Nguyễn Gia Kiểng
Thứ tư, 18 Tháng 1 2012 22:49
Tháng 12-1991, trên báo Thông Luận số 44, tôi có viết bài "Quỹ đạo của chó" (xin xem phụ lục 1), dùng tên một bài toán động học để chứng minh sự sai trái của chủ nghĩa thực tiễn và trọng lượng của nó trong văn hóa chính trị Việt Nam. Lúc đó không ai có thể ngờ rằng một năm sau, Bill Clinton, một thanh niên trốn lính với kinh nghiện chính trị sơ sài, có thể đánh bại George H. W. Bush, một anh hùng và một tổng thống tài ba, nhờ lập trường chính trị thực tiễn một cách cực đoan "chỉ làm kinh tế !" (Economy, stupid !).
Tôi vốn dị ứng từ lâu với chủ nghĩa thực tiễn trong chính trị và không thể ngờ nó có thể ngự trị trong bang giao quốc tế trong suốt hai mươi năm qua với những hậu quả nghiêm trọng như người ta ngày càng thấy.
Tôi vốn dị ứng từ lâu với chủ nghĩa thực tiễn trong chính trị và không thể ngờ nó có thể ngự trị trong bang giao quốc tế trong suốt hai mươi năm qua với những hậu quả nghiêm trọng như người ta ngày càng thấy.
Trong một bài viết cách đây hai năm ("Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama" - Thông Luận, tháng 3-2010 - xin xem phụ lục 2) tôi đã trình bày chủ nghĩa thực tiễn những sai lầm tai hại của nó cho thế giới, bạn đọc nào muốn có thể xem lại. Ở đây chỉ xin tóm lược một vài nét chính:
Không nên lẫn lộn chủ nghĩa thực tiễn (realism) tiễn với chủ nghĩa phúc lợi (utilitarialism), một phương thức đánh giá hành động, đặc biệt là hành động chính trị, theo tiêu chuẩn hành động đúng là hành động đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người. Hay với chủ nghĩa thực dụng (pragmatism), một phương pháp đánh giá các lý thuyết, theo đó một lý thuyết chỉ đáng để ta quan tâm và học hỏi nếu sự kiện nó đúng hay sai và có ảnh hưởng cụ thể trong đời sống. Chủ nghĩa thực tiễn có thể tóm lược như một chọn lựa chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết, nghĩa là mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và các giá trị đạo đức thì quyền lợi phải được dành ưu tiên.
Quyền lợi ở đây phải được hiểu là quyền lợi cụ thể và ngắn hạn, bởi vì mọi hành động xét cho cùng đều nhắm một lợí ích nào đó. Những lợi ích dài hạn có thể mâu thuẫn với quyền lợi ngắn hạn và đòi hỏi một tầm nhìn xa mà nhiều người không có được, những lợi ích tình cảm và vị tha lại càng khó nhận diện hơn. Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn nhắm những quyền lợi trước mắt. Nó chỉ là một tên gọi khác của sự thiển cận.
Quyền lợi cũng thay đổi tùy theo mục tiêu của chế độ chính trị. Ðối với các chế độ độc tài, mà mục tiêu là giữ chặt quyền lực, chủ nghĩa thực tiễn có nghĩa là đàn áp thẳng tay để tiêu diệt mọi mầm mống phản kháng. Ðối với các chế độ dân chủ, mà mục tiêu là hòa bình và thịnh vượng, nó có nghĩa là tránh mọi xung đột ngay cả vì những lý do chính đáng và dồn mọi quan tâm cho kinh tế. Clinton đã tóm gọn chủ nghĩa thực tiễn trong khẩu hiệu economy, stupid !
- Chủ nghĩa thực tiễn đã gây tác hại lớn về mặt chính trị quốc tế. Nó đã bỏ qua những giá trị đạo đức và nhân quyền để bình thường hóa các chế độ độc tài bạo ngược đã rất chao đảo sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Các chế độ này không những được củng cố nhờ trao đổi thương mại với các nước dân chủ phát triển mà còn liên kết với nhau và trở thành một đe dọa cho dân chủ và hòa bình. Chủ nghĩa thực tiễn trong quan hệ đối ngoại đã là một sai lầm lớn. Quan hệ thương mại với các nước dân chủ đã không khiến các chế độ độc tài trở thành cởi mở và thân thiện, trái lại chỉ giúp chúng thêm sức mạnh để đối đầu. Lý do là vì ý thức hệ bao giờ cũng quyết định sự chọn lựa bạn và thù.
Sau những nhắc lại này, chúng ta hãy thử nhận diện chủ nghĩa thực tiễn về mặt kinh tế. Phải nói ngay là cuộc khủng hoảng dài và nghiêm trọng như chưa từng có mà chúng ta đang sống đã là hậu quả của sự ngự trị của chủ nghĩa thực tiễn trong hai mươi năm qua.
Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nó tự nhiên dẫn tới chọn lựa kích thích tăng trưởng kinh tế bằng tiêu xài.Tại sao ? Ðó là vì gia tăng tiêu xài, tuy có thể tác hại về lâu về dài, là phương pháp nhanh chóng nhất để gia tăng tổng sản lượng nội địa và rất được lòng cử tri. Ai không thích tiêu xài ? Ai thích thắt lưng buộc bụng ? Gia tăng tiêu xài được lòng cử tri đến nỗi nhiều chính trị gia biết là nguy hiểm mà vẫn phải làm. Jean-Claude Junker, thủ tướng Luxembourg, gần đây đã giải thích tại sao chính phủ của ông không thể thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay như sau: "Chúng tôi biết rõ phải làm gì nhưng nếu làm như thế thì không có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ còn cầm quyền sau cuộc bầu cử sắp tới".
Niềm tin rằng tiêu xài kích thích tăng trưởng dựa trên một lý luận đơn giản và khá chính xác của J. M. Keynes, theo đó một khoản tiêu xài có tác dụng làm tổng sản lượng nội địa (GDP) tăng lên một số lượng nhiều lần lớn hơn; như thế nên kích thích tiêu xài để có tăng trưởng. Lý luận đó cần được trình bày ít nhất một cách sơ lược để chứng tỏ rằng Keynes không sai nhưng chủ nghĩa thực tiễn đã vận dụng sai lý thuyết của ông.
Hãy giả thử một số tiền D được bơm vào sinh hoạt kinh tế qua một khoản tiêu xài, thí dụ như để thực hiện một dự án. Khoản tiền này đến tay một số người bán và họ sẽ chi ra một số tiền trị giá Dc (D nhân với c, viết tắt là Dc) nếu c là thiên hướng tiêu thụ (propensity to consume), nghĩa là tỷ lệ trung bình trong xã hội giữa số tiền tiêu ra và số tiền nhận được. Một cách đơn giản nếu một người mỗi khi nhận được 100 đồng tiêu ra 90 đồng thì thiên hướng tiêu thụ của người đó là 0,9 hay 90%, chỉ khác một điều là ở đây c là thiên hướng tiêu thụ trung bình trong xã hội.
Như vậy, sau khi khoản tiêu xài D được tung ra, đợt tiêu xài thứ nhất sẽ lại đưa một số tiền Dc vào tay những người cung cấp hàng hóa hay dich vụ mới. Ðến lượt nó, số tiền Dc này khiến những người vừa có tiền tạo ra một đợt tiêu xài thứ hai Dcc hay Dc². Các đợt tiêu xài cứ kế tiếp nhau như thế, mỗi đợt cộng thêm môt số chi tiêu mới, hậu quả sau cùng của khoản chi tiêu D ban đầu là tạo ra một tổng số mua bán, tức gia tăng GDP, là D' với trị giá D' = D / (1-c).
D'chắc chắn là lớn hơn D và càng lớn nếu thiên hướng tiêu xài của xã hội càng cao. Thí dụ nếu c = 0,9 (nghĩa là xã hội tiêu xài trung bình 90% thu nhập nhận được) thì D' = 10D, nghĩa là một chi tiêu mới có tác dụng tạo ra một gia tăng GDP lớn gấp 10 lần. Mỗi đồng mới được đưa vào sinh hoạt kinh tế làm GDP tăng thêm 10 đồng. Keynes gọi kết quả này là hiệu ứng nhân.
Sở dĩ tôi phải hơi dài dòng trình bày lý luận của Keynes như trên, làm phiền lòng những người đã biết hoặc không cần biết lý luận của Keynes, là để độc giả làm chứng hai điều:
Một là, trong suốt tiến trình tiêu xài qua các đợt, không hề có vấn đề trị giá đồng tiền thay đổi hay thiên hướng tiêu thụ thay đổi; như thế phải hiểu rằng Keynes chỉ lý luận trên một khối lượng chi tiêu mới tương đối nhỏ để không làm thay đổi trị giá đồng tiền và tập quán tiêu xài. Nói cách khác lý luận của Keynes không áp dụng cho một chính sách lớn trên qui mô quốc gia.
Hai là, quan trọng hơn, lý luận của Keynes giả thử rằng toàn bộ các đợt tiêu xài không ra khỏi biên giới quốc gia; nếu số tiền tiêu xài được dùng để mua hàng nhập khẩu, hay để đi du lịch, thì nó sẽ chủ yếu đóng góp tăng trưởng kinh tế của một nước khác. Lý luận của Keynes không còn đúng trong một bối cảnh có trao đổi thương mại quốc tế, chưa nói trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Như vậy đặc tính đầu tiên của chủ trương kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ, cốt lõi của chủ nghĩa thực tiễn trong kinh tế, là sai. Ðó là sự áp dụng sai bối cảnh của lý luận Keynes.
Ðặc tính thứ hai là nó tự nhiên dẫn tới thâm thủng mậu dịch và nợ công do tác dụng phối hợp với chính sách đối ngoại thực tiễn.Lý do là vì gia tăng tiêu thụ tự nhiên làm giá cả tăng lên kéo theo lạm phát, và tăng trưởng vì thế bị sút giảm. Phương pháp thực tiễn nhất là thay thế hàng nôi địa bằng hàng Trung Quốc rẻ hơn nhiều, vì nhân công rất thấp lại không tốn kém cho an sinh xã hội và môi trường. Các nhà máy được di chuyển dần dần sang các nước đang phát triển, số mặt hàng nhập khẩu ngày càng nhiều. Sản xuất giảm khiến nguồn thuế thu vào cũng giảm, trong khi chính quyền một mặt không ngừng tung ra những chi tiêu công cộng (để kích thích tiêu thụ), mặt khác phải gia tăng hoặc duy trì ngân sách xã hội bởi vì chủ nghĩa thực tiễn chỉ có thể biện minh bằng lợi ích kinh tế.
Ðặc tính kinh tế quan trọng thứ ba của chủ nghĩa thực tiễn là thả lỏng đầu cơ tài chính. Clinton nới lỏng dần dần sự kiểm soát đối với các sản phẩm đầu cơ tài chính. Năm 2000, trước khi từ chức, ông vận động quốc hội biểu quyết một đạo luật chấm dứt mọi kiểm soát trên các dụng cụ đầu cơ tài chính với sự yểm trợ của Alan Greenspan. Các sản phẩm đầu cơ tài chính được hoàn toàn thả lỏng. Chúng không có ích gì cho hoạt động "kinh tế thực" mà còn có hại - Warren Buffet gọi chúng là những vũ khí giết người hàng loạt - nhưng chúng cần cho chính sách kinh tế thực tiễn vì chúng mang lại thuế và chúng làm gia tăng nguồn tài trợ tín dụng nhà đất, do đó kích thích ngành xây dựng, một trong những ngành hiếm hoi không thể di chuyển ra nước ngoài, hơn nữa lại sử dụng nhiều công nhân và kích thích nhiều ngành khác. Vào cuối năm 2007, khi cuộc khủng hoảng sắp bùng nổ, nhiều ước lượng cho thấy 95% khối lượng tiền tệ lưu hành là thuần túy đầu cơ không liên hệ gì tới kinh tế thực, nghĩa là sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nhưng chắc chắn giá nhà đất không thể tăng mãi mãi để người ta có thể tiếp tục đầu cơ nhà đất. Phải có một lúc mà giá nhà trở thành quá cao và thu nhập của một số đông người không còn đủ để cho phép họ trả nợ hàng tháng nữa. Lúc đó cỗ máy đầu cơ sẽ kẹt, quả bong bóng nhà đất sẽ bể. Ðó là năm 2008, khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản.
Nhiều người tự hỏi phải chăng có một quan hệ mật thiết giữa dân chủ và nợ công. Mọi người đều thấy là các chính quyền dân chủ nợ chồng chất trong khi các chế độ độc tài rất ít mắc nợ và trong một số trương hợp còn có tiền cho vay. Những gì vừa nói ở trên cho phép chúng ta giải đáp rằng dân chủ không tự động đưa tới nợ công, cái đưa tới nợ công là chủ nghĩa thực tiễn trong một nước dân chủ phát triển.
Trong hai mươi năm ngự trị, chủ nghĩa thực tiễn đã dần dần tạo ra một tình trạng ngược đời, trong đó các nước giàu lại phải đi vay các nước nghèo. Một trong những tác dụng của nó là di chuyển một phần đáng kể tài sản của các nước giàu sang các nước nghèo. Ðây đáng lẽ phải được coi là một điều tốt. Tiếc thay, thực tế đã không phải như vậy. Của cải từ các nước giàu đã không vào tay quần chúng mà vào một nhóm nhỏ những người có danh phận, và những người này còn bóc lột đồng bào họ dã man hơn cả người ngoại quốc. Chưa chắc là đời sống quần chúng ở Trung Quốc đã khá hơn ngày xưa. Chắc chắn là họ không còn phải ăn đói nhưng họ có sung sướng hơn trước hay không còn là một vấn đề phải bàn cãi. Họ không còn nước sạch để uống và không khí sạch để thở, họ đang khám phá ra rằng những thứ này còn cần hơn cơm. Và họ phải sống lầm lũi tủi nhục hàng ngày bên cạnh những kẻ phô trương sự giàu sang. Lợi tức trung bình trên mỗi đầu người của Trung Quốc là 500 USD mỗi tháng, nhưng một người Trung Quốc bình thường sẽ rất may mắn nếu kiếm được 200 USD mỗi tháng để nuôi vợ con. Ðiều chắc chắc là Trung Quốc hiện nay là khách hàng lớn nhất của những xa xỉ phẩm.
Chủ nghĩa thực tiễn đã là một thảm kích cho các dân tộc dưới ách độc tài. Các tập đoàn cầm quyền bạo ngược được mặc sức đàn áp những tiếng nói chống đối, tha hồ bóc lột công nhân và bất chấp môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ và xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Ðó là logic của chủ nghĩa thực tiễn đã ngự trị trong chính sách của các nước dân chủ trong hơn hai mươi năm qua. Người ta hy sinh các giá trị đạo đức và nhân quyền, bỏ mặc hàng tỷ người dưới những ách thống trị dã man nhân danh kinh tế. Nhưng cuối cùng chủ nghĩa thực tiễn đã chỉ đem đến cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, dài nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Ðiều an ủi là thế giới đã thức tỉnh và chủ nghĩa thực tiễn đang bị chôn vùi, có thể sẽ bị vĩnh viễn chôn vùi. Các lý thuyết gia của nó đã im bặt vì không còn gì để nói. Chính trị tìm lại được thế giá, kinh tế tìm lại được sự nghiêm chỉnh. Từ cuộc khủng hoảng này sẽ xuất hiện một trật tự thế giới mới đặt nền tảng trên những giá trị phải có cho một thế giới hòa bình và hợp tác, trật tự dân chủ. Và cùng với chủ nghĩa thực tiễn, các chế độ độc tài cũng sẽ bị dứt khoát đào thải vì không còn dưỡng khí.
Một lời sau cùng: một làn sóng dân chủ mới đang dâng lên và rất nhiều dân tộc sắp vĩnh viễn trút bỏ được ách độc tài. Liệu chúng ta có ở trong số những dân tộc may mắn này không? Câu hỏi đáng lẽ không thể có, nó chỉ được đặt ra vì một lý do: trí thức Việt Nam quá thực tiễn.
Như phần trên đã nói, thái độ thực tiễn trong chính trị chỉ là thái độ nhu nhược; trên mặt cá nhân nó là thái độ cúi đầu thay vì đối đầu. Thái độ thực tiễn khiến chúng ta không dám dứt khoát chống lại chế độ trong khi cuộc cách mạng nào cũng đòi hỏi những hy sinh, thậm chí một chút lãng mạn. Chúng ta thừa hưởng chủ nghĩa thực tiễn từ ông cha. Tất cả các triều đại của chúng ta đều chỉ là những chế độ hà hiếp, nhưng những kẻ sĩ đã chọn làm công cụ cho các bạo quyền để ức hiếp dân chúng thay vì đứng về phía dân chúng. Ðó là di sản lịch sử và văn hóa của chúng ta. Nhân danh lẽ phải để chống lại một bạo quyền không thuộc truyền thống của chúng ta. Đấu tranh cho dân chủ vì vậy đòi hỏi một vượt thoát lớn. Ðó là một khó khăn nhưng đồng thời cũng là một niềm tự hào.
Không nên lẫn lộn chủ nghĩa thực tiễn (realism) tiễn với chủ nghĩa phúc lợi (utilitarialism), một phương thức đánh giá hành động, đặc biệt là hành động chính trị, theo tiêu chuẩn hành động đúng là hành động đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người. Hay với chủ nghĩa thực dụng (pragmatism), một phương pháp đánh giá các lý thuyết, theo đó một lý thuyết chỉ đáng để ta quan tâm và học hỏi nếu sự kiện nó đúng hay sai và có ảnh hưởng cụ thể trong đời sống. Chủ nghĩa thực tiễn có thể tóm lược như một chọn lựa chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết, nghĩa là mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và các giá trị đạo đức thì quyền lợi phải được dành ưu tiên.
Quyền lợi ở đây phải được hiểu là quyền lợi cụ thể và ngắn hạn, bởi vì mọi hành động xét cho cùng đều nhắm một lợí ích nào đó. Những lợi ích dài hạn có thể mâu thuẫn với quyền lợi ngắn hạn và đòi hỏi một tầm nhìn xa mà nhiều người không có được, những lợi ích tình cảm và vị tha lại càng khó nhận diện hơn. Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn nhắm những quyền lợi trước mắt. Nó chỉ là một tên gọi khác của sự thiển cận.
Quyền lợi cũng thay đổi tùy theo mục tiêu của chế độ chính trị. Ðối với các chế độ độc tài, mà mục tiêu là giữ chặt quyền lực, chủ nghĩa thực tiễn có nghĩa là đàn áp thẳng tay để tiêu diệt mọi mầm mống phản kháng. Ðối với các chế độ dân chủ, mà mục tiêu là hòa bình và thịnh vượng, nó có nghĩa là tránh mọi xung đột ngay cả vì những lý do chính đáng và dồn mọi quan tâm cho kinh tế. Clinton đã tóm gọn chủ nghĩa thực tiễn trong khẩu hiệu economy, stupid !
- Chủ nghĩa thực tiễn đã gây tác hại lớn về mặt chính trị quốc tế. Nó đã bỏ qua những giá trị đạo đức và nhân quyền để bình thường hóa các chế độ độc tài bạo ngược đã rất chao đảo sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Các chế độ này không những được củng cố nhờ trao đổi thương mại với các nước dân chủ phát triển mà còn liên kết với nhau và trở thành một đe dọa cho dân chủ và hòa bình. Chủ nghĩa thực tiễn trong quan hệ đối ngoại đã là một sai lầm lớn. Quan hệ thương mại với các nước dân chủ đã không khiến các chế độ độc tài trở thành cởi mở và thân thiện, trái lại chỉ giúp chúng thêm sức mạnh để đối đầu. Lý do là vì ý thức hệ bao giờ cũng quyết định sự chọn lựa bạn và thù.
Sau những nhắc lại này, chúng ta hãy thử nhận diện chủ nghĩa thực tiễn về mặt kinh tế. Phải nói ngay là cuộc khủng hoảng dài và nghiêm trọng như chưa từng có mà chúng ta đang sống đã là hậu quả của sự ngự trị của chủ nghĩa thực tiễn trong hai mươi năm qua.
Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nó tự nhiên dẫn tới chọn lựa kích thích tăng trưởng kinh tế bằng tiêu xài.Tại sao ? Ðó là vì gia tăng tiêu xài, tuy có thể tác hại về lâu về dài, là phương pháp nhanh chóng nhất để gia tăng tổng sản lượng nội địa và rất được lòng cử tri. Ai không thích tiêu xài ? Ai thích thắt lưng buộc bụng ? Gia tăng tiêu xài được lòng cử tri đến nỗi nhiều chính trị gia biết là nguy hiểm mà vẫn phải làm. Jean-Claude Junker, thủ tướng Luxembourg, gần đây đã giải thích tại sao chính phủ của ông không thể thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay như sau: "Chúng tôi biết rõ phải làm gì nhưng nếu làm như thế thì không có gì bảo đảm là chúng tôi sẽ còn cầm quyền sau cuộc bầu cử sắp tới".
Niềm tin rằng tiêu xài kích thích tăng trưởng dựa trên một lý luận đơn giản và khá chính xác của J. M. Keynes, theo đó một khoản tiêu xài có tác dụng làm tổng sản lượng nội địa (GDP) tăng lên một số lượng nhiều lần lớn hơn; như thế nên kích thích tiêu xài để có tăng trưởng. Lý luận đó cần được trình bày ít nhất một cách sơ lược để chứng tỏ rằng Keynes không sai nhưng chủ nghĩa thực tiễn đã vận dụng sai lý thuyết của ông.
Hãy giả thử một số tiền D được bơm vào sinh hoạt kinh tế qua một khoản tiêu xài, thí dụ như để thực hiện một dự án. Khoản tiền này đến tay một số người bán và họ sẽ chi ra một số tiền trị giá Dc (D nhân với c, viết tắt là Dc) nếu c là thiên hướng tiêu thụ (propensity to consume), nghĩa là tỷ lệ trung bình trong xã hội giữa số tiền tiêu ra và số tiền nhận được. Một cách đơn giản nếu một người mỗi khi nhận được 100 đồng tiêu ra 90 đồng thì thiên hướng tiêu thụ của người đó là 0,9 hay 90%, chỉ khác một điều là ở đây c là thiên hướng tiêu thụ trung bình trong xã hội.
Như vậy, sau khi khoản tiêu xài D được tung ra, đợt tiêu xài thứ nhất sẽ lại đưa một số tiền Dc vào tay những người cung cấp hàng hóa hay dich vụ mới. Ðến lượt nó, số tiền Dc này khiến những người vừa có tiền tạo ra một đợt tiêu xài thứ hai Dcc hay Dc². Các đợt tiêu xài cứ kế tiếp nhau như thế, mỗi đợt cộng thêm môt số chi tiêu mới, hậu quả sau cùng của khoản chi tiêu D ban đầu là tạo ra một tổng số mua bán, tức gia tăng GDP, là D' với trị giá D' = D / (1-c).
D'chắc chắn là lớn hơn D và càng lớn nếu thiên hướng tiêu xài của xã hội càng cao. Thí dụ nếu c = 0,9 (nghĩa là xã hội tiêu xài trung bình 90% thu nhập nhận được) thì D' = 10D, nghĩa là một chi tiêu mới có tác dụng tạo ra một gia tăng GDP lớn gấp 10 lần. Mỗi đồng mới được đưa vào sinh hoạt kinh tế làm GDP tăng thêm 10 đồng. Keynes gọi kết quả này là hiệu ứng nhân.
Sở dĩ tôi phải hơi dài dòng trình bày lý luận của Keynes như trên, làm phiền lòng những người đã biết hoặc không cần biết lý luận của Keynes, là để độc giả làm chứng hai điều:
Một là, trong suốt tiến trình tiêu xài qua các đợt, không hề có vấn đề trị giá đồng tiền thay đổi hay thiên hướng tiêu thụ thay đổi; như thế phải hiểu rằng Keynes chỉ lý luận trên một khối lượng chi tiêu mới tương đối nhỏ để không làm thay đổi trị giá đồng tiền và tập quán tiêu xài. Nói cách khác lý luận của Keynes không áp dụng cho một chính sách lớn trên qui mô quốc gia.
Hai là, quan trọng hơn, lý luận của Keynes giả thử rằng toàn bộ các đợt tiêu xài không ra khỏi biên giới quốc gia; nếu số tiền tiêu xài được dùng để mua hàng nhập khẩu, hay để đi du lịch, thì nó sẽ chủ yếu đóng góp tăng trưởng kinh tế của một nước khác. Lý luận của Keynes không còn đúng trong một bối cảnh có trao đổi thương mại quốc tế, chưa nói trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Như vậy đặc tính đầu tiên của chủ trương kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ, cốt lõi của chủ nghĩa thực tiễn trong kinh tế, là sai. Ðó là sự áp dụng sai bối cảnh của lý luận Keynes.
Ðặc tính thứ hai là nó tự nhiên dẫn tới thâm thủng mậu dịch và nợ công do tác dụng phối hợp với chính sách đối ngoại thực tiễn.Lý do là vì gia tăng tiêu thụ tự nhiên làm giá cả tăng lên kéo theo lạm phát, và tăng trưởng vì thế bị sút giảm. Phương pháp thực tiễn nhất là thay thế hàng nôi địa bằng hàng Trung Quốc rẻ hơn nhiều, vì nhân công rất thấp lại không tốn kém cho an sinh xã hội và môi trường. Các nhà máy được di chuyển dần dần sang các nước đang phát triển, số mặt hàng nhập khẩu ngày càng nhiều. Sản xuất giảm khiến nguồn thuế thu vào cũng giảm, trong khi chính quyền một mặt không ngừng tung ra những chi tiêu công cộng (để kích thích tiêu thụ), mặt khác phải gia tăng hoặc duy trì ngân sách xã hội bởi vì chủ nghĩa thực tiễn chỉ có thể biện minh bằng lợi ích kinh tế.
Ðặc tính kinh tế quan trọng thứ ba của chủ nghĩa thực tiễn là thả lỏng đầu cơ tài chính. Clinton nới lỏng dần dần sự kiểm soát đối với các sản phẩm đầu cơ tài chính. Năm 2000, trước khi từ chức, ông vận động quốc hội biểu quyết một đạo luật chấm dứt mọi kiểm soát trên các dụng cụ đầu cơ tài chính với sự yểm trợ của Alan Greenspan. Các sản phẩm đầu cơ tài chính được hoàn toàn thả lỏng. Chúng không có ích gì cho hoạt động "kinh tế thực" mà còn có hại - Warren Buffet gọi chúng là những vũ khí giết người hàng loạt - nhưng chúng cần cho chính sách kinh tế thực tiễn vì chúng mang lại thuế và chúng làm gia tăng nguồn tài trợ tín dụng nhà đất, do đó kích thích ngành xây dựng, một trong những ngành hiếm hoi không thể di chuyển ra nước ngoài, hơn nữa lại sử dụng nhiều công nhân và kích thích nhiều ngành khác. Vào cuối năm 2007, khi cuộc khủng hoảng sắp bùng nổ, nhiều ước lượng cho thấy 95% khối lượng tiền tệ lưu hành là thuần túy đầu cơ không liên hệ gì tới kinh tế thực, nghĩa là sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nhưng chắc chắn giá nhà đất không thể tăng mãi mãi để người ta có thể tiếp tục đầu cơ nhà đất. Phải có một lúc mà giá nhà trở thành quá cao và thu nhập của một số đông người không còn đủ để cho phép họ trả nợ hàng tháng nữa. Lúc đó cỗ máy đầu cơ sẽ kẹt, quả bong bóng nhà đất sẽ bể. Ðó là năm 2008, khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản.
Nhiều người tự hỏi phải chăng có một quan hệ mật thiết giữa dân chủ và nợ công. Mọi người đều thấy là các chính quyền dân chủ nợ chồng chất trong khi các chế độ độc tài rất ít mắc nợ và trong một số trương hợp còn có tiền cho vay. Những gì vừa nói ở trên cho phép chúng ta giải đáp rằng dân chủ không tự động đưa tới nợ công, cái đưa tới nợ công là chủ nghĩa thực tiễn trong một nước dân chủ phát triển.
Trong hai mươi năm ngự trị, chủ nghĩa thực tiễn đã dần dần tạo ra một tình trạng ngược đời, trong đó các nước giàu lại phải đi vay các nước nghèo. Một trong những tác dụng của nó là di chuyển một phần đáng kể tài sản của các nước giàu sang các nước nghèo. Ðây đáng lẽ phải được coi là một điều tốt. Tiếc thay, thực tế đã không phải như vậy. Của cải từ các nước giàu đã không vào tay quần chúng mà vào một nhóm nhỏ những người có danh phận, và những người này còn bóc lột đồng bào họ dã man hơn cả người ngoại quốc. Chưa chắc là đời sống quần chúng ở Trung Quốc đã khá hơn ngày xưa. Chắc chắn là họ không còn phải ăn đói nhưng họ có sung sướng hơn trước hay không còn là một vấn đề phải bàn cãi. Họ không còn nước sạch để uống và không khí sạch để thở, họ đang khám phá ra rằng những thứ này còn cần hơn cơm. Và họ phải sống lầm lũi tủi nhục hàng ngày bên cạnh những kẻ phô trương sự giàu sang. Lợi tức trung bình trên mỗi đầu người của Trung Quốc là 500 USD mỗi tháng, nhưng một người Trung Quốc bình thường sẽ rất may mắn nếu kiếm được 200 USD mỗi tháng để nuôi vợ con. Ðiều chắc chắc là Trung Quốc hiện nay là khách hàng lớn nhất của những xa xỉ phẩm.
Chủ nghĩa thực tiễn đã là một thảm kích cho các dân tộc dưới ách độc tài. Các tập đoàn cầm quyền bạo ngược được mặc sức đàn áp những tiếng nói chống đối, tha hồ bóc lột công nhân và bất chấp môi trường để sản xuất thật nhiều với giá thật rẻ và xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Ðó là logic của chủ nghĩa thực tiễn đã ngự trị trong chính sách của các nước dân chủ trong hơn hai mươi năm qua. Người ta hy sinh các giá trị đạo đức và nhân quyền, bỏ mặc hàng tỷ người dưới những ách thống trị dã man nhân danh kinh tế. Nhưng cuối cùng chủ nghĩa thực tiễn đã chỉ đem đến cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, dài nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Ðiều an ủi là thế giới đã thức tỉnh và chủ nghĩa thực tiễn đang bị chôn vùi, có thể sẽ bị vĩnh viễn chôn vùi. Các lý thuyết gia của nó đã im bặt vì không còn gì để nói. Chính trị tìm lại được thế giá, kinh tế tìm lại được sự nghiêm chỉnh. Từ cuộc khủng hoảng này sẽ xuất hiện một trật tự thế giới mới đặt nền tảng trên những giá trị phải có cho một thế giới hòa bình và hợp tác, trật tự dân chủ. Và cùng với chủ nghĩa thực tiễn, các chế độ độc tài cũng sẽ bị dứt khoát đào thải vì không còn dưỡng khí.
Một lời sau cùng: một làn sóng dân chủ mới đang dâng lên và rất nhiều dân tộc sắp vĩnh viễn trút bỏ được ách độc tài. Liệu chúng ta có ở trong số những dân tộc may mắn này không? Câu hỏi đáng lẽ không thể có, nó chỉ được đặt ra vì một lý do: trí thức Việt Nam quá thực tiễn.
Như phần trên đã nói, thái độ thực tiễn trong chính trị chỉ là thái độ nhu nhược; trên mặt cá nhân nó là thái độ cúi đầu thay vì đối đầu. Thái độ thực tiễn khiến chúng ta không dám dứt khoát chống lại chế độ trong khi cuộc cách mạng nào cũng đòi hỏi những hy sinh, thậm chí một chút lãng mạn. Chúng ta thừa hưởng chủ nghĩa thực tiễn từ ông cha. Tất cả các triều đại của chúng ta đều chỉ là những chế độ hà hiếp, nhưng những kẻ sĩ đã chọn làm công cụ cho các bạo quyền để ức hiếp dân chúng thay vì đứng về phía dân chúng. Ðó là di sản lịch sử và văn hóa của chúng ta. Nhân danh lẽ phải để chống lại một bạo quyền không thuộc truyền thống của chúng ta. Đấu tranh cho dân chủ vì vậy đòi hỏi một vượt thoát lớn. Ðó là một khó khăn nhưng đồng thời cũng là một niềm tự hào.
Nguyễn Gia Kiểng
Paris, 2012
Paris, 2012
--------------------------
Phụ Lục 1 :
Nguyễn Gia Kiểng
Đăng ngày 30/08/2009 lúc 02:20:00 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4080
Bài mạn đàm này đã đăng trên Thông Luận số 44, tháng 12 năm 1991 như độc giả có thể đọc trong bài. Mười tám (18) năm đã trôi qua nhưng nhiều độc giả đã viết thư tới toà soạn và cho tác giả yêu cầu được đọc lại. Tôi đã rất bối rối vì chính tôi không còn giữ bản thảo và cũng không còn tờ báo Thông Luận số 44. Rất may mới đây một người bạn còn giữ được số báo này đã có nhã ý đánh máy lại và gửi cho tôi. Xin đăng lại hầu các độc giả đã yêu cầu và các vị khác muốn đọc lại.
Nhân dịp này cũng xin thêm một lời: một trong những khả năng dự liệu trong bài này là một cuộc đảo chính thay thế chế độ cộng sản bằng một chế độ quân phiệt. Một cách âm thầm, cuộc đảo chính này đã xảy ra rồi vào lúc tôi viết bài này. Các tướng Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê đã câu kết với Đỗ Mười để cướp chính quyền, dựng lên một chế độ quân phiệt lấy Tổng Cục 2 làm dụng cụ cai trị. Lê Đức Anh và Đỗ Mười vẫn còn khống chế đảng và nhà nước cộng sản. Chế độ hiện nay xuất phát từ cuộc đảo chính cung đình này, nó là một chế độ quân phiệt mafia ngoan ngoãn với Trung Quốc nhưng bạo ngược với người dân. Hậu quả của chế độ này chính là "tình trạng hỗn loạn chính thức" mà bài này nói tới, công lý chẳng ra công lý, giáo dục chẳng ra giáo dục, bọn đầu gấu được sử dụng làm dụng cụ trị an, quân đội đi làm kinh doanh và không còn khả năng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải v.v.
Đăng ngày 30/08/2009 lúc 02:20:00 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4080
Bài mạn đàm này đã đăng trên Thông Luận số 44, tháng 12 năm 1991 như độc giả có thể đọc trong bài. Mười tám (18) năm đã trôi qua nhưng nhiều độc giả đã viết thư tới toà soạn và cho tác giả yêu cầu được đọc lại. Tôi đã rất bối rối vì chính tôi không còn giữ bản thảo và cũng không còn tờ báo Thông Luận số 44. Rất may mới đây một người bạn còn giữ được số báo này đã có nhã ý đánh máy lại và gửi cho tôi. Xin đăng lại hầu các độc giả đã yêu cầu và các vị khác muốn đọc lại.
Nhân dịp này cũng xin thêm một lời: một trong những khả năng dự liệu trong bài này là một cuộc đảo chính thay thế chế độ cộng sản bằng một chế độ quân phiệt. Một cách âm thầm, cuộc đảo chính này đã xảy ra rồi vào lúc tôi viết bài này. Các tướng Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê đã câu kết với Đỗ Mười để cướp chính quyền, dựng lên một chế độ quân phiệt lấy Tổng Cục 2 làm dụng cụ cai trị. Lê Đức Anh và Đỗ Mười vẫn còn khống chế đảng và nhà nước cộng sản. Chế độ hiện nay xuất phát từ cuộc đảo chính cung đình này, nó là một chế độ quân phiệt mafia ngoan ngoãn với Trung Quốc nhưng bạo ngược với người dân. Hậu quả của chế độ này chính là "tình trạng hỗn loạn chính thức" mà bài này nói tới, công lý chẳng ra công lý, giáo dục chẳng ra giáo dục, bọn đầu gấu được sử dụng làm dụng cụ trị an, quân đội đi làm kinh doanh và không còn khả năng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải v.v.
Một lời tâm sự: bài này được viết ra với tâm sự buồn phiền là một cơ hội lớn cho đất nước, khi bức tường Berlin sụp đổ, đang bị bỏ lỡ vì đối lập dân chủ Việt Nam đã không chuẩn bị đội ngũ và kế hoạch.
Nguyễn Gia Kiểng
Xin bắt đầu bằng một lời đính chính. Cụm từ "quỹ đạo của chó" không phải là một câu xỉ vả mà là tên của một bài toán. Độc giả nào từng học môn cơ học và hình học giải tích chắc đã biết bài toán dí dỏm nhưng hóc búa này.
Sở dĩ tựa đề bài này có thể gây khó chịu – và không biết chừng phẫn nộ – cho một số người là vì chó không được coi trọng trong nấc thang giá trị của người Á Đông. Người ta giận khi bị so sánh với chó. Người ta rủa nhau là "đồ chó má", quân cẩu trệ", v.v. làm như chó là tiêu biểu của một cái gì xấu xa, đáng khinh bỉ.
Thực ra chó là người bạn cao quý và thuỷ chung. Chủ của chó cho dù nghèo khổ, chó cũng không bỏ. Tình bạn đã cho, chó không bao giờ lấy lại. Thời Chiến Quốc bên Tàu, Tô Tần lúc chinh phục thiên hạ chưa thành, có lần trở về thân tàn ma dại, vợ con không thèm nhìn mặt, nhưng vẫn được con chó vàng vẫy đuôi mừng đón. Một khi đã thân quen, chó hy sinh và chịu đựng tất cả. Đứa trẻ nổi giận đánh chó, chó chỉ kêu đau và bỏ đi. Chó còn có một khả năng siêu việt mà không giống vật nào có: đó là tình yêu và sự vui tươi. Chủ chó đi xa về, chó chồm tới với một sự vui mừng hồn nhiên và mãnh liệt. Chó vẫy đuôi, quặn người, nhảy nhót, vồ vập... Chó có một trữ lượng yêu thương và lạc quan hình như vô tận. Và vì chó đem đến tình bạn và niềm vui trong một xã hội càng ngày càng máy móc và khô khan nên chó rất được các xã hội văn minh quý trọng.
Tại Pháp có một chương trình châm biếm các chính trị gia trên đài truyền hình được gọi là Bébête Show, trong đó mỗi chính khách có tên tuổi được hiện thân bằng một con vật. Tổng thống Mitterrand là một con ếch, cựu thủ tướng Raymond Barre là một con gấu, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp Georges Marchais là một con heo, v.v. Riêng một số nhân vật như cựu tổng thống Giscard d'Estaing, cựu thủ tướng Chirac không được làm con vật mà vẫn phải xuất hiện như những con người. Ông Giscard d'Estaing coi đó là một bất công và ông tỏ ý muốn được thể hiện bằng một con chó nhỏ. Đòi hỏi này khiến nhà sản xuất Collaro bối rối vì nếu chiều ý ông Giscard thì sẽ khiến ông được nhiều thiện cảm quá, và sẽ bị các chính khách khác phản đối là thiên vị. Rốt cuộc không chính khách nào được làm chó cả.
*
Nhưng hãy trở về với bài toán "quỹ đạo của chó". Không phải ai cũng đã từng học toán ở cấp đại học và vì thế cần trình bày bài toán đó. Thì đây:
Một con chó muốn chụp bắt một đối tượng (một đồ chơi chẳng hạn). Chó nhắm thẳng đối tượng và phóng tới. Nhưng đối tượng không đứng yên một chỗ mà chuyển động trên một quỹ đạo, cho nên chó vừa khởi hành đối tượng đã đổi vị trí, và chó lại phải đổi hướng chạy. Cứ như thế, chó vừa chạy vừa phải thích nghi hướng chạy của mình theo vị trí của đối tượng. Tìm ra quỹ đạo của chó không phải dễ. Ở mỗi thời điểm người ta chỉ biết một điều: đường thẳng nối liền chó với đối tượng là tiếp tuyến của quỹ đạo của chó. Muốn tìm quỹ đạo của chó phải dùng một phương trình tiếp tuyến phức tạp và phải vận dụng nhiều định lý của cơ học và hình học giải tích.
Trong trường hợp đơn giản nhất là đối tượng chuyển động trên một đường thẳng với một vận tốc cố định và chó cũng chạy với một vận tốc không thay đổi, quỹ đạo của chó cũng đã là một đường cong rất cầu kỳ. Nếu ta lại giả thử đối tượng di chuyển trên một đường không thẳng, với vận tốc thay đổi và chó cũng chạy với một vận tốc biến thiên theo thời gian thì ngay cả những nhà toán học thượng thặng nhất về môn cơ học cũng phải điên đầu mà chưa chắc đã tìm ra phương trình cho đường biểu diễn cho quỹ đạo của chó.
Một con chó muốn chụp bắt một đối tượng (một đồ chơi chẳng hạn). Chó nhắm thẳng đối tượng và phóng tới. Nhưng đối tượng không đứng yên một chỗ mà chuyển động trên một quỹ đạo, cho nên chó vừa khởi hành đối tượng đã đổi vị trí, và chó lại phải đổi hướng chạy. Cứ như thế, chó vừa chạy vừa phải thích nghi hướng chạy của mình theo vị trí của đối tượng. Tìm ra quỹ đạo của chó không phải dễ. Ở mỗi thời điểm người ta chỉ biết một điều: đường thẳng nối liền chó với đối tượng là tiếp tuyến của quỹ đạo của chó. Muốn tìm quỹ đạo của chó phải dùng một phương trình tiếp tuyến phức tạp và phải vận dụng nhiều định lý của cơ học và hình học giải tích.
Trong trường hợp đơn giản nhất là đối tượng chuyển động trên một đường thẳng với một vận tốc cố định và chó cũng chạy với một vận tốc không thay đổi, quỹ đạo của chó cũng đã là một đường cong rất cầu kỳ. Nếu ta lại giả thử đối tượng di chuyển trên một đường không thẳng, với vận tốc thay đổi và chó cũng chạy với một vận tốc biến thiên theo thời gian thì ngay cả những nhà toán học thượng thặng nhất về môn cơ học cũng phải điên đầu mà chưa chắc đã tìm ra phương trình cho đường biểu diễn cho quỹ đạo của chó.
*
Kết quả của bài toán trên là mặc dầu chó lúc nào cũng muốn chạy thẳng tới đối tượng và muốn chụp bắt đối tượng một cách nhanh chóng nhất nhưng trên thực tế chó đã chạy trên một quỹ đạo rất phức tạp và rất dài. Vô tình chó đã cho chúng ta một bài học: con đường có vẻ tự nhiên nhất thực ra không phải là con đường đơn giản hhất. Giải pháp có vẻ ngắn nhất thực ra làm tốn rất nhiều thì giở và sức lực.
Sai lầm cơ bản của anh bạn chó của chúng ta là đã không biết tiên liệu. Nếu bạn ta thay vì cắm đầu cắm cổ chạy theo đối tượng, biết suy nghĩ, chấp nhận hành động phức tạp hơn một chút thì có lẽ công việc của anh ta sẽ giản dị và dễ dàng hơn nhiều. Thay vì chạy theo đối tượng, bạn chó của chúng ta đáng lẽ đã phải chạy tới một điểm trên quỹ đạo của đối tượng và đợi để chụp bắt đối tượng ở đó.
Trình bày như trên có thể khiến nhiều người chê chó là "ngu như chó". Nói như vậy là quên rằng quỹ đạo của chó là hậu quả của khả năng thích nghi phi thường của chó. Ở mỗi thời điểm chó nắm rõ vị trí của đối tượng và uyển chuyển tức khắc lộ trình của mình để đạt mục đích. Chó không nguỵ biện, tự ái, và cũng không lưỡng lự. Chó biết phục thiện và rất thực tế. Chỉ tiếc rằng chó đã hành động thuần tuý theo trực giác và bản năng thay vì theo lý luận.
Chó là con vật thông minh nhất và có nhiều nhạy cảm giống như người nên vì thế mà nhiều khi phản ứng của chó
Sai lầm cơ bản của anh bạn chó của chúng ta là đã không biết tiên liệu. Nếu bạn ta thay vì cắm đầu cắm cổ chạy theo đối tượng, biết suy nghĩ, chấp nhận hành động phức tạp hơn một chút thì có lẽ công việc của anh ta sẽ giản dị và dễ dàng hơn nhiều. Thay vì chạy theo đối tượng, bạn chó của chúng ta đáng lẽ đã phải chạy tới một điểm trên quỹ đạo của đối tượng và đợi để chụp bắt đối tượng ở đó.
Trình bày như trên có thể khiến nhiều người chê chó là "ngu như chó". Nói như vậy là quên rằng quỹ đạo của chó là hậu quả của khả năng thích nghi phi thường của chó. Ở mỗi thời điểm chó nắm rõ vị trí của đối tượng và uyển chuyển tức khắc lộ trình của mình để đạt mục đích. Chó không nguỵ biện, tự ái, và cũng không lưỡng lự. Chó biết phục thiện và rất thực tế. Chỉ tiếc rằng chó đã hành động thuần tuý theo trực giác và bản năng thay vì theo lý luận.
Chó là con vật thông minh nhất và có nhiều nhạy cảm giống như người nên vì thế mà nhiều khi phản ứng của chó
cũng giống phản ứng của người.
*
Hãy lấy thử trường hợp của chính trị Việt Nam
Đảng cộng sản mải miết chạy theo lý tưởng Mác-Lênin mà không nhận ra sự chuyển động của nó, vì thế họ đã bị dẫn tới những chặng đường không ngờ trên một quỹ đạo rất phức tạp. Thực ra phải nói là một quỹ đạo đẫm máu. Từ một lý tưởng quảng đại và vị tha lúc ban đầu, các chế độ cộng sản với thời gian đã hoá thân thành những bạo quyền khủng bố, rồi phải sống chung hoà bình với phương Tây, phải thoả hiệp trong chính sách nội bộ với quyền tư hữu, rồi co cụm lại trong những biên giới quốc gia đóng kín, cuối cùng trở thành những chế độ phát-xít mà không biết. Dầu vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn hăm hở chạy theo. Lộ trình của họ giống hệt như quỹ đạo của chó.
Nhưng họ lại thua chó ở khả năng thích nghi, cho nên cuối cùng khi các chế độ cộng sản chuyển động mạnh để tự khai tử trong hoà bình, họ đã thác loạn và vẫn cắm đầu chạy tiếp theo đường xưa lối cũ, mặc dầu đường xưa đã sập, lối cũ đã bít. Lần này quỹ đạo của họ không còn là quỹ đạo của chó nữa mà quỹ đạo rối loạn của con nai vàng ngơ ngác, hốt hoảng trong cơn bão rừng không biết chạy về đâu.
Bài này không có ý định mạt sát người cộng sản. Nó chỉ nói lên một sự bi đát và sự bi đát này những người chống cộng cũng chia sẻ. Chống cộng đã chỉ là một chính sách giai đoạn của các cường quốc phương Tây. Nó chưa bao giờ là một lý tưởng. Nhưng nhiều người Việt Nam đã lấy nó làm lý tưởng để rồi cũng phải chật vật với những thay đổi chính sách của quan thầy và bị dẫn dắt từ thất vọng này đến thất vọng khác. Chống Hiệp định Genève rồi sau đó lại phải đòi tôn trọng Hiệp định Genève mà không được. Chống Hiệp định Paris rồi cũng phải ký, rồi lại cố đòi tôn trọng Hiệp định Paris mà cũng không được. Dàn cảnh kháng chiến võ trang, ồn ào kêu gọi lập chiến khu để rồi phải biện bạch rằng lúc đó vì... nhưng ngày nay vì...
Thực đáng buồn, nhưng phải nhìn nhận rằng thiếu tiên liệu luôn luôn là một hằng số của chính trị Việt Nam.
Năm 1945, đã phải tiên liệu rằng chủ nghĩa thực dân sắp cáo chung và độc lập dân tộc là điều chắc chắn sẽ có. Vấn đề lúc đó chỉ là tranh đấu để sớm có độc lập để sớm bắt đầu xây dựng, và nếu hiểu như thế thì không thể có vấn đề hy sinh tất cả cho kháng chiến giành độc lập.
Năm 1954, đã phải nhận định là đất nước đã quá kiệt quệ và mệt mỏi để có thể chịu đựng một cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Năm 1975, thay vì nhìn thấy sự phá sản đã rõ rệt của chủ nghĩa cộng sản và chuyển hướng – vì lúc đó có rất nhiều điều kiện tốt để chuyển hướng – đảng cộng sản lại huênh hoang đi vào ngõ cụt. Họ đánh chiếm Kampuchea để rồi phải rút quân sau khi trả giá rất đắt. Họ khiêu khích với Trung Quốc để rồi phải quỵ luỵ cầu hoà.
Năm 1991, bầu trời xã hội chủ nghĩa đã sập trên đầu họ, nhưng họ vẫn chưa hiểu rằng chỉ còn một việc phải làm là tự tổ chức lấy sự cáo chung của chế độ trong êm thấm.
Những người lãnh đạo cộng sản không phải là tồi. Trái lại họ rất xuất chúng. Họ có bản năng mạnh. Họ cũng có thừa thông minh và đảm lược. Nhưng họ thiếu văn hoá để cứ chạy theo một thực tại không bao giờ ngừng chuyển động.
Trước mặt họ, rất nhiều người quốc gia nhiều năm sau 1975 vẫn không thấy được là chế độ cộng sản chắc chắn sẽ bị đào thải và tương lai dân chủ đa nguyên là một bắt buộc. Thay vì lạc quan, họ đã lấy tuyệt vọng làm tinh thần chỉ đạo và đã chỉ biết phản ứng thay vì hành động. Thay vì đứng dậy khởi hành về tương lai, họ đã tự cột chân vào nghĩa trang để làm người giữ mồ cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Đảng cộng sản mải miết chạy theo lý tưởng Mác-Lênin mà không nhận ra sự chuyển động của nó, vì thế họ đã bị dẫn tới những chặng đường không ngờ trên một quỹ đạo rất phức tạp. Thực ra phải nói là một quỹ đạo đẫm máu. Từ một lý tưởng quảng đại và vị tha lúc ban đầu, các chế độ cộng sản với thời gian đã hoá thân thành những bạo quyền khủng bố, rồi phải sống chung hoà bình với phương Tây, phải thoả hiệp trong chính sách nội bộ với quyền tư hữu, rồi co cụm lại trong những biên giới quốc gia đóng kín, cuối cùng trở thành những chế độ phát-xít mà không biết. Dầu vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn hăm hở chạy theo. Lộ trình của họ giống hệt như quỹ đạo của chó.
Nhưng họ lại thua chó ở khả năng thích nghi, cho nên cuối cùng khi các chế độ cộng sản chuyển động mạnh để tự khai tử trong hoà bình, họ đã thác loạn và vẫn cắm đầu chạy tiếp theo đường xưa lối cũ, mặc dầu đường xưa đã sập, lối cũ đã bít. Lần này quỹ đạo của họ không còn là quỹ đạo của chó nữa mà quỹ đạo rối loạn của con nai vàng ngơ ngác, hốt hoảng trong cơn bão rừng không biết chạy về đâu.
Bài này không có ý định mạt sát người cộng sản. Nó chỉ nói lên một sự bi đát và sự bi đát này những người chống cộng cũng chia sẻ. Chống cộng đã chỉ là một chính sách giai đoạn của các cường quốc phương Tây. Nó chưa bao giờ là một lý tưởng. Nhưng nhiều người Việt Nam đã lấy nó làm lý tưởng để rồi cũng phải chật vật với những thay đổi chính sách của quan thầy và bị dẫn dắt từ thất vọng này đến thất vọng khác. Chống Hiệp định Genève rồi sau đó lại phải đòi tôn trọng Hiệp định Genève mà không được. Chống Hiệp định Paris rồi cũng phải ký, rồi lại cố đòi tôn trọng Hiệp định Paris mà cũng không được. Dàn cảnh kháng chiến võ trang, ồn ào kêu gọi lập chiến khu để rồi phải biện bạch rằng lúc đó vì... nhưng ngày nay vì...
Thực đáng buồn, nhưng phải nhìn nhận rằng thiếu tiên liệu luôn luôn là một hằng số của chính trị Việt Nam.
Năm 1945, đã phải tiên liệu rằng chủ nghĩa thực dân sắp cáo chung và độc lập dân tộc là điều chắc chắn sẽ có. Vấn đề lúc đó chỉ là tranh đấu để sớm có độc lập để sớm bắt đầu xây dựng, và nếu hiểu như thế thì không thể có vấn đề hy sinh tất cả cho kháng chiến giành độc lập.
Năm 1954, đã phải nhận định là đất nước đã quá kiệt quệ và mệt mỏi để có thể chịu đựng một cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Năm 1975, thay vì nhìn thấy sự phá sản đã rõ rệt của chủ nghĩa cộng sản và chuyển hướng – vì lúc đó có rất nhiều điều kiện tốt để chuyển hướng – đảng cộng sản lại huênh hoang đi vào ngõ cụt. Họ đánh chiếm Kampuchea để rồi phải rút quân sau khi trả giá rất đắt. Họ khiêu khích với Trung Quốc để rồi phải quỵ luỵ cầu hoà.
Năm 1991, bầu trời xã hội chủ nghĩa đã sập trên đầu họ, nhưng họ vẫn chưa hiểu rằng chỉ còn một việc phải làm là tự tổ chức lấy sự cáo chung của chế độ trong êm thấm.
Những người lãnh đạo cộng sản không phải là tồi. Trái lại họ rất xuất chúng. Họ có bản năng mạnh. Họ cũng có thừa thông minh và đảm lược. Nhưng họ thiếu văn hoá để cứ chạy theo một thực tại không bao giờ ngừng chuyển động.
Trước mặt họ, rất nhiều người quốc gia nhiều năm sau 1975 vẫn không thấy được là chế độ cộng sản chắc chắn sẽ bị đào thải và tương lai dân chủ đa nguyên là một bắt buộc. Thay vì lạc quan, họ đã lấy tuyệt vọng làm tinh thần chỉ đạo và đã chỉ biết phản ứng thay vì hành động. Thay vì đứng dậy khởi hành về tương lai, họ đã tự cột chân vào nghĩa trang để làm người giữ mồ cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
*
Ngày nay dù chúng ta đã được thời cuộc soi sáng rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn còn có nguy cơ rơi vào một thảm kịch khác nếu không biết tiên liệu để đi trước biến cố thay vì chạy theo biến cố.
Chế độ cộng sản đã chết, ngay cả tại Việt Nam. Trước mắt chúng ta chỉ còn một chế độ độc tài thối nát, như mọi chế độ độc tài thối nát khác. Nhưng hết cộng sản không phải là hết vấn đề. Bộ máy chính trị của đảng cộng sản đã quá yếu để có thể kiểm soát được một quân lực quá đồ sộ. Chúng ta thiếu thực phẩm nhưng lại có quá nhiều súng đạn. Đất nước Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc đảo chánh, dọn đường cho một chế độ quân phiệt. Chế độ này sẽ tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng sẽ chẳng thay đổi gì hết. Nó sẽ chỉ đem lại một tình trạng hỗn loạn chính thức. Nó sẽ cấu kết với các tập đoàn quân phiệt địa phương Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc để kéo dài. Lúc đó chúng ta sẽ ăn nói làm sao? Lập trường của đối lập Việt Nam vẫn là chống cộng?
Trong trung hạn, 5 năm hay 10 năm, điều rất có thể xảy ra là Việt Nam sẽ là một nước trong đó các chủ nhân và ban lãnh đạo xí nghiệp là người Trung Hoa, người Nhật, người Thái, người Đại Hàn, người Pháp v.v., còn công nhân là người Việt Nam. Tệ hơn nữa còn là một đất nước đầy rẫy khách sạn và vũ trường trong đó chủ nhân và khách hàng là người nước ngoài, còn bồi bàn và vũ nữ là người Việt Nam. Ai chấp nhận cho Việt Nam tương lai này? Nhưng đó là điều sẽ đến nếu kẻ cầm quyền vẫn tiếp tục thái độ "được làm vua" và đối lập vẫn tiếp tục tâm lý "thua làm giặc".
Chúng ta hơn thua nhau để làm gì nếu đất nước chúng ta thua kém thế giới? Lúc đó cái hơn chẳng qua chỉ là cái hơn của người bồi chính và người bồi phụ. Chúng ta sẽ chỉ có tương lai xứng đáng nếu biết nhìn nhau là anh em và bắt tay nhau, dìu dắt nhau xây dựng một tương lai chung. Hoà giải và hoà hợp dân tộc là một bắt buộc. Hoà giải để động viên mọi khát vọng dân chủ trong cố gắng dứt điểm bạo quyền. Hoà hợp để cùng nhau thoát hiểm, tránh cho đất nước khỏi bị gạch tên trong danh sách những dân tộc có thể nói đến hạnh phúc và danh dự.
Mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ phải hy sinh nhiều tự ái và nhiều uất ức chính đáng. Nhưng nếu không chúng ta sẽ mất tất cả.
Chế độ cộng sản đã chết, ngay cả tại Việt Nam. Trước mắt chúng ta chỉ còn một chế độ độc tài thối nát, như mọi chế độ độc tài thối nát khác. Nhưng hết cộng sản không phải là hết vấn đề. Bộ máy chính trị của đảng cộng sản đã quá yếu để có thể kiểm soát được một quân lực quá đồ sộ. Chúng ta thiếu thực phẩm nhưng lại có quá nhiều súng đạn. Đất nước Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc đảo chánh, dọn đường cho một chế độ quân phiệt. Chế độ này sẽ tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng sẽ chẳng thay đổi gì hết. Nó sẽ chỉ đem lại một tình trạng hỗn loạn chính thức. Nó sẽ cấu kết với các tập đoàn quân phiệt địa phương Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc để kéo dài. Lúc đó chúng ta sẽ ăn nói làm sao? Lập trường của đối lập Việt Nam vẫn là chống cộng?
Trong trung hạn, 5 năm hay 10 năm, điều rất có thể xảy ra là Việt Nam sẽ là một nước trong đó các chủ nhân và ban lãnh đạo xí nghiệp là người Trung Hoa, người Nhật, người Thái, người Đại Hàn, người Pháp v.v., còn công nhân là người Việt Nam. Tệ hơn nữa còn là một đất nước đầy rẫy khách sạn và vũ trường trong đó chủ nhân và khách hàng là người nước ngoài, còn bồi bàn và vũ nữ là người Việt Nam. Ai chấp nhận cho Việt Nam tương lai này? Nhưng đó là điều sẽ đến nếu kẻ cầm quyền vẫn tiếp tục thái độ "được làm vua" và đối lập vẫn tiếp tục tâm lý "thua làm giặc".
Chúng ta hơn thua nhau để làm gì nếu đất nước chúng ta thua kém thế giới? Lúc đó cái hơn chẳng qua chỉ là cái hơn của người bồi chính và người bồi phụ. Chúng ta sẽ chỉ có tương lai xứng đáng nếu biết nhìn nhau là anh em và bắt tay nhau, dìu dắt nhau xây dựng một tương lai chung. Hoà giải và hoà hợp dân tộc là một bắt buộc. Hoà giải để động viên mọi khát vọng dân chủ trong cố gắng dứt điểm bạo quyền. Hoà hợp để cùng nhau thoát hiểm, tránh cho đất nước khỏi bị gạch tên trong danh sách những dân tộc có thể nói đến hạnh phúc và danh dự.
Mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ phải hy sinh nhiều tự ái và nhiều uất ức chính đáng. Nhưng nếu không chúng ta sẽ mất tất cả.
*
Tiên liệu là yếu tố cốt lõi của chính trị. Cái khó là tiên liệu không phải là một phản ứng tự nhiên. Nó không có sẵn trong bản năng mà, trái lại, đòi hỏi vượt lên trên bản năng và vận dụng trí tuệ để vừa nhìn rõ thực tại vừa nhận ra hướng đi và điểm tới của thực tại.
Tiên liệu chính xác chỉ có trong khoa học chính xác. Trong vận hành của xã hội hầu hết mọi tiên liệu đều sai nếu không được liên tục điều chỉnh. Dự đoán của chúng ta cho năm 2000 vào tháng 12 năm 1991 này sẽ không còn là dự đoán của chúng ta cho năm 2000 vào tháng 6 năm 1992. Nhưng chúng ta vẫn phải tiên liệu. Bởi vì nếu không có tiên liệu thì không thể có chính trị. Chúng ta cũng chỉ có thể đoàn kết với nhau nếu cùng theo đuổi một dự án, dựa trên một dự đoán tương lai.
Tiên liệu chính xác chỉ có trong khoa học chính xác. Trong vận hành của xã hội hầu hết mọi tiên liệu đều sai nếu không được liên tục điều chỉnh. Dự đoán của chúng ta cho năm 2000 vào tháng 12 năm 1991 này sẽ không còn là dự đoán của chúng ta cho năm 2000 vào tháng 6 năm 1992. Nhưng chúng ta vẫn phải tiên liệu. Bởi vì nếu không có tiên liệu thì không thể có chính trị. Chúng ta cũng chỉ có thể đoàn kết với nhau nếu cùng theo đuổi một dự án, dựa trên một dự đoán tương lai.
Nhà khoa học không gian không bắn được phi thuyền lên mặt trăng nếu chỉ nhắm mặt trăng mà bắn, trái lại phải bắn phi thuyền tới một điểm mà mặt trăng sẽ tới. Trong chính trị cũng thế. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai chứ không phải là chạy theo một hiện tại không ngừng thay đổi.
Nguyễn Gia Kiểng
Nguồn: Thông Luận, số 44 (th. 12/1991)
Nguồn: Thông Luận, số 44 (th. 12/1991)
© Thông Luận 2009
-----------------------
Phụ lục 2:
Phụ lục 2:
Nguyễn Gia Kiểng
Thứ tư, 18 Tháng 1 2012 22:49
Không cần phải là người Mỹ để quan tâm đến các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi đã là một trong hàng tỷ người trên thế giới theo dõi cuộc tranh cử năm 2008. Tôi lưỡng lự giữa Obama mà tôi tự nhiên thấy có cảm tình và McCaine mà tôi quý trọng từ lâu về nhân cách. Chọn lựa của tôi lệch về Obama sau khi bà Sarah Pallin được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống cho McCain và tôi đã là một trong hàng tỷ người hân hoan theo dõi lễ nhậm chức của Obama trên truyền hình. Trong lịch sử nước Mỹ có lẽ ngoại trừ George Washington chưa có vị tổng thống Mỹ nào được hoan nghênh khi đắc cử bằng Obama. Nhưng rồi Obama trở thành một trong những tổng thống Mỹ ít được tín nhiệm nhất sau một năm cầm quyền.
Ronald Reagan trước đây cũng đã từng xuống thấp trong tỷ lệ tín nhiệm sau một năm tại chức như Obama, nhưng sau đó đã lên dốc được và trở thành một trong những tổng thống Mỹ được ái mộ nhất vì ông quả quyết theo đuổi một chính sách và chính sách đó -quyết tâm đánh gục lạm phát và chủ nghĩa cộng sản- dần dần chứng tỏ là đúng và đã thành công. Obama thì khác, ông khó có thể đảo ngược được tình thế bởi vì không thể chờ đợi kết quả của một hò hẹn nào với tương lai cả, ông là một con người thực tiễn.
Thất vọng đầu tiên của tôi đối với Obama đến ngay trong khi nghe ông đọc bài diễn văn nhậm chức. Obama nói đại khái: “Với những chế độ độc tài bám lấy quyền lực bằng mọi giá và bịt miệng đối lập chúng tôi nói quí vị đi sai chiều lịch sử, nhưng nếu quí vị chìa bàn tay ra chúng tôi cũng sẽ nắm lấy“. Diễn nghĩa: quí vị cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền cũng không sao miễn là đừng thù địch với chúng tôi. Câu nói ngắn ngủi này diễn tả một cách bóng bẩy chủ thuyết đối ngoại thực tiễn của Obama. Ông đã trình bày một cách tỉ mỉ hơn trong bài diễn văn tại Cairo ngày 4-6-2009. Hôm đó đúng là ngày kỷ niệm 20 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn nhưng Obama đã không có một lời nào cho biến cố này, hơn thế nữa trong phần nói về dân chủ Obama đã làm một triệt thoái lớn trong khái niệm dân chủ: ông định nghĩa dân chủ một cách mơ hồ là chính quyền phải phản ánh nguyện vọng của người dân. Nhưng đây chỉ là định nghĩa của dân chủ sơ đẳng nhất, không hề làm phiền các chế độ độc tài vì chúng đều tự xưng là thể hiện trung thành ý chí của nhân dân. Đây là dân chủ ở mức độ zero. Hình như nghĩ rằng nói như thế vẫn chưa đủ để làm vừa lòng các chế độ độc tài, Obama còn nói thêm rằng không một dân tộc nào có quyền quyết định chế độ nào là phù hợp nhất cho một dân tộc khác. So much for democracy. Quý vị nào muốn có thể đọc bài nhận định của tôi về ông Obama sau bài diễn văn này.
Chủ nghĩa thực tiễn của Obama có thể tóm tắt như sau: thôi nhấn mạnh về dân chủ và nhân quyền trong quan hệ đối ngoại, thoả hiệp thay vì đương đầu với các chế độ hung bạo, tương đối hoá các giá trị và các văn hoá, tránh can thiệp khi quyền lợi của Hoa Kỳ không trực tiếp bị đe doạ. Trong chuyến công du châu Á vừa qua, gồm cả Trung Quốc, Obama đã hầu như không đề cập đến vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Obama mất dần uy tín bởi vì chính sách thực tiễn của ông đã thất bại. Iran đã bạo tay hơn trong việc đàn áp các cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận và cũng mạnh dạn hơn trong việc chuẩn bị chế tạo bom nguyên tử, tương tự như Bắc Triều Tiên. Các chế độ độc tài tại Venezuella, Cuba, Sudan còn hung hăng hơn. Tình hình Trung Đông bế tắc vì cả Do Thái lẫn các lực lượng khủng bố Hồi Giáo Hizbollah và Hamas đều leo thang trong sự quá khích. Trung Quốc, Việt Nam và Miến Điện gia tăng đàn áp một cách thô bạo đối với những người dân chủ. Trung Quốc và Việt Nam còn công khai hành xử như bọn tin tặc, đánh phá các website của đối lập, bất chấp luật pháp quốc tế, thách thức cả thế giới. Chắc chắn họ không làm như vậy với một tổng thống Mỹ khác. Thái độ của Trung Quốc đặc biệt đáng lưu ý. Trung Quốc làm ngơ trước đòi hỏi tăng hối suất đồng Nhân Dân Tệ, phá đám và làm thất bại hội nghị quốc tế về khí hậu tại Copenhagen, có lúc một thành viên phái đoàn Trung Quốc còn la ó phản đối trong khi Obama đọc diễn văn. Các chế độ bạo ngược đều muốn gia tăng sự bạo ngược vì đó là bản chất của họ; với Obama họ tha hồ làm tới vì được bảo đảm là sẽ không gặp khó khăn. Trong chính sách đối ngoại chủ nghĩa thực tiễn là điều mà ngay cả nếu bất đắc dĩ phải áp dụng cũng không nên nói ra như Obama.
Obama cũng áp dụng chủ nghĩa thực tiễn trong chính sách đối nội. Dự luật cải tổ y tế của ông sau quá nhiều nhượng bộ và thoả hiệp đã mất dần ý nghĩa; nó hầu như không đả động đến vấn đề cốt lõi của nền y tế Mỹ là giá điều trị quá đắt để chỉ tập trung vào một vấn đề ít quan trọng hơn là mở rộng bảo đảm chăm sóc.
Trước sự suy sụp của cảm tình và uy tín dành cho ông, Obama đã bắt đầu thay đổi thái độ. Ông đã tỏ ra cứng rắn hơn đối với Iran và Trung Quốc, các quan chức Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng tố giác các chính quyền độc tài. Obama có nhiều lợi thế hơn để bênh vực nhân quyền, so với Bush 43 chẳng hạn, vì con người truyền thông của ông và vì mọi người đều tin ông là một con người ôn hoà chừng mực, nhưng ông có một trở ngại lớn: chính ông. Obama là con người thực tiễn, và chủ nghĩa thực tiễn chỉ có thể thất bại.
*
Nhưng chủ nghĩa thực tiễn là gì?
Trước hết không nên lẫn lộn chủ nghĩa thực tiễn (realism) với hai triết lý về đạo đức: chủ nghĩa phúc lợi (utilitarianism) và chủ nghĩa thực dụng (pragmatism). Chủ nghĩa phúc lợi là một phương pháp đánh giá hành động, đặc biệt là hành động chính trị, theo tiêu chuẩn hành động đúng là hành động đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người; chính vì thế mà chủ nghĩa phúc lợi được coi là một nền tảng của dân chủ; những người khai sáng ra chủ nghĩa này (Bentham và Stuart Mill) cũng là những người đấu tranh nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền. Chủ nghĩa thực dụng là một phương pháp đánh giá các lý thuyết, theo đó một lý thuyết chỉ đáng để ta quan tâm và học hỏi nếu sự kiện nó đúng hay sai có ảnh hưởng cụ thể trong đời sống, còn nếu không nó chỉ là một lý thuyết suông không đáng để ta mất thì giờ.
Chủ nghĩa thực tiễn không phải là một triết lý, dù là triết lý tri thức hay là triết lý hành động, nó là một thái độ hướng dẫn chọn lựa, theo đó mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và nguyên tắc thì quyền lợi phải được dành ưu tiên, trái tim phải phục tùng cái đầu, tình cảm phải nhường chỗ cho lý trí. Obama thực tiễn cho nên dù ông có cho rằng các chế độc độc tài là sai ông cũng sẵn sàng bắt tay như ông đã nói trong bài diễn văn nhậm chức của ông, hay như khi ông định nghĩa dân chủ một cách chung chung và khẳng định rằng không một quốc gia nào có quyền quyết định thế nào là một chế độ đúng cho một nước khác để khỏi bị sự chống đối của các chế độ độc tài. Đặng Tiểu Bình cũng phát biểu chủ nghĩa thực tiễn khi ông nói “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng được miễn là bắt chuột”. Bản chất của một chế độ không có tầm quan trọng nào trong chính sách đối ngoại của một chính quyền thực tiễn, điều quan trọng là lợi và hại.
*
Các chính trị gia thực tiễn không bao giờ nhìn nhận là chủ nghĩa thực tiễn đồng nghĩa với sự mềm yếu. Họ có thể viện dẫn trường hợp nhiều nhân vật rất quả quyết từng được coi, có khi tự coi, là thực tiễn. Barry Goldwater, Richard Nixon và Ronald Reagan đã được coi là những chính trị gia Mỹ thực tiễn. Với một bản chất khác hẳn, Lenin, Stalin và Đặng Tiểu Bình cũng là những con người rất thực tiễn. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì sự thực có thể khác.
Năm 1964 nghị sĩ Barry Goldwater tranh cử với tổng thống Johnson trên một lập trường mà ông cho là thực tiễn và có thể tóm tắt như sau: hy vọng thoả hiệp với cộng sản chỉ là hão huyền, cộng sản chỉ hiểu ngôn ngữ của sức mạnh vì thế thái độ thực tiễn nhất đối với họ là phải tỏ ra sẵn sàng dùng sức mạnh, phải sẵn sàng tăng cường quân lực tại Việt Nam, sẵn sàng đánh Cuba, Trung Quốc và cả Liên Xô nếu cần. Thực ra Goldwater không phải là một người thực tiễn. Ở vào giữa thập niên 1960, cao điểm của phong trào phản chiến và chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy một lập trường như thế là chuốc lấy thảm bại, và quả nhiên Goldwater đã thua rất xa Johnson trong cuộc tranh cử tổng thống. Goldwater đã lấy thái độ diều hâu như thế, dù biết sẽ thất cử, chỉ để chặn đứng khuynh hướng chủ bại. Ông là một người lý tưởng. Reagan có lúc cũng đã bị đánh giá là thực tiễn một cách sơ đẳng như Goldwater nhưng đã chứng tỏ là một tổng thống lỗi lạc, có lý tưởng, bản lãnh và tầm nhìn. Chỉ có Nixon quả thực là con người thực tiễn. Người Mỹ không còn chấp nhận những hy sinh tại Việt Nam? Vậy thì phải Việt Nam hoá chiến tranh và chuẩn bị triệt thoái. Khối cộng sản có dấu hiệu chia rẽ? Vậy hãy bắt tay với Mao để tách hẳn Trung Quốc và Liên Xô mà không cần thắc mắc về bản chất tội ác của chế độ Trung Cộng. Đặc tính thực sự của chủ nghĩa thực tiễn là sự mưu tìm hiệu quả một cách giản dị trong lý luận và hành động ngay cả nếu phải hy sinh hoặc gác lại các nguyên tắc nền tảng. Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều đã hành động giản dị như thế, và vì họ không bị ràng buộc bởi một luật pháp nào nên họ đã không dừng tay trước tội ác.
Trong trường hợp các nước dân chủ, mà bản chất là muốn giải quyết mọi vấn đề trước hết bằng đường lối hoà bình, chính do sự giản dị của nó mà chủ nghĩa thực tiễn dẫn đến sự nhu nhược một cách khá tự nhiên. Lý do là vì đối đầu luôn luôn là một chọn lựa khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm mà những người thực tiễn thường không có. Hơn nữa đối đầu bao giờ cũng bao hàm một thiệt hại nào đó lúc ban đầu cho nên không được coi là khôn ngoan, nhất là khi quyền lợi quốc gia không bị trực tiếp đe doạ, vì thế những người lãnh đạo thực tiễn thường hay chọn giải pháp nhân nhượng và thoả hiệp, ngay cả khi những giá trị nền tảng bị vi phạm.
Chủ nghĩa thực tiễn thường được hưởng một lợi thế về ngôn ngữ. Người ta thường có khuynh hướng coi thực tiễn là thái độ đúng và có lợi, ngược lại với thực tiễn là viển vông và vô ích. Nhưng đây chỉ là một sự hiểu lầm. Không cần phải là một người thực tiễn, bất cứ ai cũng đều hành động nhắm lợi ích. Ngay cả những nhà tu hành cũng chỉ chọn cuộc sống tu hành vì nghĩ đó là cách sống có lợi nhất, hoặc vì nó mở cửa thiên đường cho cuộc sống vĩnh cửu sau này, hoặc vì cho rằng đó mới là hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc đời này. Tất cả vấn đề chỉ là quan niệm thế nào là quyền lợi, quyền lợi thực sự hay quyền lợi biểu kiến, quyền lợi lâu dài hay quyền lợi ngắn hạn. Chủ nghĩa thực tiễn dựa trên thực tại trước mắt và coi nhẹ các nguyên tắc và giá trị nền tảng nên thường chỉ là quyền lợi ngắn hạn. Các nguyên tắc và các giá trị nền tảng là gì nếu không phải là những điều mà trí tuệ và kinh nghiệm cho thấy là nên tuân thủ vì phúc lợi lâu dài?
*
Một đặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nó không phù hợp với thực tế. Nó luôn luôn nhắm tiến thẳng tới mục tiêu bằng giải pháp trực tiếp nhất và vì thế luôn luôn bị hụt hẫng. Thực tại không ngừng thay đổi cho nên những người thực tiễn phải vất vả chạy theo nó và có mọi triển vọng là sau khi đã tốn nhiều thì giờ và cố gắng người ta nhận ra rằng thực tại đã thay đổi đến độ mà mục tiêu theo đuổi đã mất ý nghĩa. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai cho nên khả năng quan trọng nhất là tiên liệu cái gì sẽ xảy ra, các vấn đề hiện nay sẽ đặt ra như thế nào trong tương lai, các vấn đề nào sẽ không còn đặt ra nữa và các vấn đề mới nào sẽ xuất hiện. Người làm chính trị phải có viễn kiến. Chủ nghĩa thực tiễn thực ra chỉ tố giác sự thiếu viễn kiến. Các trường đại học, và các cố gắng trau dồi văn hoá nói chung, không nhắm mục đích nào khác ngoài việc cho chúng ta khả năng nhìn xa trông rộng, nói cách khác là giải phóng chúng ta khỏi phản xạ thực tiễn.
Một đặc tính khác cần được lưu ý của chủ nghĩa thực tiễn mà có lẽ Obama không thấy là nó luôn luôn sai trong chính sách đối ngoại. Nó bỏ qua quan tâm ý thức hệ để chỉ đặt chính sách đối ngoại trên nền tảng quyền lợi mà không biết rằng ý thức hệ, nghĩa là bản chất của chế độ, bao giờ cũng quyết định chính sách ngoại giao và các đồng minh của một quốc gia. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Dù Hoa Kỳ và các nước dân chủ phương Tây có ve vãn đến đâu đi nữa thì các chế độ độc tài Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Sudan, Miến Điện, Iran… vẫn coi họ là thù địch, và dù trong thâm tâm các chế độ độc tài có khinh bỉ nhau thế nào đi nữa chúng vẫn là đồng minh. Câu nói “buột miệng” của ông Nguyễn Minh Triết (theo đó ông tìm cách “phân hoá” nước Mỹ) là một bằng cớ.
Mỹ và các nước dân chủ nói chung cần rút kinh nghiệm trên hai trường hợp mà chủ nghĩa thực tiễn đã được thể hiện. Trong hơn ba thập qua họ đã hợp tác với Trung Quốc mà không đặt vấn đề bản chất của chế độ, ngay cả sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, có lẽ với hy vọng là tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ dần dần đem đến dân chủ (cứ như là độc tài là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân của sự nghèo khổ). Thực tế đã không như vậy, nhờ giao thương với các nước dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc đã mạnh hơn nhiều nhưng vẫn là một chế độ bạo ngược và còn yểm trợ cho nhiều chế độ hung bạo khác. Đôi khi Trung Quốc còn được viện dẫn như là một bằng cớ về sự đúng đắn của chủ thuyết tăng trưởng kinh tế bất chấp nhân quyền. Sức mạnh kinh tế đã chỉ khiến Trung Quốc tự tin hơn trong thái độ thách thức và đang trở thành một lo âu cho thế giới. Một bài học khác là Pakistan. Tại đây, một cách thực tiễn, Hoa Kỳ đã ủng hộ chế độ quân phiệt của tướng Pervez Musharraf sau khi ông này đảo chính lật đổ chính quyền dân cử cuối năm 1999 và coi ông này như một đồng minh đắc lực trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Thực tế đã ngược hẳn với sự mong đợi, chính Musharraf đã giúp quân khủng bố Taliban hồi sinh; Hoa Kỳ đã chỉ tỉnh mộng một cách muộn màng. Bản chất của những tập đoàn độc tài là gian trá. Phải nói rõ để tránh mọi hiểu lầm: ngày nay ít ai còn đòi hỏi cô lập và trừng phạt các chế độ độc tài, các biện pháp này chỉ đánh vào nạn nhân thay vì thủ phạm. Nhưng ít nhất cũng phải gây áp lực và gắn bó hợp tác với những tiến bộ về nhân quyền bởi vì đó vừa là đạo đức quốc tế được qui định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc vừa là điều kiện để có những đối tác đáng tin cậy.
ột sai lầm lớn nếu hoà bình là điều cần được trân quý nhất. Trong lịch sử thế giới các cuộc chiến đã chỉ xảy ra hoặc giữa các nước độc tài với nhau hoặc giữa một nước độc tài và một nước dân chủ. Chưa có trường hợp hai nước dân chủ chiến tranh với nhau. Dân chủ và nhân quyền là nền tảng của hoà bình.
Chủ nghĩa thực tiễn chỉ có thể đem lại thất vọng bởi vì trong chiều sâu nó là một sự từ nhiệm. Dân chúng chờ đợi ở những người lãnh đạo khả năng, viễn kiến và đởm lược để lấy những quyết định khó khăn có thể khó hiểu và nhức nhối lúc ban đầu chứ không phải để lấy những quyết định hiển nhiên, dễ dãi. Người dân đòi hỏi người lãnh đạo phải đi trước họ, họ bầu ra người lãnh đạo để nếu cần áp đặt những cố gắng và hy sinh cần thiết chứ không phải để chạy theo họ. Vả lại nếu không có viễn kiến và lý tưởng thì bước vào trường chính trị để làm gì? Các chính trị gia thực tiễn có thể được lòng dân lúc mới xuất hiện nhưng chắc chắn sẽ gây thất vọng sau đó. Trong trường hợp Obama sự thất vọng còn lớn hơn bởi vì rất nhiều người đã bỏ phiếu cho ông vì những giá trị dân chủ và nhân quyền để rồi khám phá ra rằng chính ông không tha thiết gì lắm với những giá trị này.
Có một bài toán động học và hình học giải tích trình bày một cách khá chính xác chủ nghỉa thực tiễn. Bài toán, với cái tên dí dỏm là “quỹ đạo của chó”, mô tả một con chó đuổi bắt một đối tượng đang di chuyển. Chó có bản năng rất thực tiễn nên nhắm thẳng đối tượng mà chạy tới nhưng vì đối tượng di chuyển không ngừng nên chính tính thực tiễn của nó khiến chó phải chạy trên một quỹ đạo rất cầu kỳ, ngay cả nếu đối tượng di chuyển một các giản dị trên một đường thẳng với một vận tốc cố định. Trong trường hợp đối tượng di chuyển một cách phức tạp hơn thì bài toán không có giải đáp. Chủ nghĩa thực tiễn được chứng minh là sai bằng toán học.
Trước hết không nên lẫn lộn chủ nghĩa thực tiễn (realism) với hai triết lý về đạo đức: chủ nghĩa phúc lợi (utilitarianism) và chủ nghĩa thực dụng (pragmatism). Chủ nghĩa phúc lợi là một phương pháp đánh giá hành động, đặc biệt là hành động chính trị, theo tiêu chuẩn hành động đúng là hành động đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người; chính vì thế mà chủ nghĩa phúc lợi được coi là một nền tảng của dân chủ; những người khai sáng ra chủ nghĩa này (Bentham và Stuart Mill) cũng là những người đấu tranh nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền. Chủ nghĩa thực dụng là một phương pháp đánh giá các lý thuyết, theo đó một lý thuyết chỉ đáng để ta quan tâm và học hỏi nếu sự kiện nó đúng hay sai có ảnh hưởng cụ thể trong đời sống, còn nếu không nó chỉ là một lý thuyết suông không đáng để ta mất thì giờ.
Chủ nghĩa thực tiễn không phải là một triết lý, dù là triết lý tri thức hay là triết lý hành động, nó là một thái độ hướng dẫn chọn lựa, theo đó mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và nguyên tắc thì quyền lợi phải được dành ưu tiên, trái tim phải phục tùng cái đầu, tình cảm phải nhường chỗ cho lý trí. Obama thực tiễn cho nên dù ông có cho rằng các chế độc độc tài là sai ông cũng sẵn sàng bắt tay như ông đã nói trong bài diễn văn nhậm chức của ông, hay như khi ông định nghĩa dân chủ một cách chung chung và khẳng định rằng không một quốc gia nào có quyền quyết định thế nào là một chế độ đúng cho một nước khác để khỏi bị sự chống đối của các chế độ độc tài. Đặng Tiểu Bình cũng phát biểu chủ nghĩa thực tiễn khi ông nói “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng được miễn là bắt chuột”. Bản chất của một chế độ không có tầm quan trọng nào trong chính sách đối ngoại của một chính quyền thực tiễn, điều quan trọng là lợi và hại.
*
Các chính trị gia thực tiễn không bao giờ nhìn nhận là chủ nghĩa thực tiễn đồng nghĩa với sự mềm yếu. Họ có thể viện dẫn trường hợp nhiều nhân vật rất quả quyết từng được coi, có khi tự coi, là thực tiễn. Barry Goldwater, Richard Nixon và Ronald Reagan đã được coi là những chính trị gia Mỹ thực tiễn. Với một bản chất khác hẳn, Lenin, Stalin và Đặng Tiểu Bình cũng là những con người rất thực tiễn. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì sự thực có thể khác.
Năm 1964 nghị sĩ Barry Goldwater tranh cử với tổng thống Johnson trên một lập trường mà ông cho là thực tiễn và có thể tóm tắt như sau: hy vọng thoả hiệp với cộng sản chỉ là hão huyền, cộng sản chỉ hiểu ngôn ngữ của sức mạnh vì thế thái độ thực tiễn nhất đối với họ là phải tỏ ra sẵn sàng dùng sức mạnh, phải sẵn sàng tăng cường quân lực tại Việt Nam, sẵn sàng đánh Cuba, Trung Quốc và cả Liên Xô nếu cần. Thực ra Goldwater không phải là một người thực tiễn. Ở vào giữa thập niên 1960, cao điểm của phong trào phản chiến và chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy một lập trường như thế là chuốc lấy thảm bại, và quả nhiên Goldwater đã thua rất xa Johnson trong cuộc tranh cử tổng thống. Goldwater đã lấy thái độ diều hâu như thế, dù biết sẽ thất cử, chỉ để chặn đứng khuynh hướng chủ bại. Ông là một người lý tưởng. Reagan có lúc cũng đã bị đánh giá là thực tiễn một cách sơ đẳng như Goldwater nhưng đã chứng tỏ là một tổng thống lỗi lạc, có lý tưởng, bản lãnh và tầm nhìn. Chỉ có Nixon quả thực là con người thực tiễn. Người Mỹ không còn chấp nhận những hy sinh tại Việt Nam? Vậy thì phải Việt Nam hoá chiến tranh và chuẩn bị triệt thoái. Khối cộng sản có dấu hiệu chia rẽ? Vậy hãy bắt tay với Mao để tách hẳn Trung Quốc và Liên Xô mà không cần thắc mắc về bản chất tội ác của chế độ Trung Cộng. Đặc tính thực sự của chủ nghĩa thực tiễn là sự mưu tìm hiệu quả một cách giản dị trong lý luận và hành động ngay cả nếu phải hy sinh hoặc gác lại các nguyên tắc nền tảng. Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều đã hành động giản dị như thế, và vì họ không bị ràng buộc bởi một luật pháp nào nên họ đã không dừng tay trước tội ác.
Trong trường hợp các nước dân chủ, mà bản chất là muốn giải quyết mọi vấn đề trước hết bằng đường lối hoà bình, chính do sự giản dị của nó mà chủ nghĩa thực tiễn dẫn đến sự nhu nhược một cách khá tự nhiên. Lý do là vì đối đầu luôn luôn là một chọn lựa khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm mà những người thực tiễn thường không có. Hơn nữa đối đầu bao giờ cũng bao hàm một thiệt hại nào đó lúc ban đầu cho nên không được coi là khôn ngoan, nhất là khi quyền lợi quốc gia không bị trực tiếp đe doạ, vì thế những người lãnh đạo thực tiễn thường hay chọn giải pháp nhân nhượng và thoả hiệp, ngay cả khi những giá trị nền tảng bị vi phạm.
Chủ nghĩa thực tiễn thường được hưởng một lợi thế về ngôn ngữ. Người ta thường có khuynh hướng coi thực tiễn là thái độ đúng và có lợi, ngược lại với thực tiễn là viển vông và vô ích. Nhưng đây chỉ là một sự hiểu lầm. Không cần phải là một người thực tiễn, bất cứ ai cũng đều hành động nhắm lợi ích. Ngay cả những nhà tu hành cũng chỉ chọn cuộc sống tu hành vì nghĩ đó là cách sống có lợi nhất, hoặc vì nó mở cửa thiên đường cho cuộc sống vĩnh cửu sau này, hoặc vì cho rằng đó mới là hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc đời này. Tất cả vấn đề chỉ là quan niệm thế nào là quyền lợi, quyền lợi thực sự hay quyền lợi biểu kiến, quyền lợi lâu dài hay quyền lợi ngắn hạn. Chủ nghĩa thực tiễn dựa trên thực tại trước mắt và coi nhẹ các nguyên tắc và giá trị nền tảng nên thường chỉ là quyền lợi ngắn hạn. Các nguyên tắc và các giá trị nền tảng là gì nếu không phải là những điều mà trí tuệ và kinh nghiệm cho thấy là nên tuân thủ vì phúc lợi lâu dài?
*
Một đặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nó không phù hợp với thực tế. Nó luôn luôn nhắm tiến thẳng tới mục tiêu bằng giải pháp trực tiếp nhất và vì thế luôn luôn bị hụt hẫng. Thực tại không ngừng thay đổi cho nên những người thực tiễn phải vất vả chạy theo nó và có mọi triển vọng là sau khi đã tốn nhiều thì giờ và cố gắng người ta nhận ra rằng thực tại đã thay đổi đến độ mà mục tiêu theo đuổi đã mất ý nghĩa. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai cho nên khả năng quan trọng nhất là tiên liệu cái gì sẽ xảy ra, các vấn đề hiện nay sẽ đặt ra như thế nào trong tương lai, các vấn đề nào sẽ không còn đặt ra nữa và các vấn đề mới nào sẽ xuất hiện. Người làm chính trị phải có viễn kiến. Chủ nghĩa thực tiễn thực ra chỉ tố giác sự thiếu viễn kiến. Các trường đại học, và các cố gắng trau dồi văn hoá nói chung, không nhắm mục đích nào khác ngoài việc cho chúng ta khả năng nhìn xa trông rộng, nói cách khác là giải phóng chúng ta khỏi phản xạ thực tiễn.
Một đặc tính khác cần được lưu ý của chủ nghĩa thực tiễn mà có lẽ Obama không thấy là nó luôn luôn sai trong chính sách đối ngoại. Nó bỏ qua quan tâm ý thức hệ để chỉ đặt chính sách đối ngoại trên nền tảng quyền lợi mà không biết rằng ý thức hệ, nghĩa là bản chất của chế độ, bao giờ cũng quyết định chính sách ngoại giao và các đồng minh của một quốc gia. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Dù Hoa Kỳ và các nước dân chủ phương Tây có ve vãn đến đâu đi nữa thì các chế độ độc tài Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Sudan, Miến Điện, Iran… vẫn coi họ là thù địch, và dù trong thâm tâm các chế độ độc tài có khinh bỉ nhau thế nào đi nữa chúng vẫn là đồng minh. Câu nói “buột miệng” của ông Nguyễn Minh Triết (theo đó ông tìm cách “phân hoá” nước Mỹ) là một bằng cớ.
Mỹ và các nước dân chủ nói chung cần rút kinh nghiệm trên hai trường hợp mà chủ nghĩa thực tiễn đã được thể hiện. Trong hơn ba thập qua họ đã hợp tác với Trung Quốc mà không đặt vấn đề bản chất của chế độ, ngay cả sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, có lẽ với hy vọng là tăng trưởng kinh tế tự nó sẽ dần dần đem đến dân chủ (cứ như là độc tài là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân của sự nghèo khổ). Thực tế đã không như vậy, nhờ giao thương với các nước dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, Trung Quốc đã mạnh hơn nhiều nhưng vẫn là một chế độ bạo ngược và còn yểm trợ cho nhiều chế độ hung bạo khác. Đôi khi Trung Quốc còn được viện dẫn như là một bằng cớ về sự đúng đắn của chủ thuyết tăng trưởng kinh tế bất chấp nhân quyền. Sức mạnh kinh tế đã chỉ khiến Trung Quốc tự tin hơn trong thái độ thách thức và đang trở thành một lo âu cho thế giới. Một bài học khác là Pakistan. Tại đây, một cách thực tiễn, Hoa Kỳ đã ủng hộ chế độ quân phiệt của tướng Pervez Musharraf sau khi ông này đảo chính lật đổ chính quyền dân cử cuối năm 1999 và coi ông này như một đồng minh đắc lực trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Thực tế đã ngược hẳn với sự mong đợi, chính Musharraf đã giúp quân khủng bố Taliban hồi sinh; Hoa Kỳ đã chỉ tỉnh mộng một cách muộn màng. Bản chất của những tập đoàn độc tài là gian trá. Phải nói rõ để tránh mọi hiểu lầm: ngày nay ít ai còn đòi hỏi cô lập và trừng phạt các chế độ độc tài, các biện pháp này chỉ đánh vào nạn nhân thay vì thủ phạm. Nhưng ít nhất cũng phải gây áp lực và gắn bó hợp tác với những tiến bộ về nhân quyền bởi vì đó vừa là đạo đức quốc tế được qui định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc vừa là điều kiện để có những đối tác đáng tin cậy.
ột sai lầm lớn nếu hoà bình là điều cần được trân quý nhất. Trong lịch sử thế giới các cuộc chiến đã chỉ xảy ra hoặc giữa các nước độc tài với nhau hoặc giữa một nước độc tài và một nước dân chủ. Chưa có trường hợp hai nước dân chủ chiến tranh với nhau. Dân chủ và nhân quyền là nền tảng của hoà bình.
Chủ nghĩa thực tiễn chỉ có thể đem lại thất vọng bởi vì trong chiều sâu nó là một sự từ nhiệm. Dân chúng chờ đợi ở những người lãnh đạo khả năng, viễn kiến và đởm lược để lấy những quyết định khó khăn có thể khó hiểu và nhức nhối lúc ban đầu chứ không phải để lấy những quyết định hiển nhiên, dễ dãi. Người dân đòi hỏi người lãnh đạo phải đi trước họ, họ bầu ra người lãnh đạo để nếu cần áp đặt những cố gắng và hy sinh cần thiết chứ không phải để chạy theo họ. Vả lại nếu không có viễn kiến và lý tưởng thì bước vào trường chính trị để làm gì? Các chính trị gia thực tiễn có thể được lòng dân lúc mới xuất hiện nhưng chắc chắn sẽ gây thất vọng sau đó. Trong trường hợp Obama sự thất vọng còn lớn hơn bởi vì rất nhiều người đã bỏ phiếu cho ông vì những giá trị dân chủ và nhân quyền để rồi khám phá ra rằng chính ông không tha thiết gì lắm với những giá trị này.
Có một bài toán động học và hình học giải tích trình bày một cách khá chính xác chủ nghỉa thực tiễn. Bài toán, với cái tên dí dỏm là “quỹ đạo của chó”, mô tả một con chó đuổi bắt một đối tượng đang di chuyển. Chó có bản năng rất thực tiễn nên nhắm thẳng đối tượng mà chạy tới nhưng vì đối tượng di chuyển không ngừng nên chính tính thực tiễn của nó khiến chó phải chạy trên một quỹ đạo rất cầu kỳ, ngay cả nếu đối tượng di chuyển một các giản dị trên một đường thẳng với một vận tốc cố định. Trong trường hợp đối tượng di chuyển một cách phức tạp hơn thì bài toán không có giải đáp. Chủ nghĩa thực tiễn được chứng minh là sai bằng toán học.
*
Một lời sau cùng: tại sao người Việt Nam cần hiểu rằng chủ nghĩa thực tiễn là sai? Đó là vì cuộc đấu tranh cho dân chủ đang rất vất vả với chủ nghĩa thực tiễn. Có quá nhiều người mong muốn một tương lai dân chủ cho Việt Nam nhưng lại suy nghĩ và hành động một cách thực tiễn. Trong nội bộ đảng và nhà nước cộng sản thái độ thực tiễn là không bộc lộ lập trường dân chủ để khỏi bị trù dập và vô hiệu hoá. Ngoài xã hội thái độ thực tiễn là kiếm tiền, và làm giàu nếu có thể được, thay vì đối đầu với một chính quyền đồ sộ và hung bạo. Chủ nghĩa thực tiễn có một tên gọi khác: chủ nghĩa luồn lách. Người ta chán ghét chế độ nhưng thấy phải thoả hiệp với thực tại để sống, và vì thế vô tình củng cố chế độ. Cuộc chuyển hoá về dân chủ là một cuộc cách mạng rất lớn, như chưa từng có trong lịch sử nước ta. Nó đòi hỏi những trí tuệ và những tấm lòng rất lớn. Những người thực tiễn chẳng bao giờ làm được những thay đổi lớn và thực sự đáng mong ước.
Nguyễn Gia Kiểng
Tháng 3, 2010
Tháng 3, 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment