Thanh Trúc, RFA
2012-01-25
Chiều thứ Ba ngày 24 vừa qua, Tiểu Ban Đặc Trách Các Vấn Đề Nhân Quyền thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam
Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hai lần được hạ viện thông qua, cùng với dân biểu Ed Royce và một số đồng viện thường có mối quan tâm đến chuyện nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam.
Những vấn đề cần được trình bày trước buổi điều trần lần này gồm: bất dung tôn giáo, phân biệt đối xử và ngược đãi các sắc dân thiểu số, tệ nạn buôn người, tình trạng tra tấn và sử dụng bạo lực của công an Việt Nam, việc bắt bớ và giam giữ các nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến, những người muốn bày tỏ lòng yêu nước, vấn đề bảo vệ người tị nạn…
Các nhân chứng được mời lên tiếng về từng vấn đề tại buổi điều trần gồm cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh:
"Phần tôi nói hôm nay liên quan đến tự do tôn giáo tại Vietnam, những việc mới xảy ra như tại Thái Hà và các nơi khác. Tôi sẽ cố vận động những người quan tâm Việt Nam và những người trong sub-committee này ủng hộ đạo luật nhân quyền cho Việt Nam do dân biểu Chris Smith đệ nạp cách đây gần một chục năm. Một vấn đề trong tương lai, là Uỷ ban vận động chính trị đã thành lập rồi, cần có sự đóng góp, giúp đỡ của những người của chúng ta ở trong …. Việt Nam cho những việc cần làm sắp tới"
Giám đốc điều hành Boat People SOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :
Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hai lần được hạ viện thông qua, cùng với dân biểu Ed Royce và một số đồng viện thường có mối quan tâm đến chuyện nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam.
Những vấn đề cần được trình bày trước buổi điều trần lần này gồm: bất dung tôn giáo, phân biệt đối xử và ngược đãi các sắc dân thiểu số, tệ nạn buôn người, tình trạng tra tấn và sử dụng bạo lực của công an Việt Nam, việc bắt bớ và giam giữ các nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến, những người muốn bày tỏ lòng yêu nước, vấn đề bảo vệ người tị nạn…
Các nhân chứng được mời lên tiếng về từng vấn đề tại buổi điều trần gồm cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh:
"Phần tôi nói hôm nay liên quan đến tự do tôn giáo tại Vietnam, những việc mới xảy ra như tại Thái Hà và các nơi khác. Tôi sẽ cố vận động những người quan tâm Việt Nam và những người trong sub-committee này ủng hộ đạo luật nhân quyền cho Việt Nam do dân biểu Chris Smith đệ nạp cách đây gần một chục năm. Một vấn đề trong tương lai, là Uỷ ban vận động chính trị đã thành lập rồi, cần có sự đóng góp, giúp đỡ của những người của chúng ta ở trong …. Việt Nam cho những việc cần làm sắp tới"
Giám đốc điều hành Boat People SOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :
"Thứ nhất là vấn đề buôn người, thứ hai vấn đề tra tấn, thứ ba là vấn đề đàn áp tôn giáo rất nặng nề. Đó là những vấn đề chính, bên cạnh đó còn những việc như bắt bớ những người biểu tình hoàn toàn bất bạo động. Ngay cả những ca sĩ nghệ sĩ sáng tác ra.. Việt Khang cũng vừa bị bắt, bị bắt hàng loạt. Đặc biệt là chúng tôi sẽ tập trung vào các đồng bào thiểu số, Khmer Krom, Montagnard và Hmong, đang bị đàn áp tôn giáo rất trầm trọng. Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ đưa ra với hy vọng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ chấp thuận đạo luật nhân quyền trong năm 2012"
Đến từ North Carolina, ông Rong Nay, giám đốc điều hành Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi:
"Hôm nay cuộc đối thoại về nhân quyền trong quốc hội Mỹ đặc biệt đề cập đến những vấn đề về nhân quyền và tôn giáo đối với đồng bào Thượng ở vùng cao nguyên Trung phần. Từ khi Mỹ có free trade agreement với Việt Nam thì vấn đề nhân quyền và tôn giáo không có thay đổi gì hết. Bữa nay chúng tôi muốn lên tiếng cho chính phủ Mỹ biết rằng ở Việt Nam đặc biệt là ở cao nguyên không có nhân quyền và không có tự do tôn giáo"
Tự đặt mình vào vị trí một nạn nhân của tệ nạn buôn người thông qua con đường xuất khẩu lao động tới Jordan, cô Vũ Phương Anh, nay đã định cư tại Hoa Kỳ, trình bày những điều cô muốn làm chứng trước buổi điều trần:
"Em muốn hôm nay em sẽ đại diện cho những người trong nhóm của em và còn ở Việt Nam, những người không có quyền được nói, thì em thay mặt họ nói lên thế nào để cho chính quyền Việt Nam trả lại những tự do, nhân quyền. Điều quan trọng nhất em muốn nói lên là tình trạng buôn lao động tại Việt Nam"
Ngoài còn có một điều trần viên khác, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á trong Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Right Watch.
Mục đích của cuộc điều trần là bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những hành động có tính cách vi phạm và chà đạp quyền con người ở Việt Nam, nơi đang có sự gia tăng về đe dọa, khủng bố và bắt giữ tuỳ tiện những người không đồng quan điểm, không cùng chính kiến, những tiếng nói trên mạng hoặc những bài viết của các bloggers liên quan đến những đề tài mà nhà nước Việt Nam cho là cấm kỵ và nhạy cảm như dân chủ, công bằng xã hội, tự do ngôn luận, tự do tụ họp, tranh chấp đất đai với người dân, quyền lợi của người sắc tộc, Hoàng Sa Trường Sa vân vân…
Đã có đôi ba lần trong khi trao đổi ý kiến cũng như trong khi điều trần, các dân biểu Chris Smith, Ed Royce hoặc cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh nhắc lại yêu cầu là với những bằng chứng vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và không thể chấp nhận, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo, hoặc giữ tên Việt Nam trên danh sách Tier 2 Watch List đất nước vẫn có vấn đề buôn người và cần được theo dõi.
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, dân biểu Chris Simth nhấn mạnh bản thân ông cùng đồng viện trong nhóm dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam (Vietnam Caucus) nghĩ rằng :
"Đã tới lúc chính phủ Việt Nam nên ngừng lại tất cả những hành vi trấn áp và xử phạt những người sống vì đức tin của họ, chấm dứt việc đàn áp bịt miệng những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ quyền con người. Trong tất cả những yêu cầu chính đáng này chính phủ Hoa Kỳ, trên mức độ tương quan ngoại giao với Việt Nam, cần giữ một vai trò tich cực hơn để khuyến cáo lưu ý và nhắc nhở Việt Nam thực thi cũng như tôn trọng nhân quyền và tôn trọng quyền lợi của người dân trong nước họ"
Buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chiều 24 tháng Giêng vừa qua mở đầu nỗ lực vận động cho nhiều đạo luật của Quốc Hội Mỹ, tác động đến chính sách của hành pháp liên quan đến Việt Nam năm 2012 này.
Đến từ North Carolina, ông Rong Nay, giám đốc điều hành Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi:
"Hôm nay cuộc đối thoại về nhân quyền trong quốc hội Mỹ đặc biệt đề cập đến những vấn đề về nhân quyền và tôn giáo đối với đồng bào Thượng ở vùng cao nguyên Trung phần. Từ khi Mỹ có free trade agreement với Việt Nam thì vấn đề nhân quyền và tôn giáo không có thay đổi gì hết. Bữa nay chúng tôi muốn lên tiếng cho chính phủ Mỹ biết rằng ở Việt Nam đặc biệt là ở cao nguyên không có nhân quyền và không có tự do tôn giáo"
Tự đặt mình vào vị trí một nạn nhân của tệ nạn buôn người thông qua con đường xuất khẩu lao động tới Jordan, cô Vũ Phương Anh, nay đã định cư tại Hoa Kỳ, trình bày những điều cô muốn làm chứng trước buổi điều trần:
"Em muốn hôm nay em sẽ đại diện cho những người trong nhóm của em và còn ở Việt Nam, những người không có quyền được nói, thì em thay mặt họ nói lên thế nào để cho chính quyền Việt Nam trả lại những tự do, nhân quyền. Điều quan trọng nhất em muốn nói lên là tình trạng buôn lao động tại Việt Nam"
Ngoài còn có một điều trần viên khác, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á trong Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Right Watch.
Mục đích của cuộc điều trần là bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những hành động có tính cách vi phạm và chà đạp quyền con người ở Việt Nam, nơi đang có sự gia tăng về đe dọa, khủng bố và bắt giữ tuỳ tiện những người không đồng quan điểm, không cùng chính kiến, những tiếng nói trên mạng hoặc những bài viết của các bloggers liên quan đến những đề tài mà nhà nước Việt Nam cho là cấm kỵ và nhạy cảm như dân chủ, công bằng xã hội, tự do ngôn luận, tự do tụ họp, tranh chấp đất đai với người dân, quyền lợi của người sắc tộc, Hoàng Sa Trường Sa vân vân…
Đã có đôi ba lần trong khi trao đổi ý kiến cũng như trong khi điều trần, các dân biểu Chris Smith, Ed Royce hoặc cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh nhắc lại yêu cầu là với những bằng chứng vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và không thể chấp nhận, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo, hoặc giữ tên Việt Nam trên danh sách Tier 2 Watch List đất nước vẫn có vấn đề buôn người và cần được theo dõi.
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, dân biểu Chris Simth nhấn mạnh bản thân ông cùng đồng viện trong nhóm dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam (Vietnam Caucus) nghĩ rằng :
"Đã tới lúc chính phủ Việt Nam nên ngừng lại tất cả những hành vi trấn áp và xử phạt những người sống vì đức tin của họ, chấm dứt việc đàn áp bịt miệng những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ quyền con người. Trong tất cả những yêu cầu chính đáng này chính phủ Hoa Kỳ, trên mức độ tương quan ngoại giao với Việt Nam, cần giữ một vai trò tich cực hơn để khuyến cáo lưu ý và nhắc nhở Việt Nam thực thi cũng như tôn trọng nhân quyền và tôn trọng quyền lợi của người dân trong nước họ"
Buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chiều 24 tháng Giêng vừa qua mở đầu nỗ lực vận động cho nhiều đạo luật của Quốc Hội Mỹ, tác động đến chính sách của hành pháp liên quan đến Việt Nam năm 2012 này.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------
BBC
Cập nhật: 16:31 GMT - thứ tư, 25 tháng 1, 2012
Một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vừa diễn ra tại Hạ viện Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện.
Tại cuộc điều trần hôm thứ Ba 25/1 có mặt các nhân chứng là cựu dân biểu Cao Quang Ánh; Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức Boat People SOS; ông Rong Nay, Giám đốc Tổ chức Nhân quyền cho Người Thượng; bà Vũ Phương Anh, nạn nhân buôn người và ông John Sifton từ tổ chức Human Rights Watch.
Thông cáo từ văn phòng của dân biểu Smith cho hay các nhân chứng đã đưa ra lời điều trần về việc nhà nước Việt Nam "trấn áp tôn giáo và sắc tộc thiểu số", buôn người và tự do internet.
Trong buổi điều trần, ông Chris đã nói về điều mà ông gọi là "chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm thô bạo các quyền con người".
"Dù Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2006 đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách Các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo.. trên thực tế Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước vi phạm tự do tôn giáo nhiều nhất trên thế giới."
Nay vị dân biểu này kêu gọi đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.
Ông Chris Smith, thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho một khu vực cử tri thuộc tiểu bang New Jersey, là người lâu nay vận động cho chủ đề nhân quyền ở Việt Nam.
Ông cũng là người chủ xướng cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2011 - H.R. 1410.
Dự luật nhân quyền
Theo dự luật H.R.1410, viện trợ của Mỹ cho Việt Nam sẽ bị hạn chế và buộc vào các điều kiện về nhân quyền. Dự luật này cũng không cho phép tăng viện trợ phi nhân đạo cho chính quyền Việt Nam lên trên mức hiện nay nếu như không dùng để cải thiện nhân quyền và dân chủ.
Nội dung dự luật còn đòi hỏi Việt Nam đưa ra những tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện luật pháp để ngăn chặn việc hình sự hóa các hoạt động dân chủ.
Đặc biệt, nếu dự luật này được thông qua, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải báo cáo định kỳ lên Hạ viện về tiến trình cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để bất cứ dự luật nào đi vào hoạt động, nó phải được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và sau đó được tổng thống chuẩn thuận.
Các dự luật nhân quyền Việt Nam trong quá khứ đã từng qua được Hạ viện, nhưng lại bị chặn ở Thượng viện, chứng tỏ có chia rẽ trong quan điểm của giới lập pháp Mỹ về chủ đề này.
Gần đây nhất, bốn Thượng nghị sĩ Mỹ đã thăm Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hai bên nhưng cũng nhằm tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại nước này.
----------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment