Nguyễn Điền Lăng
17-01-2012
Phi Châu, lục địa đã mất?
Làm thế nào để có thể tóm lược trong vài giòng về một lục địa rộng lớn, đa dạng trong mọi lãnh vực: chủng tộc, địa lý, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục mang tên là Phi Châu?
Chiến tranh liên tục (với đủ mọi hình thái), thảm sát tập thể (đến từ nhiều nguyên nhân), thiên tai, hạn hán dẫn theo nạn đói xẩy ra thường xuyên (với số nạn nhân vượt ngoài sức tưởng tượng) cùng sự hiện diện đầy dẫy các chế độ độc tài, toàn trị, là những điều ai cũng liên tưởng khi nói đến lục địa này.
Với một hiện tại như vậy, kèm theo nỗi đau lịch sử mà vết sẹo của xích xiềng, dù có tan biến cùng số phận của kẻ làm thân nô lệ đã nằm xuống trong qúa khứ, vẫn còn đó trong tiềm thức của thế hệ hậu duệ sau này, thì nhận định Phi Châu là một lục địa đã mất (the lost continent) như thường thấy trên báo chí từ nhiều thập niên qua, tuy chua chát và bi quan nhưng cũng không hẳn hoàn toàn vô lý.
Trong bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh chính trị, xã hội như đã phác họa ở trên, sự kiện chú én Tunisia không chỉ mang lại mùa xuân cho đất nước mình mà còn kéo sang Ai Cập, Lybia và báo hiệu mùa xuân đang đến tại hàng loạt quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông (những quốc gia nằm trong khối Ả Rập) qủa là một chấn động lịch sử không ai có thể ngờ. Sự chuyển mình bằng những cuộc nổi dậy, xuống đường tại các quốc gia: Algeria, Bahrain, Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Oman, Saudi Arabia, Syria và Yemen là một thực trạng không thể phủ nhận. Mùa Xuân Dân Chủ đang bắt đầu ở Bắc Phi và Trung Đông.
Điểm bắt đầu
Làm thế nào để có thể tóm lược trong vài giòng về một lục địa rộng lớn, đa dạng trong mọi lãnh vực: chủng tộc, địa lý, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục mang tên là Phi Châu?
Chiến tranh liên tục (với đủ mọi hình thái), thảm sát tập thể (đến từ nhiều nguyên nhân), thiên tai, hạn hán dẫn theo nạn đói xẩy ra thường xuyên (với số nạn nhân vượt ngoài sức tưởng tượng) cùng sự hiện diện đầy dẫy các chế độ độc tài, toàn trị, là những điều ai cũng liên tưởng khi nói đến lục địa này.
Với một hiện tại như vậy, kèm theo nỗi đau lịch sử mà vết sẹo của xích xiềng, dù có tan biến cùng số phận của kẻ làm thân nô lệ đã nằm xuống trong qúa khứ, vẫn còn đó trong tiềm thức của thế hệ hậu duệ sau này, thì nhận định Phi Châu là một lục địa đã mất (the lost continent) như thường thấy trên báo chí từ nhiều thập niên qua, tuy chua chát và bi quan nhưng cũng không hẳn hoàn toàn vô lý.
Trong bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh chính trị, xã hội như đã phác họa ở trên, sự kiện chú én Tunisia không chỉ mang lại mùa xuân cho đất nước mình mà còn kéo sang Ai Cập, Lybia và báo hiệu mùa xuân đang đến tại hàng loạt quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông (những quốc gia nằm trong khối Ả Rập) qủa là một chấn động lịch sử không ai có thể ngờ. Sự chuyển mình bằng những cuộc nổi dậy, xuống đường tại các quốc gia: Algeria, Bahrain, Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Oman, Saudi Arabia, Syria và Yemen là một thực trạng không thể phủ nhận. Mùa Xuân Dân Chủ đang bắt đầu ở Bắc Phi và Trung Đông.
Điểm bắt đầu
Khởi đi từ Tunisia. Một quốc gia mà chỉ số thất nghiệp và nạn hối lộ, tham nhũng, bất công xã hội đua nhau “phát triển” theo tỷ lệ thuận, cộng với sự lạm dụng quyền lực càng lúc càng trắng trợn hơn, thì tương lai của người dân, đen như con đường hầm không lối thoát.
Mồ côi cha từ bé, gánh nặng của cuộc sống với gia đình gồm mẹ, bác (cũng là người dượng = bố ghẻ) và năm người em, trong một ngôi nhà ba phòng qúa nhỏ, đè nặng lên đôi vai. Tất cả hầu như tùy thuộc vào nguồn lợi tức duy nhất có được qua rổ bán trái cây trên vĩa hè. Một cuộc sống với tương lai mù mịt, còn hiện tại là danh dự bị lăng nhục và nhân phẩm bị chà đạp bởi một nữ kiểm soát viên của chính quyền, đã làm cho người thanh niên bán hàng rong có tên Mohammed Bouazizi không thể chịu đựng hơn(1). Sự bất mãn tích tụ, dồn nén từ lâu chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ để bùng nổ. Giọt nước cuối cùng đó đã rớt xuống và làm tràn ly, hay nói theo ngạn ngữ Ả Rập “Cọng rơm cuối cùng làm gẫy lưng con lạc đà”, vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, ngày anh dùng thân mình đốt lên ngọn lửa phản kháng, tạo nên làn sóng phẫn nộ, kéo theo nhiều cuộc tự thiêu khác tại Ai Cập, Algeria, Senegal(2), biến thành một phản ứng dây chuyền lan rộng trên toàn Bắc Phi và Trung Đông.
Thật khó tìm một trường hợp tự thiêu nào có tác động lớn tương tự như thế trong lịch sử nhân loại! Đặc biệt hơn, Mohammed Bouazizi, một người Hồi giáo (tôn giáo thường bị Tây phương cho là cực đoan và nhìn với ánh mắt e dè, thiếu thiện cảm - hoặc xa hơn nữa là thù hận) đã áp dụng một phương pháp phản kháng mà trước đó ít thấy được áp dụng bởi một tôn giác khác ngoài Phật giáo.
Tin tức, phân tích và nhận định
Nguyên nhân nào đưa đến biến động lịch sử này và biến động này có ảnh hưởng gì trên bình diện quốc tế, đặc biệt là khối Ả Rập cũng như Hồi Giáo nói chung và Việt Nam nói riêng?
Cùng với những câu hỏi được nêu là sự dè dặt và ngần ngại. Dè dặt vì vấn đề qúa lớn, đa dạng và phức tạp. Ngần ngại vì đã có qúa nhiều tin tức, bài vở và nhận định về vụ việc đang diễn tiến. Dĩ nhiên ở đây chúng ta không bàn đến những cơ quan truyền thông, báo chí sử dụng tin tức (và sẵn sàng pha thêm mầu) để phục vụ quan điểm chính trị, hoặc đăng tin giật gân để lôi cuốn khán, thính và độc giả. Nếu việc đài truyền hình Iraq dưới thời Saddam Hussein gọi cuộc chiến Iraq là “Cuộc chiến tối thượng” đã không gây ngạc nhiên, thì cũng không khó hiểu khi Fox News Channel chả cần tìm hoặc chờ bằng chứng về sự liên hệ giữa tổ chức Al Qaida/Osama Binladen và Saddam Hussein cũng như sự hiện diện của vũ khí hóa học, vẫn thoải mái gọi cuộc chiến đó là “Cuộc chiến chống khủng bố - War on terror”(3).
Cũng tạm gác qua sự khác biệt về thông tin do cách nhìn khác nhau, những-bản-tin-không-được-thông-tin hoặc chỉ được phổ biến giới hạn vì nhiều lý do. Như ví dụ đã dẫn về cuộc chiến tranh Iraq. Theo Al Jazeera thì đó là: “Cuộc tấn công Iraq - Attack on Iraq”, BBC gọi: “Cuộc chiến cho Iraq – Struggle for Iraq”, với CNN: “Cuộc chiến ở Iraq – Strike on Iraq”. Cùng một sự kiện bức tượng của Saddam Hussein bị kéo sập tại công trường Fardus, tùy theo xem chương trình và nghe bình luận từ CNN hay Al Jazeera, người ta sẽ thấy hai hình ảnh và có hai ấn tượng khác nhau.(4)
Tuy nhiên sự phức tạp của vấn đề không chỉ chừng đó! Vì chưa hẳn một hãng thông tấn có uy tín, một tờ báo nổi tiếng lúc nào cũng cung cấp tin tức chính xác. Hãy thử xem phóng sự được thực hiện tại chỗ của một cơ quan truyền thông được tiếng là độc lập và có uy tín của Hòa Lan như NOS(5). Và không phải phân tích nào cũng sâu sắc, nhận định nào cũng có giá trị. Hãy đọc kỹ quan điểm của tờ báo có một bề dầy qúa khứ và nổi tiếng thế giới như tờ New York Times qua bài phân tích của nhà bỉnh bút Thomas Friedman đăng ngày 1 tháng 3 năm 2011(6) - sau khi đến tận nơi, nghe tận tai và thấy tận mắt - đã mang lại (ít ra cho cá nhân người viết bài này) sự ngạc nhiên trước nhận định “tự tin”, tầm nhìn “viễn kiến” và suy nghĩ “sáng tạo” của tác giả. Trong bài viết này, Thomas Friedman dẫn giải thêm một số tác động đưa đến việc xuống đường đòi quyền sống và khẳng định sự kiện này khởi đi từ yếu tố TT. Obama, qua bài diễn văn ở Cairo năm 2009, như một kích thích tố. Ngoài ra ông cũng không ngần ngại đẩy Do Thái và Trung quốc nhẩy vào dự phần thành công của cuộc cách mạng Ai Cập, khi cho rằng ảnh hưởng của phiên tòa xử Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert vì tội hối lộ (cùng một số vụ án liên quan đến vài chính trị gia, quan chức khác của Do Thái) trên đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera đã là một tấm gương về dân chủ và pháp trị cho dân Ai Cập và Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2009 đã khơi dậy lòng tự ái dân tộc của Ai Cập.
Chắc hẳn Friedman đã không tiếp xúc với những người lãnh đạo phong trào nổi dậy và tìm hiểu sâu xa nguyên nhân. Vì nếu trao đổi và biết họ nghĩ gì về TT Obama, về chính sách Hoa Kỳ, sau lời phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Sứ thần đặc nhiệm Frank Wisner và thái độ lừng khừng của Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc nổi dậy, chắc chắn bài viết của ông sẽ không có nội dung lạc quan như thế.
Trên đây chỉ là hai sự kiện tiêu biểu. Bản tin nói về cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ ngày 23 tháng 7 năm 2011, trên tờ New York Times(7) và những tin tức thiếu chính xác đại loại như thế không hiếm.
Nhận định của báo chí, truyền thông của Châu Âu và Mỹ là thế! Còn nhận định của tình báo, chuyên gia và chính trị gia thì sao? Thử dạo qua một vòng từ Mỹ sang Châu Âu:
Hoa Kỳ với cơ quan CIA, một trong những cơ quan tình báo đứng đầu thế giới về số lượng nhân sự và ngân sách hoạt động dồi dào cùng phương tiện kỹ thuật tối tân. Cơ quan này đã phân tích và đánh giá tình hình Ai Cập như thế nào trong các thông tin cung cấp cho giới lãnh đạo Mỹ? Chi tiết của các bản báo cáo được trình lên tổng thống Obama mỗi buổi sáng không được tiết lộ. Nhưng mức độ chính xác của những nguồn tin này có thể thấy được qua phản ứng của chính phủ Mỹ.
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong phần trả lời phỏng vấn của đài Al Arabiya hôm 11 tháng 1 năm 2011 liên quan đến tình hình Tunisia cho biết: “Chính phủ Tunisia cần chú trọng hơn về việc tạo công ăn, việc làm cho giới trẻ” và nhiều lần nhấn mạnh “Chúng tôi không chọn phe nào”(8). Rất tiếc thời gian không chờ đợi Hoa Kỳ. Chưa kịp chọn một thái độ mới thì ba ngày sau, 14 tháng 1 năm 2011, tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali đã bỏ chạy sau 23 năm thống trị(9) Tuyên bố của Hillary Clinton có liên quan gì đến cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm Tunisia của bà ngày 17 tháng 3 năm 2011? Tiếc rằng tin tức về cuộc biểu tình tẩy chay này đã không được nhiều báo chí quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân.
Ai Cập, quốc gia lớn nhất khối Ả Rập, có ảnh hưởng văn hóa trong toàn vùng và là đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Mỹ ở Bắc Phi. Tại đây, trong lúc cường độ biểu tình cũng như số lượng người tham dự càng lúc càng tăng, thì ngày 25 tháng 1 năm 2011 bà Hillary Clinton nhận định: “Chúng tôi đánh giá chính quyền Ai Cập vững chắc và đang tìm cách đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của người dân Ai Cập”(10). Tiếc rằng bộ Ngoại giao Mỹ đã không quan tâm đến bài xã luận đăng cùng ngày của tờ Washington Post(11), trong đó tờ báo này vạch rõ những sai lầm và sơ hở trong chính sách đối ngoại Mỹ qua thái độ lúng túng và lập trường lừng khừng thể hiện qua lời tuyên bố của Ngoại trường Hillary Clinton. Mặc tiếng kêu gào của hàng chục ngàn người dân Ai Cập đang ngày đêm đóng trụ ở quảng trường Tahrir đòi TT Mubarak phải từ nhiệm. Bỏ qua sự kiện cảnh sát trong giai đoạn này hầu như vắng bóng hoàn toàn và quân đội mất dần khả năng kiểm soát trên đường phố Cairo. Phản ứng của Mỹ thật khó hiểu qua việc phát ngôn viên chính phủ, Robert Gibbs, tuyên bố tương tự như Ngoại trưởng Hillary Cliton, khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Hoa Kỳ trong vấn đề Ai Cập được đặt ra ngày 31/1/2011(12).
Sứ thần đặc nhiệm Frank Wisner, một nhà ngoại giao về hưu, từng là đại sứ lâu năm tại Ai Cập và là bạn của TT Mubarak, được gởi sang Ai Cập trong ba ngày từ 1 đến 3 tháng 2 năm 2011. Sau nhiều lần trao đổi với TT Mubarak, ông cựu đại sứ này tuyên bố tại Hội Nghị An Ninh tại Munich hôm 5 tháng 2 năm 2011: “TT Mubarak phải tại chức để lèo lái những sự thay đổi.. ông ta đã cống hiến 60 năm của đời mình để phục vụ đất nước mình và đây là thời điểm lý tưởng để ông ta dẫn đất nước đi lên” (13). Lần này phát ngôn viên bộ Ngoại giao, Philip J. Crowley, phải nhanh chóng lên tiếng đính chính(14). May mắn thay! Vì chưa đầy một tuần sau, ngày 11 tháng 2 năm 2011, TT Mubarak từ chức.
Không chịu thua Mỹ, Châu âu cũng tỏ rõ bản lĩnh! Ngoại Trưởng Michelle Alliot-Marie của Pháp “bén nhậy” và “nhanh nhẩu” không kém người đồng nghiệp bên kia bờ Đại Tây Dương. Ba ngày trước khi Tổng Thống Zine el Abidine Ben Ali chạy trốn khỏi Tunisia bà Ngoại trưởng này tuyên bố sẵn sàng hợp tác và giúp chính quyền Tunisia về kiến thức và kinh nghiệm chống biểu tình để giữ an ninh(15). Kết qủa của sự vội vã này là Michelle Alliot-Marie văng khỏi ghế ngoại trưởng sau đó. Nếu biết rằng Tunisia là sân sau (backyard) của Pháp thì đây là lỗi riêng của bà Michelle Alliot-Marie hay Phòng Nhì của Pháp cũng có phần trách nhiệm? Riêng cựu Thủ tướng Berlusconi của Ý và những lời phán lạc quẻ của ông về Đại tá Gaddafi và tình hình Lybia đã làm dư luận ngạc nhiên và khó tin đó là những phát biểu đứng đắn.
Nhận định của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu kiêm chủ tịch tổ chức Liên Minh Quốc Tế Tự Do, Hans van Balen, về Ai Cập và tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood) ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng(16) và sau khi ông ta sang Ai Cập(17), lúc chế độ Mubarak đã sụp đổ, làm người nghe không khỏi liên tưởng đến sự thay đổi mầu da của cắc kè. Còn ai nhớ lời tuyên bố trên đài truyền hình NOS “Cuối tuần này coi như xong!”(18) của Bertus Hendriks, chuyên gia về Trung Đông của Viện Bang Giao Quốc Tế Clingendael (think-tank, trung tâm nghiên cứu chiến lược và học viện ngoại giao của Hòa Lan) hôm 28 tháng 1 năm 2011 về diễn biến ở Ai Cập?
Dẫn chứng như thế đã tạm đủ. Đưa ra những ví dụ về mức độ (thiếu) chính xác của tin tức và nhận định, không phải để chê bai hay trách cứ. Không mấy khó hiểu nếu biết rằng trong cuộc chạy đua thông tin giữa các hãng thông tấn và cơ quan truyền thông, người ký giả (tự nguyện, hoặc bị bắt buộc bởi hoàn cảnh) được sử dụng như người săn tin. Trong hoàn cảnh đó người ký giả chạy theo từng biến động. Giới hạn của thời gian (deadline), kiến thức và ngôn ngữ sẽ không cho họ có điều kiện đến gần hơn với sự thật. Ngay cả ký giả chọn nghề vì lý tưởng (đi tìm sự thật, ghi lại lịch sử, chứng nhân của thời cuộc v.v.), giỏi ngôn ngữ Ả Rập, am hiểu tình hình và sống hẳn ở Bắc phi hoặc Trung đông hằng nhiều năm cũng xác nhận khó biết đâu là sự thật. Làm thế nào để kiểm chứng tin tức ở các quốc gia độc tài, nơi người ta sống trong sự sợ hãi thường trực và thông tin trong mọi lãnh vực bị kiểm duyệt tối đa? Và không phải bản tin nào cũng được đăng. Có nhiều lý do, trong đó “sự tế nhị và nhậy cảm của vấn đề” thường là nguyên nhân chính.
Ngoài ra định kiến lẫn thành kiến (vì thiếu thông tin chẳng hạn) cũng là nguyên nhân làm cho tầm nhìn mất đi sự khách quan, dễ dẫn đến sự phân tích hời hợt và nhận định thiếu chính xác. Đáng sợ hơn khi định kiến và thành kiến được cố tình dàn dựng và thổi phồng vì mục đích chính trị.
Để có thể nhận được viện trợ (hiểu theo nghĩa rộng nhất) của phương Tây (Mỹ và Âu Châu), các chế độ độc tài thường đưa ra hiểm họa, sự đe dọa đến từ các tổ chức Hồi giáo cực đoan và nhu cầu ổn định chính trị, để biện minh cho chính sách đàn áp của mình. Đến đây khoảng cách giữa dối trá và tội ác đã mất hẳn. Nhưng với phưong Tây thì lập luận ấy nghe hữu lý làm sao! Nhất là khi quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng chính trị, quân sự của họ tại những quốc gia đó cần được bảo vệ. Bởi vậy phương Tây dễ dàng chấp nhận một Ben Ali, Mubarak, Gaddafi. Dù sao những tay độc tài (phe ta, nghe lời ta) cũng vẫn tốt hơn đám khủng bố Hồi giáo cực đoan (phe địch, chống lại mình). Đâu phải Ai Cập trước đó không có đình công, xuống đường? Suốt năm năm qua những cuộc biểu tình càng lúc càng thường xuyên hơn. Tuy nhiên hầu hết báo chí đều lơ là vì ai cũng cho rằng số lượng biểu tình qúa ít, tổ chức qúa lỏng lẻo.
Nắm trong tay mọi phương tiện trấn áp và sẵn sàng sử dụng mọi phương pháp đàn áp, không phải các chế độ độc tài nhờ vậy đã tồn tại trong nhiều thập niên đó sao? Cứ như thế, phương Tây và các chế độ toàn trị chung sống trong lâu đài ảo ảnh do họ tự tạo ra. Thời gian trôi qua qúa lâu, đủ để họ tin mộng là thực và hoàn toàn xa lạ với thực tế. Khi diễn tiến xẩy ra ngoài dự định (khi tỉnh mộng và trở về thực tại) thì phản ứng lúng túng là điều tất nhiên.
Tóm lại để có một cái nhìn tương đối đa diện, một phân tích không đến nỗi hời hợt và một nhận định không qúa chủ quan cần đọc nhiều, tìm hiểu kỹ, tự suy nghĩ và giữ khách quan.
Nguyên nhân và ảnh hưởng
Để tìm nguyên nhân cuộc cách mạng Bắc phi không phải là việc khó. Chỉ cần theo dõi tin tức thường xuyên và đọc kỹ những bài phân tích (khi sự việc đã rồi) của một số tờ báo, ai cũng có thể liệt kê đầy đủ. Chợt nhớ câu ngạn ngữ Tây phương: “Sau khi sự việc xẩy ra, ai cũng đoán đúng”, thôi thì đành chọn con đường khác. Thử tìm hiểu nguyên nhân qua phân tích của chuyên gia, tin tức và phóng sự của ký giả những tờ báo uy tín và nhận định của các tổ chức quốc tế vào thời điểm trước cuộc cách mạng xem thế nào.
Nguyên nhân – Sự bộc phát dân số (youth bulge = gia tăng dân số qúa nhanh) cùng với cấu trúc chính trị khập khiễng (chế độ độc tài, độc đảng dẫn đến hậu qủa cơ cấu lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp không độc lập, không hoạt động đúng chức năng, hoặc bị giới hạn phạm vi hoạt động) và sự điều hành đất nước kém cỏi dẫn đến hậu qủa tất yếu là: tổ chức xã hội yếu kém (môi trường sống tệ hại, xã hội đầy dẫy bất công, thiếu vắng những tổ chức dân sự), hệ thống giáo dục, y tế thiếu chất lượng trầm trọng, hệ thống kinh tế chậm phát triển (chỉ số thất nghiệp cao, thu nhập bình quân mỗi đầu người thấp) và tình trạng vật giá leo thang là một trong những tác động quan trọng dẫn đến cuộc nổi dậy ở Bắc Phi.
Tuy nhiên còn có những yếu tố khác đến từ bên ngoài gây tác động mạnh thêm. Yếu tố đó là cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu tại Hoa Kỳ, dẫn theo sự suy thoái kinh tế tại Mỹ và Âu châu, làm cho nền kinh tế tại các quốc gia Bắc phi vốn đã yếu, lại càng gặp khó khăn hơn. Một yếu tố khác là sự phát triển kinh tế ở Trung quốc kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, thực phẩm (nhất là thịt) và ngũ cốc làm vật giá leo thang. Ngoài ra trong cuộc chạy đua tìm năng lượng mới thay thế dầu hỏa càng lúc càng khan hiếm và tăng giá, nhiều quốc gia (đặc biệt là Mỹ, Châu âu và Ba Tây) sử dụng nông sản để chế biến thành dầu sinh học (bio oil) mỗi lúc một nhiều hơn. Điều này làm giảm số lượng nông sản cung ứng.
Chưa hết! Khí hậu, thời tiết cũng là một nguyên nhân có tác động không nhỏ. Thiên tai, hạn hán và bão lụt suốt mấy năm liền, gây thiệt hại nặng cho nhiều quốc gia xuất cảng nông phẩm. Số lượng cung ứng giảm làm giá cả tăng là điều đương nhiên. Nhưng bên cạnh đó một số quốc gia đồng thời tăng thuế xuất cảng nông phẩm (Á Căn Đình tăng thuế 44% cho đậu nành và hạt hoa hướng dương, trong khi Nga tăng thuế 40% cho lúa mì) làm giá càng đắt thêm. Việc các công ty đầu tư quốc tế dự đoán nông sản sẽ lên giá và kiếm lợi bằng cách ký các hợp đồng tương lai (futures contract) đã vô tình làm cho giá nông sản càng tăng hơn nữa.
Để dễ hiểu, có thể so sánh tình hình Bắc Phi với tình trạng của một gia đình nghèo, mỗi năm tăng miệng ăn trong khi vật giá, vì đủ thứ lý do, càng lúc càng đắt đỏ hơn. Đã thế gia đình này luôn phải sống trong nơm nớp lo âu và chạm trán với bao bất công, trong khi một thiểu số sống trong xa hoa dựa vào sức mạnh để bóc lột. Nếu nghèo đói là gánh nặng đè lên vai phải, thì bất công xã hội, tệ nạn tham nhũng, độc tài đàn áp, nhân phẩm bị chà đạp, hợp lại thành tảng đá ghì lên vai còn lại.
Mồ côi cha từ bé, gánh nặng của cuộc sống với gia đình gồm mẹ, bác (cũng là người dượng = bố ghẻ) và năm người em, trong một ngôi nhà ba phòng qúa nhỏ, đè nặng lên đôi vai. Tất cả hầu như tùy thuộc vào nguồn lợi tức duy nhất có được qua rổ bán trái cây trên vĩa hè. Một cuộc sống với tương lai mù mịt, còn hiện tại là danh dự bị lăng nhục và nhân phẩm bị chà đạp bởi một nữ kiểm soát viên của chính quyền, đã làm cho người thanh niên bán hàng rong có tên Mohammed Bouazizi không thể chịu đựng hơn(1). Sự bất mãn tích tụ, dồn nén từ lâu chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ để bùng nổ. Giọt nước cuối cùng đó đã rớt xuống và làm tràn ly, hay nói theo ngạn ngữ Ả Rập “Cọng rơm cuối cùng làm gẫy lưng con lạc đà”, vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, ngày anh dùng thân mình đốt lên ngọn lửa phản kháng, tạo nên làn sóng phẫn nộ, kéo theo nhiều cuộc tự thiêu khác tại Ai Cập, Algeria, Senegal(2), biến thành một phản ứng dây chuyền lan rộng trên toàn Bắc Phi và Trung Đông.
Thật khó tìm một trường hợp tự thiêu nào có tác động lớn tương tự như thế trong lịch sử nhân loại! Đặc biệt hơn, Mohammed Bouazizi, một người Hồi giáo (tôn giáo thường bị Tây phương cho là cực đoan và nhìn với ánh mắt e dè, thiếu thiện cảm - hoặc xa hơn nữa là thù hận) đã áp dụng một phương pháp phản kháng mà trước đó ít thấy được áp dụng bởi một tôn giác khác ngoài Phật giáo.
Tin tức, phân tích và nhận định
Nguyên nhân nào đưa đến biến động lịch sử này và biến động này có ảnh hưởng gì trên bình diện quốc tế, đặc biệt là khối Ả Rập cũng như Hồi Giáo nói chung và Việt Nam nói riêng?
Cùng với những câu hỏi được nêu là sự dè dặt và ngần ngại. Dè dặt vì vấn đề qúa lớn, đa dạng và phức tạp. Ngần ngại vì đã có qúa nhiều tin tức, bài vở và nhận định về vụ việc đang diễn tiến. Dĩ nhiên ở đây chúng ta không bàn đến những cơ quan truyền thông, báo chí sử dụng tin tức (và sẵn sàng pha thêm mầu) để phục vụ quan điểm chính trị, hoặc đăng tin giật gân để lôi cuốn khán, thính và độc giả. Nếu việc đài truyền hình Iraq dưới thời Saddam Hussein gọi cuộc chiến Iraq là “Cuộc chiến tối thượng” đã không gây ngạc nhiên, thì cũng không khó hiểu khi Fox News Channel chả cần tìm hoặc chờ bằng chứng về sự liên hệ giữa tổ chức Al Qaida/Osama Binladen và Saddam Hussein cũng như sự hiện diện của vũ khí hóa học, vẫn thoải mái gọi cuộc chiến đó là “Cuộc chiến chống khủng bố - War on terror”(3).
Cũng tạm gác qua sự khác biệt về thông tin do cách nhìn khác nhau, những-bản-tin-không-được-thông-tin hoặc chỉ được phổ biến giới hạn vì nhiều lý do. Như ví dụ đã dẫn về cuộc chiến tranh Iraq. Theo Al Jazeera thì đó là: “Cuộc tấn công Iraq - Attack on Iraq”, BBC gọi: “Cuộc chiến cho Iraq – Struggle for Iraq”, với CNN: “Cuộc chiến ở Iraq – Strike on Iraq”. Cùng một sự kiện bức tượng của Saddam Hussein bị kéo sập tại công trường Fardus, tùy theo xem chương trình và nghe bình luận từ CNN hay Al Jazeera, người ta sẽ thấy hai hình ảnh và có hai ấn tượng khác nhau.(4)
Tuy nhiên sự phức tạp của vấn đề không chỉ chừng đó! Vì chưa hẳn một hãng thông tấn có uy tín, một tờ báo nổi tiếng lúc nào cũng cung cấp tin tức chính xác. Hãy thử xem phóng sự được thực hiện tại chỗ của một cơ quan truyền thông được tiếng là độc lập và có uy tín của Hòa Lan như NOS(5). Và không phải phân tích nào cũng sâu sắc, nhận định nào cũng có giá trị. Hãy đọc kỹ quan điểm của tờ báo có một bề dầy qúa khứ và nổi tiếng thế giới như tờ New York Times qua bài phân tích của nhà bỉnh bút Thomas Friedman đăng ngày 1 tháng 3 năm 2011(6) - sau khi đến tận nơi, nghe tận tai và thấy tận mắt - đã mang lại (ít ra cho cá nhân người viết bài này) sự ngạc nhiên trước nhận định “tự tin”, tầm nhìn “viễn kiến” và suy nghĩ “sáng tạo” của tác giả. Trong bài viết này, Thomas Friedman dẫn giải thêm một số tác động đưa đến việc xuống đường đòi quyền sống và khẳng định sự kiện này khởi đi từ yếu tố TT. Obama, qua bài diễn văn ở Cairo năm 2009, như một kích thích tố. Ngoài ra ông cũng không ngần ngại đẩy Do Thái và Trung quốc nhẩy vào dự phần thành công của cuộc cách mạng Ai Cập, khi cho rằng ảnh hưởng của phiên tòa xử Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert vì tội hối lộ (cùng một số vụ án liên quan đến vài chính trị gia, quan chức khác của Do Thái) trên đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera đã là một tấm gương về dân chủ và pháp trị cho dân Ai Cập và Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2009 đã khơi dậy lòng tự ái dân tộc của Ai Cập.
Chắc hẳn Friedman đã không tiếp xúc với những người lãnh đạo phong trào nổi dậy và tìm hiểu sâu xa nguyên nhân. Vì nếu trao đổi và biết họ nghĩ gì về TT Obama, về chính sách Hoa Kỳ, sau lời phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton, Sứ thần đặc nhiệm Frank Wisner và thái độ lừng khừng của Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc nổi dậy, chắc chắn bài viết của ông sẽ không có nội dung lạc quan như thế.
Trên đây chỉ là hai sự kiện tiêu biểu. Bản tin nói về cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ ngày 23 tháng 7 năm 2011, trên tờ New York Times(7) và những tin tức thiếu chính xác đại loại như thế không hiếm.
Nhận định của báo chí, truyền thông của Châu Âu và Mỹ là thế! Còn nhận định của tình báo, chuyên gia và chính trị gia thì sao? Thử dạo qua một vòng từ Mỹ sang Châu Âu:
Hoa Kỳ với cơ quan CIA, một trong những cơ quan tình báo đứng đầu thế giới về số lượng nhân sự và ngân sách hoạt động dồi dào cùng phương tiện kỹ thuật tối tân. Cơ quan này đã phân tích và đánh giá tình hình Ai Cập như thế nào trong các thông tin cung cấp cho giới lãnh đạo Mỹ? Chi tiết của các bản báo cáo được trình lên tổng thống Obama mỗi buổi sáng không được tiết lộ. Nhưng mức độ chính xác của những nguồn tin này có thể thấy được qua phản ứng của chính phủ Mỹ.
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong phần trả lời phỏng vấn của đài Al Arabiya hôm 11 tháng 1 năm 2011 liên quan đến tình hình Tunisia cho biết: “Chính phủ Tunisia cần chú trọng hơn về việc tạo công ăn, việc làm cho giới trẻ” và nhiều lần nhấn mạnh “Chúng tôi không chọn phe nào”(8). Rất tiếc thời gian không chờ đợi Hoa Kỳ. Chưa kịp chọn một thái độ mới thì ba ngày sau, 14 tháng 1 năm 2011, tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali đã bỏ chạy sau 23 năm thống trị(9) Tuyên bố của Hillary Clinton có liên quan gì đến cuộc biểu tình phản đối chuyến viếng thăm Tunisia của bà ngày 17 tháng 3 năm 2011? Tiếc rằng tin tức về cuộc biểu tình tẩy chay này đã không được nhiều báo chí quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân.
Ai Cập, quốc gia lớn nhất khối Ả Rập, có ảnh hưởng văn hóa trong toàn vùng và là đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Mỹ ở Bắc Phi. Tại đây, trong lúc cường độ biểu tình cũng như số lượng người tham dự càng lúc càng tăng, thì ngày 25 tháng 1 năm 2011 bà Hillary Clinton nhận định: “Chúng tôi đánh giá chính quyền Ai Cập vững chắc và đang tìm cách đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của người dân Ai Cập”(10). Tiếc rằng bộ Ngoại giao Mỹ đã không quan tâm đến bài xã luận đăng cùng ngày của tờ Washington Post(11), trong đó tờ báo này vạch rõ những sai lầm và sơ hở trong chính sách đối ngoại Mỹ qua thái độ lúng túng và lập trường lừng khừng thể hiện qua lời tuyên bố của Ngoại trường Hillary Clinton. Mặc tiếng kêu gào của hàng chục ngàn người dân Ai Cập đang ngày đêm đóng trụ ở quảng trường Tahrir đòi TT Mubarak phải từ nhiệm. Bỏ qua sự kiện cảnh sát trong giai đoạn này hầu như vắng bóng hoàn toàn và quân đội mất dần khả năng kiểm soát trên đường phố Cairo. Phản ứng của Mỹ thật khó hiểu qua việc phát ngôn viên chính phủ, Robert Gibbs, tuyên bố tương tự như Ngoại trưởng Hillary Cliton, khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Hoa Kỳ trong vấn đề Ai Cập được đặt ra ngày 31/1/2011(12).
Sứ thần đặc nhiệm Frank Wisner, một nhà ngoại giao về hưu, từng là đại sứ lâu năm tại Ai Cập và là bạn của TT Mubarak, được gởi sang Ai Cập trong ba ngày từ 1 đến 3 tháng 2 năm 2011. Sau nhiều lần trao đổi với TT Mubarak, ông cựu đại sứ này tuyên bố tại Hội Nghị An Ninh tại Munich hôm 5 tháng 2 năm 2011: “TT Mubarak phải tại chức để lèo lái những sự thay đổi.. ông ta đã cống hiến 60 năm của đời mình để phục vụ đất nước mình và đây là thời điểm lý tưởng để ông ta dẫn đất nước đi lên” (13). Lần này phát ngôn viên bộ Ngoại giao, Philip J. Crowley, phải nhanh chóng lên tiếng đính chính(14). May mắn thay! Vì chưa đầy một tuần sau, ngày 11 tháng 2 năm 2011, TT Mubarak từ chức.
Không chịu thua Mỹ, Châu âu cũng tỏ rõ bản lĩnh! Ngoại Trưởng Michelle Alliot-Marie của Pháp “bén nhậy” và “nhanh nhẩu” không kém người đồng nghiệp bên kia bờ Đại Tây Dương. Ba ngày trước khi Tổng Thống Zine el Abidine Ben Ali chạy trốn khỏi Tunisia bà Ngoại trưởng này tuyên bố sẵn sàng hợp tác và giúp chính quyền Tunisia về kiến thức và kinh nghiệm chống biểu tình để giữ an ninh(15). Kết qủa của sự vội vã này là Michelle Alliot-Marie văng khỏi ghế ngoại trưởng sau đó. Nếu biết rằng Tunisia là sân sau (backyard) của Pháp thì đây là lỗi riêng của bà Michelle Alliot-Marie hay Phòng Nhì của Pháp cũng có phần trách nhiệm? Riêng cựu Thủ tướng Berlusconi của Ý và những lời phán lạc quẻ của ông về Đại tá Gaddafi và tình hình Lybia đã làm dư luận ngạc nhiên và khó tin đó là những phát biểu đứng đắn.
Nhận định của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu kiêm chủ tịch tổ chức Liên Minh Quốc Tế Tự Do, Hans van Balen, về Ai Cập và tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood) ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng(16) và sau khi ông ta sang Ai Cập(17), lúc chế độ Mubarak đã sụp đổ, làm người nghe không khỏi liên tưởng đến sự thay đổi mầu da của cắc kè. Còn ai nhớ lời tuyên bố trên đài truyền hình NOS “Cuối tuần này coi như xong!”(18) của Bertus Hendriks, chuyên gia về Trung Đông của Viện Bang Giao Quốc Tế Clingendael (think-tank, trung tâm nghiên cứu chiến lược và học viện ngoại giao của Hòa Lan) hôm 28 tháng 1 năm 2011 về diễn biến ở Ai Cập?
Dẫn chứng như thế đã tạm đủ. Đưa ra những ví dụ về mức độ (thiếu) chính xác của tin tức và nhận định, không phải để chê bai hay trách cứ. Không mấy khó hiểu nếu biết rằng trong cuộc chạy đua thông tin giữa các hãng thông tấn và cơ quan truyền thông, người ký giả (tự nguyện, hoặc bị bắt buộc bởi hoàn cảnh) được sử dụng như người săn tin. Trong hoàn cảnh đó người ký giả chạy theo từng biến động. Giới hạn của thời gian (deadline), kiến thức và ngôn ngữ sẽ không cho họ có điều kiện đến gần hơn với sự thật. Ngay cả ký giả chọn nghề vì lý tưởng (đi tìm sự thật, ghi lại lịch sử, chứng nhân của thời cuộc v.v.), giỏi ngôn ngữ Ả Rập, am hiểu tình hình và sống hẳn ở Bắc phi hoặc Trung đông hằng nhiều năm cũng xác nhận khó biết đâu là sự thật. Làm thế nào để kiểm chứng tin tức ở các quốc gia độc tài, nơi người ta sống trong sự sợ hãi thường trực và thông tin trong mọi lãnh vực bị kiểm duyệt tối đa? Và không phải bản tin nào cũng được đăng. Có nhiều lý do, trong đó “sự tế nhị và nhậy cảm của vấn đề” thường là nguyên nhân chính.
Ngoài ra định kiến lẫn thành kiến (vì thiếu thông tin chẳng hạn) cũng là nguyên nhân làm cho tầm nhìn mất đi sự khách quan, dễ dẫn đến sự phân tích hời hợt và nhận định thiếu chính xác. Đáng sợ hơn khi định kiến và thành kiến được cố tình dàn dựng và thổi phồng vì mục đích chính trị.
Để có thể nhận được viện trợ (hiểu theo nghĩa rộng nhất) của phương Tây (Mỹ và Âu Châu), các chế độ độc tài thường đưa ra hiểm họa, sự đe dọa đến từ các tổ chức Hồi giáo cực đoan và nhu cầu ổn định chính trị, để biện minh cho chính sách đàn áp của mình. Đến đây khoảng cách giữa dối trá và tội ác đã mất hẳn. Nhưng với phưong Tây thì lập luận ấy nghe hữu lý làm sao! Nhất là khi quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng chính trị, quân sự của họ tại những quốc gia đó cần được bảo vệ. Bởi vậy phương Tây dễ dàng chấp nhận một Ben Ali, Mubarak, Gaddafi. Dù sao những tay độc tài (phe ta, nghe lời ta) cũng vẫn tốt hơn đám khủng bố Hồi giáo cực đoan (phe địch, chống lại mình). Đâu phải Ai Cập trước đó không có đình công, xuống đường? Suốt năm năm qua những cuộc biểu tình càng lúc càng thường xuyên hơn. Tuy nhiên hầu hết báo chí đều lơ là vì ai cũng cho rằng số lượng biểu tình qúa ít, tổ chức qúa lỏng lẻo.
Nắm trong tay mọi phương tiện trấn áp và sẵn sàng sử dụng mọi phương pháp đàn áp, không phải các chế độ độc tài nhờ vậy đã tồn tại trong nhiều thập niên đó sao? Cứ như thế, phương Tây và các chế độ toàn trị chung sống trong lâu đài ảo ảnh do họ tự tạo ra. Thời gian trôi qua qúa lâu, đủ để họ tin mộng là thực và hoàn toàn xa lạ với thực tế. Khi diễn tiến xẩy ra ngoài dự định (khi tỉnh mộng và trở về thực tại) thì phản ứng lúng túng là điều tất nhiên.
Tóm lại để có một cái nhìn tương đối đa diện, một phân tích không đến nỗi hời hợt và một nhận định không qúa chủ quan cần đọc nhiều, tìm hiểu kỹ, tự suy nghĩ và giữ khách quan.
Nguyên nhân và ảnh hưởng
Để tìm nguyên nhân cuộc cách mạng Bắc phi không phải là việc khó. Chỉ cần theo dõi tin tức thường xuyên và đọc kỹ những bài phân tích (khi sự việc đã rồi) của một số tờ báo, ai cũng có thể liệt kê đầy đủ. Chợt nhớ câu ngạn ngữ Tây phương: “Sau khi sự việc xẩy ra, ai cũng đoán đúng”, thôi thì đành chọn con đường khác. Thử tìm hiểu nguyên nhân qua phân tích của chuyên gia, tin tức và phóng sự của ký giả những tờ báo uy tín và nhận định của các tổ chức quốc tế vào thời điểm trước cuộc cách mạng xem thế nào.
Nguyên nhân – Sự bộc phát dân số (youth bulge = gia tăng dân số qúa nhanh) cùng với cấu trúc chính trị khập khiễng (chế độ độc tài, độc đảng dẫn đến hậu qủa cơ cấu lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp không độc lập, không hoạt động đúng chức năng, hoặc bị giới hạn phạm vi hoạt động) và sự điều hành đất nước kém cỏi dẫn đến hậu qủa tất yếu là: tổ chức xã hội yếu kém (môi trường sống tệ hại, xã hội đầy dẫy bất công, thiếu vắng những tổ chức dân sự), hệ thống giáo dục, y tế thiếu chất lượng trầm trọng, hệ thống kinh tế chậm phát triển (chỉ số thất nghiệp cao, thu nhập bình quân mỗi đầu người thấp) và tình trạng vật giá leo thang là một trong những tác động quan trọng dẫn đến cuộc nổi dậy ở Bắc Phi.
Tuy nhiên còn có những yếu tố khác đến từ bên ngoài gây tác động mạnh thêm. Yếu tố đó là cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu tại Hoa Kỳ, dẫn theo sự suy thoái kinh tế tại Mỹ và Âu châu, làm cho nền kinh tế tại các quốc gia Bắc phi vốn đã yếu, lại càng gặp khó khăn hơn. Một yếu tố khác là sự phát triển kinh tế ở Trung quốc kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, thực phẩm (nhất là thịt) và ngũ cốc làm vật giá leo thang. Ngoài ra trong cuộc chạy đua tìm năng lượng mới thay thế dầu hỏa càng lúc càng khan hiếm và tăng giá, nhiều quốc gia (đặc biệt là Mỹ, Châu âu và Ba Tây) sử dụng nông sản để chế biến thành dầu sinh học (bio oil) mỗi lúc một nhiều hơn. Điều này làm giảm số lượng nông sản cung ứng.
Chưa hết! Khí hậu, thời tiết cũng là một nguyên nhân có tác động không nhỏ. Thiên tai, hạn hán và bão lụt suốt mấy năm liền, gây thiệt hại nặng cho nhiều quốc gia xuất cảng nông phẩm. Số lượng cung ứng giảm làm giá cả tăng là điều đương nhiên. Nhưng bên cạnh đó một số quốc gia đồng thời tăng thuế xuất cảng nông phẩm (Á Căn Đình tăng thuế 44% cho đậu nành và hạt hoa hướng dương, trong khi Nga tăng thuế 40% cho lúa mì) làm giá càng đắt thêm. Việc các công ty đầu tư quốc tế dự đoán nông sản sẽ lên giá và kiếm lợi bằng cách ký các hợp đồng tương lai (futures contract) đã vô tình làm cho giá nông sản càng tăng hơn nữa.
Để dễ hiểu, có thể so sánh tình hình Bắc Phi với tình trạng của một gia đình nghèo, mỗi năm tăng miệng ăn trong khi vật giá, vì đủ thứ lý do, càng lúc càng đắt đỏ hơn. Đã thế gia đình này luôn phải sống trong nơm nớp lo âu và chạm trán với bao bất công, trong khi một thiểu số sống trong xa hoa dựa vào sức mạnh để bóc lột. Nếu nghèo đói là gánh nặng đè lên vai phải, thì bất công xã hội, tệ nạn tham nhũng, độc tài đàn áp, nhân phẩm bị chà đạp, hợp lại thành tảng đá ghì lên vai còn lại.
Phân tích - những cái nhìn từ nhiều góc cạnh trong qúa khứ – Năm 2002 Báo cáo về Phát triển Nhân loại tại Ả Rập năm 2002 (Arap Human Development Report 2002)(19) lần đầu tiên ra đời. Bản báo cáo này làm chấn động dư luận thế giới. Những dữ kiện bao trùm các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, môi sinh đưa ra đã cho ta thấy một hình ảnh trì trệ, bệ rạc của khối Ả Rập. Điển hình như: Với dân số hơn 280 triệu người, có tới 65 triệu người mù chữ (phụ nữ chiếm 2/3) và 10 triệu trẻ em từ 6 đến 15 tuổi không được đến trường. Ai may mắn được đi học, sẽ phải theo một chương trình giáo dục thiếu chất lượng. Năm 1981 công trình nghiên cứu của học giả, khoa học gia Trung quốc chỉ bằng phân nửa và Nam Hàn bằng 10% của khối Ả Rập. Năm 1995 công trình nghiên cứu của Trung quốc nhiều hơn gấp đôi và Nam Hàn gần bằng khối Ả Rập. Chi phí cho công trình nghiên cứu của học giả, khoa học gia chiếm 0,4% tổng sản lượng quốc gia, thấp hơn cả Cuba. Số lượng sách nước ngoài được dịch sang tiếng Ả Rập hàng năm cho toàn khu vực (22 quốc gia và 280 triệu người) khoảng 330 cuốn. Con số này chỉ bằng 1/5 (= 20%) số sách được dịch sang tiếng Hy Lạp (1 quốc gia với hơn 10 triệu dân, ít hơn 28 lần). Tỷ lệ sử dụng internet của khối Ả Rập chiếm 0,5% trong tổng số người sử dụng internet trên toàn cầu. Tình trạng khan hiếm nước dùng trong đời sống hàng ngày là một vấn đề. Trong danh sách 22 quốc gia khan hiếm nước được Ngân hàng Thế Giới (World Bank) công bố, có 15 quốc gia nằm trong khối Ả Rập. Điều hành kém cộng với hiện tượng hạn hán, sa mạc hóa đã làm giảm diện tích đất canh tác. Từ 0,40 ha (1970) giảm xuống còn 0,28 ha (1998) cho mỗi đầu người.
Lỗi tại ai? Bản báo cáo nhận định rằng: “Ngọn gió dân chủ tại Nam Mỹ, Đông Á và Đông Âu từ những năm 80 và 90 đã không thổi tới khối Ả Rập và điều này sẽ gây phương hại cho sự phát triển con người”. Khát vọng tự do vẫn chưa được thỏa mãn. Trong biểu đồ so sánh tự do của 7 vùng trên toàn thế giới năm 1990 khối Ả Rập đứng chót. Trong lời mở đầu Tiến sĩ Rima Khalaf Junaidi đưa ra kết luận “Các quốc gia Ả Rập cần tái thiết xã hội trên căn bản tôn trọng nhân quyền, tự do của con người như một nền tảng của một chính quyền tốt, theo xu hướng phát triển nhân loại”.
Năm 2003, Giáo sư Gunnar Heinsohn, giám đốc Viện Nghiên cứu về nạn Diệt chủng tại Đại học Bremen đã lên tiếng báo động về hiểm họa của sự bộc phát dân số (youth bulge) trong một công trình nghiên cứu(20). Dựa trên những dữ kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và luật pháp được tổng hợp từ thời Trung cổ đến hiện tại ông chứng minh sự tương quan giữa tình trạng bộc phát dân số và những biến động xã hội như: di dân - tỵ nạn - đảo chính - cách mạng - chiến tranh. Từ đó ông đưa ra danh sách các quốc gia có tiềm năng trở thành lò thuốc súng trong tương lai. Đối chiếu với tình hình hiện nay, để thấy sự hiện diện của hầu hết các quốc gia đang xuống đường đòi dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông trong danh sách, không phải là một sự tình cờ.
Năm 2006, một ký giả am tường ngôn ngữ Ả Rập và tình hình Trung đông, Joris Luyendijk, đã trình bầy trong một tác phẩm(21) về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực. Qua đó người đọc thấy được thực trạng một xã hội của nghèo đói, bệnh tật, bất công cùng tệ nạn hối lộ, tham nhũng, không khí khủng bố, đàn áp bởi hệ thống công an, cảnh sát. Ngoài ra vấn nạn bộc phát dân số được ông đưa ra bằng những con số làm độc giả choáng váng. Chúng ta thấy gì qua các dữ kiện do hai nhân vật này cung cấp?
Dân số Ai Cập, theo Gunnar Heinsohn, trong thời điểm 1967-2002 tăng từ 30 đến 71 triệu. Ai Cập năm 2005, theo Joris Luyendijk, có 75 triệu dân. Số lượng dân số tăng mỗi ngày là 16.000 người và mỗi năm 1,5 triệu người. Ai Cập của tháng 7 năm 2011 có 82 triệu dân (CIA World factboek).
Với diện tích lãnh thổ hơn 1 triệu cây số vuông (km2), mật độ trung bình là 82 người trên 1km2. Tuy nhiên đó là mật độ trung bình. Điều thống kê không nhắc đến là ngoài những vùng sa mạc rộng lớn, diện tích còn lại có thể sống được chỉ hơn 40 ngàn km2, nâng mật độ từ 82 người/km2 lên khoảng 200 người/km2. Để có thể tiếp nhận số lượng người khổng lồ đó trên một diện tích hạn hẹp như vậy, hàng năm Ai Cập cần tạo 500.000 công việc mới, xây hàng trăm ngàn ngôi nhà, cất hàng ngàn ngôi trường, hàng trăm bệnh viện và hàng chục trường đại học, chưa nói đến hệ thống giao thông, cống rãnh, điện, nước và gaz. Cứ thế Bắc Phi và Trung đông mỗi năm có thêm 6 triệu miệng ăn mới. Joris Luyendijk cho biết “Khi nào số người này chưa tìm đường sang Âu châu hàng loạt, thì ngày ấy chả ai thèm quan tâm và sự bộc phát dân số không phải là tin tức”. May cho Âu châu! Đa số dân Bắc Phi đã không tìm-đường –đi-vượt-biển mà xuống-đường-làm-cách-mạng.
Năm 2008 trên tờ Washington Post, một loạt bài giá trị được đăng từ ngày 27 tháng 4 đến 1 tháng 5, báo động nguy cơ khủng hoảng lương thực (trầm trọng nhất kể từ năm 1970) tại Bắc Phi. Ở một số quốc gia giá bánh mì tăng 67%, giá dầu ăn tăng 117%, giá gạo tăng 25% trong một năm. Đáng quan tâm là 22 trong số 30 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nằm ở Phi châu.
Năm 2009 Bản Báo cáo về Phát triển Nhân bản tại Ả Rập năm 2009 cho thấy tình hình bi thảm và bế tắc. hơn. Tình trạng kỹ nghệ hóa trong khối Ả Rập của năm 2007 thụt lùi so với gần 40 năm về trước (1970). Nạn thất nghiệp trong khối Ả Rập tăng dần từ thập niên 80 (10,6%) đến thập niên 90 (14,5%) và tiếp tục tăng cho đến năm 2005 (15,5% - trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn thế giới là 6,3%). Cũng thế tại Ai Cập và Tunisia với tỷ lệ thất nghiệp từ 7,6% và 13,6% trong thập niên 80 tăng lên 9,6% và 15,5% trong thập niên 90. Nguy ngập hơn là tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ. Điển hình: trong năm 2005-2006 tỷ lệ này tại Ai Cập chiếm 26%, Lybia 27% và Tunisia là 26%. Khoảng 40% học sinh, sinh viên từ 15 đến 25 tuổi, ra trường không tìm được công việc. Hơn 20% dân số Ả Rập có mức thu hoạch thấp hơn 2 dollar một ngày. Ở Ai Cập tỷ lệ này chiếm 40,9%. Bản báo cáo lên tiếng “Cái giá mà ai cũng thấy qua cuộc sống bấp bênh và sự bất mãn của những người trẻ thất nghiệp, là họ có thể nhanh chóng chuyển sang chống đối, và trong vài trường hợp trở thành cực đoan. Trên đường dài, điều này có thể làm xã hội mất ổn định.”
Giá lương thực giữa năm 2008 tăng 40% so với năm 2007. Từ năm 2001 đến 2008 giá thực phẩm tăng trung bình 75%, đặc biệt giá lúa mì tăng 200%. Tình trạng về môi sinh thật bi quan. Khối Ả Rập chiếm 5% dân số toàn cầu, nhưng chỉ có 1% lượng nước của thế giới. Đã thế 2/3 số nước ấy sử dụng cho việc canh tác. Chỉ còn 0,33% số lượng nước toàn cầu cho 5% dân số thế giới và không phải tất cả đều là nước sạch! Bản báo cáo kêu gọi thay đổi thủ tục ứng cử và bầu cử, phục hồi chức năng của cả ba ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Lên án hệ thống công an, cảnh sát và đòi hỏi thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Kết luận của bản báo cáo có giá trị của một lời cảnh cáo về sự chống đối càng lúc càng tăng của người dân và hệ thống kiểm soát của hệ thống cầm quyền càng lúc càng lỏng lẻo. (22) (23).
Lướt qua những điểm nêu ở trên, chắc chắn sẽ không còn ai ngạc nhiên về cuộc cách mạng đang diễn ra. Tóm lại: tất cả những chất liệu tạo thành chất nổ đã hội đủ. Chỉ cần một tàn thuốc vô tình, một đốm lửa nhỏ, một tia nắng gắt đủ để tất cả nổ tung. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Dĩ nhiên không thể quên vai trò của tin học và truyền thông. Qủa thực dù chỉ có 20% dân số Ai Cập sử dụng internet, nhưng youtube, faceboek, twitter v.v. đã góp phần không nhỏ trong phương diện liên lạc, tổ chức, truyền thông. Thông tin, đặc biệt là Al Jazeera, đã đóng góp một phần quan trọng vào việc chuyển lửa cho cuộc cách mạng Bắc Phi và đem đến thành công tại Ai Cập.
Ảnh hưởng - Như đã trình bầy ở trên cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi đã tạo nên một phản ứng giây chuyền trong khối Ả Rập. Ảnh hưởng lớn hay nhỏ, thay đổi nhiều hay ít tùy vào tình hình mỗi quồc gia. Sự thay đổi đó đã và đang tiếp tục. Nhìn vào những khó khăn mà các quốc gia trong khối Ả Rập đang phải đối đầu trong tất cả mọi lãnh vực, chắc hẳn không ai ngây thơ đến mức tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp trong vòng vài năm. “Rome đâu phải được xây trong một ngày!” Thành công tại Tunisia, Egypt và Lybia có thể coi là bước đầu tiên trên con đường thiên lý có tên là dân chủ. Diễn biến tại Bắc Phi làm cháy bừng khát vọng tự do tại Iran (một quốc gia Hồi giáo không thuộc khối Ả Rập), tại Trung Quốc và tạo cảm hứng cho phong trào chiếm đóng (Occupy movement) tại phương Tây.
Khát vọng tự do, ý thức dân chủ, sự khôn ngoan trong tổ chức, dũng cảm trong hành động, hy sinh cho lý tưởng và tinh thần dân tộc không cực đoan đã mang lại thành công với số tổn thất nhân mạng thật thấp là điều mang lại sự ngạc nhiên lẫn cảm phục.
Bản Báo cáo về Phát triển Con Người Ả Rập 2002 không chỉ làm thế giới ngạc nhiên và thán phục vì quy mô và tầm vóc nghiên cứu của những học giả Ả Rập độc lập. Điều đáng nói hơn là trong bản báo cáo đó, kết qủa và số liệu của những công trình nghiên cứu được đưa ra làm bằng chứng cho tình trạng bế tắc trong khối Ả Rập không phải để đổ thừa cho phương Tây hay Do Thái mà để vạch rõ sự tắc trách của các chế độ cầm quyền.
Người Ả Rập đã bắt đầu xét lại chính mình và vượt qua hàng rào của sự sỡ hãi. Đã đến lúc thế giới cũng cần làm điều đó và bước ra bức tường của ám ảnh để mở rộng tầm nhìn. Thiểu số bảo thủ, cực đoan và giáo điều hiện diện ở khắp nơi, dưới đủ mọi mầu da và có mặt trong hầu hết các tôn giáo. Quyền lực và ảnh hưởng dựa trên nền tảng của sợ hãi không còn thích hợp. Tren bình diện quốc tế, tương quan giữa các quốc gia cần được đặt trên một căn bản khác, nhân bản và công bằng hơn. Cách nhìn của con người về những người khác chủng tộc, văn hóa và tôn giáo cần cởi mở và thoáng hơn. Thành kiến, định kiến trong quan hệ cần được thay đổi bằng tìm hiểu và tôn trọng hoặc học hỏi và tương kính. Dù muốn hay không, thế giới chúng ta đang sống cũng đang thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng nào? tốt hay xấu? đều do ảnh hưởng ít nhiều của mỗi người trong chúng ta. Ý thức được điều đó và tự thay đổi chính mình đã là một bước tiến rất xa.
Kết
Vấn đề còn lại là vấn đề của chúng ta với câu hỏi nhức nhối, thế Việt Nam thì sao?
Qủa thật có nhiều điểm trùng hợp giữa các quốc gia trong khối Ả Rập, nơi đang chuyển mình và Việt Nam. Chế độ độc tài nào, dù mang tên gì và ở đâu cũng giống nhau ở bản chất. Hệ thống đàn áp dẫu có khác tên: Baltagi ở Ai Cập, Shabiha ở Syria hay công an, cảnh sát ở Việt Nam nhưng không khác ở sự tàn bạo và độc ác. Tham nhũng là bản chất gắn liền với chế độ độc tài. Những mẫu truyện về bất công trong xã hội, tệ nạn tham những, bóc lột, sự tùy tiện của hệ thống pháp luật và những câu truyện châm biếm chế độ, lãnh tụ v.v. tại các quốc gia này làm người đọc có cảm giác tác giả đang nói về Việt Nam. Sự bộc phát dân số ở Việt Nam trầm trọng không kém. Số lượng trẻ em dưới 15 tuổi ở Việt Nam cao hơn Ai Cập, Tunisa và Lybia(24). Trong vài lãnh vực Việt Nam còn tệ hơn Tunisia, Ai Cập và Lybia. Số thu nhập bình quân mỗi đầu người là một ví dụ, hiện tượng bệnh Liệt kháng (Aids) là một ví dụ khác. Việt Nam cũng có tự thiêu, có đình công (của công nhân), biểu tình (dân oan khiếu kiện), xuống đường (sinh viên, học sinh chống Trung quốc) hoặc biểu lộ sự phản kháng bằng hành động khác (sự kiện giáo dân Thái Hà)… thế nhưng những tác động vừa kể không đủ để Việt Nam chuyển mình. Tại sao lại như thế? Có sự khác biệt quan trọng nào giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối Ả Rập?
Quay lại những con số: Trong khi hầu hết các quốc gia trong khối Ả Rập phải nhập cảng nông sản và chịu ảnh hưởng nặng nề khi vật giá leo thang thì Việt Nam là nước xuất cảng nông sản và nhiều năm liền đứng hạng hai trên thế giới về xuất cảng gạo. Ảnh hưởng của vật giá leo thang tại Việt Nam vì thế không trầm trọng như ở các quốc gia Ả Rập. Như đã dẫn chứng ở trên, tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia và Ai Cập nói riêng và đa số các quốc gia Ả Rập tăng liên tiếp và nằm ở mức độ rất cao. Nhưng ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp của năm 2009 và 2010 là 4,6% và 4,4%(25). Lạm phát ở Việt Nam cao, nhưng bên cạnh đó kinh tế cũng phát triển mạnh. Chính sách xóa đói giảm nghèo được đánh giá là thành công. Xã hội Việt Nam tương đối mở rộng, dễ tiếp nhận những điều mới hơn (dĩ nhiên tốt hay xấu lại là việc khác). Nạn mù chữ ở Việt Nam cũng thấp hơn, hệ thống y tế khá hơn….và chắc chắn Tunisia và Ai Cập làm gì có một kỹ nghệ mãi dâm, bia ôm đa dạng và phong phú như ở Việt Nam. Tóm lại: Với một chế độ độc tài và chính sách độc đảng như hiện nay ở Việt Nam, tự do, nhân quyền sẽ mãi mãi là giấc mơ và bất công, đàn áp luôn luôn là thực tại. Bất ổn và biến động xã hội sẽ xẩy ra mỗi lúc một thường xuyên hơn. Tuy nhiên, như đã dẫn, những yếu tố tác động chưa đủ mạnh và tình hình chưa đủ chín mùi để những cơn gió ấy có thể trở thành trận bão thổi sập chế độ.
Viết đến đây chợt nghĩ đến hai bài phóng sự của bà Elske Schouten (từng được giải Citi Journalist Excellence Award) viết về Việt Nam, về Sài Gòn, về cuộc sống của những người nữ công nhân trong một hãng may, về “chợ buôn cô dâu” vào đầu tháng 2 năm 2011, lúc tình hình Ai Cập đang căng thẳng. Tin tức đưa ra đại khái như sau:
Việt Nam đứng đầu thế giới về phá thai và số tuổi càng lúc càng trẻ hơn. (Vâng! Điều đó có gì mới?)(26)
Việt Nam có kỹ nghệ vá màng trinh. (Phải! Việc ấy có gì lạ?)
Tuổi trẻ Việt Nam không quan tâm đến chính trị và chỉ biết kiếm tiền. (Khổ qúa! Cái này đã có nhiều ký giả cho biết từ nhiều năm rồi!)
Nếu chỉ có thế thì tại sao tôi phải day dứt để nhớ mãi bài phóng sự đó? Phải chăng vì tựa đề “Thịnh vượng dẫn đến cách mạng tình dục dưới một chế độ không tưởng” (27)?
Lỗi tại ai? Bản báo cáo nhận định rằng: “Ngọn gió dân chủ tại Nam Mỹ, Đông Á và Đông Âu từ những năm 80 và 90 đã không thổi tới khối Ả Rập và điều này sẽ gây phương hại cho sự phát triển con người”. Khát vọng tự do vẫn chưa được thỏa mãn. Trong biểu đồ so sánh tự do của 7 vùng trên toàn thế giới năm 1990 khối Ả Rập đứng chót. Trong lời mở đầu Tiến sĩ Rima Khalaf Junaidi đưa ra kết luận “Các quốc gia Ả Rập cần tái thiết xã hội trên căn bản tôn trọng nhân quyền, tự do của con người như một nền tảng của một chính quyền tốt, theo xu hướng phát triển nhân loại”.
Năm 2003, Giáo sư Gunnar Heinsohn, giám đốc Viện Nghiên cứu về nạn Diệt chủng tại Đại học Bremen đã lên tiếng báo động về hiểm họa của sự bộc phát dân số (youth bulge) trong một công trình nghiên cứu(20). Dựa trên những dữ kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và luật pháp được tổng hợp từ thời Trung cổ đến hiện tại ông chứng minh sự tương quan giữa tình trạng bộc phát dân số và những biến động xã hội như: di dân - tỵ nạn - đảo chính - cách mạng - chiến tranh. Từ đó ông đưa ra danh sách các quốc gia có tiềm năng trở thành lò thuốc súng trong tương lai. Đối chiếu với tình hình hiện nay, để thấy sự hiện diện của hầu hết các quốc gia đang xuống đường đòi dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông trong danh sách, không phải là một sự tình cờ.
Năm 2006, một ký giả am tường ngôn ngữ Ả Rập và tình hình Trung đông, Joris Luyendijk, đã trình bầy trong một tác phẩm(21) về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực. Qua đó người đọc thấy được thực trạng một xã hội của nghèo đói, bệnh tật, bất công cùng tệ nạn hối lộ, tham nhũng, không khí khủng bố, đàn áp bởi hệ thống công an, cảnh sát. Ngoài ra vấn nạn bộc phát dân số được ông đưa ra bằng những con số làm độc giả choáng váng. Chúng ta thấy gì qua các dữ kiện do hai nhân vật này cung cấp?
Dân số Ai Cập, theo Gunnar Heinsohn, trong thời điểm 1967-2002 tăng từ 30 đến 71 triệu. Ai Cập năm 2005, theo Joris Luyendijk, có 75 triệu dân. Số lượng dân số tăng mỗi ngày là 16.000 người và mỗi năm 1,5 triệu người. Ai Cập của tháng 7 năm 2011 có 82 triệu dân (CIA World factboek).
Với diện tích lãnh thổ hơn 1 triệu cây số vuông (km2), mật độ trung bình là 82 người trên 1km2. Tuy nhiên đó là mật độ trung bình. Điều thống kê không nhắc đến là ngoài những vùng sa mạc rộng lớn, diện tích còn lại có thể sống được chỉ hơn 40 ngàn km2, nâng mật độ từ 82 người/km2 lên khoảng 200 người/km2. Để có thể tiếp nhận số lượng người khổng lồ đó trên một diện tích hạn hẹp như vậy, hàng năm Ai Cập cần tạo 500.000 công việc mới, xây hàng trăm ngàn ngôi nhà, cất hàng ngàn ngôi trường, hàng trăm bệnh viện và hàng chục trường đại học, chưa nói đến hệ thống giao thông, cống rãnh, điện, nước và gaz. Cứ thế Bắc Phi và Trung đông mỗi năm có thêm 6 triệu miệng ăn mới. Joris Luyendijk cho biết “Khi nào số người này chưa tìm đường sang Âu châu hàng loạt, thì ngày ấy chả ai thèm quan tâm và sự bộc phát dân số không phải là tin tức”. May cho Âu châu! Đa số dân Bắc Phi đã không tìm-đường –đi-vượt-biển mà xuống-đường-làm-cách-mạng.
Năm 2008 trên tờ Washington Post, một loạt bài giá trị được đăng từ ngày 27 tháng 4 đến 1 tháng 5, báo động nguy cơ khủng hoảng lương thực (trầm trọng nhất kể từ năm 1970) tại Bắc Phi. Ở một số quốc gia giá bánh mì tăng 67%, giá dầu ăn tăng 117%, giá gạo tăng 25% trong một năm. Đáng quan tâm là 22 trong số 30 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nằm ở Phi châu.
Năm 2009 Bản Báo cáo về Phát triển Nhân bản tại Ả Rập năm 2009 cho thấy tình hình bi thảm và bế tắc. hơn. Tình trạng kỹ nghệ hóa trong khối Ả Rập của năm 2007 thụt lùi so với gần 40 năm về trước (1970). Nạn thất nghiệp trong khối Ả Rập tăng dần từ thập niên 80 (10,6%) đến thập niên 90 (14,5%) và tiếp tục tăng cho đến năm 2005 (15,5% - trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên toàn thế giới là 6,3%). Cũng thế tại Ai Cập và Tunisia với tỷ lệ thất nghiệp từ 7,6% và 13,6% trong thập niên 80 tăng lên 9,6% và 15,5% trong thập niên 90. Nguy ngập hơn là tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ. Điển hình: trong năm 2005-2006 tỷ lệ này tại Ai Cập chiếm 26%, Lybia 27% và Tunisia là 26%. Khoảng 40% học sinh, sinh viên từ 15 đến 25 tuổi, ra trường không tìm được công việc. Hơn 20% dân số Ả Rập có mức thu hoạch thấp hơn 2 dollar một ngày. Ở Ai Cập tỷ lệ này chiếm 40,9%. Bản báo cáo lên tiếng “Cái giá mà ai cũng thấy qua cuộc sống bấp bênh và sự bất mãn của những người trẻ thất nghiệp, là họ có thể nhanh chóng chuyển sang chống đối, và trong vài trường hợp trở thành cực đoan. Trên đường dài, điều này có thể làm xã hội mất ổn định.”
Giá lương thực giữa năm 2008 tăng 40% so với năm 2007. Từ năm 2001 đến 2008 giá thực phẩm tăng trung bình 75%, đặc biệt giá lúa mì tăng 200%. Tình trạng về môi sinh thật bi quan. Khối Ả Rập chiếm 5% dân số toàn cầu, nhưng chỉ có 1% lượng nước của thế giới. Đã thế 2/3 số nước ấy sử dụng cho việc canh tác. Chỉ còn 0,33% số lượng nước toàn cầu cho 5% dân số thế giới và không phải tất cả đều là nước sạch! Bản báo cáo kêu gọi thay đổi thủ tục ứng cử và bầu cử, phục hồi chức năng của cả ba ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Lên án hệ thống công an, cảnh sát và đòi hỏi thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Kết luận của bản báo cáo có giá trị của một lời cảnh cáo về sự chống đối càng lúc càng tăng của người dân và hệ thống kiểm soát của hệ thống cầm quyền càng lúc càng lỏng lẻo. (22) (23).
Lướt qua những điểm nêu ở trên, chắc chắn sẽ không còn ai ngạc nhiên về cuộc cách mạng đang diễn ra. Tóm lại: tất cả những chất liệu tạo thành chất nổ đã hội đủ. Chỉ cần một tàn thuốc vô tình, một đốm lửa nhỏ, một tia nắng gắt đủ để tất cả nổ tung. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Dĩ nhiên không thể quên vai trò của tin học và truyền thông. Qủa thực dù chỉ có 20% dân số Ai Cập sử dụng internet, nhưng youtube, faceboek, twitter v.v. đã góp phần không nhỏ trong phương diện liên lạc, tổ chức, truyền thông. Thông tin, đặc biệt là Al Jazeera, đã đóng góp một phần quan trọng vào việc chuyển lửa cho cuộc cách mạng Bắc Phi và đem đến thành công tại Ai Cập.
Ảnh hưởng - Như đã trình bầy ở trên cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi đã tạo nên một phản ứng giây chuyền trong khối Ả Rập. Ảnh hưởng lớn hay nhỏ, thay đổi nhiều hay ít tùy vào tình hình mỗi quồc gia. Sự thay đổi đó đã và đang tiếp tục. Nhìn vào những khó khăn mà các quốc gia trong khối Ả Rập đang phải đối đầu trong tất cả mọi lãnh vực, chắc hẳn không ai ngây thơ đến mức tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp trong vòng vài năm. “Rome đâu phải được xây trong một ngày!” Thành công tại Tunisia, Egypt và Lybia có thể coi là bước đầu tiên trên con đường thiên lý có tên là dân chủ. Diễn biến tại Bắc Phi làm cháy bừng khát vọng tự do tại Iran (một quốc gia Hồi giáo không thuộc khối Ả Rập), tại Trung Quốc và tạo cảm hứng cho phong trào chiếm đóng (Occupy movement) tại phương Tây.
Khát vọng tự do, ý thức dân chủ, sự khôn ngoan trong tổ chức, dũng cảm trong hành động, hy sinh cho lý tưởng và tinh thần dân tộc không cực đoan đã mang lại thành công với số tổn thất nhân mạng thật thấp là điều mang lại sự ngạc nhiên lẫn cảm phục.
Bản Báo cáo về Phát triển Con Người Ả Rập 2002 không chỉ làm thế giới ngạc nhiên và thán phục vì quy mô và tầm vóc nghiên cứu của những học giả Ả Rập độc lập. Điều đáng nói hơn là trong bản báo cáo đó, kết qủa và số liệu của những công trình nghiên cứu được đưa ra làm bằng chứng cho tình trạng bế tắc trong khối Ả Rập không phải để đổ thừa cho phương Tây hay Do Thái mà để vạch rõ sự tắc trách của các chế độ cầm quyền.
Người Ả Rập đã bắt đầu xét lại chính mình và vượt qua hàng rào của sự sỡ hãi. Đã đến lúc thế giới cũng cần làm điều đó và bước ra bức tường của ám ảnh để mở rộng tầm nhìn. Thiểu số bảo thủ, cực đoan và giáo điều hiện diện ở khắp nơi, dưới đủ mọi mầu da và có mặt trong hầu hết các tôn giáo. Quyền lực và ảnh hưởng dựa trên nền tảng của sợ hãi không còn thích hợp. Tren bình diện quốc tế, tương quan giữa các quốc gia cần được đặt trên một căn bản khác, nhân bản và công bằng hơn. Cách nhìn của con người về những người khác chủng tộc, văn hóa và tôn giáo cần cởi mở và thoáng hơn. Thành kiến, định kiến trong quan hệ cần được thay đổi bằng tìm hiểu và tôn trọng hoặc học hỏi và tương kính. Dù muốn hay không, thế giới chúng ta đang sống cũng đang thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng nào? tốt hay xấu? đều do ảnh hưởng ít nhiều của mỗi người trong chúng ta. Ý thức được điều đó và tự thay đổi chính mình đã là một bước tiến rất xa.
Kết
Vấn đề còn lại là vấn đề của chúng ta với câu hỏi nhức nhối, thế Việt Nam thì sao?
Qủa thật có nhiều điểm trùng hợp giữa các quốc gia trong khối Ả Rập, nơi đang chuyển mình và Việt Nam. Chế độ độc tài nào, dù mang tên gì và ở đâu cũng giống nhau ở bản chất. Hệ thống đàn áp dẫu có khác tên: Baltagi ở Ai Cập, Shabiha ở Syria hay công an, cảnh sát ở Việt Nam nhưng không khác ở sự tàn bạo và độc ác. Tham nhũng là bản chất gắn liền với chế độ độc tài. Những mẫu truyện về bất công trong xã hội, tệ nạn tham những, bóc lột, sự tùy tiện của hệ thống pháp luật và những câu truyện châm biếm chế độ, lãnh tụ v.v. tại các quốc gia này làm người đọc có cảm giác tác giả đang nói về Việt Nam. Sự bộc phát dân số ở Việt Nam trầm trọng không kém. Số lượng trẻ em dưới 15 tuổi ở Việt Nam cao hơn Ai Cập, Tunisa và Lybia(24). Trong vài lãnh vực Việt Nam còn tệ hơn Tunisia, Ai Cập và Lybia. Số thu nhập bình quân mỗi đầu người là một ví dụ, hiện tượng bệnh Liệt kháng (Aids) là một ví dụ khác. Việt Nam cũng có tự thiêu, có đình công (của công nhân), biểu tình (dân oan khiếu kiện), xuống đường (sinh viên, học sinh chống Trung quốc) hoặc biểu lộ sự phản kháng bằng hành động khác (sự kiện giáo dân Thái Hà)… thế nhưng những tác động vừa kể không đủ để Việt Nam chuyển mình. Tại sao lại như thế? Có sự khác biệt quan trọng nào giữa Việt Nam và các quốc gia trong khối Ả Rập?
Quay lại những con số: Trong khi hầu hết các quốc gia trong khối Ả Rập phải nhập cảng nông sản và chịu ảnh hưởng nặng nề khi vật giá leo thang thì Việt Nam là nước xuất cảng nông sản và nhiều năm liền đứng hạng hai trên thế giới về xuất cảng gạo. Ảnh hưởng của vật giá leo thang tại Việt Nam vì thế không trầm trọng như ở các quốc gia Ả Rập. Như đã dẫn chứng ở trên, tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia và Ai Cập nói riêng và đa số các quốc gia Ả Rập tăng liên tiếp và nằm ở mức độ rất cao. Nhưng ở Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp của năm 2009 và 2010 là 4,6% và 4,4%(25). Lạm phát ở Việt Nam cao, nhưng bên cạnh đó kinh tế cũng phát triển mạnh. Chính sách xóa đói giảm nghèo được đánh giá là thành công. Xã hội Việt Nam tương đối mở rộng, dễ tiếp nhận những điều mới hơn (dĩ nhiên tốt hay xấu lại là việc khác). Nạn mù chữ ở Việt Nam cũng thấp hơn, hệ thống y tế khá hơn….và chắc chắn Tunisia và Ai Cập làm gì có một kỹ nghệ mãi dâm, bia ôm đa dạng và phong phú như ở Việt Nam. Tóm lại: Với một chế độ độc tài và chính sách độc đảng như hiện nay ở Việt Nam, tự do, nhân quyền sẽ mãi mãi là giấc mơ và bất công, đàn áp luôn luôn là thực tại. Bất ổn và biến động xã hội sẽ xẩy ra mỗi lúc một thường xuyên hơn. Tuy nhiên, như đã dẫn, những yếu tố tác động chưa đủ mạnh và tình hình chưa đủ chín mùi để những cơn gió ấy có thể trở thành trận bão thổi sập chế độ.
Viết đến đây chợt nghĩ đến hai bài phóng sự của bà Elske Schouten (từng được giải Citi Journalist Excellence Award) viết về Việt Nam, về Sài Gòn, về cuộc sống của những người nữ công nhân trong một hãng may, về “chợ buôn cô dâu” vào đầu tháng 2 năm 2011, lúc tình hình Ai Cập đang căng thẳng. Tin tức đưa ra đại khái như sau:
Việt Nam đứng đầu thế giới về phá thai và số tuổi càng lúc càng trẻ hơn. (Vâng! Điều đó có gì mới?)(26)
Việt Nam có kỹ nghệ vá màng trinh. (Phải! Việc ấy có gì lạ?)
Tuổi trẻ Việt Nam không quan tâm đến chính trị và chỉ biết kiếm tiền. (Khổ qúa! Cái này đã có nhiều ký giả cho biết từ nhiều năm rồi!)
Nếu chỉ có thế thì tại sao tôi phải day dứt để nhớ mãi bài phóng sự đó? Phải chăng vì tựa đề “Thịnh vượng dẫn đến cách mạng tình dục dưới một chế độ không tưởng” (27)?
Nhìn trên màn hình, với hình ảnh quen thuộc hàng ngày của hàng chục ngàn người hừng hực đứng lên trên đường phố Cairo chan hòa ánh nắng để làm cuộc cách mạng Dân Chủ, ghé mắt nhìn tựa đề tờ báo…liên tưởng đến cảnh những người thanh niên, thiếu nữ đằng sau bờ tường, trong những lùm cây, hằng đêm hùng hục ưỡn người trong bóng tối làm cuộc cách mạng ….Tình Dục ở Việt Nam. Ừ nhỉ! Hóa ra ở Việt Nam ta cũng có một cuộc cách mạng đang diễn ra!
“Ăn và Chơi” (Panem et Circenses), câu nói châm biếm đầy thực tính của hơn 2.000 năm trước ám chỉ sự tha hóa của dân La Mã được biến thành chính sách trị nưóc của nhiều triều đại, chế độ trong qúa khứ(28) và vẫn còn giá trị trong hiện tại. Thật vậy! Khi con người ta chưa bị dồn vào đường cùng và còn có thể vật lộn hàng ngày với cuộc sống để kiếm cơm, áo, gạo, tiền thì vẫn còn chút hy vọng để bám víu. Ai có thể cấm người con gái với chút nhan sắc và tuổi thanh xuân không được quyền mơ một gã Việt kiều, một tên Hàn Quốc hay một lão Ba Tầu để thoát khỏi vũng lẩy tăm tối? Nỗi buồn về thân phận có thể tạm quên bằng cơn say trong các quán bia ôm. Bất mãn về cuộc sống đã có các nàng kiều nữ để giải tỏa. Cứ như thế người dân tìm lối thoát bằng cách tự lừa dối chính mình và trốn chạy.
Tội ác cần bóng tối để che giấu. Độc tài cần dối trá để tồn tại. Hãy tự khơi ngọn lửa của vô úy trong mỗi trái tim và mở cánh cửa tỉnh thức trong mỗi khối óc. Hãy đập vỡ khối đá nghiệt ngã có tên là độc tài đang đè nặng bằng hai bàn tay của Trí Tuệ và Dũng Cảm. Kỷ nguyên của tin học giúp con người mở rộng tầm nhìn. Một đoạn băng thâu lại lời hoạnh họe của công an, vài tấm hình, một đoạn phim về sự đàn áp, hối lộ của cảnh sát vừa dễ thực hiện, vừa tiện phổ biến và vừa có sức mạnh tương đương với bao bài viết. Hãy tận dụng tối đa khả năng và công dụng của các phương tiện như điện thoại cầm tay, youtube, faceboek, blogs, twitter để phổ biến tin tức, phim ảnh và sự thật. Có trận hỏa hoạn nào không bắt đầu từ những đốm lửa? Hãy bắt đầu Việc Lớn bằng những hành động nhỏ. Đừng để khát vọng về một cuộc Cách Mạng Dân Tộc-Dân Chủ ở Việt Nam mãi mãi chỉ là một giấc mơ mà hãy cùng nhau thực hiện ước vọng ấy.
Đa tạ SCB đã chia sẻ nhận định và đóng góp để bài viết có nội dung như trên.
Viết trong mùa tang lần thứ 27 của anh Trần Văn Bá như một nén nhang cho người nằm xuống.
14/01/2012
© DCVOnline
“Ăn và Chơi” (Panem et Circenses), câu nói châm biếm đầy thực tính của hơn 2.000 năm trước ám chỉ sự tha hóa của dân La Mã được biến thành chính sách trị nưóc của nhiều triều đại, chế độ trong qúa khứ(28) và vẫn còn giá trị trong hiện tại. Thật vậy! Khi con người ta chưa bị dồn vào đường cùng và còn có thể vật lộn hàng ngày với cuộc sống để kiếm cơm, áo, gạo, tiền thì vẫn còn chút hy vọng để bám víu. Ai có thể cấm người con gái với chút nhan sắc và tuổi thanh xuân không được quyền mơ một gã Việt kiều, một tên Hàn Quốc hay một lão Ba Tầu để thoát khỏi vũng lẩy tăm tối? Nỗi buồn về thân phận có thể tạm quên bằng cơn say trong các quán bia ôm. Bất mãn về cuộc sống đã có các nàng kiều nữ để giải tỏa. Cứ như thế người dân tìm lối thoát bằng cách tự lừa dối chính mình và trốn chạy.
Tội ác cần bóng tối để che giấu. Độc tài cần dối trá để tồn tại. Hãy tự khơi ngọn lửa của vô úy trong mỗi trái tim và mở cánh cửa tỉnh thức trong mỗi khối óc. Hãy đập vỡ khối đá nghiệt ngã có tên là độc tài đang đè nặng bằng hai bàn tay của Trí Tuệ và Dũng Cảm. Kỷ nguyên của tin học giúp con người mở rộng tầm nhìn. Một đoạn băng thâu lại lời hoạnh họe của công an, vài tấm hình, một đoạn phim về sự đàn áp, hối lộ của cảnh sát vừa dễ thực hiện, vừa tiện phổ biến và vừa có sức mạnh tương đương với bao bài viết. Hãy tận dụng tối đa khả năng và công dụng của các phương tiện như điện thoại cầm tay, youtube, faceboek, blogs, twitter để phổ biến tin tức, phim ảnh và sự thật. Có trận hỏa hoạn nào không bắt đầu từ những đốm lửa? Hãy bắt đầu Việc Lớn bằng những hành động nhỏ. Đừng để khát vọng về một cuộc Cách Mạng Dân Tộc-Dân Chủ ở Việt Nam mãi mãi chỉ là một giấc mơ mà hãy cùng nhau thực hiện ước vọng ấy.
Đa tạ SCB đã chia sẻ nhận định và đóng góp để bài viết có nội dung như trên.
Viết trong mùa tang lần thứ 27 của anh Trần Văn Bá như một nén nhang cho người nằm xuống.
14/01/2012
© DCVOnline
DCVOnline biên tập và minh hoạ. Chú thích của tác giả.
(1) The New York Times, Slap to a Man’s Pride Set Off Tumult in Tunisia by Kareem Fahim, Published: January 21, 2011
(2) Washington Post Foreign Service, January 17, 18 and 20, 2011 and The Jerusalempost January 25, 2011.
(3) Fox News Channel thuộc tập đoàn News Corporation một trong những công ty truyền thông quốc tế lớn nhất thế giới, sở hữu chủ của nhiều tờ báo, tạp chí, đài truyền hình, công ty phim ảnh tại Anh, Mỹ và Úc. Người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn là Rupert Murdoch. Nhân vật có khuynh hướng và quan niệm bảo thủ được CNN Money xếp hạng 2 (chỉ sau Steve Jobs/Apple) trong 25 nhân vật quyền lực nhất thể giới trong lãnh vực thương trường => http://money.cnn.com/magazines/fortune/power25/2007/. Khả năng đặc biệt của Rupert Murdoch là biến những tờ báo đang đi xuống trở thành tờ báo được nhiều người thích đọc, bằng cách mở những mục đặc biệt gồm hình ảnh phụ nữ khỏa thân, tai nạn máu me, bạo lực (để hiểu tại sao câu “If it bleeds, it leads = càng có máu, càng ăn khách” - là câu phổ thông trong giới ký giả), cùng những tiết lộ “động trời” về “sự nghiệp ái/ngoại tình” lẩm cẩm của giới nghệ sĩ. Sự kiện Ruppert Murdoch phải đình bản tờ News of the World, tờ báo lâu đời nhất của Anh quốc với lịch sử 168 năm, vì những thủ đoạn lấy tin, dựng tin bằng cách nghe lén bị phanh phui bởi Scotland Yard tạo chấn động dư luận tại Anh, tự nó đã đủ nói lên tất cả. Câu hỏi còn lại: Nên trách Ruppert Murdoch hay trách độc giả đây?
(4) Het zijn net mensen, beelden uit het Midden-Oosten, Joris Luyendijk (Họ cũng giống như người, những hình ảnh từ Trung Đông – pag. 13 – trang 13, xuất bản lần đầu vào tháng 6 nẳm 2006, tái bản lần thứ 19 vào tháng 1 năm 2008 (1e druk juni 2006 – 19e druk - jannuari 2008) Qua màn hình CNN chúng ta thấy những khuôn mặt xúc động, vui mừng của người dân Iraq, dùng giầy đập vào mặt pho tượng, miệng thốt lên câu “Thank you mister Bus” trong lúc người thực hiện chương trình tuyên bố “đây là phút lịch sử”. Nhưng từ một góc cạnh khác Al Jazeera cho thấy hình ảnh lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phủ lá cờ Hoa Kỳ lên bức tượng lưng chừng gẫy đổ, rồi lại cất đi và hình ảnh người reo hò, vui mừng, được chiếu từ một khoảng cách xa đủ để thấy “đám đông” thật thưa thớt và hầu hết đều chỉ đứng từ xa để nhìn.
(5) http://nos.nl/artikel/209553-waarom-mohammed-zichzelf-in-brand-stak.html. .Truy cập ngày 14/01/2012.
http://nos.nl/video/213027-tunesische-familie-over-zelfverbranding-zoon.html. .Truy cập ngày 14/01/2012. Trong bài phóng sự đăng ngày 6 tháng 1 năm 2011 – phóng viên đài truyền hình NOS viết rằng Mohammed Bouazizi tốt nghiệp đại học và vì không tìm được công việc nên đã phải đi bán rong – chi tiết này được lập lại trong phóng sự truyền hình chiếu ngày 20 tháng 1 năm 2011. Theo bản tin đăng trên báo The New York Times ngày 22 tháng 1 năm 2011 với tựa đề “Slap to a Man’s Pride Set Off Tumult in Tunisia - Cái tát vào danh dự người đàn ông gây nên biến động ở Tunisia” của tác giả Kareem Fahim thì Mohammed Bouazizi chưa hề đặt chân vào ngưỡng cửa đại học. – Nguyên nhân nào dẫn đến sự lầm lẫn này?Phải chăng hiện tượng sùng bái trí thức vẫn còn tồn tại ở một dân tộc nổi tiếng bình dân bạt mạng này?(thắc mắc riêng của người viết).
(6) The New York Times, This Is Just the Start by Thomas L. Friedman, Published: March 1, 2011.
(7) The New York Times, Ex-General Who Ruled South Vietnam Dies, Published: July 23, 2011 – Theo tờ NY Times ông Kỳ gặp bà vợ thứ ba ở Thái Lan
trong thời gian sống tạm ở đó. Hãy hỏi ông Võ Văn Ẩn hoặc ông Lý Tống và nhiều người khác sống ở New Orleans để biết sự thật thế nào.
(8) http://www.america.gov/st/texttrans-english/2011/January/20110111171532su0.726681.html.Truy cập ngày 14/01/2012.
(9) http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-12195025. Truy cập ngày 14/01/2012.
(10) http://af.reuters.com/article/topNews/idAFJOE70O0KF20110125. Truy cập ngày 14/01/2012.
(11) Washington Post, Egypt’s Unstable Regime, January 25, 2011.
(12) http://www.cbsnews.com/8301-503544_162-20030108-503544.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(13) http://www.bbc.co.uk/news/world-us-canada-12374753. Truy cập ngày 14/01/2012.
(14) The New York Times, West Backs Gradual Egyptian, Published: February 5, 2011
(15) http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2011/01/24/97001-20110124FILWWW00482-tunisie-sarkozy-defend-alliot-marie.php và
http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2011/01/30/97001-20110130FILWWW00052-tunisie-mam-n-a-pas-pense-demissionner.php. Truy cập ngày 14/01/2012.
(16) http://www.radio1.nl/contents/25344-de-opstand-in-egypte-arabist-fred-leemhuis-europarlementari-r-hans-van-baalen-en-amerika-deskundige-maarten-van-rossem. Truy cập ngày 14/01/2012.
(17) http://nos.nl/audio/221872-het-oog-wat-doet-hans-van-baalen-in-cairo.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(18) http://nos.nl/audio/215296-oog-studiogesprek-over-de-situatie-in-egypte.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(19) Arab Human Development Report 2002 là một công trình nghiên cứu độc lập với sự đóng góp của nhiều học giả trong khối Ả Rập và được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Được xem như bản báo cáo quy mô, khoa học nhất về tình hình Ả Rập từ xưa đến nay. Ngay từ đầu bản báo cáo này được đón nhận nồng nhiệt, được đánh giá là một công trình nghiên cứu tầm vóc thế giới và năm 2003 được giải Prins Claus (tên của người chồng, đã qua đời, của bà Nữ hoàng Hòa Lan hiện nay), giải thưởng dành cho công trình đóng góp văn hóa và phát triển xuất sắc tại quốc gia thuộc Á, Phi châu, Nam Mỹ và quần đảo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Số liệu dẫn chứng từ các trang 2, 3, 27, 44-45, 51-52, 66.
(20) Sohne und Weltmacht, Terro im Aufstieg und Fall der Nationen (Những người con trai và quyền lực thế giới, khủng bố trong sự hình thành và sụp đổ của một quốc gia) – 2003 Orell Fussli Verlag AG – This translation 2008 Nieuw Amsterdam Uitgevers – pag. 12-13 và 132 (sách xuất bản lần đầu năm 2003 và cập nhật hóa vào tháng 12 năm 2007)
(21) Het zijn net mensen, beelden uit het Midden-Oosten, Joris Luyendijk (Họ cũng giống như người, những hình ảnh từ Trung Đông – trang 91-92, xuất bản lần đầu vào tháng 6 nẳm 2006, tái bản lần thứ 19 vào tháng 1 năm 2008 (1e druk juni 2006 – 19e druk - jannuari 2008). Tác giả từng sống nhiều năm ở Bắc Phi và làm việc cho những cơ quan thông tin có uy tín nhất ở Hòa Lan, được giải thưởng Golden Pen dành cho ký giả. Hiện nay ông là cộng tác viên của tờ Guardian tại Anh.
(22) Arap Human Development Report 2009. Số liệu dẫn từ các trang 103, 108-109, 111, 132, 194-209. Theo tờ Guardian, số ra ngày 17 tháng 2 năm 2011, ký giả Duncan Green cho biết 2/3 dân số Ai Cập trẻ hơn 30 tuổi (thời kỳ trai trẻ, sung mãn và thích hợp nhất để làm cách mạng), mỗi năm chỉ có 200.000 công việc cho 700.000 sinh viên tốt nghiệp.
(23) http://nos.nl/artikel/216362-vn-verwacht-stijging-voedselprijzen.html. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đầu tháng 2 năm 2011 báo động về tình trạng giá tăng vọt suốt 7 tháng liên tục và từ năm 1990 cho đến nay, chưa bao giờ giá dầu, đường và lúa mì cao như vậy. Truy cập ngày 14/01/2012.
(24) Sohne und Weltmacht, Terro im Aufstieg und Fall der Nationen (Những người con trai và quyền lực thế giới, khủng bố trong sự hình thành và sụp đổ của một quốc gia) – 2003 Orell Fussli Verlag AG – This translation 2008 Nieuw Amsterdam Uitgevers – pag. 71 (sách xuất bản lần đầu năm 2003 và cập nhật hóa vào tháng 12/2007)
(25) https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(26) Trưóc khi bức tường Berlin sụp đổ, tại những khu tập thể của hàng chục ngàn dân “xuất khâu lao động” được gởi sang các quốc gia Cộng Sản Đông Âu, cuộc “cách mạng tình dục” được thực hiện dưới đủ mọi hình thức. Vì công ăn, việc làm, vì dư luận vì ảnh hưởng và tương lai, phá thai là một hiện tượng phổ biến. Có những cô gái phá thai nhiều đến độ mất hẳn khả năng sinh sản. Sự kiện này không phải đọc qua sách vở, báo chí mà chứng kiến và nghe chính người trong cuộc kể lại. Từng học hỏi, thực tập và rút tỉa kinh nghiệm trong một quy mô rộng lớn như thế, hơn 20 năm sau, bài học cũ được áp dụng lại ở những khu tập thể dành cho công nhân là điều không ai ngạc nhiên. Cái gọi là cuộc cách mạng tình dục……thật ra đã bắt đầu từ hơn 20 năm trước!
(27) NRC Handelsblad – Vrijdag 4 februari 2011 – Liefde ontbreekt op bruidsmarkt Viet Nam (thứ sáu ngày 4 tháng 2 năm 2011 – Không có tình yêu ở chợ Cô Dâu) Donderdag 10 februari 2011 – Welvaart leidt tot seksuele revolutie in de heilstaat, Door Elske Schouten (thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011 - Thịnh vượng dẫn đến cách mạng tình dục ở một chế độ không tưởng – do Elske Schouten)
(28) La Mã nổi tiếng với Giác Đấu trường (Colosseum) là việc của qúa khứ. Trong lịch sử cận đại Pháp độc quyền bán thuốc phiện ở Việt Nam, Hòa Lan làm tương tự như thế ở Nam Dương và Anh áp dụng ở Trung Hoa. Có gì mâu thuẫn giữa thực tế và chủ trương “đem ánh sáng khai hóa và tinh thần bác ái của tôn giáo” đến cho người dân thuộc địa? Đừng thắc mắc gì cả! Đau khổ trong cuộc sống hiện tại đã có rượu và thuốc phiện - đời sống tinh thần, nhất là sau khi chết đã có tôn giáo. Mẫu quốc và chính quyền bảo hộ lo lắng cả phẩn hồn lẫn phần xác như thế chu đáo đấy chứ?
(1) The New York Times, Slap to a Man’s Pride Set Off Tumult in Tunisia by Kareem Fahim, Published: January 21, 2011
(2) Washington Post Foreign Service, January 17, 18 and 20, 2011 and The Jerusalempost January 25, 2011.
(3) Fox News Channel thuộc tập đoàn News Corporation một trong những công ty truyền thông quốc tế lớn nhất thế giới, sở hữu chủ của nhiều tờ báo, tạp chí, đài truyền hình, công ty phim ảnh tại Anh, Mỹ và Úc. Người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn là Rupert Murdoch. Nhân vật có khuynh hướng và quan niệm bảo thủ được CNN Money xếp hạng 2 (chỉ sau Steve Jobs/Apple) trong 25 nhân vật quyền lực nhất thể giới trong lãnh vực thương trường => http://money.cnn.com/magazines/fortune/power25/2007/. Khả năng đặc biệt của Rupert Murdoch là biến những tờ báo đang đi xuống trở thành tờ báo được nhiều người thích đọc, bằng cách mở những mục đặc biệt gồm hình ảnh phụ nữ khỏa thân, tai nạn máu me, bạo lực (để hiểu tại sao câu “If it bleeds, it leads = càng có máu, càng ăn khách” - là câu phổ thông trong giới ký giả), cùng những tiết lộ “động trời” về “sự nghiệp ái/ngoại tình” lẩm cẩm của giới nghệ sĩ. Sự kiện Ruppert Murdoch phải đình bản tờ News of the World, tờ báo lâu đời nhất của Anh quốc với lịch sử 168 năm, vì những thủ đoạn lấy tin, dựng tin bằng cách nghe lén bị phanh phui bởi Scotland Yard tạo chấn động dư luận tại Anh, tự nó đã đủ nói lên tất cả. Câu hỏi còn lại: Nên trách Ruppert Murdoch hay trách độc giả đây?
(4) Het zijn net mensen, beelden uit het Midden-Oosten, Joris Luyendijk (Họ cũng giống như người, những hình ảnh từ Trung Đông – pag. 13 – trang 13, xuất bản lần đầu vào tháng 6 nẳm 2006, tái bản lần thứ 19 vào tháng 1 năm 2008 (1e druk juni 2006 – 19e druk - jannuari 2008) Qua màn hình CNN chúng ta thấy những khuôn mặt xúc động, vui mừng của người dân Iraq, dùng giầy đập vào mặt pho tượng, miệng thốt lên câu “Thank you mister Bus” trong lúc người thực hiện chương trình tuyên bố “đây là phút lịch sử”. Nhưng từ một góc cạnh khác Al Jazeera cho thấy hình ảnh lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phủ lá cờ Hoa Kỳ lên bức tượng lưng chừng gẫy đổ, rồi lại cất đi và hình ảnh người reo hò, vui mừng, được chiếu từ một khoảng cách xa đủ để thấy “đám đông” thật thưa thớt và hầu hết đều chỉ đứng từ xa để nhìn.
(5) http://nos.nl/artikel/209553-waarom-mohammed-zichzelf-in-brand-stak.html. .Truy cập ngày 14/01/2012.
http://nos.nl/video/213027-tunesische-familie-over-zelfverbranding-zoon.html. .Truy cập ngày 14/01/2012. Trong bài phóng sự đăng ngày 6 tháng 1 năm 2011 – phóng viên đài truyền hình NOS viết rằng Mohammed Bouazizi tốt nghiệp đại học và vì không tìm được công việc nên đã phải đi bán rong – chi tiết này được lập lại trong phóng sự truyền hình chiếu ngày 20 tháng 1 năm 2011. Theo bản tin đăng trên báo The New York Times ngày 22 tháng 1 năm 2011 với tựa đề “Slap to a Man’s Pride Set Off Tumult in Tunisia - Cái tát vào danh dự người đàn ông gây nên biến động ở Tunisia” của tác giả Kareem Fahim thì Mohammed Bouazizi chưa hề đặt chân vào ngưỡng cửa đại học. – Nguyên nhân nào dẫn đến sự lầm lẫn này?Phải chăng hiện tượng sùng bái trí thức vẫn còn tồn tại ở một dân tộc nổi tiếng bình dân bạt mạng này?(thắc mắc riêng của người viết).
(6) The New York Times, This Is Just the Start by Thomas L. Friedman, Published: March 1, 2011.
(7) The New York Times, Ex-General Who Ruled South Vietnam Dies, Published: July 23, 2011 – Theo tờ NY Times ông Kỳ gặp bà vợ thứ ba ở Thái Lan
trong thời gian sống tạm ở đó. Hãy hỏi ông Võ Văn Ẩn hoặc ông Lý Tống và nhiều người khác sống ở New Orleans để biết sự thật thế nào.
(8) http://www.america.gov/st/texttrans-english/2011/January/20110111171532su0.726681.html.Truy cập ngày 14/01/2012.
(9) http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-12195025. Truy cập ngày 14/01/2012.
(10) http://af.reuters.com/article/topNews/idAFJOE70O0KF20110125. Truy cập ngày 14/01/2012.
(11) Washington Post, Egypt’s Unstable Regime, January 25, 2011.
(12) http://www.cbsnews.com/8301-503544_162-20030108-503544.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(13) http://www.bbc.co.uk/news/world-us-canada-12374753. Truy cập ngày 14/01/2012.
(14) The New York Times, West Backs Gradual Egyptian, Published: February 5, 2011
(15) http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2011/01/24/97001-20110124FILWWW00482-tunisie-sarkozy-defend-alliot-marie.php và
http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2011/01/30/97001-20110130FILWWW00052-tunisie-mam-n-a-pas-pense-demissionner.php. Truy cập ngày 14/01/2012.
(16) http://www.radio1.nl/contents/25344-de-opstand-in-egypte-arabist-fred-leemhuis-europarlementari-r-hans-van-baalen-en-amerika-deskundige-maarten-van-rossem. Truy cập ngày 14/01/2012.
(17) http://nos.nl/audio/221872-het-oog-wat-doet-hans-van-baalen-in-cairo.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(18) http://nos.nl/audio/215296-oog-studiogesprek-over-de-situatie-in-egypte.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(19) Arab Human Development Report 2002 là một công trình nghiên cứu độc lập với sự đóng góp của nhiều học giả trong khối Ả Rập và được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Được xem như bản báo cáo quy mô, khoa học nhất về tình hình Ả Rập từ xưa đến nay. Ngay từ đầu bản báo cáo này được đón nhận nồng nhiệt, được đánh giá là một công trình nghiên cứu tầm vóc thế giới và năm 2003 được giải Prins Claus (tên của người chồng, đã qua đời, của bà Nữ hoàng Hòa Lan hiện nay), giải thưởng dành cho công trình đóng góp văn hóa và phát triển xuất sắc tại quốc gia thuộc Á, Phi châu, Nam Mỹ và quần đảo thuộc Châu Mỹ La Tinh. Số liệu dẫn chứng từ các trang 2, 3, 27, 44-45, 51-52, 66.
(20) Sohne und Weltmacht, Terro im Aufstieg und Fall der Nationen (Những người con trai và quyền lực thế giới, khủng bố trong sự hình thành và sụp đổ của một quốc gia) – 2003 Orell Fussli Verlag AG – This translation 2008 Nieuw Amsterdam Uitgevers – pag. 12-13 và 132 (sách xuất bản lần đầu năm 2003 và cập nhật hóa vào tháng 12 năm 2007)
(21) Het zijn net mensen, beelden uit het Midden-Oosten, Joris Luyendijk (Họ cũng giống như người, những hình ảnh từ Trung Đông – trang 91-92, xuất bản lần đầu vào tháng 6 nẳm 2006, tái bản lần thứ 19 vào tháng 1 năm 2008 (1e druk juni 2006 – 19e druk - jannuari 2008). Tác giả từng sống nhiều năm ở Bắc Phi và làm việc cho những cơ quan thông tin có uy tín nhất ở Hòa Lan, được giải thưởng Golden Pen dành cho ký giả. Hiện nay ông là cộng tác viên của tờ Guardian tại Anh.
(22) Arap Human Development Report 2009. Số liệu dẫn từ các trang 103, 108-109, 111, 132, 194-209. Theo tờ Guardian, số ra ngày 17 tháng 2 năm 2011, ký giả Duncan Green cho biết 2/3 dân số Ai Cập trẻ hơn 30 tuổi (thời kỳ trai trẻ, sung mãn và thích hợp nhất để làm cách mạng), mỗi năm chỉ có 200.000 công việc cho 700.000 sinh viên tốt nghiệp.
(23) http://nos.nl/artikel/216362-vn-verwacht-stijging-voedselprijzen.html. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đầu tháng 2 năm 2011 báo động về tình trạng giá tăng vọt suốt 7 tháng liên tục và từ năm 1990 cho đến nay, chưa bao giờ giá dầu, đường và lúa mì cao như vậy. Truy cập ngày 14/01/2012.
(24) Sohne und Weltmacht, Terro im Aufstieg und Fall der Nationen (Những người con trai và quyền lực thế giới, khủng bố trong sự hình thành và sụp đổ của một quốc gia) – 2003 Orell Fussli Verlag AG – This translation 2008 Nieuw Amsterdam Uitgevers – pag. 71 (sách xuất bản lần đầu năm 2003 và cập nhật hóa vào tháng 12/2007)
(25) https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html. Truy cập ngày 14/01/2012.
(26) Trưóc khi bức tường Berlin sụp đổ, tại những khu tập thể của hàng chục ngàn dân “xuất khâu lao động” được gởi sang các quốc gia Cộng Sản Đông Âu, cuộc “cách mạng tình dục” được thực hiện dưới đủ mọi hình thức. Vì công ăn, việc làm, vì dư luận vì ảnh hưởng và tương lai, phá thai là một hiện tượng phổ biến. Có những cô gái phá thai nhiều đến độ mất hẳn khả năng sinh sản. Sự kiện này không phải đọc qua sách vở, báo chí mà chứng kiến và nghe chính người trong cuộc kể lại. Từng học hỏi, thực tập và rút tỉa kinh nghiệm trong một quy mô rộng lớn như thế, hơn 20 năm sau, bài học cũ được áp dụng lại ở những khu tập thể dành cho công nhân là điều không ai ngạc nhiên. Cái gọi là cuộc cách mạng tình dục……thật ra đã bắt đầu từ hơn 20 năm trước!
(27) NRC Handelsblad – Vrijdag 4 februari 2011 – Liefde ontbreekt op bruidsmarkt Viet Nam (thứ sáu ngày 4 tháng 2 năm 2011 – Không có tình yêu ở chợ Cô Dâu) Donderdag 10 februari 2011 – Welvaart leidt tot seksuele revolutie in de heilstaat, Door Elske Schouten (thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011 - Thịnh vượng dẫn đến cách mạng tình dục ở một chế độ không tưởng – do Elske Schouten)
(28) La Mã nổi tiếng với Giác Đấu trường (Colosseum) là việc của qúa khứ. Trong lịch sử cận đại Pháp độc quyền bán thuốc phiện ở Việt Nam, Hòa Lan làm tương tự như thế ở Nam Dương và Anh áp dụng ở Trung Hoa. Có gì mâu thuẫn giữa thực tế và chủ trương “đem ánh sáng khai hóa và tinh thần bác ái của tôn giáo” đến cho người dân thuộc địa? Đừng thắc mắc gì cả! Đau khổ trong cuộc sống hiện tại đã có rượu và thuốc phiện - đời sống tinh thần, nhất là sau khi chết đã có tôn giáo. Mẫu quốc và chính quyền bảo hộ lo lắng cả phẩn hồn lẫn phần xác như thế chu đáo đấy chứ?
.
.
.
No comments:
Post a Comment