Friday, June 18, 2010

THỰC TRẠNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG VN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Thực trạng của người lao động Việt Nam trong và ngoài nước

http://www.danchimviet.com/archives/10782

1- Lao động trong nước

Trước năm 1990 lao động Việt Nam chủ yếu là nông dân với công cụ sản xuất rất thô sơ, vì chính sách bao cấp của đảng CS nên lao động kém hiệu quả, lương thực sản xuất không đủ cung cấp cộng với chủ trương ngăn sông cấm chợ nên đã tạo ra nạn đói thường xuyên.

Công nhân là một lực lượng rất nhỏ bé, chủ yếu gia công và sửa chữa trong các xí nghiệp do nhà nước quản lý, sản xuất theo các chỉ tiêu đã được vạch sẵn không cần chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế, mức lương gần như cố định trong nhiều năm.

Chính sách quản lý nhà nước, phát triển kinh tế sai lầm đã dẫn dất nước đến lụi tàn và đói khổ. Chính quyền CS cũng đang đứng trên bờ vực thẳm.

Để cứu nguy chế độ, chính quyền CS bắt buộc phải chuyển hướng phát triển kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư ồ ạt vào VN. Cũng từ đây, giai cấp công nhân VN phát triển không ngừng. Từ một nước nông nghiệp với một nền công nghiệp không đáng kể VN trở thành một công xưởng rộng lớn, chủ yếu gia công các hàng công nghiệp nhẹ cho tư bản nước ngoài như hàng may mặc, giày da và các mặt hàng điện tử, đội ngũ công nhân hiện nay đã lên đến gần10 triệu người, phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải phòng.

Tuy nhiên, họ bị trở thành công nhân bất đắc dĩ vì đời sống ở nông thôn quá khó khăn, người đông ruộng ít, lại ngày càng bị thu hẹp do nhà nước lấy đất làm khu công nghiệp, làm khu vui chơi giải trí, buộc họ phải ra thành phố gia nhập đội ngũ công nhân.

Đa số công nhân có tay nghề thấp,vì họ xuất thân từ nông dân, được đào tạo trong thời gian ngắn chỉ đáp ứng trình độ gia công hay lắp ráp các linh kiện được sản xuất tại nước ngoài.

Việt Nam trở thành khu vực gia công lý tưởng cho các chủ tư bản nước ngoài vì giá lao động hết sức rẻ mạt cho lao động giản đơn

Là một nhà nước độc tài, giữ quyền cai trị bằng mọi giá, quyền lực tập trung trong tay rất ít người, người lao động VN, môi trường và tài nguyên thiên nhiên VN chỉ là phương tiễn, là công cụ để những kẻ cầm quyền làm giàu. Người công nhân VN tuy là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng lại là những người bị bóc lột nặng nề nhất. Họ phải làm việc cật lực từ 10 đến 15 tiếng một ngày trong môi trường bị ô nhiễm, nhưng chỉ được trả lương bình quân từ 60 đôla Mỹ /tháng, sống trong những khu nhà trọ ổ chuột, bẩn thỉu. Ngoài ra chủ còn tìm mọi cách để cúp lương, không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, phạt công nhân, thậm chí còn đánh đập, chửi rủa, làm nhục.

Chính quyền VN đã tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột công nhân, chia chác lợi nhuận với giới chủ. Công đoàn VN thực chất chỉ là công cụ của đảng CS. Theo số liệu của nhà nước CS, hiện nay cả nước có 93.054 công đoàn cơ sở trong đó gần 80.000 công đoàn cơ sở trong khu vực nhà nước với gần 6,1 triệu đoàn viên. Như vậy chỉ có trên 13 ngàn công đoàn cơ sở ở khu vực tư nhân, nhưng số công nhân tại khu vực này gần 4 triệu người tức là phần lớn các công ty xí nghiệp tư nhân không có công đoàn cơ sở. Đa số các cán bộ công đoàn cơ sở khu vực tư nhân do chủ trả lương nên hoạt động chủ yếu của công đoàn là giám sát công nhân chứ không phải bênh vực công nhân.

Những năm đầu người công nhân chưa ý thức được quyền lợi của mình nên cam chịu, nhẫn nhục, không dám đấu tranh, giới chủ càng lợi dụng càng bóc lột nặng nề. Mâu thuẩn xẩy ra giữa công nhân với giới chủ không được giải quyết, giới chủ lại cậy thế có chỗ dựa là chính quyền nên công nhân bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lựa chon nào khác là phải tổ chức đình công.

Các vụ đình công tại VN đã xẩy ra bắt đầu từ năm 1995 của thế kỷ trước, sau đó ngày càng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước. Theo số liệu của phía công đoàn nhà nước CS đưa ra, đến năm 2008 trên toàn quốc đã xẩy ra trên 2300 vụ đình công đặc biệt là từ năm 2005, làn sóng đình công ngày càng lan rộng khắp nước với gần 300 vụ, năm 2006: 387 vụ; 2007: 541 vụ; 2008: 762 vụ. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều công ty, xí nghiệp tại Việt Nam bị phá sản, bị co hẹp thị trường, tồn đọng hàng không tiêu thụ được nên nhiều chủ xí nghiệp quỵt lương công nhân, tẩu tán tài sản, bỏ trốn. Nhiều công ty sa thải hàng loạt công nhân, nhà nước lại sợ các công ty nước ngoài rút vốn đầu tư, bỏ đi nước khác nên càng tăng cường kiểm soát, đe dọa công nhân nên các cuộc đình công xẩy ra ít hơn năm trước, yêu sách của công nhân cũng ôn hòa hơn, nhưng thường là giới chủ chỉ hứa suông đê câu giờ và tìm các biện pháp khác để giải quyết như yêu cầu công đoàn và chính quyền can thiệp.

Nhìn chung, mục đích chính của các cuộc đình công vẫn là đòi tăng lương, yêu cầu chủ trả lương đúng kỳ hạn, chống chủ quỵt lương và sa thải công nhân. Tuy nhiên kết quả đạt được của phần lớn các cuộc đình công không lớn, vì giới chủ biết được họ có chính quyền bảo vệ nên đe dọa sa thải nếu tổ chức hoặc kéo dài các cuộc đình công. Sau một thời gian đình công mệt mỏi, không có ai hỗ trợ bảo vệ, giới chủ chỉ hứa suông, nhưng công nhân vẫn buộc phải trở lại làm việc.

Xuất phát từ thực tế của giai cấp công nhân tại Việt Nam với làn sóng đình công ngày càng cao, nhu cầu cấp thiết là phải yểm trợ và giúp đỡ họ, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động (UBBV) đã ra đời tại Warszawa tháng 10 năm 2006 sau khi “Công Đoàn độc lập” tại Việt Nam tuyên bố thành lập.

Mục tiêu và nhiệm vụ của UBBV từ khi ra đời là bênh vực công nhân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, hướng dẫn công nhân về phương pháp đấu tranh để tự bảo vệ mình. Ba năm qua UBBV đã cố gắng hết sức mình trong muc tiêu được đề ra: Xây dựng và phát triển các cơ sở trong nước để lãnh đạo và hướng dẫn công nhân; soạn thảo cẩm nang huấn luyện; tổ chức các khóa huấn luyện gián tiếp và trực tiếp cho anh chị em cán bộ trong nước; Phát hành tờ „ Bảo vệ lao động’’ trong nước và gửi bằng các con đường khác nhau đến các công ty, các khu nhà trọ và các địa chỉ cá nhân để chuyển tải các thông tin thiết thực và hướng dẫn phương pháp tranh đấu. Anh chị em trong nước đã đến với công nhân, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp. Người lao động trong nước đã thấy rằng, người Việt hải ngoại đã chú ý đến họ, đã có một tổ chức giúp đỡ họ, tranh đấu quyền lợi cho họ. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa được như mong muốn vì nhân sự của UBBV còn ít ỏi, nhận thức của các đảng phái chính tri hải ngoại, các tổ chức người Việt về phong trào công nhân chưa đúng, đã dẫn đến sự tác động đến cộng đồng nên UBBV nhận được sự hỗ trợ rất ít từ cộng đồng và các tổ chức hải ngoại nhất là mặt tài chính để ủng hộ phong trào lao động tại Việt Nam. Trong nước, nhiều anh chị em muốn dấn thân trong phong trào lao động, nhưng trước hết họ cũng phải lo kiếm sống, ngoài ra không có phương tiễn để đi lại, để làm việc.

Bên cạnh đó, do lo sợ trước làn sóng đình công, chính quyền độc tài tăng cường đàn áp, ngăn chặn, lùng sục, đe dọa những người tổ chức đình công, dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ trong nội bộ công nhân, cho công an đội lốt công nhân vào làm tại các xí nghiệp mà chúng tình nghi đang xây dựng phong trào để bắt bớ; đặt ra các luật lệ cấm đình công, xử phạt để ngăn chặn.

Để giúp đỡ công nhân có hiệu quả hơn đồng thời kết hợp với các tổ chức khác trong việc tranh đấu đòi quyền lợi của người lao động, “Phong Trào Lao Động Việt” ( LĐV) đã chính thức ra công khai từ đầu năm 2010, đã có những nỗ lực trong việc giúp đỡ công nhân tổ chức đình công và các hoạt động khác.

.

2 – Lao động xuất khẩu.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất cho các chủ tư bản nước ngoài, khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, xây dựng các đập thủy điện tràn lan đã thu hẹp rất lớn diện tích canh tác nông nghiệp đẩy hàng triệu nông dân và cảnh thất nghiệp nên nhà nước CS đẩy mạnh một “ngành công nghiệp” khác là xuất khẩu lao động. Thực chất là buôn bán nô lệ.

Từ khi có chính sách “đổi mới“ đến nay, mỗi năm nhà nước CS đã “Xuất khẩu” hàng trăm ngàn người lao động đến các nước. Năm sau nhiều hơn năm trước, thị trường ngày càng mở rộng. Ban đầu chỉ một số nước ở Đông Nam Á, Nhật bản, Đài loan, Hàn Quốc, đến nay người lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, từ Trung Đông, Châu Phi cho đến các nước tận Nam Mỹ như Ba Tây, Chile.

Chính quyền các cấp của nhà nước CS đã hưởng một khoản lợi tức rất lớn trong việc xuất khẩu lao động. Khi không còn đất canh tác, không còn việc làm, người lao động bắt buộc phải đi làm nô lệ xứ người. Để được đi, họ phải nạp một số tiền rất lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng Việt Nam tùy thuộc vào nước họ sẽ đến làm việc. Họ phải thế chấp nhà cửa, bị lừa đảo ngay từ khi làm thủ tục với những tương lai hấp dẫn nhưng những bản hợp đồng rất mập mờ. Sau khi đã thu đủ tiền, đã đẩy người lao động ra khỏi biên giới, nhà nước và các công ty môi giới phủi tay, coi như hết trách nhiệm. Người lao động bị chủ thu hộ chiếu, bị bòn rút sức lao động tối đa, đặc biệt là Đài Loan và Mã Lai.
Tại Mã Lai, thời điểm cao nhất lên đến 130 ngàn lao động Việt Nam. Phần lớn phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Nhiều trường hợp phải làm liên tục 24 giờ, ăn ở trong những khu nhà tồi tệ còn hơn các khu nhà trọ ở Việt Nam. Có nhiều công nhân, phần lớn là chị em bị bán qua lại cho rất nhiều chủ. Việc quỵt lương, bị chủ đánh đập còn tồi tệ hơn tại Việt Nam

Đặc điểm chung của lao động Việt Nam được xuất khẩu là lao động phổ thông, không có tay nghề hoặc chỉ được học nghề qua loa nên ra nước ngoài họ phải làm tất cả các nghề mà bị lao động bản xứ hoặc lao động các nước khác từ chối và đồng lương của họ cũng được trả thấp nhất. Sứ quán CS VN không những không quan tâm đến họ mà còn tìm mọi cách chiết khấu đồng lương ít ỏi của họ.

.

Bài tham luận trong Họp Mặt Dân Chủ 2010 Hannover

© Trần Ngọc Thành

.

.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ - HỌP MẶT DÂN CHỦ 2010

.

.

.

No comments: