Wednesday, January 11, 2012

LIÊN MINH CHÂU ÂU CẦN THỨC ĐẨY VIỆT NAM TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN (Human Rights Watch)




Cuộc đối thoại được hoạch định vào ngày 12 tháng Giêng tại Hà Nội

Human Rights Watch
January 11, 2012

(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong bản khuyến nghị, rằng Liên minh Châu Âu (EU) cần gây sức ép để Việt Nam thả hết tù nhân chính trị và đưa ra những cải thiện cụ thể về tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo trong cuộc đối thoại tại Hà Nội vào ngày 12 tháng Giêng năm 2012.

Trong năm 2011, có ít nhất 33 blogger và nhà vận động nhân quyền bị kết án hình sự vì đã bày tỏ chính kiến và niềm tin tôn giáo của mình. Có ít nhất 27 nhà vận động khác cũng bị  chính quyền Việt Nam bắt giữ đang chờ điều tra/xét xử. Ngoài ra, có hai blogger – Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) – đang bị giam giữ từ năm 2010 chưa xét xử. Một nhà vận động quyền lợi đất đai, Bùi Thị Minh Hằng, bị đưa vào cơ sở giáo dục hai năm không qua xét xử vì đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ tháng Sáu đến tháng Tám.

Trong bản góp ý  dài 15 trang, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị EU cần thúc đẩy chính quyền Việt Nam cải thiện bốn lĩnh vực chủ chốt:
- tôn trọng quyền tự do ngôn luận và lập hội, và phóng thích những người bất đồng chính kiến bị giam giữ vì đã thực thi các quyền tự do nói trên;
- tôn trọng quyền tự do thi hành tín ngưỡng;
- giải quyết nạn công an và cán bộ lạm dụng trại viên trong các trung tâm quản chế và trừng phạt các hành vi lạm dụng đó;
- và chấm dứt cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện, trại cải tạo, và trung tâm quản lý người lao động tình dục và người vô gia cư.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói : “Giới ngoại giao Việt Nam thích quảng cáo với các đối tác nước ngoài về sự tôn trọng pháp trị ở đất nước mình, nhưng một hệ thống tư pháp lăm lăm bỏ tù những người phản kháng ôn hòa thể hiện điều ngược lại với những cam kết rỗng tuếch của chính quyền. Giới chức EU cần sử dụng vòng đối thoại để yêu cầu chính quyền Việt Nam cũng tôn trọng những cam kết về nhân quyền theo công pháp quốc tế, tương ứng với các điều khoản về viện trợ và thương mại quốc tế họ mong nhận được.”

Sau khi ký kết Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác mới vào năm 2010, EU và Việt Nam nhất trí tiến hành đối thoại về nhân quyền mỗi năm một lần, tổ chức luân phiên ở Brussels và Hà Nội. Vòng đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng năm 2012 tại Hà Nội.

EU cần yêu cầu phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe để họ được chữa bệnh chu đáo, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

Trong tháng Bảy và tháng Chín năm 2011, có ít nhất hai tù nhân chính trị - Nguyễn Văn Trại và Trương Văn Sương, bị chết trong trại giam.

EU cần bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình sức khỏe của một số người đang bị giam giữ vì lý do chính trị. Ví dụ, nhà thơ đồng thời là nhà vận động chống tham nhũng Nguyễn Hữu Cầu, 65 tuổi, đã bị cầm tù tổng cộng 34 năm kể từ năm 1975 – từ 1975 đến 1980 trong trại cải tạo và từ năm 1982 đến nay vì đã phát hiện, công bố những hành vi tham nhũng của các quan chức địa phương. Ông đã bị mất gần hết thị lực và hầu như điếc hoàn toàn. Nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo Mai Thị Dung, 42 tuổi, đang thụ án 11 năm tù vì vận động cho Phật giáo Hòa Hảo, đang bị ốm nặng, hai chân bị liệt và mắc bệnh tim và sỏi mật, theo lời các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo vào thăm bà năm 2010.

Ông Robertson nói : “Cả hai người, Nguyễn Hữu Cầu và Mai Thị Dung, cần được thả ngay lập tức để họ được chữa bệnh chu đáo. EU cần hỏi xem chính quyền Việt Nam sợ điều gì ở những tù nhân ốm đau nặng này, và tại sao họ chưa dám thực hiện cử chỉ nhân đạo là cho tại ngoại chữa bệnh.”

Một số tù nhân chính trị khác cũng gặp vấn đề khó khăn về sức khỏe, trong đó có Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, Nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía và người bênh vực quyền lợi người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh. Cả ba đều bị kết các mức án tù nặng chỉ vì đã ôn hòa thực thi các quyền con người của mình.

Cùng với yêu cầu phóng thích ngay lập tức những người bị giam giữ vì lý do chính trị, EU cần vận động Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Việt Nam cần phải chấm dứt tệ bạo hành của cán bộ trại giam và cưỡng bức lao động trong các trung tâm cai nghiện và trung tâm quản lý người lao động tình dục.

Ông Robertson nói: “Những nghiên cứu mới đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho thấy hạt điều và một số hàng hóa khác được sản xuất bằng sức lao động của những người bị ép buộc trong các trại cai nghiện rồi xuất khẩu. EU nên vận động Việt Nam áp dụng một mô hình khác, nhân đạo và dựa vào thực chứng hơn trong cai nghiện, và đảm bảo rằng không một mặt hàng nào mang tì vết cưỡng bức lao động được nhập khẩu vào thị trường chung châu Âu.” 

------------------------------


Dialogue Planned for January 12 in Hanoi

Human Rights Watch
January 11, 2012

(New York) – The European Union should press Vietnam to release all political prisoners and to carry out concrete improvements in freedom of expression, assembly, association, and religion during a dialogue in Hanoi on January 12, 2012, Human Rights Watch said today in a memo to the EU.

During 2011, at least 33 peaceful bloggers and rights activists were convicted of crimes for expressing their political and religious beliefs. The authorities arrested at least 27 other rights activists pending investigation and/or trial. In addition, two bloggers – Nguyen Van Hai (a.k.a. Dieu Cay) and Phan Thanh Hai (a.k.a. Anhbasg) – have been held without trial since 2010. A land rights activist, Bui Thi Minh Hang, was sent to an education camp for two years of administrative detention without trial for participating in peaceful protests in Hanoi and Ho Chi Minh City that took place between June and August.

In the 13-page memo, Human Rights Watch said the EU should press the Vietnamese government for progress in four key areas: respecting freedom of speech and association and releasing dissidents detained for exercising those rights; respecting the right to practice religion freely; addressing abuse by police and officials in detention centers and ending impunity for such abuse; and halting forced labor in drug rehabilitation centers, re-education centers, and centers for sex workers and homeless people.

“Vietnam’s diplomats like to tout the country’s respect for rule of law to foreign partners,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “But a justice system that imprisons people who protest peacefully contradicts the government’s empty assurances. EU officials should use the dialogue to demand the same respect for international legal commitments to human rights that they expect for the provisions of international trade and aid agreements.”

Following the conclusion of a new Partnership and Cooperation Agreement in 2010, the EU and Vietnam agreed to conduct an annual human rights dialogue that will alternate between Brussels and Hanoi. The first round of the dialogue will take place on January 12, 2012, in Hanoi.

The EU should call for the immediate release of all political prisoners facing serious health problems so that they can receive proper medical treatment, Human Rights Watch said. In July and September, 2011, at least two political prisoners – Nguyen Van Trai and Truong Van Suong – died in jail.

The EU should raise grave concerns about the health of a number of current prisoners. For example, the poet and anti-corruption campaigner Nguyen Huu Cau, 65, has served a total of 34 years in prison since 1975 – from 1975-1980 in a re-education camp and from 1982 until the present for exposing corruption of local authorities. He has lost most of his vision and is almost completely deaf. Hoa Hao activistMai Thi Dung, 42, serving an 11-year prison term for advocating Hoa Hao Buddhism, is gravely ill, with both feet paralyzed, and is suffering from heart disease and gallstones, said Hoa Hao Buddhist activists who visited her in 2010.

“Both Nguyen Huu Cau and Mai Thi Dung should be immediately released so they can receive proper medical treatment,” Robertson said. “The EU should ask the Vietnam authorities what they have to fear from severely ill prisoners and why they can’t afford to make the humanitarian gesture of medical parole.”

Some other political prisoners facing difficult health conditions include the Catholic activist Nguyen Van Ly, the Hoa Hao Buddhist campaigner Nguyen Van Lia, and the labor advocate Do Thi Minh Hanh. All three are serving long prison terms for peacefully exercising their rights.

In addition to asking for the immediate release of political prisoners and detainees, the EU should urge Vietnam to honor its commitment to freedom of speech, association, and religion, Human Rights Watch said. The country should also end brutality by prison officials and forced labor practices in drug rehabilitationcenters and centers for sex workers.

“Recent research by Human Rights Watch found cashews and other goods being produced by forced labor in drug detention centers and then exported,” Robertson said. “The EU should advocate a different, more humane and evidence-based model for rehabilitation and ensure that no goods tainted by forced labor are imported into the Community.”
.
.
.

No comments: