Đường tàu cao tốc và lời của một kẻ làm điếm bút
Lê Diễn Đức
Tháng Sáu 18, 2010
.
Beo/Hồ Thu Hồng - Cứ nhìn mặt mà bắt hành dong!
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/hothuhong.jpg?w=300&h=229
.
Cũng may còn có rất nhiều nhà báo khác trong nước có bản lĩnh cương nghị và nhân cách làm người, dám can đảm đi ngay trên lề phải mà chuyển tải thông tin và những suy nghĩ trung thực của mình đến quần chúng.
---------------------------
Đọc Blog tin tức chọn lọc mới đang có rất nhiều độc giả với cái tên miền bình dân “Xe Ôm”, có vẻ như sẽ thế chỗ trống cho AnhBasam đi nhà trẻ, thấy bài “Nếu tôi là Thủ tướng” đăng trên Blog “Beo” của bà Hồ Thu Hồng, bình luận về Dự án Đường sắt Cao tốc.
.
Xin trích (nguyên văn):
“Quý vị hãy dòm sang Mỹ nếu lấy cuốc gia này làm mẫu hình của sự phát triển kinh tế. Sinh thời, đồng chí Eisenhower khi quyết định xây 75 ngàn kilômếch đường freeway phủ khắp nước Mỹ, biểu tình chống đối cơ man nào mà kể, đặc biệt là vì chuyện lấy đất bởi freeway tốn đất gấp 8 lần ĐSCT. Lấy phiếu cuốc hội, Eisenhower còn báo cáo láo có 25 tỷ làm trong 12 năm. Kết toán tới 114 tỷ và 35 năm mới xong. Điều chỉnh theo giá trị lạm phát nhân thêm 4 lần nữa. Dưng đồng chí í cứ làm và bây giờ, quý vị nào chạy xe trên trăm cây số giờ êm ru không đường cắt ngang trên freeway chưa thấy sướng, chính phủ bỏ tiền cho quý vị đi tọa sát 49 bang, nếu đừng dừng lại sốp binh thì kịp quay về nhấn nút OK tàu cao tốc, khỏi lăn tăn. Mà tôi báo trước, tôi cho chú Tử Quảng lập trình việc theo dõi bấm nút rồi, đại biểu nào không bấm, con cháu quý vị sẽ bị cấm vĩnh viễn hay nhẹ nhất cũng cấm có thời hạn di chuyển bằng tàu cao tốc sau này, ảnh quý vị được chụp dán trên mỗi ghế tàu chua rõ các phát ngôn của từng người hôm nay,…rõ chửa. Tôi quyết tâm theo gương đồng chí Eisenhower, dĩ nhiên là theo ý chí một nguyên thủ làm tới bến công trình để đời, chứ không phải theo xuống suối vàng”.
.
Để xây dựng đường cao tốc, trên kinh nghiệm của một người lính đã từng trực tiếp khảo sát và khâm phục hệ thống đường cao tốc của nước Đức trong Thế chiến II, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đã đưa sáng kiến của mình ra trình quốc hội. Với nhiều tranh cãi, cuối cùng Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua, đưa dự án lên thành đạo luật. Đạo luật này được gọi là “The
“The Federal-Aid Highway Act of 1956” được Tổng thống Eisenhower ký và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 6 năm 1956. Đạo luật này cho phép chính phủ Hoa Kỳ sử dụng 25 tỷ đô la để xây dựng 41.000 dặm (66.000 km) xa lộ liên tiểu bang trong khoảng thời gian 20 năm, được xem là công trình công cộng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến thời điểm đó.
Số tiền này được xử lý từ một quỹ ủy thác của Liên bang chiếm 90% chi phí xây dựng, 10% còn lại là phần đóng góp của các tiểu bang. Tiền quỹ dự kiến sẽ được tạo ra từ các nguồn thu thuế mới trên nhiên liệu, ô tô, xe tải và lốp xe hơi (chứ không phải đi vay mượn để làm!).
Tổng thống Eisenhower triển khai xây dựng đường cao tốc với ý tưởng trước hết cho mục đích quốc phòng. Trong trường hợp đất nước bị xâm lược, quân đội sẽ cần những con đường tốt để có thể nhanh chóng vận chuyển quân trên toàn quốc. (Chứ không phải cho anh Ba Tàu vào thiết kế, thi công, chia chác, ăn ở và phá bĩnh luôn trên đất Việt
Hệ thống đường cao tốc xuyên quốc gia của Hoa Kỳ hoàn thành cơ bản trong hai thập niên 70-80 của thế kỷ trước, nhưng vẫn tiếp tục được mở rộng, xây dựng thêm và ngày càng được hoàn thiện theo công nghệ mới cho tới tận ngày nay. Cho nên con số đầu tư đã vượt xa dự toán ban đầu.
Từ năm 1991, mạng lưới đường cao tốc đã được đặt tên để vinh danh tác giả của nó: Dwight D. Eisenhower National System of Interstate and Defense Highways. Hệ thống đường cao tốc cũng được xem là biểu tượng của tự do và tự do di chuyển.
.
Chúng ta nên nhớ rằng, vào lúc bắt đầu xây dựng hệ thống đường cao tốc, Hoa Kỳ là cường quốc chính trị lớn nhất, đối đầu với toàn bộ hệ thống cộng sản quốc tế do Liên Xô đứng đầu và là quốc gia công nghiệp giàu có và phát triển nhất thế giới.
.
Thiết nghĩ, những con số và sự so sánh với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, về thực lực tài chính, tiềm năng công nghiệp và kỹ thuật, cũng như cả quy trình xây dựng một dự án thành đạo luật, cùng với các định chế dân chủ, báo chí tự do giám sát tiến trình thực hiện, chống rút ruột công trình, sẵn sàng cho Tổng thống về vườn hoặc mất trắng sự nghiệp chính trị trong kỳ bầu cử kế tiếp nếu như “công trình để đời” là thứ dỏm, v.v… – thì, những điều viện dẫn của cái gọi là “nhà báo” Hồ Thu Hồng/Beo nhằm thanh minh, thanh nga cho quyết định bừa, ẩu (de facto) của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay một nhóm quyền lợi trong Đảng CS Việt Nam, nghe ra thật ngớ ngẩn, trâng tráo, láo lếu, đến phát lợm!
Chẳng khác gì hình ảnh mà tôi đã từng dùng. Đây là kiểu đánh bóng giày bằng lưỡi cho các ông chủ của những kẻ theo đóm ăn tàn, bám đít voi hít bã mía!
Đúng là thứ “ngôn ngữ văn nô”, hay chính xác hơn, khi đã thề nguyền làm điếm chuyên nghiệp thì có ai biết xấu hổ khi vén váy!
Cũng may còn có rất nhiều nhà báo khác trong nước có bản lĩnh cương nghị và nhân cách làm người, dám can đảm đi ngay trên lề phải mà chuyển tải thông tin và những suy nghĩ trung thực của mình đến quần chúng.
—–
Chú thích: Lý lịch trích dọc của Beo tức Hồ Thị Thu Hồng: http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/hothuhong1.jpg?w=455&h=321
.
.
TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẢNG CÔNG KHAI GỌI "QUỐC HỘI" là "CUỐC HỘI"
.
.
.
No comments:
Post a Comment