TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
Hà Giang, thông tín viên RFA
2010-05-14
Ngay dịp đánh dấu 35 năm biến cố 30 tháng tư, một quyển sách mới về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ được ra mắt vào 1 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 16 tháng Năm tại thành phố Westminster, Little Sài Gòn.
Quyển sách tuy chưa ra mắt nhưng đã được sự chú ý và trông đợi từ nhiều giới, những người quan tâm đến Việt Nam Cộng Hoà, qua những tin tức từ không gian ảo. Tác phẩm mang tên “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” do tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cũng là cố vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào những năm cuối cùng trước biến cố 1975 biên soạn.
Giữa những lời khen chê từ hằng chục năm nay, tác giả trình bày những uẩn khúc trong tâm tư của vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH ra sao, và cuốn sách đã được viết trong bối cảnh nào, Hà Giang có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng .
.
Bối cảnh ra đời
Hà Giang: Chào tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu của ông sắp được cho ra mắt vào ngày Chủ Nhật, 16 tháng Năm tới đây, tại Little Sài Gòn. Xin ông cho biết trong bối cảnh nào và lý do nào đã thúc đẩy ông bỏ công soạn cuốn sách rất là công phu này?
TS Nguyễn Tiến Hưng: Thưa cô Hà Giang, năm 2005, chúng tôi xuất bản cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, và độc giả đã đặt rất nhiều câu hỏi về những diễn biến ở nơi hậu trường trong những năm 73, 74, 75, và tâm tư của ông Thiệu. Đặc biệt nữa, là từ năm 2006 cho đến bây giờ, đã có rất nhiều những giải mật mới về phía Hoa Kỳ rất là quan trọng cho lịch sử. Những giải mật mới này, đã soi sáng cho những điều mà chúng tôi đã viết trước đây, và nó còn soi sáng rõ hơn nữa những điều mà chúng tôi viết ở trong cuốn sách mới này về tâm tư tổng thống Thiệu.
Hà Giang: Trong phần mở đầu của cuốn sách, tiến sĩ có nói rằng, tâm tư của tổng thống Thiệu cũng là tâm tư của riêng ông, và có lẽ là tâm tư của nhiều người Việt Nam khác, xin tiến sĩ nói về cái tâm tư này ạ.
TS Nguyễn Tiến Hưng: Tôi cũng phải xác định là tâm tư của ông ấy thì tôi nghĩ rằng rất là phức tạp về nhiều khía cạnh. Riêng về tâm tư đối với đồng minh thì chúng tôi có thể nói là chúng tôi biết được khá rõ ràng, là vì làm việc gần ông, và sau này được nghe rất nhiều lời tâm sự, sau 75, thì thưa cô tôi có thể tóm tắt đó là một tâm tư rất là trăn trở, rất là ray rứt, vì một phần thì cần đến người đồng minh từ bao gạo cho đến lít xăng, súng đạn v.v…
Đấy, một đàng thì lại rất là trăn trở trong lòng vì những hành động của ngừơi đồng minh ấy. Thì ông (Thiệu) nói là nay thế này, mai thế khác, tín hiệu lẫn lộn, không biết thế nào mà mò. Chúng tôi có viết chương 18, về cái bài phỏng vấn rất dài, của ông với một tờ báo Đức, tên là “Der Spiegel”, trong cái bài đó, tổng thống Thiệu đã nói rất nhiều về cái mà ông gọi là “sự phản bội”, ông ấy bảo là 4 đời tổng thống Hoa Kỳ đã khuyến dụ nhân dân miền Nam đi vào cái khối của thế giới tự do, rồi cuối cùng tháo lui bỏ chạy. Và đặc biệt là có những cái cam kết rất là vững chắc, thân tín rồi cuối cùng cũng lờ đi.
Cái bài đó tựa đề là “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi”, chúng tôi có in lại tòan bộ bài đó từ tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh, rồi có bút phê của ông (Thiệu) rất là cẩn thận. Nhưng mà đặc biệt có một tâm tư mà chúng tôi nghĩ rằng nó phản ảnh phần nào cho tâm tư của chính cá nhân chúng tôi, và nhiều người trong chúng ta, đó là về phía ông ấy cũng như về phía nhân dân miền Nam thì dù rằng có nhiều khuyết điểm, dù rằng yếu kém, dủ rằng có lỗi lầm, tham những này kia v.v…, nhưng mà cuối cùng thì cũng đã cố gắng hết sức.
TS Nguyễn Tiến Hưng: Phải nói riêng về cái vụ vàng thì ông ây hòan tòan oan uổng. Mặc dầu là chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, và cho tới một tháng trứơc đây, thưa cô, cũng vẫn có người hỏi tôi.
Trong cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” chúng tôi có để cả một chương viết về việc này. Trong vòng hai ba năm qua đã có những tài liệu rất rõ ràng, đó là những mật điện của đại sứ Martin đánh vào Sài Gòn từ đầu tháng Tư cho đến 17 tháng Tư, đánh liên tục về cái chuyện vàng, thì là câu chuyện nó là như thế này, rất là tóm tắt: Lúc bấy giờ là hết rồi, viện trợ coi như là cạn kiệt có 700 triệu, thế thì, sau cùng ông (Thiệu) bảo là thôi thì bây giờ còn bao nhiêu vàng còn bao nhiêu đô la thì có thể là mang ra để mà ‘xả láng’, ông dùng cái chữ ‘xả láng’ đó.
Thì đầu tiên đó là bàn với lại thống đốc ngân hàng quốc gia là ông thống đốc Uyển bàn với đại sứ Martin thì ông Martin cố vấn là phải mang sang Thụy Sĩ để mà mua tiếp liệu bên đó nó dễ hơn bên Mỹ tại vì bên Mỹ thì bị ràng buộc rất nhiều luật lệ. Thế thì, có cái lệnh cho thống đốc Uyển, mà ông Uyển vừa mới contact làm việc với mấy hãng máy bay, tôi nhớ là TWA, Howard Hughes mà bây giờ không còn nữa, để mà chở cái số vàng 16 tấn đi, thì tin đó bị lộ ra ngoài.
Các hãng bảo hiểm, tôi nhớ là Lloyd’s of
Trong cuốn sách này chúng tôi viết, in lại những mật điện nguyên thủy đó để làm bằng chứng cho lịch sử. Và mới đây thì chúng tôi được biết là báo Tuổi Trẻ của Sài Gòn có một bài rõ ràng của anh Hủynh Đỗ Sơn. Anh Hủynh Đỗ Sơn là người làm việc coi về kho vàng của ngân hàng quốc gia trước 75. Anh ấy viết lại rất rõ ràng việc chuyển nhượng lại số vàng tính từng ly từng lượng và anh ấy ghi rõ con số nào số mấy, hai hầm vàng, mười sáu tấn vàng để ở đâu, ở đâu. Thưa cô thì cái đó là rất rõ ràng, và bây giờ tôi nghĩ là sau cuốn sách này, thì chuyện vàng hòan tòan được giải tỏa đối với ông Thiệu, thưa cô.
.
Phơi bày nhiều uẩn khúc
Hà Giang: Vâng, thưa tiến sĩ, thế còn cái câu “I have nothing to do with the Vietnamese refugees”, có nghĩa là “tôi không dính dáng gì đến mấy người tị nạn Việt
TS Nguyễn Tiến Hưng: Thưa cô Hà Giang, tôi viết ngay ở trong phần đầu về cái chuyện này. Tôi nghĩ rằng đây là chuyện làm cho ông ấy đau đớn nhất, có thể nói là đau đớn nhất, đứng về phương diện cá nhân. Từ sau 1975, thưa cô. Chuyện tóm tắt thì nó như thế này. Khoảng cuối năm 79, tháng Mười, thì có những tờ báo của chúng ta, có đăng tải trang đầu rằng ông Thiệu nói cái câu là “tôi không còn cái gì mà mắc mớ đến vấn đề thuyền nhân nữa”, mà đang khi đó thì phong trào thuyền nhân đang là lên rất cao, mọi người đang cố gắng hết sức để mà lo cái chuyện này. Hai hôm sau thì tôi nhận lá thư của ông.
Chính ông kể lại chuyện nó như thế nào? Tức là ông ấy nói rằng, có một cái thằng, ông ấy gọi là cái thằng. Ông tức ai ông hay nói thằng lắm. Thì cái thằng Michael Dunlop thuộc tờ báo NOW, now là bây giờ, ông bảo ông cho phỏng vấn rất là vắn. Vấn đề kẹt là chữ “for” và chữ “with”, thì ông Thiệu nói rằng, khi họ hỏi ông rằng, ông có thể làm được cái gì, đối với vấn đề thuyền nhân hay không, thì ý ông muốn nói là, bây giờ tôi không còn quyền hành gì nữa, không còn phương tiện gì đề mà làm được bất cứ cái gì đối với vấn đề này.
Thì nếu mà ông muốn nói như vậy thì phải nói là “I have nothing to do for them”, theo ông nhà báo, thì ông Thiệu nói là “I have nothing to do with them”. Chỉ có mỗi một chữ “for” với chữ “with”, mà nó thay đổi hẳn cái ý nghĩa, thưa cô. Ông đau đớn lắm. Đó là lần đầu tiên, và duy nhất trong cụôc đời, tự tay ông viết một cái thư để mà tự cải chính với Editor-in-Chief của báo NOW, và thư đó ông yêu cầu tôi rất rõ ràng, là vấn đề nó như vậy, thì anh tìm cách nào mà clear up, cải chính dùm tôi.
Hà Giang: Trong cuốn sách của tiến sĩ, có một chương nói hẳn về tính đa nghi của tổng thống Thiệu, nhưng cũng lại có một chương khác lại nói là ông Thiệu quá tin vào người Mỹ. Một người rất là đa nghi thì có thể quá tin vào ai được không ạ? Đó có phải là một điều mâu thuẫn không thưa tiến sĩ?
TS Nguyễn Tiến Hưng: Vâng thì, nếu mà mình đặt câu hỏi như vậy, một cái chương có tựa đề là “Đa nghi Tào Tháo”, thì kể lại những cái chuyện ông chỉ cho tôi cách mà đa nghi nữa cơ. Ông bảo vậy. Ông bảo anh phải cẩn thận từ cái chấm, cái phẩy anh cũng phải, thật ra ông chỉ cho mình đa nghi. Nhưng còn cái chuyện tin vào Mỹ thì tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn nghi Mỹ, chuyện ấy ông cũng nói rất dài trong tâm tư của ông mà chúng tôi đã viết lại.
Hà Giang: Nhiều người đã đổ lỗi cho tổng thống Thiệu là chính ông đã làm mất Việt
TS Nguyễn Tiến Hưng: Cái vấn đề mất Việt
Dư luận nói rằng là ông đã bỏ chạy, đào ngũ, thì thưa cô, trong cuốn sách này, chúng tôi đã viết rất rõ ràng, là ông đã bị áp lực từ chức. Áp lực rất mạnh mẽ, tiến sĩ Kissinger qua đại sứ, bằng cách nói với ông rằng, ông mà không từ chức, thì cơ hội cuối cùng cho miền Nam là không còn nữa, tức là đặt vào vai ông một trọng trách vô cùng nặng nề.
Điều thứ hai là ông không từ chức thì tướng lãnh của ông cũng bắt ông từ chức, thì cô nghĩ là hai còn đừơng đó thì không còn cách nào nữa. Nhưng mà ông vẫn vớt vát vẫn vớt vát, ông hỏi: “Ừ thì tôi từ chức, nhưng mà tôi từ chức thì có viện trợ không? Đại sứ Martin nói là nếu mà ngài từ chức, có thể có, có thể không, nhưng mà nếu ngài không từ chức, thì chắc chắn là không. Thì thưa cô, thì cái đó là cái áp lực. Đó là áp lực từ chức. Rồi áp lực ra đi nữa. Kỳ thực ra là ông ấy phải ra khỏi miền
Kể lại chuyện áp lực thì có những tài liệu đại sứ Martin mới tiết lộ, chúng tôi mới có ở trong cuốn sách này, thì cái áp lực ông phải ra đi cũng rất nặng nề, tại về phía Mỹ, cũng như phía Pháp, cũng như là tổng thống Hương mới lên, hay là tướng Dương Văn Minh, đều làm áp lực cho ông ấy phải ra đi, tại vì nếu ông ấy không ra đi thì mặt trận không chịu điều đình.
Hà Giang: Cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Nguồn: rfa.org
.
.
.
No comments:
Post a Comment