Unknown, thành viên X-Café
Sun, 01/15/2012 - 00:52
Vào tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất nước Mỹ (kể từ thời kỳ Đại Khủng Hoảng năm 1930) bắt đầu xảy ra, đến nay đã hơn 3 năm. Qua những thông tin do hệ thống truyền thông (báo chí, TV...) truyền tải về tình trạng nhà bị xiết nợ, tỉ lệ thất nghiệp tăng và vẫn còn ở mức khá cao, lợi tức đầu người giảm, etc... thì một số không ít những người ở bên ngoài biên giới nước Mỹ trong đầu chắc có những cảnh tượng suy sụp, cảnh người nghèo đói và vô gia cư tràn lan khắp nơi ở xứ này.
Chắc chắn, đã có những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng này, với hàng triệu người mất nhà lẫn công ăn việc làm. Tuy nhiên, nếu những ai đang sống ở xứ Mỹ thì các hiện tượng bên ngoài không cho thấy mức sụp đổ tương đồng với các con số kinh tế thống kê. Câu hỏi tôi luôn đặt ra là: liệu sự sụp đổ hay suy giảm trong chất lượng cuộc sống đang được "masked" hay che đậy bên ngoài nên chúng ta không thấy sự tương ứng (hay giảm theo tỉ lệ của sự suy giảm các chỉ số kinh tế,) hay có một điều gì khác trong nền kinh tế Mỹ đã giúp làm giảm/ngăn chặn sự sút giảm chất lượng của cuộc sống (quality of life.)
Sỡ dĩ, tôi quan sát và suy nghĩ đến hiện tượng này vì có cơ hội đi du lịch nhiều hơn khắp nơi kể từ đầu năm 2009 trong nước Mỹ. Nhìn mức tiêu xài của người dân Mỹ ở các địa điểm du lịch, thật khó mà tưởng tượng đất nước này đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Nếu so sánh các hình ảnh về cuộc Đại Khủng Hoảng từ 1930-1933 với những hàng người dài ngoằn nghèo chờ xin trợ cấp thức ăn/xin việc, thì những cảnh tượng này hầu như rất ít thấy trong thời gian đầu 2009-hiện nay.
Chắc chắn, việc tiêu thụ và tiêu xài của người dân Mỹ có sút giảm, và điều này được chứng minh khi tôi hỏi thăm những người làm việc ở những nơi mà tôi đi du lịch đến (người chạy bàn, tài xế taxi, người đồng hương tình cờ gặp qua đường.) Nhưng thú thật mà nói, nếu không đọc qua những thống kê về kinh tế, thì cách tiêu xài rộng tay (hay xa hoa) ở những nơi tôi đi qua thì nhiều người ở ngoài nước Mỹ không thể tin rằng đã và đang có một cuộc khủng hoảng rất lớn đã xảy ra. Những khách sạn 4/5 sao vẫn đầy người (cho dù giá rẻ hơn,) nhà hàng nào cũng đầy ắp người, những xe chở khách du lịch vẫn đầy ắp người ở thành phố New York...
Trở về với cuộc sống đời thường, cho dù lượng xe hơi tiêu thụ đã giảm mạnh từ mức 17 triệu chiếc/năm trong hai năm tiền khủng hoảng 2006/2007, thì số lượng xe láng cóng/còn mới vẫn chiếm đa số ở các xa lộ tiểu bang Cali. Những nhà hàng Mỹ (Sizzler, Olive Garden....) vẫn đầy ắp người vào cuối tuần. Trong 3 lần gần đây nhất (cách đây khoảng 3-4 tháng) mà gia đình tôi đến ăn ở các nhà hàng Mỹ này, thì đều phải chờ từ 45 phút đến hơn một giờ mới có bàn (ăn đồ Á Đông riết cũng ngán.)
Và mặc cho khủng hoảng kinh tế, TV màn hình to đùng (50" hay lớn hơn, plasma hay LED) vẫn bán chạy vèo vèo ở Costco, Amazon, hay Best Buy. Vào kỳ Noel vừa qua, bà xã của tôi đi du lịch ở Atlanta phải bỏ dở việc mua sắm vì không thể kiếm được chỗ đậu xe sau khi chạy lòng vòng gần 30 phút.
Hình như, mức sống và sức sống (hay các hoạt động sinh hoạt) của người dân của Mỹ bị suy siểng rất ít so với những con số tồi tệ liên quan đến suy thoái kinh tế (GDP giảm,) mức thất nghiệp tăng cao (có lúc lên trên 10%,) và tỉ lệ nhà cửa giảm giá/siết nợ tăng cao, mức lợi tức trung bình người dân đứng yên/tăng rất ít!!!
Đào sâu các chỉ số kinh tế và qua các quan sát, tôi thấy được điều này: mặc dù con số giá trị tuyệt đối GDP của cả nước Mỹ hay trên bình quân đầu người không tăng (hay tăng rất ít,) chất lượng của sản phẩm làm ra tăng rất nhiều trong thời gian 3 năm vừa qua. Ví dụ: năm 2008 một chiếc xe Camry với máy 3.5 lít với các trang bị trung bình có giá $25,000, trong năm 2011 cũng cùng với giá $25,000 người tiêu thụ có thể mua một chiếc xe Camry với máy lớn hơn (ví dụ 4.0 lít) được trang bị với các thiết bị tốt hơn (ví dụ có thêm đầu TV + DVD để xem ở ghế sau...)
Tương tự như thế, các sản phẩm điện tử như TV trong 3 năm thì cùng với giá tiền, thì các TV được mua vào năm 2011 hiện đại và tân tiến gấp đôi/ba lần so với sản phẩm được mua năm 2008.
Thêm vào đó, sự đóng góp hiệu quả của Internet đã giúp cho việc phân phối hàng hóa đã giúp giảm giá thành sản phẩm/tạo áp lực cạnh tranh từ những nhà sản xuất.
Rõ ràng, cùng một con số giá trị output ($,) nhưng chất lượng/số lượng của hàng hóa tiêu thụ trong năm 2011 tăng rất nhiều so với năm 2008. Chính sự tăng trưởng về chất lượng này, theo tôi đã giúp cho tiêu chuẩn sống của người dân nước Mỹ không bị sụt giảm tương đồng với các chỉ số kinh tế.
Nhìn ở góc độ khác, có thể nói là đồng tiền của Mỹ đã "giảm phát" chứ không "lạm phát", tức là được giá chớ không mất giá trong năm 2011 so với năm 2008.
Việc sáng tạo/áp dụng khoa học kỹ thuật,vào các phương tiện sản xuất một cách triệt để + việc tái cơ cấu/cấu trúc các công ty trong thời kỳ khủng hoảng đã giúp cho các công ty dù không tăng giá thành bán của sản phẩm, nhưng lại giảm giá thành sản xuất vì thế lợi nhuận vẫn giữ nguyên (hay thậm chí tăng trưởng.)
Việc chỉ số employment vẫn còn ở mức cao, hay số lượng người được mướn vào ở mức thấp, cũng một phần do "efficiency gain of the economy as a whole." Điều này đồng nghĩa rằng, nền kinh tế cần ít người hơn để vận hành bộ máy của nó nhưng vẫn tạo ra số lượng/sản phẩm tương đương với vài năm trước kia. Nhưng tổng giá trị sản phẩm làm ra vẫn lớn như xưa để nuôi những người bị thất nghiệp qua các chương trình trợ cấp thất nghiệp, etc...
Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất là xứ Mỹ này có mức an toàn cao cho ba nhu cầu cần thiết/văn bản nhất của con người: lương thực (thừa thãi,) nơi dung thân (giá nhà cửa đã rẻ rất nhiều so với đa số các nước còn lại trên thế giới và đất đai còn nhiều rộng rãi,) và hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông tốt, bảo đảm cho việc di chuyển cá nhân/hàng hóa hiệu quả/an toàn. Ba yếu tố này giống như "foundation" của một xã hội, và khi foundation này vững chắc thì những thứ được xây dựng trên nền tảng này cho dù bị thay đổi/đập phá đi theo nhu cầu/thay đổi của thời gian, nhưng sự vững chắc của cái "foundation" này giúp cho những "tầng lầu" mới được xây lên vững chắc và không bị lung lay hay sụp đổ!
.
.
.
No comments:
Post a Comment