 30 tháng tù, về cáo buộc sai lầm là tội trốn thuế. Chính phủ tiếp tục giam giữ ông với những cáo buộc không được tiết lộ, gia đình và các cộng sự của ông hết sức lo lắng cho sức khỏe của ông.
Việt Nam vẫn cấm tất cả các đảng phái chính trị, đoàn thể và các tổ chức nhân quyền độc lập với chính quyền hoặc Đảng [CSVN]. Các công nhân Việt Nam bị cấm thành lập công đoàn, độc lập với Liên đoàn Lao động của chính phủ, kiểm soát lao động và tham gia hoạt động công đoàn. Các nhà hoạt động lao động đã bị bắt, bị cầm tù, bị đe doạ, bị đánh đập và một số trường hợp đã bị “biến mất”, chẳng hạn như trường hợp của ông Lê Trí Tuệ, một trong những người sáng lập Công đoàn Độc lập, người mà không ai biết ở đâu, kể từ tháng 5 năm 2007 cho đến nay.
II. Đàn áp tôn giáo
Các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục theo dõi, sách nhiễu có hệ thống, và đôi khi sử dụng bạo lực để đàn áp các nhóm tôn giáo không chính thức, không đăng ký và không thuộc các tổ chức tôn giáo do chính phủ kiểm soát. Các tổ chức tôn giáo đã phải đối mặt với sự đàn áp trong năm qua, gồm các chi nhánh không được công nhận của các nhà thờ Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin Lành độc lập ở Tây Nguyên và những nơi khác, một số giáo xứ công giáo và các tổ chức, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN). Các mục sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các linh mục, và những người theo tôn giáo đã bị đánh đập, bắt giữ, truy tố, xét xử, và đã nhận những bản án tù khắc nghiệt. Nhiều người vẫn tiếp tục sống mòn mỏi trong các trại giam và các nhà tù mà không nhận được điều trị y tế.
III. Sự tàn bạo của cảnh sát và cưỡng bức lao động tại các trung tâm cai nghiện ma túy
Sự tàn bạo của cảnh sát bao gồm: tra tấn khi giam cầm và những cái chết trong khi bị giam giữ là một vấn đề quan trọng trong suốt năm qua. Theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về nhân quyền, tù nhân ở Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với lạm dụng và tra tấn trong nhà tù, và những người bị giữ tại các trung tâm cai nghiện ma túy đã phải đối mặt với việc điều trị vô nhân đạo, gồm cả lao động cưỡng bức. Một số trường hợp cá nhân bị bắt vì tội nhẹ, chẳng hạn như vi phạm giao thông, đã bị đánh đập đến chết khi bị giữ ở đồn cảnh sát. Theo các cơ quan truyền thông của chính phủ, năm 2011, có ít nhất 21 người chết trong khi bị cảnh sát giam giữ.
Theo một báo cáo hồi tháng 9 năm 2011, người bị nghiện có thể bị giữ tại các trung tâm giam giữ của chính phủ, nơi họ bị bắt buộc phải làm những công việc việc tầm thường với tên gọi “trị liệu lao động”, là cách chính Việt Nam dùng để chữa trị cai nghiện. Đầu năm 2011, đã có 123 trung tâm trên khắp cả nước đang giữ khoảng 40.000 người. Việc họ bị giam giữ không phải qua bất kỳ hình thức xét xử nào theo đúng thủ tục pháp lý và có thể kéo dài tới bốn năm. Vi phạm quy định trung tâm, bao gồm các yêu cầu làm việc, sẽ bị trừng phạt bằng cách bị đánh đập bằng dùi cui, bị điện giật bằng dùi cui điện, và bị nhốt trong phòng kỷ luật, nơi những người bị giam giữ bị tước mất thức ăn và nước uống. Trẻ em sử dụng ma túy cũng bị giữ ở những trung tâm này, nơi các em bị đánh đập và bị lạm dụng. Những người bị giam giữ trước đây cho biết, họ bị buộc phải làm việc trong khâu chế biến hạt điều và các hình thức sản xuất nông nghiệp khác (bao gồm các trang trại trồng khoai tây hoặc cà phê), sản xuất hàng may mặc, các công trình xây dựng, và các hình thức sản xuất khác (chẳng hạn như sản xuất các sản phẩm đan mây, tre).
Theo luật pháp Việt Nam, công ty có các sản phẩm từ các trung tâm này hội đủ điều kiện miễn giảm thuế. Một số sản phẩm được sản xuất từ kết quả của việc sử dụng lao động cưỡng bức đã tìm cách gia nhập vào các công ty cung ứng hàng hóa ra nước ngoài, qua đó gia tăng khả năng tham gia xuất khẩu hàng sang Mỹ và châu Âu. Các tổ chức nhân quyền phi chính phủ cũng đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy về cưỡng bức lao động tại các trung tâm, trong đó các quan chức bắt giữ những người vô gia cư và những người làm nghề mại dâm.
IV. Vi phạm nhân quyền phổ biến và liên tục đối với người Thượng và các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam
Chúng tôi biết rằng các thông tin chính xác về Tây Nguyên và đặc biệt là về những gì đang diễn ra trong các nhà tù và các phòng thẩm vấn ở những khu vực cao nguyên xa xôi, thì rất khó để có được thông tin hơn là những điều xảy ra đối với các nhà hoạt động nổi tiếng, các luật sư, các blogger, và các nhà lãnh đạo tôn giáo ở những nơi thành thị. Khó khăn này phần lớn là do sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ của chính phủ đối với các chuyến đi thăm những nơi đó của các nhà ngoại giao nước ngoài, các nhà báo, và những người khác, những người quan tâm đến việc khám phá sự thật.
Tuy nhiên, có các nguồn thông tin đáng tin cậy, gồm các báo cáo từ những người tị nạn và những người xin tị nạn, các tổ chức tôn giáo, và các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, có uy tín, có quan hệ gần gũi với những người ở Tây Nguyên, cũng như trong một số trường hợp, các bài từ báo in hoặc bài phát thanh của các cơ quan truyền thông chính thức Việt Nam, cung cấp một bức tranh rõ nét về tình hình nhân quyền ở Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số nói chung.
Theo báo cáo chính thức của Việt Nam, một tòa án ở Gia Lai đã kết án tám người Thượng Tin Lành hồi tháng 4 [năm 2011] từ 8 đến 12 năm tù vì vi phạm điều 87 bộ luật hình sự, “tội phá hoại chính sách đoàn kết”. Các tổ chức nhân quyền cho rằng, những vụ bắt giữ này liên quan đến các hoạt động chính trị, chẳng hạn như vận động cho quyền người Thượng hoặc tranh chấp đất đai với chính phủ. Ngoài ra, ba nhà hoạt động Công giáo Ha Mon người Thượng đã bị bắt giữ hồi tháng 3 năm 2011, có khả năng [bị cáo buộc] tham gia vào tổ chức Công Giáo Ha Mon không được thừa nhận. Tháng 12 năm 2010, hai người Thượng tìm đường tị nạn trở về Việt Nam đã bị bắt khi đến biên giới Việt Nam và bị giam giữ trong nhiều tháng, thời gian mà họ sau đó họ cho biết, đã bị thẩm vấn gay gắt về các hoạt động chính trị và các hiệp hội của họ, và nhiều lần bị tra tấn. Cũng có những báo cáo về các vụ bắt giữ gần đây của người Thượng ở Tây Nguyên, các nhà hoạt động có khả năng liên quan đến chính trị và/ hoặc tôn giáo.
Ngoài ra, các nhóm nhân quyền báo cáo rằng, các cơ quan chính phủ Việt Nam tiếp tục tổ chức các chiến dịch “từ bỏ đức tin “, ở các khu vực người Thượng và các khu vực khác, trong đó chính quyền địa phương buộc những người Công giáo và Tin Lành không được thừa nhận, công khai từ bỏ đức tin của họ. Một số người từ chối [từ bỏ đức tin], bị “chỉ trích” ở một sự kiện công cộng, nơi đó họ từ bỏ trước mặt những người hàng xóm của họ, một hình thức đe dọa chính thức, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế và xã hội của nạn nhân.
Mặc dù các báo cáo của Bộ Ngoại giao trước đó đã xem xét ngắn gọn và tổng quát đến các vi phạm nhân quyền đối với người Thượng và các dân tộc thiểu số khác (ví dụ, “sự cố sách nhiễu của cảnh sát được báo cáo” và “các tổ chức phi chính phủ quốc tế ước tính rằng hàng trăm người thiểu số cùng với những người biểu tình ở Tây Nguyên hồi năm 2004 vẫn còn ở trong tù”), các cuộc phỏng vấn do các tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện, tiết lộ, những vụ lạm dụng đã chứng thực cho báo cáo cụ thể và bao quát hơn, chẳng hạn như tra tấn và ngược đãi, gồm đánh đập, chích điện và hãm hiếp.
Sự quan tâm lớn hơn là bản Báo cáo Quốc gia hồi năm ngoái đã không chú ý nhiều đến các biện pháp buộc Việt Nam phải “giải quyết nguyên nhân bất mãn của những người thiểu số“, dành nhiều thời gian thảo luận bên ngoài những tuyên bố của chế độ đối với người Thượng, hơn là những sự lạm dụng quyền con người chống lại họ. Nó cũng chứa đựng các tuyên bố suông rằng “một số thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số tiếp tục chạy qua Cambodia và Thái Lan, được cho là tìm kiếm cơ hội kinh tế lớn hơn hoặc con đường tắt để nhập cư sang các nước khác“. Trong khi hầu hết những người xin tỵ nạn, gồm một số người di cư kinh tế đang thử vận may của họ, được cho là như vậy, thì không nằm trong báo cáo về thực thi quyền con người, đó là sự bôi nhọ không công bằng đối với nhiều người Thượng đã chạy trốn, nhiều người đã phải trốn khỏi sự giam giữ và tra tấn, liên quan đến các hoạt động tôn giáo và chính trị của họ, và tạo ra những thách thức thực tế về những nỗ lực của họ để bảo đảm họ được bảo vệ hợp pháp như những người tìm kiếm sự tị nạn.
Chúng tôi mong bà tường trình về sự lạm dụng đối với người Hmong ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, gồm cả việc gây sức ép để từ bỏ đạo Kitô giáo, và chống lại những người Krom Khmer, người gốc Campuchia, hiện sống ở miền Nam, Việt Nam, những người mà, theo như ghi nhận ở phần trên, bị hạn chế nghiêm trọng trong việc thực hành Phật giáo Tiểu thừa.
Cảm ơn bà rất nhiều về việc xem xét các quan sát và đề nghị này. Chúng tôi đính kèm những thông tin vừa nhận được từ các nguồn đáng tin cậy, của các tổ chức phi chính phủ, để các nhân viên trong cơ quan chức năng và khu vực xem xét. Xin bà vui lòng cho chúng tôi biết, nếu cần chúng tôi có thể cung cấp thêm thông tin hoặc hỗ trợ dưới bất kỳ cách nào.
Trân trọng,
.
.
.
No comments:
Post a Comment